BỆNH HỌC THỰC HÀNH - LAO PHỔI
lượt xem 16
download
Lao phổi là một chứng bệnh hư nhược mạn tính có tính lây truyền và rất nguy hiểm, chữa trị khó, vì vậy ngày xưa, chứng này đã được quy vào ‘tứ chứng nan y’ là Phong, Lao, Cổ, Lại. Trên toàn thế giới, năm 1997 có 16.300.00 bệnh nhân bị lao trong đó 7.250.000 mới bị và 7.250.000 mới mắc và 2.910.000 người chết vì lao. Đây là loại bệnh giết người nhiều thứ tư của thế giới (sau Nhồi máu cơ tim 7,2 triệu chết, Tai biến mạch máu não 4,6 triệu chết, Viêm phổi cấp làm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - LAO PHỔI
- BỆNH HỌC THỰC HÀNH LAO PHỔI (Phế Kết Hạch – Tuberculosis - Tuberculose) Đại Cương Lao ph ổi là một chứng bệnh hư nhược mạn tính có tính lây truyền và rất nguy hiể m, chữa trị khó, vì vậy ngày xưa, chứng này đã được quy vào ‘tứ chứng nan y’ là Phong, Lao, Cổ, Lạ i. Trên toàn thế giới, năm 1997 có 16.300.00 bệnh nhân b ị lao trong đó 7.250.000 mới bị và 7.250.000 mới mắc và 2.910.000 người chết vì lao. Đây là loại bệnh giết người nhiều thứ tư của thế giới (sau Nhồ i máu cơ tim 7,2 triệu chết, Tai biến mạch máu não 4,6 triệu chết, Viêm phổi cấp làm chết 3,9 triệu). Ngày 24.12.1882, Robert Koch tìm ra vi trùng lao người ta lạc quan cho rằng có thể nhanh chóng khống chế được loạ i bệnh lao nhưng hơn 100 năm qua bệnh vẫn còn ám ảnh toàn thể nhân loại.
- Là một bệnh xã hội lây lan được bộ y tế chú tâm, được điều trị miễn phí cho đến khi khỏ i bệnh. Theo các y văn cổ thì chứng lao trái và hư lao đều là chứng hư nhược. Hư lao phần lớn bắt đầu từ Tỳ Thận hư dẫn đến Phế hư, còn chứng lao phổi phần nhiều bắt đầu từ Tâm Phế hư mà gây nên Tỳ Thận hư. Ngoài ra hư lao phần nhiều do sinh hoạt thiếu điều độ, phòng dục quá độ gây tổn thương Thận, lao lực quá sức tổn thương Tỳ mà sinh bệnh còn lao phổi do truyền nhiễm từ người này sang người khác, hộ này sang hộ khác cho nên cũng gọi là ‘Truyền Thi Lao’ hay ‘Quỷ Chú ‘, ‘Phế Kết Hạch’, Lao Trái, Phế Lao. Thuộc phạm vi chứng Hư lao của Đông Y. Nguyên Nhân Bệnh Lý YHHĐ cho rằng do vi khuẩn Mycobacterium và được gọi là vi khuẩn Kock theo tên của người đã tìm ra nó. Đông Y cho rằng do: + Cơ thể suy yếu, tinh khí huyết bất túc, nguyên khí suy giả m không đủ sức để chống đỡ với tà khí bên ngoài xâm nhập như sách 'Nộ i Kinh" đã viết: "Tà khí xâm nhập cơ thể gây bệnh được là vì chính khí hư suy”.
