intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - HUNG HIẾP THỐNG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

77
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hung hiếp thống là chứng trạng tự cảm thấy. Hung thống là chỉ chứng trạng đau vùng ngực, bao gồm vị trí hai tạng Tâm Phế ở Thượng tiêu. Hiếp thống là chỉ chứng đau ở một hoặc hai bên sườn, có liên quan đến Can, Đởm. Chứng Chân tâm thống mà sách Linh Khu đề cập đến là chứng Hung thống nặng. Khi chân tâm thống có cơn đau nặng, tuy phần nhiều xuất hiện tình trạng dương khí suy vi, nhưng quá trình phát sinh, phát triển, biểu hiện không giống nhau. Chứng Hung tý giới thiệu trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - HUNG HIẾP THỐNG

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH - HUNG HIẾP THỐNG
  2. BỆNH HỌC THỰC HÀNH HUNG HIẾP THỐNG Hung hiếp thống là chứng trạng tự cảm thấy. Hung thống là chỉ chứng trạng đau vùng ngực, bao gồm vị trí hai tạng Tâm Phế ở Thượng tiêu. Hiếp thống là chỉ chứng đau ở một hoặc hai bên sườn, có liên quan đến Can, Đởm. Chứng Chân tâm thống mà sách Linh Khu đề cập đến là chứng Hung thống nặng. Khi chân tâm thống có cơn đau nặng, tuy phần nhiều xuất hiện tình trạng dương khí suy vi, nhưng quá trình phát sinh, phát triển, biểu hiện không giống nhau. Chứng Hung tý giới thiệu trong sách ‘Kim Quĩ Yếu Lược’, loại nhẹ thuộc chứng ngực đầy ngày nay, loại nặng là chỉ chứng Hung thống ngày nay, những bàn luận đó lại nghiêng về hung dương bất túc, âm hàn ngăn trở, chứ không bao quát tất cả các loại Hung thống. Phân tích theo lý luận y học cổ truyền, Hung thống và Hiếp thống tuy vị trí khác nhau, nhưng nguyên nhân, bệnh lý và trị liệu lại có chỗ thông với
  3. nhau. Do đó, đem Hung thống, Hiếp thống bao quát cả Hung tý và Chân tâm thống cùng thảo luận chung. Trong lâm sàng, các chứng Phế viêm, Hung mạc viêm, đau thần kinh liên sườn, Viêm túi mật, giun chui ống mật, sỏi mật, viêm gan,, sơ vữa động mạch v.v.. triệu chứng xuất hiện ở mức độ kh.ác nhau đều nằm trong phạm vi Hung Hiếp Thống. Nguyên Nhân Hung ở thượng tiêu, bên trong Tâm Phế; Hiếp ở hai bên, nơi ở của Can, Đởm. Vì vậy, Hung hiếp thống có quan hệ chặt chẽ với Tâm, Phế, Can, Đởm, Tâm chủ huyết mạch, Phế chủ túc giáng, Can Đởm coi về sơ tiết; cho nên, nguyên nhân nào dẫn đến Can Phế thăng giáng mất bình thường, sơ tiết không lợi, mạch lực không thông, ứ huyết ngưng trệ, dương khí trong hung tê nghẽn hoặc kinh mạch không được nuôi dưỡng, đều gây nên Hung thống. Hung Hiếp thống có thể chia ra hai loại Hư và Thực. Thực chứng lại chia ra khí trệ, huyết ứ, phong nhiệt vít lấp Phế, Can đởm thấp nhiệt. Hư chứng lại chia ra âm hư, Dương hư. Lâm sàng gặp thực chứng nhiều hơn. 1. Khí Trệ: thường do tình chí tổn thương, Can khí uất kết, Phế mất sự túc giáng. Cho nên thường do nhân tố tinh thần gây nên hoặc bệnh nặng
  4. thêm. Nhưng ăn uống quá no, cũng ảnh hưởng tới chuyển vận khí cơ, mà phát sinh khí trệ. 2. Huyết Ứ: Khí là soái của Huyết. Khí trệ kéo dài, huyết khó trôi chảy, mạch lạc mất điều hòa thì sinh ra huyết ứ. Cho nên khí trệ và huyết ứ đồng thời tồn tại và xuất hiện. Nói chung, bệnh mới mắc ở khí, phần nhiều là khí trệ. Bệnh mắc lâu ở huyết, thường là huyết ứ. 3. Phong Nhiệt Ủng Tắc Ở Phế: Ngoại cảm tà khí phong nhiệt, bế tắc khí cơ, tà nhiệt tích chứa tổn thương Phế lạc thường dẫn đến hung hiếp thống. Tổn thương huyết lạc thì hung thống mà ho ra máu; Nhiệt độc uất kết thành nhọt thì ho mửa ra đờm có mùi tanh. Nếu sau khi cảm ngoại tà, biểu hiện đau sườn nghiêm trọng, là do phong tà làm tổn thương Phế, khí cơ không giáng xuống do đó dẫn đến Can khí hoành nghịch; mạch lạc Can Đởm mất điều hòa hoặc Phế khí không phân bố đều khắp, thủy ẩm đọng lại ở dưới sườn, sẽ biểu hiện Hiếp thống. 4. Can Đởm Thấp Nhiệt: Lạc mạch của Can rải ra ở dưới sườn, Đởm mạch men theo cạnh sườn; nếu trung tiêu có tà khí thấp nhiệt, uất kết ở Can Đởm làm Can Đởm mất điều đạt và sơ tiết cũng gây nên Hiếp thống.
