Tham khảo tài liệu 'bệnh học thực hành: luput ban đỏ (lupus erythematosus, lupus erythemateux- le)', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bệnh Học Thực Hành: LUPUT BAN ĐỎ (Lupus Erythematosus, Lupus Erythemateux- LE)
- LUPUT BAN ĐỎ
(Lupus Erythematosus, Lupus Erythemateux- LE)
Đại Cương
Luput ban đỏ là một loại bệnh tổ chức liên kết mạn tính thường gặp. Vì vết ban đỏ
ngoài da có nhiều hình dạng hoặc như cánh bướm hoặc như mặt quỉ nên có tên gọi
Ban Đỏ Cánh Bướm (Hồng hồ điệp sang), Hoàng Ban Lang Sang, Mặt Quỉ Sang...
Đặc điểm của bệnh là phát sinh ở mặt và phần cơ thể lộ ra bên ngoài, da có ban đỏ,
phù, ban teo dạng bướm, bóc một lớp vảy, kèm theo sốt, đau khớp và những tổn
thương nội tạng, nữ mắc bệnh nhiều và tuổi từ 20 đến 40.
Thường chia làm 2 loại: Lupus ban đỏ dạng đĩa và Lupus ban đỏ hệ thống.
Nguyên Nhân
Chưa rõ. YHHĐ cho rằng cơ sở của bệnh là một phản ứng tự miễn do hình thành
các tự kháng nguyên tại các tổ chức đã bị biến đổi do nhiều nguyên nhân như cơ
học (chấn thương), hoá học (thuốc, hoá chất), lý học (tia xạ, nóng, lạnh), vi khuẩn,
vi rút. Cũng như trong quá trình tự miễn dịch nói chung, trong LE có vai trò của
các hệ thống tế bào miễn dịch T và B (mất cân bằng giữa Lympho T và Lympho
B).
Theo YHCT, Lupus là do tiên thiên bất túc, nội thương thất tình, Can khí uất trệ
gây nên âm dưưng khí huyết mất điều hoà, khí trệ huyết ứ gây tắc kinh lạc sinh
bệnh; hoặc thận tinh hư suy, hư hoả bốc lên, kèm theo cơ bì lỏng lẻo, phơi nắng
nóng xâm nhập gây ứ trệ mạch lạc; Hoặc do nhiệt độc tích tụ nung nấu dinh huyết,
- huyết mạch bị chấn thương, tạng phủ rối loạn gây nên bệnh. Bệnh vào thời kỳ cuối
thì thường âm sẽ làm tổn thương dương dẫn đến Tỳ Thận dương hư.
Triệu Chứng Lâm Sàng
1- LE Dạng Đĩa (Thể Mạn): là thể thường gặp nhất chiếm 75-80~ vị trí thường gặp
là mặt, da đầu, niêm mạc môi, lưng bàn tay, thường chỉ có khoảng 1-3 đám. Ba
triệu chứng cơ bản là ban đỏ, dày sừng, teo da.
. Ban đỏ là triệu chứng chính, sung huyết, có hình giãn mạch lăn tăn, đỏ cả đám
hoặc bị phủ từng chỗ do vẩy hoá sừng, hoặc chỉ có ở vùng ngoại vi.
. Dày sừng chủ yếu ở các lỗ chân lông giãn rộng thành từng điểm, từng chấm khô,
ráp, tại các lỗ chân lông.
. Sẹo teo được hình thành dần dần qua nhiều tháng năm, sẹo thành điểm nhỏ hoặc
đám đều đặn, lõm, màu trắng ngà, có ranh giới rõ, trên vết sẹo teo da có hình giãn
mạch lăn tăn, ấn lên tổn thương có cảm giác cộm ít nhiều và hơi đau, hình dáng
lâm sàng có thể đa dạng tuỳ theo vị trí: ở mặt thường trên sống mũi, gò má,vùng
trước tai đối xứng thành hình cánh bướm, ở da đầu thành vết đỏ có vẩy gắn chặt
hoặc có điểm dày sừng xen kẽ sẹo teo da, gây trụi tóc... Ngoài ra có những thể
khác như thể ban đỏ ly tâm, ban đỏ ngày càng lan rộng rồi chuyển thành thể hệ
thống. Thể dày sừng có vảy trắng như phấn hoặc sùi tăng gai như hạt cơm, thể da
đầu có vảy mỡ; Thể gồ cao thành đám đỏ.
2. LE Hệ Thống: là thể nặng nhất, có thể tiên phát hoặc thứ phát từ các thể khác
chuyển thành, ngày càng gặp nhiều hơn. Tổn thương đa dạng ở da, nội tạng và
nhiều cơ quan khác, có khi cấp diễn có khi từ từ, nhiều trường hợp tử vong sau thời
gian ngắn, có khi tiến triển mạn tính, lúc tăng lúc giảm thất thường. Tổn thương da
- và niêm mạc như thể trên nhưng đa dạng hơn, rộng khắp hơn, kèm theo các tổn
thương toàn thân như sốt, đau cơ, tổn thương khớp, nội tạng. Sốt thường là thấp,
nhiều lúc cao đến 40-41oC (lúc bệnh cấp diễn).
Đau khớp: khoảng có 90% đau các khớp to nhỏ chân tay, biển hiện viêm khớp
phong thấp, có khi dẫn đến teo cơ biến dạng, đau khớp cố định hoặc di chuyển.