- + Trùng lao (trái trùng) xâm nhập cơ thể gây bệnh. Do cả m nhiễm trùng lao lâu ngày tinh huyết hư tổn mà sinh lao trái. Nhiều sách cổ đã sớm nhận thức về tính chất lây lan và nguy hiểm của chứng lao trái như sách ‘Trửu Hậu Phương' viết: “Bêïnh lâu ngày gây suy mòn dần, truyền cho người gần gũi rồi chết cả nhà ". Sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu' viết: 'Bất kể n gười lớn trẻ nhỏ đều có thể mắc bệnh ". Sách ‘Tế Sinh Phương ‘ ghi: “Bệnh lao trái là tai hoạ lớ n c ủa nhân loạ i ". Triệu Chứng Các nhà chuyên môn về Lao nêu lên các triệu chứng báo hiệu nhiễm lao như sau: . Ho dai dẳng trên 3 tuần lễ. . Cơ thể suy yếu và cảm thấy đau ran vùng ngực. . Sụt cân. . Ăn mất ngon miệng. . Ho ra máu. . Hơi thở ngắn, thở gấp, lao động mau mệt.
- . Sốt và ra mồ hôi về đêm. Chẩn Đoán Cần làm một số xét nghiệm: . Tìm trùng trực tiếp trong đờm. . Xét nghiệm máu. . Chụ p phim (X quang phổi². Biện Chứng Luận Trị Đặc điểm lâm sàng của triệu chứng bệnh là: Ho, ho ra máu, đau ngực, sốt về chiều (triều nhiệt), nóng trong xương (Cốt chưng), mồ hôi trộm (đạo hãn), gầy sút cân. Chứng bệnh phần lớn thuộc âm hư, có thể biện chứng luận trị như sau: Âm Hư Phế Tổn: Người da khô cứng, lòng bàn chân tay nóng, ho khan, ít đờm hoặc trong đờm có máu, sốt chiều hoặc về đêm, ra mồ hôi trộm, má đỏ, miệng khô, họng khô, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác. Điều trị: Dưỡng âm, nhuận Phế chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Bách Hợp Cố Kim Thang gia giảm.
- (Trong bài, Sinh đ ịa, Sa sâm, Mạch môn, Bách hợp tư âm, nhuận Phế; Bách bộ, Cát cánh, Bối mẫu, Cam thảo, chỉ khái, hoá đờm). Trường hợp ho ra máu thêm Thiến thảo căn, Trắc bá diệp (sao). Mồ hôi nhiều thêm Lá dâu, Ngũ vị tử, Mẫu lệ. Âm hư hoả vượng thêm Địa cốt bì, Tri mẫu, Thạch cao để tư âm giáng hoả . Tỳ Phế Khí Hư: Mệt mỏ i, ít thích hoạt động, ăn kém, hơi thở n gắn, ho có đờ m, ngực tức, giọng nói nhỏ, sắc mặt xanh tái, sợ lạnh, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Tế Nhược. Điều trị: Kiện Tỳ, ích Phế, chỉ khái, hoá đ ờm. Dùng bài Lục Quân Tử Thang gia giảm. (Trong bài, Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo bổ Tỳ Phế khí; Trần bì, Khương chế Bán hạ , thêm Xuyên bối mẫu (tán bột uống) chỉ khái, hoá đờm). Ra mồ hôi trộm thêm Lá dâu, Hoàng kỳ để bổ khí, liễ m hãn. Ho ra máu thêm Bách bộ, Trắc bá diệ p (sao cháy) để chỉ khái huyết.
