intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - HỒI HỘP ( Tâm Quý – Palpitation - Palpitation)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

136
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồi Hộp là một chứng trạng tự cảm thấy trong Tâm hồi hộp không yên, tục gọi là Tâm Khiêu. Sách Hồng Lô Điểm Tuyết viết: “Chứng Quý là chỉ vùng Tâm đột ngột rung động không yên, sợ sệt, trong Tâm trằn trọc không yên, sợ sệt như có người muốn bắt...”. Sách ‘Y Học Chính Truyền’ viết: "Chứng Kinh quý là chỉ đột ngột như sợ hãi, hồi hộp, trong Tâm không yên và có cơn từng lúc. Chứng Chinh xung là chỉ trong Tâm sợ sệt dao động không yên, có cơn liên tục"... Theo những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - HỒI HỘP ( Tâm Quý – Palpitation - Palpitation)

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH H Ồ I HỘ P ( Tâm Quý – Palpitation - Palpitation) Hồi Hộp là một chứng trạng tự cả m thấy trong Tâm hồi hộp không yên, tục gọi là Tâm Khiêu. Sách Hồng Lô Điể m Tuyết viết: “Chứng Quý là chỉ vùng Tâm đột ngột rung động không yên, sợ sệt, trong Tâm trằn trọc không yên, sợ sệt như có người muốn bắt...”. Sách ‘Y Học Chính Truyền’ viết: "Chứng Kinh quý là chỉ đột ngộ t như sợ hãi, hồi hộp, trong Tâm không yên và có cơn từng lúc. Chứng Chinh xung là chỉ trong Tâm sợ sệt dao động không yên, có cơn liên tục"... Theo những quan điểm trên, nhân tố gây bệnh có khi do sợ hãi gây nên, có khi không do sợ hãi gây ra. Tâm hồi hộ p lúc có lúc không, gọi là Kinh quý, bệnh tương đố i nhẹ. Không do hãi mà phát sinh, trong Tâm dao động không yên và cơn liên tục, gọi là Chinh xung, bệnh tình khá nặng. Nhưng chứng trạng lâm sàng, đều coi trong Tâm hồi hộp không yên là chính, gọ i là Tâm quý.
  2. Các loại rối loạn thần kinh thực vật và các loại bệnh tim dẫn đến nhịp tim không đều trong y học hiện đại, đều có thể xuất hiện chứng trạng Tâm quý. Nguyên Nhân 1 . Tâm Thần Không Yên: Sợ hãi đột ngột có thể dẫn đến tâm thần không yên. Thiên ‘Cử Thống Luận’ (Tố Vấn 39) viết: "Kinh thì Tâm không nơi dựa, thần không chốn về, lo lắng không được yên cho nên khí loạn" và "sợ thì khí nén xuống", "sợ thì thần khiếp". Kinh thì khí loạn, thần chí không yên cho nên Tâm kinh, thần dao động, hồi hộp không yên. Sợ (khủng) thì thương Thận, Thận hư yếu không giao thông được với Tâm khiến cho Tâm hồi hộp không yên. Ngoài ra, giận dữ đột ngột khí ngh ịch khiến cho Can mất chức năng điều đạt. Bệnh Can liên lụy đến Tỳ, Tỳ mất chức năng vận hóa, thì tinh vi thủy cốc tụ lạ i thành đờm. Khí uất lại có thể hóa hỏa, đờm hỏa quấy rối Tâm thần cũng dẫn đến Tâm quý không yên. 2. Tâm Huyết Bất Túc: Bị bệnh lâu ngày thân thể suy yếu hoặc mất máu quá nhiều, hao thương tâm huyết; Hoặc tư lự quá độ, mệt nhọc làm thương Tỳ, Tỳ mất chức năng kiện vận làm cho nguồn tạo nên huyết dịch