  5. 5. Hung Dương Tắc Nghẽn: Dương khí bất túc, cũng phát sinh Hung thống. Sách ‘Y Môn Pháp Luật’ viết: “Gây nên Hung tý là do dương hư, vì dương hư mà âm lấn lên”. Nói lên, dương hư là gốc bệnh. Hàn tà lấn lên chỗ bất túc của dương khí mà xâm phạm vùng ngực, làm tắc nghẽn mạch lạc gây nên chứng Hung tý. Cũng có thể do nghiện rượu, ăn béo ngọt nhiều, tổn hại công năng vận hóa của Tỳ Vị, tích chứa thành đờm, nghẽn trệ Hung dương gây ra chứng Hung tý. 6- Âm Hư Nội Nhiệt: Can mạch tỏa ra ở sườn, bệnh Can lâu ngày không khỏi, Can âm suy kém, nội nhiệt khuấy động, lạc mạch mất sự nuôi dưỡng cũng dẫn đến Hiếp thống. Triệu Chứng Lâm Sàng Hung hiếp thống trước hết phải chia Hư, Thực. Lâm sàng thường gặp thực chứng nhiều hơn hư chứng. Hung hiếp thống thuộc Thực chứng phần nhiều thấy ở loại khí trệ và huyết ứ. Đặc điểm biện chứng Khí trệ và Huyết ứ là: Khí trệ thường kèm theo các chứng trạng ngực khó chịu, khí trướng (nữ giới thấy bầu vú căng tức) và ợ hơi. Huyết ứ thường kèm theo chứng trạng sắc mặt tối trệ, môi miệng tím tái hoặc có nốt ứ huyết.
  6. Hung hiếp thống thuộc Hư chứng lấy chứng Hung dương tê nghẽn làm loại hình trọng yếu. Vì tê nghẽn cực độ, dẫn đến các hiện tượng nguy hiểm như mặt trắng nhợt, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, móng chân tay xanh tím do dương khí suy bại. Trên lâm sàng thường gặp một số trường hợp sau: 1- Khí Trệ: Ngực sườn trướng đau, chủ yếu là đau sườn, đau xiên nhói không cố định, thường lên cơn đau khi tình chí bị xúc động, ngực khó chịu, ăn kém, ợ hơi, mạch Huyền. Biện chứng: Can khí uất kết, Phế mất sự túc giáng cho nên ngực sườn trướng đau mà chủ yếu là đau sườn. Đau xiên nhói không cố định là đặc điểm đau do khí trệ. Biến đổi tình tự có quan hệ chặt chẽ với sự uất kết của khí cơ, cho nên cơn đau có liên quan tới xúc động tình tự. Can khí hoành nghịch, dễ xâm phạm Tỳ Vị cho nên ăn kém và ợ hơi. Mạch Huyền là dấu hiệu Can khí vượng. Điều trị: Sơ Can lý khí. Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán. (Trong bài, dùng thuốc Sài hồ để sơ Can, phối hợp với Hương phụ, Chỉ xác để lý khí). Bệnh nặng, có thể thêm Thanh bì, Bạch giới tử, vì hai vị này là thuốc chủ yếu để chữa Hung hiếp thống do khí trệ. Nếu khí uất hóa
  7. hỏa có chứng ngực sườn đau như bị đâm, phiền nhiệt, miệng khô, đại tiểu tiện không thông, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác, nên thêm Kim Linh Tử Tán, Tả Kim Hoàn và Đan bì, Chi tử để thanh Can điều khí. Nếu Can khí hoành nghịch, Tỳ vận hóa không đều, có chứng đau s ườn, sôi bụng, tiêu chảy, nên thêm Phục linh, Bạch truật để kiện Tỳ khỏi tiêu chảy. Nếu do Vị mất hòa giáng, có chứng đau sườn và muốn nôn, nôn mửa, nên dùng thêm Toàn phúc hoa, Đại giả thạch, Bán hạ và Sinh khương để hòa Vị khỏi nôn. + Huyết Ứ: Hông sườn đau nhói cố định không di chuyển, nặng về ban đêm, dưới sườn có khối rắn, chất lưỡi tía tối, mạch Trầm Sáp. Biện chứng: Khí uất lâu ngày, huyết ứ đọng khiến lạc mạch không thông, cho nên ngực sườn đau nhói. Huyết mạch ngưng trệ thì đau không di chuyển. Huyết thuộc âm, ban đêm cũng thuộc âm cho nên đau nặng về đêm. ứ kết đọng lại lâu ngày không tan dần dần thành hàn khối. Chất lưỡi tía tối, mạch Trầm Sáp đều là chứng trạng huyết ứ đọng ở trong. Điều trị: Hoạt huyết khứ ứ. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang.
