intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh đốm trắng ở tôm sú và giải pháp phòng chống

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

244
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh than đỏ đốm trắng (còn gọi là bệnh đốm trắng) ở tôm nuôi (chủ yếu là tôm biển) là một bệnh có khả năng lây lan nguy hiểm, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm và ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung. 1. Đặc điểm của bệnh đốm trắng Trước đây, người ta cho rằng bệnh đốm trắng là hội chứng thiếu vitamin và chất khoáng ở tôm nuôi, nhưng ngày nay, các nhà nghiên cứu đã kết luận việc thiếu 2 loại chất đó chỉ là nguyên nhân, còn thực chất bệnh đốm trắng là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh đốm trắng ở tôm sú và giải pháp phòng chống

  1. Bệnh đốm trắng ở tôm sú và giải pháp phòng chống Bệnh than đỏ đốm trắng (còn gọi là bệnh đốm trắng) ở tôm nuôi (chủ yếu là tôm biển) là một bệnh có khả năng lây lan nguy hiểm, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm và ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung. 1. Đặc điểm c ủa bệ nh đốm trắ ng Trước đây, người ta cho rằng bệnh đốm trắng là hội chứng thiếu vitamin và chất khoáng ở tôm nuôi, nhưng ngày nay, các nhà nghiên c ứu đã kết luận việc thiếu 2 loại chất đó chỉ là nguyên nhân, còn th ực chất bệnh đốm trắng là do một loại virus gây ra gọi là virus đốm trắng White Spot Syndrome Virus (vi ết tắt là WSSV). Triệu chứng điển hình của bệnh này là phía trong ph ần vỏ giáp đầu ngực của con tôm có những đốm trắng với kích thước 1-2mm, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường. Bệnh đốm trắng không những chỉ xảy ra đối với tôm sú (Pennaeus monodon), mà còn xảy ra cho tất cả các loại tôm nuôi khác thu ộc giống tôm he Pennaeus như tôm he chân đỏ P. merguensis; tôm he chân trắng P. vannamei; tôm he Trung Quốc P. chinensis; tôm he Nhật Bản P. japonicus; tôm he Ấn Độ P. indicus... Bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn từ tôm giống đến tôm trưởng thành. Ở miền Bắc nước ta, bệnh thường xảy ra ở những ao nuôi vào các tháng 5 -6 (tháng mưa Tiểu mãn) trên tôm sau 40-50 ngày tuổi, đặc biệt những ao thả giống sớm hơn mùa vụ quy định và có bờ tiếp giáp với nguồn nước tự nhiên. Ở Nghệ An, trong năm 2010, tỷ lệ số hộ có tôm sú bị bệnh sau 40-50 ngày tuổi phải tiêu huỷ hoàn toàn chiếm khoảng 20-30% (Theo báo cáo 6 tháng đ ầu năm 2011 của Chi cục Nuôi trồng thủy sản).
  2. Qua tổng kết nhiều nơi cho thấy, không những bệnh đốm trắng thường xảy ra ở các ao do giống bị nhiễm bệnh mà còn xảy ra nhiều ở những ao có con giống tốt đã qua kiểm nghiệ m bằng máy PCR. Điều đó chứng tỏ yếu tố môi trường cũng là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cho tôm. Bằng việc quan sát qua kính hi ển vi điện tử, người ta đã mô tả được hình thái cấu tạo của virus đốm trắng: có hình que, vỏ là những hình nhỏ đối xứng, không có thể ẩn (Spor), đường kính từ 120-150nm, chiều dài từ 270-290nm, ở cuối thân có một phần phụ giống như cái đuôi. Ngoài ra, kết quả giải phẫu mô bệnh học cho thấy, tế bào gan của tôm nhiễm bệnh bị trương nhân rất to và có màu trắng vàng. Nguyên nhân gây b ệnh đốm trắng trước tiên phải kể đến chất lượng con giống. Thường những trại giống có tôm mẹ bị nhiễm bệnh lây sang con, hoặc có quy trình sản xuất không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, khi xuất bể có tỷ lệ tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng trên 20%. Ngoài ra, một nguyên nhân quan tr ọng khác là: tôm bị sốc và giảm hoặc mất khả năng miễn dịch do môi trường thay đổi đột ngột như sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa ngày và đêm, sự thay đổi độ mặn đột ngột do mưa lũ, sự thiếu chất khoáng và vitamin trong môi trư ờng, thức ăn… Cơ chế truyền bệnh: Khi môi trường thay đổi đột ngột, tôm bị sốc và mất khả năng miễn dịch, mầm bệnh sẽ phát triển. Khi có một con tôm bị bệnh chết, con khác ăn phải sẽ bị lây bệnh, cứ thế bệnh sẽ phát tán ra khắp ao và lây lan rất nhanh từ ao này qua ao khác. Ngoài ra, b ệnh còn lây truyền qua các vật chủ trung gian như nhuyễn thể, giáp xác... Tôm bị bệnh chết rất nhanh sau 2-3 ngày. 2. Giải pháp phòng và trị bệnh - Ch ọn mua tôm gi ống sạch bệ nh: Mua giố ng ở n hữ ng trại gi ống lớn có uy tín nhiều năm. Ki ể m tra bằng mắt thườ ng ho ặc gây s ốc bằ ng foocmalin.
  3. Để đảm bảo chắc chắn tôm giống không bị nhiễm bệnh đốm trắng, cách tốt nhất hiện nay là kiểm tra bằng máy PCR (máy này được trang bị ở các trạm kiểm dịch của các Chi cục Thuỷ sản). - Đảm bảo hàm lượng chất khoáng đạt tiêu chuẩn: Hàm lượng muối canxi hay độ kiềm đạt 80-150mg/l (để duy trì độ pH thường xuyên đạt 7,8-8,5); muối photphat hay lân vô cơ đ ạt 1-2mg/l; độ mặn đạt 8-25‰, tối thiểu phải đạt 5‰. Các loại nguyên tố vi lượng phải có đủ, bằng cách định kỳ bón kháng tạt theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cụ thể là: - Bón vôi: Khi cải tạo ao: 35-50kg/1.000m2; Trong thời gian nuôi: 15- 20kg/1.000m3/7-10 ngày. - Bón phân lân (Sufe photphat ho ặc phân lân nung ch ảy): Trước khi thả giống: 1-2kg/1.000m2 (hoà tan trước khi bón); Trong th ời gian nuôi: 1- 2kg/1.000m2/7-10 ngày. Đặc biệt lưu ý phải bón ngay sau những trận mưa. - Bón khoáng tạt (thành phần gồm canxi, phốt pho và nhiều loại nguyên tố vi lượng): Trước khi thả giống: 1-2kg/1.000m2; Trong thời gian nuôi: 1- 2kg/1.000m3/7-10 ngày. Lưu ý: Không bón quá liều vì khi bón nhiều sẽ làm tảo “nở hoa” gây thiếu oxy về đêm và xảy ra một số tác dụng phụ không tốt. - Cần thực hiện tốt các giải pháp khác như: nuôi tôm theo quy trình khép kín ít thay nước, cải tạo xử lý ao tốt, nguồn nước đưa vào ao phải thông qua lọc nước và diệt khuẩn tức là phải có ao chứa, thức ăn bảo đảm chất lượng, cung cấp đủ oxy, định kỳ diệt khuẩn và bón men vi sinh, qu ản lý sản xuất tốt.
  4. - Các giải pháp phòng bệnh nêu trên sẽ không có hiệu quả khi ao tôm đã phát bệnh đốm trắng cho nên phải lấy phòng bệnh là chính. - Một số hộ nuôi tôm ở Diễn Châu có kinh nghiệ m dùng nước ót đồng muối (còn gọi là phân lân nước ót) để bón lót cho ao với liều lượng 20-30 kg/1.000m2, định kỳ 10 ngày/lần bón nước ót 15-20 kg/1.000m3. Ngoài ra, phải chú ý phòng bệnh do lây truyền từ các ao khác đã bị nhiễm bệnh. Đặc biệt tuyệt đối không để xác tôm chết do bị bệnh đốm trắng lọt vào ao tôm chưa bị bệnh; Diệt hết vật chủ trung gian truyền bệnh như còng, cáy trước khi thả nuôi. Qua khả o nghiệ m và tổng kế t ở nhiều nơi nuôi tôm của Nghệ An, các giả i pháp phòng bệnh nêu trên có kết quả rất t ốt. 100% số hộ n uôi tôm sú được khảo sát không bị b ệnh đ ố m tr ắng, th ậ m chí có hộ tôm giố ng mới thả nuôi được 1-2 ngày gặp trời mưa to cũng không bị ch ết, hoặc nuôi sau 40-50 ngày, mặc dầ u trời mư a rất to, xung quanh có nhiề u hộ nuôi b ị đố m trắ ng nhưng tôm của họ vẫn vượt qua đượ c và cho năng su ất, lợi nhu ận cao./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2