  3. bất túc, Tâm mất sự nuôi dưỡng, thần không tiềm tàng cho nên Tâm hồi h ộp không yên. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: "Chinh xung là do huyết hư, chinh xung liên tục, phần nhiều là do thiếu huyết”. 3. Âm Hư Hỏa Vượng: Mắc bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược hoặc do bệnh nhiệt làm thương âm... đều có thể dẫn đến Thận âm khuy tổn, tâm hỏa vọng động gây nên Tâm hồi hộp không yên. 4. Phong Thấp Xâm Phạ m: thiên ‘Tý Luận’ (Tố Vấn 43) viế t: "Bị chứng Mạch tý không khỏ i lại b ị nhiễ m ngoại tà, ẩn náu trong Tâm" và “Ch ứng Tâm tý làm cho mạch máu không thông". Nói lên tà khí phong hàn thấp phạm huyế t mạch ảnh hưởng tới Tâm ở trong, Tâm mạch bị nghẽn, doanh huyết vận hành không thông cho nên hồi hộp không yên. 5. Dương Khí Suy Nhược: Sau khi bị bệ nh lâu ngày, dương khí suy không làm ấ m áp Tâm mạch, Tâm dương không mạnh cho nên hồi hộp không yên. Nế u dương hư nước ứ đọ ng thành chứng ẩm, ẩm tà phạ m lên trên cũng làm cho hồi hộp không yên. Sách ‘Thương Hàn Minh Lý Luận’ viết: "Nói khí hư dương là dương khí hư nhược, dưới Tâm rỗng không động ở trong mà thành hồi hộp. Nế u ẩ m ứ đọng là do thủy đọng ở dưới Tâm... Tâm không được yên sẽ thành Tâm quý".
  4. Triệu Chứng Lâm Sàng + Tâm Thần Không Yên: Tiâm hồi hộp, dễ kinh sợ, nằm ngồi không yên, ít ngủ hay mê, nói chung lưỡi và mạch bình thường hoặc mạch thấy Hư Sắc. Biện chứng: Hãi thì khí loạn, sợ thì khí hạ, đến nỗi Tâm không thể chứa thần, phát sinh chứng tim hồ i hộp, ít ngủ hay mê. Mạch Hư Sắc là dấu hiệu tâm thần không yên. Bệnh nhẹ thì lúc phát lúc ngừng; Loại nặng thì Tâm sợ sệt, thần rối loạn, hồi hộp không yên, không tự chủ được. Điều trị: Trấn kinh an thần. Dùng bài An Thần Định Chí Hoàn gia giảm. (Trong bài có Nhân sâm, Long xỉ để bổ khí trấn kinh; Phục thần, Viễn chí, Xương bồ an thần hóa đờ m làm thuốc hỗ trợ). Cũng có thể dùng các vị như Từ thạch, Mẫu lệ , Táo nhân, Bá tử nhân để trấn kinh an thần. Nếu Tâm hồi hộp mà phiền, ăn kém, muốn nôn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sắc là bệnh kiêm có đờm nhiệt quấy rối ở trong, Vị mất chức năng hòa giáng, có thể thêm Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự. Nếu sắc mặt kém tươi, mệt mỏi, chất lưỡi nhạ t, có thể luận trị theo thể Tâm huyết bất túc.
  5. 2) Tâm Huyết Bất Túc: Tim hồi hộp, choáng váng, sắc mặt kém tươi, móng chân tay nhạt, tay chân không có sức, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch Tế. Biện chứng: Tâm chủ huyết mạch, vinh nhuận ra mặt, huyết hư không nuôi được Tâm gây nên chứng Tâm quý, không tưới nhuận lên đầu mặt gây ra chóng mặt và sắc mặt không tươi. Huyết hư không làm ấm áp tay chân cho nên móng chân xanh nhợt, tay chân không có sức. Chất lưỡi đỏ nhạt, mạch Tế... đều là dấu hiệu khí huyết bất túc. Điều trị: Ích khí bổ huyết, dưỡng tâm an thần. Dùng bài Quy Tỳ Thang gia giảm. (Trong bài có Sâm, Kỳ, Truật, Thảo để ích khí kiện Tỳ, tăng cường nguồn sinh ra huyết; Đương quy, Long nhãn nhục để dưỡng huyết, Táo nhân, Viễn chí để an thần, Mộc hương hành khí, khiế n cho bổ mà không bị trệ). Nếu tâm động hồi hộp mà mạch Kế t Đại là huyết không nuôi Tâm, kèm theo Tâm dương mạnh, huyết dịch tuần hành không thư sướng gây nên, cho u ống Chích Cam Thảo Thang gia giảm để dưỡng Tâm thông mạch theo phép song bổ cả khí và huyết. 3) Âm hư hỏa vượng: Hồi h ộp không yên, tâm phiền, ít ngủ, chóng mặt, hoa mắt, tai ù mỏi lưng, lưỡ i đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.
  6. Biện chứng: Thận âm bất túc, Tâm hỏa vượng, gây nên chứng tâm quý, phiền táo, ít ngủ, âm suy thì ở dưới mỏi lưng, Dương quấy rố i ở trên thì hoa mắt, chóng mặ t ù tai; chất lưỡi đỏ , ít rêu, mạch Tế Sác... đều là đặc trưng của âm hư hỏa vượng. Điều tr ị: Dục âm thanh hỏa. Dùng bài Hoàng Liên A Giao Thang gia giảm. (Trong bài có Hoàng liên, Hoàng cầm để thanh Tâm hỏa; A giao, Thược dược, Kê tử hoàng để nuôi âm huyết). Thêm Đan sâm, Trân châu mẫu v.v... để tăng sức an thần, bớt kinh sợ. Nếu âm hư mà hỏa không vượng, có thể dùng Thiên Vương Bổ Tâm Đơn. (4) Phong Thấp Xâm Phạm: Hồi hộp, hơi thở ngắn, ngực đau hoặc khó chịu, hai gò má đỏ tía, thậm chí môi và móng tay chân tím tái hoặc ho suyễn khạc ra máu, chất lưỡi xanh nhợt hoặc có nốt ứ huyết, mạch Tế hoặc Kết Đạ i. Biện chứng: Bệnh Tý chữa không khỏi, truyền vào trong Tâm làm cho huyết mạch bị nghẽn, Tâm mất sự nuôi dưỡng nên hồ i hộp không yên. Khí trệ huyết ứ, Tâm dương bị uất, khiến cho ngực khó chịu hoặc ngực đau và hơi thở ngắn. Nếu chứng Tý làm nghẽn lạc mạch, Phế mất túc giáng thì ho
  7. suyễn, nặng hơn thì tổn thương Phế lạc cho nên khạc ra máu. Hai gò má đỏ tía hoặc môi và móng tay chân tím tái, lưỡi có nốt ứ huyết, mạch Kết Đại đều là dấu hiệu Tâm dương không mạnh, ứ huyết tích đọng gây nên. Điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, trợ dương thông mạch. Dùng bài Đào Nhân Hồng Hoa Tiễn gia giảm. (Dùng Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm, Đương quy để hoạt huyết hóa ứ là chủ yếu; Huyền hồ, Xuyên khung, Hương phụ làm thuốc hỗ trợ). Có thể thêm Quế chi, Cam thảo để thông Tâm dương; Long cốt, Mẫu lệ để trấn tâm thần. Trong bài có Sinh địa, nếu muốn tập trung vào thông Dương thì không nên dùng. Nếu ho suyễn khạc ra máu, đơn thuốc trên bỏ Xuyên khung, Hương phụ, thêm Tô tử, Trầm hương, Sâm Tam thất để thuận khí chỉ huyết. (5) Dương Khí Suy Nhược: Tim hồi hộp không yên, thở suyễn, ngực khó chịu, thân thể ớn lạnh, chân tay lạnh, phù toàn thân, tiểu không lợi, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch Vi Tế hoặc Kết Đạ i. Biện chứng: Dương khí trong ngực bấ t túc, thủy khí bốc lên tâm gây nên hồ i hộp, ngực khó chịu mà thở suyễn; thậm chí Thận dương suy vi không làm ấm áp tay chân, cho nên người ớn lạ nh, tay chân lạnh. Vì dương
  8. hư nên nước trào lên, Bàng quang khí hóa không lợ i, cho nên phù toàn thân, tiểu không lợi. Chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch Vi Tế hoặc Kết Đại, đều là dấu hiệu Tâm Thận dương suy, huyết mạch ngưng trệ gây nên. Điều trị: Ôn vận dương khí, hành thủy giáng nghịch. Dùng bài Chân Vũ Thang gia giảm. (Trong bài dùng Phụ tử, Sinh khương chủ yếu để ôn dương tán hàn, phố i hợp vớ i Phục linh, Bạch truật kiện Tỳ lợi thủy làm thuốc hỗ trợ). Có thể thêm Nhục quế, Trạch tả, Xa tiền để tăng cường sức ôn Thận hành thủy. Nếu suyễn không nằm được có thể thêm Hắc Tích Đan để ôn phận nạp khí và bình suyễn. CHÂM CỨU TRỊ HỒI HỘP + “Kinh sợ hồ i hộp, thiếu khí, huyệ t Cự khuyết làm chủ” (Giáp Ất Kinh). + Tâm Âm Huyết Hư: Tư bổ Tâm huyết. Châm Tâm du, Cự khuyết, Cách du, Thần môn. Hợp với Phế du [nếu hơi thở ngắn] (Tâm du, Cự khuyết phố i hợp theo cách Mộ – Bối du, có khả năng điề u bổ khí huyết của kinh
  9. Tâm; Cách du bổ huyết dưỡng Tâm; Thần môn ninh Tâm an thần; Phế du bổ Phế khí. Khí huyết sung túc bệnh sẽ tự khỏi). Tâm Dương Khí Hư:: Bổ ích Tâm dương. Châm Tâm du, Cự khuyết, Nội quan, hợp với Mệnh môn (Tâm du, Cự khuyết phối hợp theo cách Mộ – Bối du, có khả năng điều bổ Tâm khí, thông Tâm dương; Nội quan là huyệt Lạc của Tâm bào để điều lý kinh khí của kinh Tâm, an tâm thần Mệnh môn bổ chân dương của Thận để ôn các tạng). Tâm Tỳ Hư Nhược: Bổ ích Tâm tỳ. Châm Tâm du, Tỳ du, Thần môn. Thêm Túc tam lý, Tam âm giao (Tâm du điều bổ Tâm khí; T ỳ du hợp với Túc tam lý để kiện Tỳ Vị, nuôi ngu ồn sinh hóa; Thần môn là huyệt Nguyên của kinh Tâm để điều lý kinh khí của kinh Tâm, an tâm thần; Tam âm giao điều lý khí của Can, Tỳ, Thận, điều hòa âm dương, tr ị mất ngủ). Thận Âm Hư: Tư bổ Thận âm. Châm Khích môn, Thận du, Thái khê, Tam âm giao, Phục lưu (Khích môn an tâm thần; Thái khê, Thận du bổ thận thủy nhằm chế ngực tướng hỏa; Phục lưu bổ Thận âm; Tam âm giao điều hòa âm dương, giao thông Tâm Thận. Tâm Thận tương giao thi bệnh khỏi. Đờm Ẩm: Ôn dương quyên ẩ m. Châm Tỳ du, Túc tam lý, Tam tiêu du. Thêm Phong long, Thần môn (Tỳ du, Túc tam lý kiện Tỳ Vị, giúp vận hóa,
  10. trừ đờm ẩm; Tam tiêu du sơ lợi khí của Tam tiêu, thông điều thủ y đạo để trừ thấp tà; Phong long hòa Vị hóa đờm; Thần môn ninh Tâm, an thần, trị hồi hộp. + Tâm Hư Đởm Khiếp: Bổ ích Tâm khí, ích Đởm, chỉ quý. Châm Tâm du, Đởm du, Thần môn, Túc tam lý, Khâu hư. Dùng bổ pháp. Lưu kim 25 phút. Huyệt Tâm du và Đởm du, sau khi châm, kết hợp giác. Cách ngày châm một lầ n, 10 lần là một liệu trình. (Tâm du, Thần môn là phép kết hợp Bối du và Nguyên huyệ t