Tổn thương nội tạng: 30-50% tổn thương tim mạch (viêm nội hoặc ngoại tâm mạc,
viêm cơ tim), 45-75% tổn thượng thận (viêm cầu thận, suy thận cấp), 25% biểu
hiện biến chứng tâm thần kinh (co giật, liệt nứa người, rối loạn tâm thần, viêm dây
thần kinh ngoại biên), 20-60% tổn thương phổi (viêm phổi, viêm màng phổi),
ngoài ra có thể kèm theo rối loạn tiêu hoá; viêm gan viêm lách, sưng hạch rải rác.
Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh có triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, nhiều khi
rất khó chẩn đoán, nhất là thể lupus không có tổn thương ngoài da, mà trên đây chỉ
giới thiệu 2 thể lâm sàng thường gặp.
Chẩn Đoán
Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng: ban đỏ, dày sừng, teo da, ban đỏ cánh
bướm. Một số xét nghiệm cần thiết: bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu thường hạ, tốc độ
lắng máu tăng, CPR (+), tăng alpha và bê ta globulin, Transaminaza thường tăng,
nước tiểu có albumin, hồng cầu, trụ niệu, xét nghiệm miễn dịch: globulin miễn
dịch IGG tăng cao, tế bào LE (+), tỷ lệ bổ thể trong máu thấp (dưới 50 UI)...
Chẩn đoán phân biệt với:
. LE dạng đĩa với lao da, á sừng liên cầu, vảy nến, nấm da, trứng cá đỏ...
. LE hệ thống với dị ứng thuốc, vảy nến, viêm bì cơ, viêm đa khớp dạng thấp...
- Điều Trị
a - Đối với LE dạng đĩa (thể mạn) phép trị chủ yếu là tư âm, dưỡng huyết, nhuận
da, dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm.
b - Đối với LE hệ thống, thường gặp có 5 thể, luận trị như sau:
+ Nhiệt Độc Thịnh : ban đỏ, sưng phù, có điểm ứ huyết, ứ ban, bọc huyết, kết mạc
mắt có điểm xuất huyết, sốt cao, bứt rứt, khát nước, táo bón, lưỡi đỏ thắm, rêu
vàng, mạch Hồng Sác.
Điều trị: Lương huyết, thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài Tê Giác Địa Hoàng Thang
gia giảm.
+ Âm Hư Hoả Vượng : da vùng bệnh đỏ sẫm, sốt kéo dài, lúc cao lúc thấp, môi
miệng khô, ù tai, hoa mắt, chân tay đau, mồ hôi trộm, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư âm, giáng hoả. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm.
+ Khí Trệ Huyết Ứ : da có điểm ứ huyết, ứ ban, ngực sườn tức, đau, chán ăn, gan
lách to, ấn đau, chất lưỡi đỏ, mạch Tế hoặc Sáp.
Điều trị: Sơ Can, giải uất, lý khí, hoạt huyết. Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Huyết
Phủ Trục Ứ Thang gia giảm.
+ Tâm Dương Bất Túc: ngực tức, hồi hộp hoặc đau nhói, bứt rứt, khó ngủ, miệng
khô, sợ lạnh, sắc mặt tái nhợt, lưỡi bệu, nhớt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế Nhược
hoặc Kết Đại.
Điều trị: Ích khí, dưỡng tâm. Dùng bài Sinh Mạch Tán hợp Linh Quế Truật Cam
Thang gia giảm.
- + Tỳ Thận Dương Hư: Ban đỏ không rõ hoặc không có, sốt nhẹ sợ lạnh, các khớp
đau nhức, tóc thưa, kinh nguyệt không đều hoặc tắt kinh, mệt mỏi, tự hãn, ra mồ
hôi trộm, tiêu lỏng, tiểu ít, lưỡi bệu, có dấu răng, mạch Nhu Tế.
Điều trị: Ôn thận, tráng dương, kiện tỳ, lợi thuỷ. Dùng bài Quế Phụ Bát Vị Hoàn,
Chân Vũ Thang gia giảm.
Thuốc Dùng Ngoài:
. Ban đỏ phù nóng, bôi Tam Hoàng Tẩy Tễ ngày 3-4 lần.
. Da khô hoặc teo ở vùng bệnh bôi Bạch Ngọc Cao ngày 2-3 lần.
Các Bài Thuốc Khác
+ Thanh Cao Tễ, mỗi viên 9g, mỗi ngày uống 36 - 54g; hoặc dùng Thanh Cao Tố
(chất chiết xuất Thanh cao) uống 0,3-0,6g, một liệu trình 2-3 tháng.
+ Tần Giao Hoàn Gia Giảm: Hoàng kỳ, Kê huyết đằng, Tần giao, Thục địa, Đan
sâm, Nữ trinh tử đều 30g, Hoàng tinh, Bạch thược, Đương quy đều 15g, Ô tiêu xà,
Bạch nhân sâm, Hoàng liên đều 6g, Liên tử tâm 12g, Ngọc trúc 9g, sắc uống.
Điều trị kết hợp : thuốc chích Đan sâm (mỗi 2ml có 4g thuốc sống), 4-8 ống, cho
vào dung dịch glucoza (55-10%) 500ml, truyền tĩnh mạch ngày 1 lần. Trường hợp
bệnh nặng có thể cho Hydrocortisone nhỏ giọt tĩnh mạch.
Điều Dưỡng
+ Loại trừ các yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh.
- + Chế độ ăn uống : tăng chất dinh dưỡng, kiêng chất cay nóng, chất kích thích, có
phù thì ăn nhạt.
+ Hạn chế sinh con, nếu có tổn thương nội tạng, không nên có con.
+ Trường hợp có sốt phải nghỉ tại giường, tránh mệt trong lao động.