- Khí Âm Lưỡng Hư: Mệt mỏi, ít hoạt đ ộng, ho ít, đờm có tia máu, má đỏ, da nóng, ra mồ hôi ít, ăn kém, môi khô, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch nhỏ Sác. Điều tr ị: Ích khí, dưỡng âm, chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Sinh Mạch Tán gia vị. (Trong bài, Nhân sâm thêm Bạch truật bổ khí; Mạch môn, Ngũ vị thêm Hoàng tinh, Bách hợp để dưỡng âm; Bách hợp, Mạch môn thêm Bách bộ, Qua lâu nhân, Bối mẫu để nhuận Phế, chỉ khái, hoá đờm). Ho có máu, thêm Sâm tam thất, Trắc bá diệp sao cháy để cầ m máu. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm + Ích Tỳ Dưỡng Phế Thang (Vân Nam Trung Y Tạp Chí (4) 1981): Hoàng kỳ 18g, Nhân sâm 4g, (hoặc Thái tử sâm 18g), Bạch truật, Phục linh đều 18g, Trần bì 9g, Mộc hương 3g, Ô mai 6g, Đạ i táo 10 trái. Sắc uống. TD: Ích khí kiện Tỳ, bồi thổ sinh kim. Trị lao phổi (Khí hư Tỳ nhược). Lâm sàng ứng dụng đạt kết quả khả quan. + Nh ị Bách Chỉ Huyết Thang (Thực Dụ ng Trung Y Nội Khoa Tạp Chí (1) 1990): Bách bộ 15g, Bách hợp, Bạch cập đều 30g, Hoàng kỳ, Chi tử
- đều 9g, Bắc sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Sơn dược đều 15g, Sinh đ ịa, Huyền sâm đều 12g, Đan sâm 15g, Đơn bì 12g, Đạ i hoàng (tẩ m rượu) 9g, Hoa nhuỵ thạch 15g, Tam thất 3g (tán bột, hoà nước thuốc uố ng). TD: Dưỡng âm, thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết. Trị lao phổi ho ra máu. Đã tri 86 ca (ho ra máu vừa và nặng 11 ca), khỏi hoàn toàn 100%. Uống ít nhất 3 thang, nhiều nhất 9 thang là cầm máu, sau đó uống tiếp 30 thang để củng cố kế t quả. Châm Cứu Trị Lao Phổi + Phế Táo Âm Hư: Nhuận Phế, dưỡng âm, ích khí, kháng lao. Dùng huyệt của kinh thủ và túc Thái âm, túc Dương minh và bố i du huyệt làm chính. Thái uyên, Phế du, Cao hoàng du, Tam âm giao, Thái khê, Túc tam lý. (Thái uyên là huyệt Nguyên, huyệt Du của kinh Phế, phối hợp với Phế du để bổ Phế khí, tư dưỡng Phế âm để bổ Thổ sinh Kim; Cao hoang du ở vùng Phế, là huyệt chủ yếu trị lao, có tác dụng lý Phế, sát trùng, bồ i trung, cố bản, phù chính, khứ tà; Tam âm giao là huyệt hộ i của 3 kinh Tỳ, Thận và
- Can , có tác dụng kiện Tỳ, thư Can, ích Thận, có khả năng ích mẫu, dưỡng tử, ức mộc hỗ trợ cho kim, hợp với Thái uyên để tư thuỷ, nhuận Phế). + Âm Hư Hoả Vượng: Tư âm, giáng hoả, nhuận Phế, ích Thận. Ch ọn huyệt ở kinh thủ túc Thái âm, thủ túc Thiếu âm và Bố i du huyệt làm chính. Xích trạch, Phế du, Tam âm giao, Cao hoang du, Thái khê, Thận du, Âm khích, Dũng tuyề n. (Xích trạch là huyệt Hợp của kinh Phế, hợp vớ i Phế du để tư âm, giáng hoả, thanh Phế; Cao hoang du ở vùng Phế , là huyệt chủ yếu trị lao, có tác dụng lý Phế, sát trùng, bồ i trung, cố bản, phù chính, khứ tà; Âm khích là huyệt khích của kinh Tâm để thanh tiết hư nhiệt bốc lên bên trên để trị tiêu (ngọn), hợp với Tam âm giao, Thái khê, Dũng tuyền, Thận du để tư âm, giáng hoả). + Khí Âm Suy Tổn: Ích khí, dưỡng âm, Phế Tỳ đồng trị. Dùng huyệt ở kinh thủ túc Thái âm, túc Dương minh và Nhâm mạch làm chính. Thái uyên, Túc tam lý, Trung phủ, Khí hải, Tỳ du, Trung quản, Cao hoang du.