  8. (Trong bài dùng Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa đều là những vị hoạt huyết trừ ứ; Sài hồ để sơ Can; Chỉ xác để lý khí là lấy ý nghĩa ‘Khí là soái của huyết, khí hành thì huyết hành’). Nếu huyết ứ nhẹ, cũng có thể đổi dùng Đan Sâm Ẩm (Đan sâm để hóa ứ; Đàn hương, Sa nhân để điều khí. Hơn nữa bài này còn thích hợp với người bệnh không ưa dùng thuốc cay ráo. Nếu huyết ứ nặng, xuất hiện dưới sườn có hòn khối mà chính khí chưa suy có thể dùng các thứ thuốc phá huyết, tiêu cứng như Tam lăng, Nga truật, Xuyên sơn giáp, Địa miết trùng. Cũng có thể cho uống Miết Giáp Tiễn Hoàn. Nếu nôn ra máu, có thể dùng thêm các vị có tác dụng hóa ứ, chỉ huyết như Sâm Tam thất, Hoa nhị thạch.v.v... + Phong Nhiệt Nghẽn Đọng Ở Phế: Đau vùng ngực, ho, khó thở, ho ra máu, hoặc ho khạc ra mủ đờm hôi tanh, sợ lạnh, sốt, miệng khô, họng ráo, nặng hơn thì phiền táo, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác. Biện chứng: Phong nhiệt ứ đọng ở Phế, làm cho khí không tuyên thông được thì ho, đau ngực, suyễn đầy. Nhiệt làm tổn thương Phế lạc thì ho ra máu. Ứ nhiệt kết ở trong thành ung thì khạc ra đờm mủ hôi tanh. Tà khí với chính khí xung đột nhau, thì sợ lạnh phát sốt. Miệng khô, lưỡi ráo là do
  9. nhiệt làm hao thương tân dịch. Nhiệt độc nung nấu ở trong nên phiền táo. Rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác đều là chứng Phế có Thực nhiệt. Điều trị: Tuyên Phế thanh nhiệt. Dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang, Ngân Kiều Tán gia giảm. (Trong bài có Ma hoàng, Hạnh nhân để tuyên tiết Phế khí, phối hợp với Thạch cao để thanh nhiệt. Ngân Kiều Tán tân lương thấu biểu, giải độc. Nhiệt làm tổn thương huyết lạc thì ho ra đờm lẫn huyết, bỏ Ma hoàng, Kinh giới, Đậu si thêm Chi tử, Hoàng cầm, Huyền sâm, Mao căn, Ngẫu tiết v.v... để thanh nhiệt, lương huyết. Nhiệt độc thành nhọt, có thể đổi dùng Thiên Kim Vi Hành Thang và Cát Cánh Thang để thanh nhiệt hóa ứ, tiêu mủ). Chứng này nếu biểu tà đã giải mà nước ứ đọng ở dưới sườn, ho mà suyễn đầy, nên điều trị theo Huyền ẩm. + Can Đởm Thấp Nhiệt: Miệng đắng, s ườn đau, ngực khó chịu, biếng ăn, muốn nôn, nôn mửa, mặt đỏ hoặc hoàng đản, nước tiểu vàng đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Sác. Biện chứng: Sườn là nơi đường kinh Can Đởm vận hành ngang qua, thấp nhiệt kết đọng ở Can Đởm, đường lạc của Can không hòa, Đởm không sơ tiết, cho nên miệng đắng s ườn đau. Can khai khiếu lên mắt, Can hỏa