để an tâm thần, ích tâm khí; Đởm du, Khâu hư là phép kết hợp Bối du và Nguyên huyệt để trấn kinh, ninh thần; Túc tam lý ích khí điều huyết) (Bị Cấp Châm Cứu). + Tâm Tỳ Khí Hư: Bổ ích Tâm Tỳ, ninh Tâm, làm cho hết hồ i hộp. Châm huyệt Tâm du, Tỳ du, Thần môn, Nội quan, Túc tam lý. Dùng bổ pháp. Lưu kim 25 phút. Huyệt Tâm du và Đởm du, sau khi châm, kết hợp giác. Cách ngày châm một lầ n, 10 lần là một liệu trình. (Tâm du, Thần môn là phép kết hợp Bối du và Nguyên huyệ t để an tâm thần, ích Tâm khí; T ỳ du là bối du huyệt của Tỳ kinh để ích khí kiện Tỳ;
  11. Nội quan là huyệt Lạc của Tâm bào kinh có tác dụng ninh tâm thần; Túc tam lý điều hòa các huyệt để ích khí dưỡng Tâm, làm cho hết hồi hộp) (Bị Cấp Châm Cứu). + Âm Hư Hỏa Vượng: Tư âm, giáng hỏa, ninh tâm, làm cho hết hồi hộp. Châm Tam âm giao, Thần môn, Thái khê, Thủy tuyền, Thái bạch, Nội quan. Châm bình bổ bình tả, lưu kim 25 phút. Cách ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình. (Thái khê là Nguyên huyệt của kinh Thận, Thủy tuyền là Khích huyệt cua kinh Thận, phối hợp hai huyệt này có tác dụng bổ ích Thận thủy để giao với Tâm hỏa; Tam âm giao nơi hội của 3 kinh âm để tư âm giáng hỏa; Thái bạch là Nguyên huyệ t của kinh Tỳ lấ y kiệ n Tỳ để giúp Thận thủy vận hành; Thần môn, Nội quan để an thần, làm cho hế t hồi hộp) (Bị Cấp Châm Cứu). + Tâm Huyết Ứ Trở: Hoạt huyết, khứ ứ, làm cho hết hồi hộp. Châm Khúc trạch, Thiếu hải, Khí hải, Cách du.
  12. Châm bình bổ bình tả, lưu kim 20 phút. Mỗi ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình. (Tâm bào là màng bảo vệ Tâm, vì vậ y dùng hợp huyệt của hai đương kinh là Khúc trạch và Thiếu hải để cường Tâm, định quý, chỉ thống, để trị tiêu. Tâm khí suy yếu thì huyết vận hành không thoả i mái khiến cho Tâm mạch bị ngăn trở, Tâm dương bất chấn, vì vậy châm Khí hải để vận dương, ích khí; Cách du để hoạt huyết hóa ứ, để trị bản) (Bị Cấp Châm Cứu). + Thủy Khí Xâm Lấn Tâm: Ôn Thận, hành thủy, ninh tâm, làm cho hết hồi hộp. Châm Thận du, Thái khê, Linh đạo, Khích môn, Phế du, Xích trạch, Phong long. Châm bình bổ bình tả, lưu kim 20 phút. Cách ngày châm một lần. 10 lần là một liệu trình. (Thái khê là Nguyên huyệt của kinh Thận, hợp với bối du huyệt (Thận du) để ôn Thận thủy; Linh đạo, Âm khích để an thần, làm cho hết hồi hộp.; Xích trạch, Phế du tuyên Phế, ch ỉ suyễn; Phong long hòa trung, hóa đờ m, khiến cho đờm tiêu, khí giáng, hết ho suyễn, hồi hộp) (Bị Cấp Châm Cứu).
  13. + Tâm Dương Hư Nhược: Bổ ích Tâm dương, ninh Tâm, làm cho hết hồi hộp. Châm Thần môn, Nội quan, Tâm du, Cự khuyết, Đàn trung, Quan nguyên. Châm bổ. Huyệt Tâm du sau khi châm kết hợp thêm giác. Quan nguyên sau khi châm thêm cứu. Lưu kim 25 phút. Cách ngày châm 1 lần, 10 lần là một liệu trình. (Thần môn là huyệt Nguyên của kinh Tâm, để ninh Tâm, an thần, làm cho hết hồi hộp; Nội quan là bát hội huyệt trị bệnh ở Phế, tâm và ngực, điều hòa khí cơ, hoạt huyết, chỉ thống; Tâm du, Cự khuyết là cách phối bố i du huyệt với Mộ huyệt để điều bổ Tâm khí; Đàn trung là bát hội huyệt có khả năng bổ ích Tâm khí; Quan nguyên ôn bổ nguyên dương) (Bị Cấp Châm Cứu). + Lấy huyệt Thần môn hai bên, châm thẳng 0,3-0,5 thốn, kích thích vừa, lưu kim 30 phút, 10 phút vê kim một lần. Ngày một lần. Thường châm 3-5 lần là có kết quả (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị). Tham Khảo
  14. + Dùng Cự châm tr ị 32 ca hồi hộp. Tâm Dương Hư dùng Tâm du, Tỳ du, Túc tam lý, Thần môn. Tâm Âm Hư châm Thượng tinh xuyên đến Bá hội, Nội thừa tương, Tỳ du, Cách du, Túc tam lý, Thần môn. Kích thích vừa, lưu kim 20-30 phút. Mỗi ngày châm một lần. Kết quả: khỏi hoàn toàn 12, kết quả ít 20 (Châm Cứu Học Báo 1990, 6). + Châm trị tim đập không đều: dùng huyệ t Nội quan, Túc tam lý cả hai bên. Tâm Tỳ đều hư thêm Tỳ du, Tâm du hoặc Thần môn. Tâm khí âm hư thêm Tam âm giao hoặc Quyết âm du. Tâm Phế khí hư thêm Phế du, Liệt khuyết. Khí hư huyết ứ thêm Quan nguyên. Kích thích vừa, lưu kim 20-30 phút, c ứ 5-10 phút vê kim một lần. 1-2 ngày châm một lần. 10 lần là một liệu trình. Kết quả : Hiệu quả ít (sau 2 liệu trình các chứng mới khỏi): 19, có kết quả 11, không kết quả 2 (Thượng Hả i Châm Cứu Tạp Chí 1990, 9). Nhĩ Châm Chọn huyệt Tâm, Thần môn, Giao cảm, Bì chất hạ, Tiểu trường, Ngực, Tỳ, Can huyết cơ điể m. Dùng phương pháp dán thuốc lên huyệt. Cách ngày dán một lần, 10 lần là một liệu trình. (Bị Cấp Châm Cứu). Nói tóm lại, Tâm rung động hồ i hộp mạch Kết Đại, thậm chí suyễn thở toàn thân phù thũng, tiểu tiện không lợi... đều là chứng nặng. Vì Tâm
  15. Thận dương khí suy yếu, huyết mạch ngưng trệ, thủy đạo không lợi, bệnh tình khá nghiêm trọng so với loại tim hồ i hộp do khí huyết bất túc và âm hư hỏa vượng khác nhau nhiều. Phong thấp xâm phạ m vào cơ thể mà gây bệnh cũng thường gặp trong lâm sàng, cần chú ý chẩn đoán và điều tr ị sớm, chủ yếu là nuôi dưỡng Tâm khí, ngăn ngừa con đường xâm nhập của bệnh tà, không nên dùng đơn thuần thuốc Khư phong hoạt huyết. Bệnh Án Hồi Hộp Huyết Áp Cao (Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’) Dương X nam, 53 tuổi. Thường hồi hộp sợ sệt, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, ba tháng nay bệnh nặng thêm, có lúc sợ hãi, hồi hộp, nặng hơn thì hồi hộp không ngừng, nhiều đờm, kém ăn. Khám: Thể trạng béo bệu, nhịp tim đều, mỏm tim đập có lực, vùng hai chủ động mạch có tiếng vang kim loại, huyết áp 160/100mgHg, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền. Chẩn đoán: Tâm quý (bệnh Cao huyết áp).
  16. Điều tr ị: Bình Can ôn đởm, hóa đờm, an thần. Dùng: Khương bán hạ 12g, Trần bì 6g, Chỉ thực (sao) 6g, Trúc nhự 12g, Phục linh 12g, Long cốt (sắc trước) 20g, Mẫu lệ (sắc trước) 40g, Chế nam tinh 6g, Chích cam thảo 4g, Từ Chu Hoàn 12g (uống với thuốc sắc). Sau khi uống liên tục 10 thang, các chứng kinh sợ hồi hộp khỏi hết, thần trí ổn định. - Nhận xét. Bệnh này do sợ hãi gây nên đến nỗi Tâm thần không yên, Can dương cùng vớ i đờm quấy rố i xuất hiện các chứng hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, đờm nhiều, kém ăn, do đó dùng Ôn Đởm Thang thêm Long cốt, Mẫu lệ, Từ Chu Hoàn để trấn tâm an thần, tiề m dương, hóa đờm. Bệnh Án Chinh Xung (Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’). Tôn X, nữ, 39 tuổi. Bệnh sử: Khi Tâm quý nặng thì hồi hộp, bệnh đã 6 năm, nửa tháng nay liên tục bị hồi hộp, chóng mặt, hoa mắt, miệ ng khô, họng ráo, tai ù, mỏi lưng, đêm ít ngủ.
  17. - Khám: Thể trạng cao gầy, hình dung tiều tụy, nh ịp tim đều, 80 lần/phút. Hai bên Phổi sáng, Gan dướ i hạ sườn 1 khoát, mềm, không đau, chất lưỡi đỏ , mạch Tế Sác. Chẩn đoán: Tâm quý (bệnh thần kinh). Điều tr ị: Tư âm thanh hỏa, trấn tâm an thần. Cho uống: Thục địa 16g, Sơn thù 12g, Sinh địa 16g, Xuyên liên 4g, Kỷ tử 1 2g, Phục thần 16g, Từ thạch (sắc trước) 40g, Đương qui 12g. Sau khi uống 7 thang, hết triệu chứng chinh xung. Sau khi uố ng hết 10 thang, chứng Tâm quý giảm rõ rệt. Nhận xét: Bệnh này do Thận âm bất túc không giúp lên Tâm hỏa ở trên; Tâm hỏa vượng thịnh không giáng xuống được đến nỗi gây nên chứng tâm quý, chinh xung. Điều tr ị: nên tư Thận âm, thanh Tâm hỏa. Là một loại hình gặp nhiề u trong lâm sàng. Bệnh Án Tâm Quý (Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’). Chu X, nam, 18 tuổi. Có bệnh sử thấp tim từ nhỏ, năm gần đây hễ cử động nặng là hồi hộp không yên.
  18. - Khám thấy sắc mặt tối sạm, môi và móng tay chân tím tái nhẹ, vùng trái ngực hơi gồ, mỏm tim ở rãnh sườn 6 về phía ngoài 1,5cm có rung động, có tiếng thổ i tâm thu, nhịp tim không đều, 84 lần/phút, Gan dưới hạ sườn 1 khoát, chi dưới hơi phù, chất lưỡi có nốt ứ huyết nhỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch Kết Đại, XQ lộ rõ Phế động mạch, tâm thất trái dãn to hướng bên phải, hai Phổi có hình tụ huyết nhẹ. Điện tâm đồ: Trục xoay bên trái, Tâm thất trái dãn to. Chần đoán: Bệnh Tâm Tý (thấp tim, hẹp và hở van hai lá) Phép trị: Hoạt huyết hóa ứ, ích khí thông dương, dưỡng tâm trấn thần. Cho uống Đào nhân 12g, Quế chi 12g, Hồng hoa 6g, Đảng sâm 16g, Đan sâm 16g, Phục thần 16g, Táo nhân 6g, Long cốt (sắc trước) 20g, Mẫu lệ (sắc trước) 40g. Sau khi uống 10 thang, chứng Tâm quý giảm rõ rệt, nhịp tim 78 lần/phút. Nhận xét: Bệnh Tâm Tý, mạch không thông, khí huyết bị nghẽn thì trệ mà thành ứ, làm cho Tâm không được nuôi dưỡng, do đó sử dụng phép hoạt huyết hóa ứ. Tâm dương không mạ nh mà thấy mạch Kết Đại, cho nên dùng phép ích khí không dương; lạ i thêm các vị dưỡng Tâm trấn thần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2