intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh dịch hạch (Bệnh học cơ sở)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ giới thiệu về bệnh dịch hạch, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học và các biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh, bao gồm cả thể phổi và thể hạch. Cuối cùng, bài học sẽ trình bày phác đồ điều trị và các biện pháp phòng ngừa bệnh dịch hạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh dịch hạch (Bệnh học cơ sở)

  1. Bài 33 BỆNH DỊCH HẠCH MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân và đặc điểm dịch tễ học của bệnh dịch hạch. 2. Trình bày được triệu chứng học của dịch hạch thể thông thường, điển hình của bệnh dịch hạch. 3. Trình bày được phác đồ điều trị và phòng bệnh dịch hạch. NỘI DUNG 1. Đại cương Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường máu do vi khuẩn dịch hạch gây nên, bệnh nhân có biểu hiện bằng tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm hạch, những khuẩn huyết, viêm phổi. Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm. 2. Nguyên nhân – dịch tễ học 2.1. Nguyên nhân: do vi khuẩn dịch hạch gây nên - Vi khuẩn dịch hạch là loại cầu trực khuẩn, dài 1 – 2 micromet, không vỏ, không lông, không di động, không sinh nha bào. Bắt màu Gram âm - Hiếu khí hoặc kỵ khí. - Mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường, mọc nhanh trên môi trường có máu hoặc huyết thanh. - Sức đề kháng: kém, ra ngoại cảnh dễ bị tiêu diệt nhưng có thể sống trong xác chết vài chục ngày. - Gây bệnh chủ yếu bằng nội độc tố. 2.2. Dịch tễ học 2.2.1. Nguồn bệnh - Dịch hạch là bệnh của loài gậm nhấm hoang dại và một vài loài thú hoang dã (sóc, thỏ, chồn, cáo... ) nhưng chủ yếu là chuột, chuột mắc là nguồn bệnh cơ bản. - Người ốm là nguồn bệnh phụ. 2.2.2. Đường lây: Theo đường máu do vật trung gian truyền bệnh là bọ chét. 2.2.3. Cảm thụ – miễn dịch - Người có tính cảm thụ cao đối với bệnh, nhất là tuổi 5 – 15 tuổi. - Sau khi khỏi, bệnh nhân thu được miễn dịch bền. 2.2.4. Đặc điểm dịch - Bệnh có ổ dịch thiên nhiên lưu hành trong những khu vực nhất định, ở nước ta: dịch gặp từ các tỉnh Nam Trung Bộ trở vào. - Bệnh có thể gây thành dịch lớn. 3. Triệu chứng học 3.1. Triệu chứng lâm sàng của dịch hạch thể thông thường và điển hình 3.3.1. Ủ bệnh: 3- 6 ngày 3.1.2. Khởi phát: Đột ngột sốt cao, rét run, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. 3.1.3. Toàn phát (thời kỳ nổi hạch) + Toàn thân: biểu hiện bằng 123
  2. - Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc: sốt cao liên tục 39 – 40oC, da xung huyết, mắt đỏ môi, lưỡi bẩn, bệnh nhân nôn mửa, có thể xuất huyết dưới da hay nội tạng, gan – lách to. - Thần kinh: li bì, u ám hoặc vật vã, lo sợ, có thể mê sảng, hôn mê, kích động, rối loạn ngôn ngữ. - Tim mạch: mạch nhanh, nhỏ, tiếng tim mờ, loạn nhịp, trụy mạch, huyết áp giảm. - Sưng hạch: chủ yếu là hạch bẹn sau đó là hạch nách và hạch cổ, hạch to lên rất nhanh với tính chất hạch cứng, tròn, nhẵn, lúc đầu to bằng hạt nhãn về sau to lên bằng quả trứng, các tổ chức xung quanh bị viêm dính vào da, màu da căng đỏ, rất đau hạch sưng đau hàng tuần liền  xơ hoá  xẹp dần vỡ mủ màu hung đỏ (trong chứa nhiều vi khuẩn dịch hạch) 3.2. Cận lâm sàng - CTM: số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ đa nhân trung tính tăng, hồng cầu và tiểu cầu giảm trong các thể nặng. - Phân lập mầm bệnh từ mủ hạch bằng nhuộm soi tươi và nuôi cấy. - Phương pháp phát hiện kháng nguyên F1 trong các bệnh phẩm. - Chẩn đoán huyết thanh : phản ứng kết hợp bổ thể, phẩn ứng ngưng kết, ngăn ngưng kết hồng cầu - Chẩn đoán nhanh bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang 3.3. Các thể lâm sàng 3.3.1. Thể nhiễm trùng huyết Các triệu chứng toàn thân rất nặng: sốt cao li bì, mê sảng hoặc hôn mê, có thể chảy máu dưới da và nội tạng, gan lách to. Tỷ lệ tử vong cao. 3.3.2. Thể phổi Triệu chứng giống viêm phổi: sốt cao, rét run, ho, đau ngực, khó thở, bệnh nhân khạc đờm màu hung đỏ. Bệnh nhân dễ tử vong trong bệnh cảnh phù phổi cấp. 4. Tiến triển – biến chứng 4.1. Tiến triển Nếu được điều trị sớm thì kết quả thường tốt và thể thông thường ít khi gây tử vong. 4.2. Biến chứng - Bội nhiễm: gây viêm hạch, viêm phổi làm bệnh nặng thêm. - Viêm thần kinh, viêm xương, viêm giác mạc. 5. Chuẩn đoán 5.1. Xác định + Lâm sàng: - Thể hạch: hạch đau, có xu hướng hoá mủ toàn thân : có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc. - Thể phổi: các triệu chứng toàn thân và cơ năng nặng các dấu hiệu thực thể tại phổi nghèo nàn. - Thể nhiễm trùng huyết: có bệnh cảnh triệu chứng toàn thân nặng. + Dịch tễ: ở vùng dịch, có dịch chuột trước đó 7 – 10 ngày. + Cận lâm sàng: phân lập vi khuẩn bằng nhuộm soi trực tiếp và nuôi cấy. 5.2. Phân biệt - Thể hạch: phân biệt với viêm hạch có mủ thông thường (hạch không to nhanh và triệu chứng toàn thân không nặng). 124
  3. - Thể phổi và thể nhiễm trùng huyết: để phân biệt với viêm phổi và nhiễm trùng huyết do loại vi khuẩn khác dựa chủ yếu vào cận lâm sàng. 6. Điều trị 6.1. Điều trị đặc hiệu + Streptomycin - Nguyên tắc: điều trị sớm, kháng sinh liều cao, không nên chờ xét nghiệm. - Liều điều trị: 3g/24h x 2 ngày liền sau đó dùng 2g/24h cho đến khi cắt sốt 2 ngày. Hoặc: + Tetracyclin 2g/24h Hoặc: + Cloramphenicol 2g/24h Với các thể nặng thì cần phối hợp cả 2-3 loại thuốc nói trên. 6.2. Điều trị triệu chứng - Rạch dẫn lưu mủ, rắc bột Streptomycin và penicllin - Bổ sung nước - điện giải. - Trợ tim, an thần, Vitamin - Nếu có suy hô hấp: thở oxy. 7. Phòng bệnh 7.1. Phòng bệnh đặc hiệu - Diệt chuột sau khi đã diệt bọ chét - Người chăm sóc và tiếp xúc với bệnh nhân mắc dịch hạch phải tuân thủ các qui định với bệnh tối nguy hiểm phải có quần áo bảo hộ riêng, phải được tiêm phòng. - Phát hiện sớm và cách ly tuyệt đối người bệnh, cần huy động những người đã từng mắc bệnh dịch hạch đến chăm sóc bệnh nhân. 7.2. Phòng đặc hiệu Tiêm vacxin EV trong da liều 0,1ml x 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày. 7.3. Điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc với bệnh nhân - Streptomyxin liều 3g/24h x 2 ngày. Sau đó 2g/24h x 7-10 ngày Hoặc: - Tetracyclin liều 1g/24h x 4-5 ngày liền. LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày đặc điểm dịch tễ học, tiến triển, biến chứng của bệnh dịch hạch ? 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh dịch hạch thể thông thường? Tiến triển và biến chứng của bệnh này? 3. Điền vào chỗ trống các câu sau Câu 1. Nguồn lây của bệnh dịch hạch. A................. B................. Câu 2. Các biến chứng của bệnh dịch hạch. A................. B................. Câu 3. Căn cứ để chẩn đoán xác định bệnh dịch hạch. A................. B................. C................. 125
  4. Câu 4. Các biện pháp phòng bệnh. A................. B................. C................. 126
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2