  10. nghịch lên, cho nên mắt đỏ. Thấp nhiệt nung nấu, đởm trấp tràn ra ngoài da gây nên Hoàng đản. Thấp nhiệt nghẽn ở trong làm cho ngực khó chịu, biếng ăn, lợm lòng, nôn mửa. Rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Sác đều là triệu chứng Can Đởm thấp nhiệt. Điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm. (Trong bài dùng Long đởm thảo để tả thấp nhiệt ở Can Đởm; Sài hồ để sơ đạt Can khí; Hoàng cầm, Chi tử để thanh nhiệt tiết hỏa; Mộc thông, Trạch tả, Xa tiền tử để thanh lợi thấp nhiệt). Cũng có thể tùy nghi thêm Xuyên luyện tử, Diên hồ sách, Mộc hương, Bán hạ để sơ Can hòa Vị, lý khí, giảm đau. Nếu ống dẫn mật có sỏi, đau sườn xiên lên vai phải thì thêm Kim tiền thảo, Hải kim sa, Uất kim và Tiêu Thạch Phàn Thạch Tán... Nếu kiêm cả Trường Vị táo nhiệt, đại tiện không thông, bụng chướng đầy, thêm Đại hoàng, Mang tiêu. Nếu phát sốt, Hoàng đản, thêm Nhân trần, Hoàng bá, Đại hoàng. Nếu sườn bên phải đau thắt, nôn mửa ra giun, trước hãy cho uống Ô Mai Hoàn để yên giun, tiếp theo cho uống các vị thuốc khác kèm theo thuốc trừ giun như Sài hồ, Hoàng cầm, Xuyên luyện tử, Diên hồ sách, Bán hạ, Mộc hương, Tân lang, Sử quân tử, Khổ luyện căn bì....
  11. + Hung Dương Tắc Nghẽn: Đau vùng ngực lan tỏa sau lưng, hồi hộp, hơi thở ngắn, mạch Huyền. Bệnh nặng thì suyễn thở không nằm được, sắc mặt xanh nhợt ra mồ hôi lạnh, tay chân quyết lạnh, mạch Trầm Tế. Biện chứng: Ngực ở vùng thượng tiêu, Dương khí không chuyển vận, Khí cơ tắc nghẽn cho nên ngực đau lan ra lưng. Phần dương ở ngực không mạnh, Khí cơ bị ngăn trở, gây nên hồi hộp, hơi thở ngắn thậm chí suyễn, không nằm được. Nếu dương khí suy yếu, không làm ấm áp cả trong lẫn ngoài, xuất hiện sắc mặt xanh nhợt, tự ra mồ hôi, tay chân quyết lạnh, rêu lưỡi trắng, mạcch Trầm Tế v.v... Điều trị: + Bệnh nhẹ dùng phép Tân ôn thông dương. Dùng Quát Lâu Giới Bạch Bán Hạ Thang. + Bệnh nặng dùng phép Hồi dương cứu nghịch, dùng Tứ Nghịch Thang thêm Nhân sâm. Khi dùng Quát Lâu Giới Bạch Bán Hạ Thang có thể thêm Chỉ thực, Quế chi, Quất bì, Sinh khương, Phục linh, Hạnh nhân v.v.... Quát lâu, Bán hạ, Chỉ thực để khai thông tê dại, Giới bạch, Quế chi để thông dương. Âm tà tê nghẽn, Hung dương bất túc, thì dùng Quế chi liều cao. Đờm thấp ở trong
  12. quá thịnh thì dùng Sinh khương, Quất bì, Bán hạ liều cao. Nếu đau nhiều, có thể dùng thêm loại phương hương khai tiết như Quan Tâm Tô Hợp Hương Hoàn, để tuyên tý giảm đau, hoặc thêm các vị phương hương tân ôn như Trầm hương, Đàn hương, Tất bát, Lương khương v.v...Nếu có ứ huyết, môi tím tái, lưỡi xám, có thể thêm các vị hoạt huyết, hóa ứ như Đan sâm, Hồng hoa, Uất kim, Mao đông thanh.v.v.. Nếu vùng ngực đau mà trắng nhợt, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi là dương khí hư suy không làm ấm áp kinh mạch gây nên, dùng Tứ Nghịch Thang thêm Nhân sâm để hồi dương cứu nghịch. Nếu dương hư chưa hồi phục mà thấy xuất hiện chứng trạng âm hư, phải chiếu cố điều trị cả 2 mặt. + Âm Hư Nội Nhiệt: Hai bên sườn đau âm ỉ, thường phát cơn sau khi lao động nhọc mệt, miệng khô, trong tâm phiền nhiệt, chóng mặt, hoa mắt, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Huyền. Biện chứng: âm huyết hư yếu, không nhu dưỡng được mạch lạc cho nên ngực sườn đau âm ỉ, mệt nhọc thì đau nhiều, âm hư nội nhiệt, cho nên miệng khô, trong tâm phiền nhiệt, đau đầu, chóng mặt, lưỡi đỏ, mạch Tế Huyền là dấu hiệu âm hư Can dương khuấy động gây nên.