- (Trung phủ là huyệt Mộ của đường kinh Phế, dùng để trị bệnh ở Phế, hợp với Thía uyên là huyệt Nguyên của kinh Phế, theo cách phố i hợp Nguyên – Mộ để tăng Thổ s inh Kim, bổ ích Phế khí, tuyên Phế, hoá đờm; Cao hoang du bổ h ư, kháng lao; Túc tam lý là huyệt để làm mạ nh cơ thể, hợp vớ i Tỳ du, có tác dụng bổ trung khí là nguồn vận hoá, giúp tăng ch ức năng kiện vận; Khí hải, Trung quản bổ ích chính khí, phù chính, khứ tà). + Âm Dương Đều Hư: Tư âm, bổ dương, bồi nguyên, cố bản. Chọn huyệt của đường kinh túc Dương minh, túc Thái âm, Nhâm mạch và Bối du huyệt. Đại chuỳ, Phế du, Cao hoang du, Quan nguyên, Túc tam lý, Mệnh môn. (Đạ i chu ỳ là nơi hộ i của các đường kinh dương, có tác dụng ích khí, trợ dương; Quan nguyên, Mệnh môn phối hợp huyệt trước và sau (cơ thể) để khí hoá, sinh tinh; Phế du bổ Phế khí; Túc tam lý bổ trung ích khí; Cao hoang du phù chính, kháng lao). Hiện nay đã có thuốc đặc hiệ u chống lao nên chứng lao không còn là tứ chứng nan y như trước, nhưng dùng thuốc chống lao có kết hợp tr ị theo
- biện chứng luận trị, chứng lao phổi vẫn có lợi giúp sức khoẻ n gười bệnh chóng hồi phục và giảm được biến ch ứng do thuốc chống lao gây ra. Ngoài ra trị bệnh lao rất cần chế độ sinh hoạt điều độ, tinh thần thoải mái và chế độ ăn uống bổ dưỡng tốt, kiêng rượu, thuốc lá và nh ững thức ăn cay nóng có hạ i đến tân dịch của cơ thể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh Học Thực Hành: Bệnh gout
11 p | 188 | 26
-
Bệnh Học Thực Hành: Cơn đau thắt ngực (Angor Pectoris - Anginalsyndrome) & Thiếu máu cơ tim (Ischaemie Heart disease - Angine de poitrine)
10 p | 149 | 15
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Dạ dày đau
17 p | 160 | 14
-
Bệnh Học Thực Hành: Ung thư gan
12 p | 139 | 13
-
Bệnh Học Thực Hành: LUPUT BAN ĐỎ (Lupus Erythematosus, Lupus Erythemateux- LE)
6 p | 90 | 11
-
Bệnh Học Thực Hành: TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP - BAZEDOW
18 p | 121 | 11
-
Tài liệu Bệnh học thực hành: Dạ dày viêm mạn tính
12 p | 132 | 10
-
Bệnh Học Thực Hành: CƠN ĐAU QUẶN THẬN (Thận Giảo Thống)
7 p | 125 | 8
-
Bệnh Học Thực Hành: CHÍN MÉ (Giáp Sang – Paronychia – Paronychie)
4 p | 115 | 8
-
Bệnh Học Thực Hành: Kiết lỵ (Lỵ tật – Dysenterie - Dysentery)
20 p | 131 | 8
-
Bệnh Học Thực Hành: ĐỘNG MẠCH VIÊM TẮC (Thromboarteritis – Thromboartérite)
7 p | 102 | 7
-
Bệnh Học Thực Hành: HẬU MÔN RÒ
3 p | 113 | 6
-
Bệnh Học Thực Hành: LIÊM SANG (Hạ Chi Hội Dương – Ulcer Of Lower Limbs)
4 p | 77 | 6
-
Bệnh Học Thực Hành: CHÀM VÀNH TAI
2 p | 116 | 5
-
Bệnh Học Thực Hành: ÂM NANG HUYẾT THỦNG
4 p | 131 | 5
-
Bệnh Học Thực Hành: ÂM HÃN
3 p | 113 | 4
-
Bệnh Học Thực Hành: VIÊM QUẦNG (Erysipelas, Đơn Độc)
9 p | 115 | 4
-
Bệnh Học Thực Hành: ADDISON (A Đich Sâm Chứng - Addison)
8 p | 113 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn