intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH GÚT NHỮNG ĐIỂM THEN CHỐT TRONG CHẨN ĐOÁN (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

107
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Thuốc tăng đào thải acid uric: Những thuốc này có tác dụng ngăn cản tái hấp thu urat ở ống thận, giảm nguồn chuyển hóa của urat, do đó ngăn chặn sự xuất hiện của những hạt tophi mới và làm giảm kích thước của những hạt tophi đã có. Hơn nữa, khi dùng kèm với colchicin, chúng có thể làm giảm khả năng xuất hiện những cơn gút cấp tái phát. Chỉ định của việc dùng những thứ thuốc tăng bài tiết acid uric là khi các cơn gút cấp xuất hiện ngày càng nhiều và ngày...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH GÚT NHỮNG ĐIỂM THEN CHỐT TRONG CHẨN ĐOÁN (Kỳ 4)

  1. BỆNH GÚT NHỮNG ĐIỂM THEN CHỐT TRONG CHẨN ĐOÁN (Kỳ 4) - Thuốc tăng đào thải acid uric: Những thuốc này có tác dụng ngăn cản tái hấp thu urat ở ống thận, giảm nguồn chuyển hóa của urat, do đó ngăn chặn sự xuất hiện của những hạt tophi mới và làm giảm kích thước của những hạt tophi đã có. Hơn nữa, khi dùng kèm với colchicin, chúng có thể làm giảm khả năng xuất hiện những cơn gút cấp tái phát. Chỉ định của việc dùng những thứ thuốc tăng bài tiết acid uric là khi các cơn gút cấp xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng nặng. Thuốc tăng đào thải acid uric không có tác dụng ở những bệnh nhân có suy thận, biểu hiện là nồng độ creatinin huyết thanh > 2 mg/dl. Có thể sử dụng một trong các thứ thuốc sau: (1) Probenecid, bắt đầu 0,5 g/ngày, tăng dần tới liều 1-2 g/ngày, hoặc (2) Sulfinpyrazon, bắt đầu với liều 100 mg/ngày, sau tăng dần lên tới 200- 400 mg/ngày.
  2. Hiện tượng tăng nhạy cảm với thuốc biểu hiện bằng sốt, phát ban, xuất hiện ở 5% trường hợp, 10% có tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. Cần lưu ý là probenecid ức chế đào thải penicillin, indomethacin, dapson và acetazolamid. Thận trọng khi dùng thuốc tăng đào thải acid uric: Cần phải luôn luôn duy trì lượng nước tiểu > 2000 ml/ngày để hạn chế tối thiểu sự lắng đọng acid uric ở đường tiết niệu. Hiện tượng lắng đọng này có thể hạn chế hơn nữa bằng các thuốc gây kiềm hóa nước tiểu (như kali citrat, 30-80 mEq/ngày), duy trì pH nước tiểu > 6,0. Tốt nhất nên tránh dùng các thuốc tăng đào thải acid uric cho những bệnh nhân có tiền sử sỏi thận. Salicylat liều thấp kháng lại tác dụng của các thuốc tăng đào thải acid uric, với liều > 3 g/ngày thuốc lại có tác dụng tăng đào thải acid uric qua thận, tuy nhiên không nên dùng aspirin cho bệnh nhân bị gút. - Allopurinol: Allopurinol là một ức chế men xanthin oxidase, có tác dụng hạ thấp nồng độ acid uric máu và nước tiểu và làm ổn định các hạt tophi. Thuốc có giá trị đặc biệt ở những bệnh nhân có tình trạng tăng tổng hợp acid uric; bệnh nhân có tophi, bệnh nhân không đáp ứng với thuốc tăng đào thải acid uric và những bệnh nhân gút có sỏi acid uric. Nên thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân có suy thận và không dùng cho những người có tăng acid uric không triệu chứng. Tác dụng phụ thông thường nhất là nó có thể làm khởi phát cơn gút cấp. Tuy nhiên biểu hiện thông thường nhất của tình trạng tăng nhạy cảm với
  3. allopurinol (xuất hiện ở 5% trường hợp) là hiện tượng nổi ban sẩn ngứa và có thể tiến triển đến hoại tử da nhiễm độc, biến chứng nặng có thể gây tử vong. Viêm mạch máu, viêm gan là những biến chứng tuy hiếm gặp nhưng rất nặng. Liều lượng hàng ngày dựa vào đáp ứng của acid uric huyết thanh. Trước hết, cho allopurinol 100 mg/ngày trong vòng 1 tuần, sau đó có thể tăng liều nếu nồng độ acid uric còn cao. Nồng độ acid uric máu thường trở về bình thường với liều 200-300 mg/ngày. Đôi khi có thể dùng phối hợp allopurinol với một thuốc tăng đào thải acid uric. Cả hai thuốc này đều không có ích trong cơn gút cấp. Allopurinol có thể tương tác với những thuốc khác. Phối hợp allopurinol và ampicillin có thể làm tăng khả năng bị phát ban. Allopurinol có thể làm tăng thời gian bán hủy của probenecid, trong khi probenecid lại gây bài tiết allopurinol. Do đó với những bệnh nhân dùng đồng thời 2 thuốc này nên sử dụng allopurinol liều cao hơn và probenecid với liều thấp hơn. Allopurinol cũng làm tăng tác dụng của azathioprin, do vậy nên tránh dùng allopurinol cho những bệnh nhân đang dùng thuốc này, nếu không thể không dùng allopurinol thì phải giảm tới 75% liều azathioprin trước khi dùng allopurinol. C. VIÊM KHỚP MẠN TÍNH CÓ TOPHI Các hạt tophi có thể nhỏ đi hoặc biến mất khi được điều trị với allopurinol. Để làm mất những hạt tophi lớn đòi hỏi phải duy trì nồng độ acid uric huyết thanh dưới 5 mg/dl. Điều này chỉ có thể đạt được khi dùng đồng thời
  4. allopurinol và một thuốc tăng đào thải acid uric. Phẫu thuật cắt bỏ những hạt tophi lớn có thể cải thiện chức năng vận động ở một số bệnh nhân có biến dạng nặng, song ít khi cần thiết. D. GÚT Ở NHỮNG BỆNH NHÂN CẤY GHÉP MÔ Nhiều bệnh nhân cấy ghép tạng thường có suy giảm chức năng thận, đòi hỏi phải dùng những thuốc có tác dụng ức chế bài tiết acid uric (đặc biệt là cyclosporin và thuốc lợi tiểu), cho nên những bệnh nhân này thường hay bị tăng acid uric máu và gút. Điều trị cho những bệnh nhân này gặp nhiều khó khăn vì các thuốc chống viêm không steroid thường bị chống chỉ định do suy thận, colchicin tĩnh mạch không dùng được vì lý do tương tự và corticosteroid thường đã đang được dùng. Với những bệnh nhân bị viêm một khớp, cách tốt nhất là tiêm corticosteroid tại khớp. Những bệnh nhân gút bị viêm nhiều khớp có thể tăng liều corticosteroid đường toàn thân. Vì những bệnh nhân cấy ghép tạng thường bị nhiều cơn gút cấp cho nên để ổn định lâu dài đòi hỏi phải hạ thấp nồng độ acid uric máu bằng allopurinol. Tình trạng suy thận thường thấy ở những bệnh nhân cấy ghép làm cho các thuốc tăng đào thải acid uric không có tác dụng. Như đã lưu ý ở trên, phải ngừng azathioprin hoặc giảm 75% liều trước khi bắt đầu dùng allopurinol. TIÊN LƯỢNG
  5. Khi không được điều trị, cơn gút cấp có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Điều trị thích hợp thường làm hết cơn nhanh chóng. Thời gian giữa các đợt cấp có thể dài ngắn khác nhau, có thể tới hàng năm, song thời kỳ không triệu chứng ngày càng ngắn hơn nếu bệnh tiến triển. Viêm khớp mạn tính có tophi xuất hiện sau một số đợt cấp nhưng chỉ khi bệnh nhân không được điều trị đầy đủ. Mặc dù biến dạng khớp có thể nặng song chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân phải nằm liệt giường. Khởi phát của bệnh lúc tuổi càng trẻ thì bệnh có xu hướng tiến triển càng nặng. Tổn thương phá hủy khớp hiếm khi thấy ở những bệnh nhân có cơn gút cấp đầu tiên xuất hiện ở sau tuổi 50. Những bệnh nhân gút có tỷ lệ cao bị tăng huyết áp, bệnh nhân (như xơ hóa thận, tophi, viêm thận bể thận), đái tháo đường, tăng triglycerid máu và vữa xơ động mạch. Tuy nhiên những hiểu biết về mối liên quan này còn chưa đầy đủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2