  13. Điều trị: Tư âm dưỡng can. Dùng bài Nhất Quán Tiễn. (Trong bài dùng Sa sâm, Mạch đông, Đương qui, Sinh địa, Câu kỷ để tư dưỡng Can thận; Xuyên luyện tử để sơ Can lý khí giảm đau. Nếu đau tăng có thể thêm Trầm hương, Huyền hồ, Uất kim theo phương châm ‘Cấp thì trị tiêu'). Nếu bệnh tình phức tạp, Can Thận suy yếu lại kèm Can Đởm có thấp nhiệt, miệng đắng và khô, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng nhớt, lúc này, muốn tư âm thì sợ vướng thấp, muốn hóa thấp lại sợ thương âm; có thể dùng bài Ôn Đởm Thang phối hợp Nhất Quán Tiễn, sử dụng các vị như Sa sâm, Hài nhi sâm, Mạch đông, Bạch thược, Nữ trinh tử, Xuyên luyện tử, Bán hạ, Quất bì, Phục linh, Trúc nhự, Chỉ xác v.v... Phân tích theo y học cổ truyền, thống tắc bất thông, thông tắc bất thống, nhưng phép 'thông" cũng phải phân tích cụ thể: Hàn thì làm ấ m để thông; Nhiệt kết thì dùng khổ tiết để thông. Cho nên đối với Hung hiếp thống loại thực chứng, có các phép lý khí, hoạt huyết, tuyên Phế, hóa thấp. Hung Hiếp thống loại chứng Hư có các phép thông dương tuyên Tý, hồi dương cứu nghịch, tư dưỡng Can âm... Các phép trên, tuy khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích 'thông tắc bất thống’.
  14. Châm Cứu + Hông Sườn Đau Do Can Uất: Châm tả Trung đ ình, Can du, Kỳ môn, Hiệp khê. (Kỳ môn là mộ huyệt của kinh Can, hợp với Can du là bối du huyệt theo cách phối huyệt Du – Mộ để sơ Can, lý khí; Hiệp khê là huyệt Vinh của kinh Đởm phối hợp với Trung đình để giải nhiệt ở kinh Thiếu dương, giảm đau hông sườn). Gia giảm: Ợ chua thêm Vị du; Ít ngủ thêm Thần môn (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). + Hông Sườn Đau Do Thấp Nhiệt: Châm tả Kỳ môn, Nhật nguyệt, Chi câu, Dương lăng tuyền, Thái xung. (Kỳ môn, Nhật nguyệt là nơi biểu hiện khí của Can Đởm ra bên ngoài, châm tả để sơ lợi khí huyết của Can Đởm; Chi câu, Dương lăng tuyền là hai huyệt thường dùng trị hông sườn đau, châm tả có tác dụng hoà giải Thiếu dương, hoá thấp, thanh nhiệt).
  15. Gia giảm: Sốt cao thêm Đại chuỳ; Nôn mửa, bụng đầy trướng thêm Trung quản, Túc tam lý; Tâm phiền thêm Khích môn (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). + Hông Sườn Đau Do Ứ Huyết: Hoạt huyết, thông kết. Châm tả Đại bao, Kỳ môn, Hành gian. Cách du, Tam âm giao. (Cách du là huyệt hội của huyết, hợp với Tam âm giao để hoạt huyết; Đại bao là đại lạc của kinh Tỳ, hợp với Kỳ môn để thông kết; Hành gian sơ Can, hành khí. Khí hành thì huyết hành, huyết hành thì thông kết, hết đau) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). + Hông Sườn Đau Do Âm Hư: Tư âm, dưỡng âm, hoà kết, định thống. Châm bổ và cứu Âm khích, Tâm du, Huyết hải, Tam âm giao. (Mồ hôi là dịch của Tâm, huyệt Âm khích hợp với Tâm du để liễm hãn, dưỡng âm, huyết thuộc âm. Huyết hải hợp với Tam âm giao làm cho âm huyết được thông, lạc mạch ở hông sườn được nuôi dưỡng thì chứng đau hông sườn do âm hư sẽ hết (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). Gia giảm: Sốt về chiều thêm Cao hoang; Đầu váng thêm cứu Bá hội.
  16. Nhĩ Châm: chọn huyệt Can, Đởm, Thần môn, Hung. Châm kích thích mạnh, lưu kim 30 phút hoặc gài kim (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). Bệnh Án Ngực Sườn Đau (Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’). Hứa X, nam, 64 tuổi. Đêm hôm qua phía sau xương ngực đột ngột đau như thắt, lan tỏa tới vai trái và vùng cổ, đi bệnh viện khám cấp cứu, qua điện tâm đồ chẩn đoán là chứng Tâm giảo thống, sau khi cho ngậm Nitroglyxerinum 0,6g, đỡ đau. Nhưng sáng hôm nay lại có ba cơn đau, đều được ngậm thuốc giảm đau, sau đó đi khám y học cổ truyền. Vùng ngực đau suốt sang lưng lan tỏa vai và cổ, hơi thở ngắn, không nằm được; Đây là chứng Hung Tý, cho uống Quát Lâu Giới Bạch Bạch Tửu Thang: Quát lâu 12g, Giới bạch (sao rượu) 16g, Khương bán hạ 12g, Uất kim 12g, Đàn hương (cho vào sau), Mộc hương 6g, Tô Hợp Hương Hoàn 1 viên (uống với nước thuốc). Uống hết 2 thang, không đau nữa, nhưng vùng ngực ấn vào còn khó chịu. Dùng nguyên phương uống tiếp 5 thang nữa, mọi chứng trạng đều hết.
  17. Nhận xét: Bệnh này, sách’ Kim Qũy Yếu Lược’ xếp vào loại Hung tý, nguyên nhân chủ yếu do Hung dương bất túc, khí cơ không thông lợi, cho nên đau vùng ngực xiên sang lưng, lan tỏa tới cổ và vai, hơi thở ngắn, không nằm được. Trong bài dùng Quát lâu, Giới bạch tân ôn để thông dương; Bán hạ hóa trọc; Đàn hương, Uất kim, Mộc hương để để lý khí. Phối hợp với Tô Hợp Hương Hoàn là thuốc phương hương khai khiếu để ngăn chặn chứng Hung thống. Bệnh Án Đau Vùng Ngực (Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’) Bào X. nam giới, 21 tuổi. Bệnh sử: Phát sốt 3 ngày kèm theo đau vùng ngực và ho. Đi khám ở bệnh viện. - Khám xét: Thể trạng đang sốt 40oC, tỉnh táo, hô hấp ở phổi phải giảm nhẹ; có ran ẩm, gõ đục, tim đập 128 lần/phút không có tạp âm. Bụng mềm, gan lách không sờ thấy. Huyết áp 130/79mmHg.
  18. Bạch cầu 18650 đơn vị - Trung tính 92% - Lâm ba 8% - XQ: Dưới Phổi phải mờ rõ. Chẩn đoán: Viêm Phổi. - Y án: Sốt cao không lui, không mồ hôi, thở gấp, ho và đau ngực, đầu lưỡi và ven lưỡi đỏ, mạch Hoạt Sác Thực. Nhiệt độc nung nấu, Khí không tuyên thông. Phép trị nên Thanh nhiệt giải độc, tuyên Phế chỉ khái. Dùng Sinh Thạch cao 40g (sắc trước) Ma Hoàng 6g, Hạnh nhân 12g, Sinh Cam thảo 6g, Đông qua tử 24g, Sinh ý dĩ 20g, Lô căn tươi 1 thước (bỏ đốt), Đào nhân 6g, Kim ngân hoa 40g, Liên kiều 20g. Sau khi uống hết 2 thang, lui sốt, thở gấp ổn định. Tiếp tục cho uống đơn trên có gia giảm, sau 15 thang, xin kiểm tra thấy hình ảnh Phổi tốt, số lượng bạch cầu và phân tích chủng loại hoàn toàn ổn định. Nhận xét: Bài thuốc điều trị bệnh này là Thiên Kim Vi Hành Thang hợp với Ma Hạnh Thạch Cam Thang thêm Ngân hoa, Liên kiều. Đối với loại Viêm phổi, tràn dịch Phổi v.v... Trong khi biện chứng phải nắm vững chứng thực do nhiệt độc úng tắc Phế, Phế mất cơ năng lưu thông. Trong điều trị, lấy các phương trên làm cơ sở, kết hợp thêm các vị thuốc khác như Kiều mạch căn, Bồ công anh, Nghinh thảo, Xuyên tâm liên v.v...
  19. Bệnh Án Đau Hông Sườn (Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’) Trình.... nam giới, 32 tuổi. Bệnh sử: Do đau Vị quản và đau dữ dội sườn cụt bên phải đau xiên lên vai lưng, đến khám và chữa ở bệnh viện X, soi túi mật và hội chẩn các khoa nội và ngoại chẩn đoán là chứng sỏi mật, chuyển qua điều trị Đông y. Y án: Đau sườn phải lan tỏa tới vai, ngực khó chịu, kém ăn, đắng miệng, ợ chua, nôn nóng, dễ tức giận, nước tiểu vàng xẫm, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Sác. Đây là do Can nhiệt Đởm kết, thấp nghẽn trở, nhiệt nung nấu mà thành sỏi. Phép trị: thanh nhiệt hóa trọc, lợi Đởm, tiêu sỏi. Dùng Kim tiền thảo 40g, Mộc hương 6g, Sài hồ 6g, Chế đại hoàng 8g, Nhân trần 12g, Cốc nha 12g, Kim linh tử 12g, Kê nội kim 12g, Mạch nha 12g, Huyền hồ 12g, Long đởm thảo 12g, Mang tiêu 6g. Đơn trên uống liên tục một tháng, có gia giảm chút ít. Trong đợt điều trị, kiểm tra phân ra như bùn, như cát, như sỏi khá nhiều, sườn phải đau giảm rõ rệt, các triệu chứng khác cũng chuyển biến tốt.
  20. Nhận xét: Sỏi mật dẫn đến đau sườn, thường biểu hiện là khí trệ và Can Đởm thấp nhiệt, nếu nghiêng về khí trệ, nên dùng Sài Hồ Sơ Can Thang. Nếu là thấp nhiệt, dùng Long Đởm Tả Can Thang. Bệnh Án Đau Thần Kinh Hông Sườn (Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng) Hồ XX, nam, 40 tuổi, công nhân, hai năm trước bị vẹo lưng sau đó cảm thấy mông mặt phía sau đùi mặt ngoài bắp chân cho đến mu bàn chân chi dưới bên phải đau đi đau lại. Mấy ngày nay do lao lực bệnh tăng lên. Đã dùng thuốc đông tây y kết quả không tốt. Khám thấy mặt bệch, vẻ mặt đau khổ, bắp thịt ở đùi phải hơi teo, co lại đầu gối lỏng, co duỗi khó, mạch Trầm mà vô lực, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Chẩn đoán lâm sàng là đau thần kinh hông. Đây là bệnh hư lâu ngày làm cho khí huyết không vận hành được, gân mạch không được nuôi dưỡng, lại gặp lao thương, đường kinh không thông. Cần trị bằng phép thư cân hoạt lạc, hoãn cấp chỉ thống. Cho uống ‘Gia Vị Thược Dược Cam Thảo Thang’. Dùng được 3 thang, các chứng giảm quá nửa. Tiếp tục dùng bài trên thêm Hoàng kỳ, Ngưu tất mỗi thứ 20g, nhằm bổ ích khí huyết, dưỡng cân hoạt lạc. Lại uống 9 thang nữa, mọi chứng khỏi hoàn toàn. Theo dõi 2 năm chưa thấy tái phát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2