Bệnh dại và những biện pháp phòng ngừa
lượt xem 8
download
Bệnh dại là một bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người mắc bệnh dại là do động vật máu nóng (chủ yếu là do chó, mèo) bị bệnh dại truyền virus dại sang người qua vết cắn, vết cào,... trên da và niêm mạc bị tổn thương khi bị mắc bệnh dại lên cơn tỷ lệ tử vong là rất cao. Tuy nhiên, bệnh dại có thể dự phòng được. Những loại động vật hay bị bệnh dại và truyền bệnh dại cho người ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh dại và những biện pháp phòng ngừa
- Bệnh dại và những biện pháp phòng ngừa Bệnh dại là một bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người mắc bệnh dại là do động vật máu nóng (chủ yếu là do chó, mèo) bị bệnh dại truyền virus dại sang người qua vết cắn, vết cào,... trên da và niêm mạc bị tổn thương khi bị mắc bệnh dại lên cơn tỷ lệ tử vong là rất cao. Tuy nhiên, bệnh dại có thể dự phòng được. Những loại động vật hay bị bệnh dại và truyền bệnh dại cho người Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 86 quốc gia có giám sát bệnh dại thì có tới 68 quốc gia có ổ dịch dại tự nhiên chủ yếu ở động vật hoang dã như: chồn (59%), dơi (15%), cầy (15%), cáo (3%) và một số các động vật khác. Chính nguồn virus dại khu trú từ động vật hoang dã là nguồn lây truyền virus dại thường xuyên sang động vật nuôi như: chó, mèo, trâu , bò, v.v... trong đó chó, mèo mắc bệnh dại nhiều nhất và là nguồn truyền virus dại nhiều nhất cho người và các động vật khác vì chúng di chuyển rộng và cắn lung tung. Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (95- 97%) sau đó là mèo. Các động vật khác chưa phát hiện được, nhưng nếu bị cắn vẫn cần phải đến các điểm tiêm phòng dại để được bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn xử lý cụ thể. Triệu chứng điển hình của chó, mèo dại Bệnh dại ở chó thường có 2 thể điển hình đó là thể điên điên cuồng và thể bại liệt - Chó dại thể điên cuồng: thường rất hung dữ, có thể chia làm 3 thời kỳ: Thời kỳ đầu: biểu hiện bằng những thay đổi trong thói quen của con vật nh ư bứt rứt, lo lắng, có khi tỏ ra vui mừng, quấn quýt chủ hơn, hoặc chỉ tỏ ra buồn rầu. Con vật thường ăn nhiều hơn bình thường, có thể sốt, nước dãi đã có virus dại. Thời kỳ này chỉ trong vài giờ nhưng cũng có khi tới 1- 2 ngày. Thời kỳ phát bệnh: biểu hiện bằng những biến loạn quá độ nh ư: con vật luôn luôn cử động, nhảy lên bắt đớp những con ruồi tưởng tượng hoặc kẻ thù không có. Con vật khó nuốt như bị hóc xương, tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ, gãy từng nhát, tiếng sủa kéo dài và cuối cùng rướn cao lên thành những tiếng hú ghê rợn. Bất cứ một sự kích thích nào dù nhỏ đều
- có thể làm cho chó lên cơn dại, cắn người và các con vật khác hoặc tự cắn nó, thường cắn rất mạnh và bổ ra đường chạy rông khắp nơi. Phạm vi hoạt động của một con chó dại có khi lên tới 50 km. Vì vậy những con chó dại rất nguy hiểm, nó là mối nguy cơ lớn truyền bệnh dại cho người và các súc vật khác. Thời kỳ bại liệt: con vật có biểu hiện gầy mòn, mắt lõm sâu, vẻ mặt phờ phạc, kêu thất thanh, hàm trễ xuống không nuốt được nữa. Bại liệt bộ phận sau làm con vật xiêu vẹo, đi phân táo bón, bí tiểu tiện, cuối cùng vật ngã xuống và chết. Chó dại ở thể bại liệt: còn gọi là dại câm, thời kỳ bị kích thích ngắn hay không có. Bệnh biểu hiện bằng bại liệt không nhất định ở chỗ nào. Con vật buồn rầu, ủ rũ, liệt ở một bộ phận hay nửa người, thông thường là liệt cơ hàm làm cho mõm luôn hé mở. Hàm dưới trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do. Con vật không cắn được cũng không thể sủa được gọi là thể câm. Bệnh tiến triển từ 2 - 7 ngày, thường là 2 - 3 ngày, sau đó con vật chết. Ngoài 2 thể nói trên, đôi khi còn gặp thể ruột. Triệu chứng chính của thể ruột là chỉ thấy chó nôn mửa, đau bụng, có dấu hiệu viêm dạ dày - ruột. Con vật không có biểu hiện hung dữ hay bại liệt, sau 2 - 3 ngày thì chết. Triệu chứng dại ở mèo: Mèo bị dại ít hơn chó vì nó quen ở một mình. Nói chung bệnh dại ở mèo tiến triển tương tự như ở chó. Mèo bị dại hay nấp mình vào chỗ vắng, tối, hoặc trái lại kêu luôn luôn, không ở yên một chỗ, tiếng kêu như động dục. Nếu chạm vào, nó nổi cơn hung dữ cắn, cào. Chính răng và móng vu ốt của mèo gây ra vết thương sâu, tạo điều kiện cho virus dại dễ xâm nhập. Đôi khi mèo dại không có biểu hiện hung dữ mà chỉ bại liệt chân sau. Khi phát hiện chó, mèo bị bệnh dại hoặc nghi dại, cần thực hiện • Không tiếp xúc với con vật, không di chuyển hoặc bán để hạn chế sự lây nhiễm vi rút dại sang người và lây lan dịch • Phải báo cáo ngay cho chính quyền, y tế, thú y thôn bản và xã/phường, để có biện xử lý ngay con vật bị dại và những con vật đang sống tại đó. • Phải chôn sâu xác những con vật bị dại cùng với các chất sát khuẩn như x út, cresly, vôi cục chưa tôi hoặc vôi bột... Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần thực hiện
- Khi bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu. Trước hết phải xử lý tại chỗ vết thương, sau đó phải đến các điểm tiêm phòng dại để được các thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp. Xử lý tại chỗ vết thương như thế nào là tốt nhất? Khi bị súc vật dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng phải rửa ngay thật kỹ vết th ương bằng nước xà phòng đặc, nước muối hoà đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc... Mục đích xử lý tại chỗ vết thương là để sát khuẩn, làm giảm đến mức tối thiểu lượng virus dại tại nơi xâm nhập. Chú ý khi rửa vết thương không được làm dập nát vết thương và chỉ khâu vết thương sau 3-5 ngày để hạn chế virus tản phát. Những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay, phải tiêm vaccin dại và huyết thanh kháng dại • Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại. • Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục... dù vết cắn nhẹ. • Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu. • Không theo dõi được con vật. • Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó đã từng có súc vật bị dại.
- Những trường hợp nào chỉ cần theo dõi chó, mèo Trường hợp vết cắn rất nhẹ, vết cắn xa thần kinh trung ương (ví dụ ở cẳng chân). Tại thời điểm con vật cắn người, con vật đó vẫn sống b ình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu nghi ngờ dại. Tại nơi bị con vật cắn, không phát hiện có bệnh dại ở súc vật. Cần theo dõi con vật 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt... phải đến điểm tiêm phòng dại để được điều trị dự phòng ngay. Nếu sau 15 ngày kể từ khi người bị con vật cắn, tiếp xúc mà con vật đó vẫn sống bình thường thì không cần điều trị dự phòng. Để đạt hiệu quả cao, khi tiêm phòng dại cần chú ý những vấn đề gì? • Phải tiêm sớm ngay sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại. • Phải tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với từng loại vaccin dại và phác đồ tiêm. • Phảt tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và vaccin phải được bảo quản ở nhiệt độ 4oC - 8oC. • Trong thời gian tiêm không nên làm việc quá sức, không uống rượu và dùng các chất kích thích. • Không dùng các thuốc có dạng corticoid, ACTH, các thuốc làm giảm miễn dịch... trong và sau khi tiêm phòng dại 6 tháng. Tiêm vaccin dại thường có bị phản ứng không? • Nước ta từ cuối năm 2007 chỉ sử dụng vaccin dại tế bào. Tiêm vaccin dại tế bào rất an toàn và hiệu quả bảo vệ cao, có thể có một số phản ứng tại chỗ và toàn thân như ngứa, đỏ tại chỗ vết tiêm, sốt nhẹ, nhức đầu, buồn nôn... thường xảy ra đối với bệnh nhân có cơ địa dị ứng, mắc bệnh mạn tính... Phản ứng xảy ra tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên khi tiêm vaccin dại và huyết thanh kháng dại vẫn phải theo dõi để có biện pháp xử lý kịp thời nếu có những bất thường xảy ra. • Mọi đối tượng khi bị phơi nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm virus dại cao đều có thể tiêm vaccin dại được. Tuy nhiên đối với phụ nữ có thai, trẻ em nhỏ, những người có cơ địa dị ứng và mắc bệnh mạn tính... cần phải khám và theo dõi thận trọng hơn trong quá trình tiêm để xử lý kịp thời nếu có phản ứng xảy ra.
- Do tính an toàn và hiệu quả bảo vệ của vaccin dại Verorab cao, nên Tổ chức Y tế Thế giới cho phép dùng vaccin dại Verorab để tiêm chủng dự phòng cho những đối tượng dễ bị nhiễm virus dại như: cán bộ thú y, cán bộ nông lâm, người chế biến thực phẩm từ chó và súc vật dễ nhiễm virus dại... Dùng phác đồ tiêm bắp, liều 0,5ml cho một mũi tiêm vào ngày 0, 7, 28. Các biện pháp chủ yếu để phòng được bệnh dại là gì? Những người khi đã bị bệnh dại lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%, biện pháp duy nhất để giảm thiểu cái chết oan uổ ng là khi nghi bị nhiễm virus dại cần phải rửa thật kỹ vết thương, điều trị dự phòng bằng vaccin dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả. • Hạn chế nuôi chó. Chó nuôi phải xích, nhốt, rọ mõm. Diệt chó chạy rông, chó vô chủ, chó dại và nghi dại. • Nuôi chó phải tiêm vaccin phòng dại đầy đủ theo hướng dẫn của ngành Thú y. • Tại nơi xuất hiện chó dại phải diệt hết chó dại, nghi dại. Nghiêm cấm bán chó tại nơi đang có dịch sang vùng khác để tránh lây lan dịch bệnh. • Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với súc vật dại phải rửa vết thương thật kỹ và được điều trị dự phòng càng sớm càng tốt. • Những đối tượng có nguy cơ nhiễm virus dại cao như: cán bộ thú y; người trực tiếp giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm từ chó, mèo; cán bộ kiểm lâm; người làm trong phòng thí nghiệm có virus dại... phải tiêm vaccin phòng bệnh dại gây miễn dịch chủ động trước khi bị nhiễm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình độc chất học đại cương - chương 7
36 p | 269 | 79
-
Giáo trình độc chất học đại cương - chương 6
21 p | 259 | 65
-
Giáo trình độc chất học đại cương - chương 3
22 p | 260 | 62
-
Hướng mới điều trị bệnh đái tháo đường týp 1
5 p | 142 | 32
-
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
5 p | 193 | 28
-
Hướng dẫn phòng chống bệnh cúm gia cầm part 2
18 p | 115 | 24
-
Giáo trình Phục hồi chức năng và vật lý trị liệu - Trường TC Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
52 p | 73 | 15
-
cách phòng và điều trị bệnh viêm gan b: phần 2
74 p | 81 | 9
-
Đậu giúp ngăn ngừa ung thư ruột
4 p | 96 | 8
-
Bài giảng Phục hồi chức năng - Trường Trung học Y tế Lào Cai
60 p | 53 | 7
-
Phòng ngừa viêm phế quản mạn tính
4 p | 92 | 6
-
Phòng ngừa bệnh tiểu đường cho trẻ
6 p | 51 | 5
-
Sốt và những điều cần biết
5 p | 90 | 5
-
Tài liệu tham khảo Phục hồi chức năng - vật lý trị liệu (Dành cho đào tạo Y sĩ đa khoa) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
52 p | 29 | 5
-
Những thông tin cần biết về chủng ngừa
12 p | 67 | 3
-
Táo bón - nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
6 p | 63 | 2
-
Kiến thức về một số biện pháp phòng ngừa chuẩn của sinh viên khối ngành Điều dưỡng tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn