intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THOÁI VỊ ĐĨA ĐỆM

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

131
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuộc phạm vi chứng Yêu Thống, Yêu Chuỳ Thống, Yêu Thống Liên Tất. Nguyên Nhân . Do chấn thương. . Do cảm phong, hàn, thấp, nhiệt. . Do tuổi già. . Do lao động quá sức. . Do sinh hoạt tình dục không điều độ. . Ảnh hưởng của bệnh mạn tính. Ngoại tà như phong, hàn, thấp, nhiệt bên ngoài xâm nhập vào làm cho kinh mạch ở vùng bị ngăn trở gây nên đau. Cũng có thể do tuổi già, suy yếu, lao động quá sức, sinh hoạt tình dục quá mức khiến cho các lạc mạch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THOÁI VỊ ĐĨA ĐỆM

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH THOÁI VỊ ĐĨA ĐỆM Thuộc phạm vi chứng Yêu Thống, Yêu Chuỳ Thống, Yêu Thống Liên Tất. Nguyên Nhân . Do chấn thương. . Do cảm phong, hàn, thấp, nhiệt. . Do tuổi già. . Do lao động quá sức. . Do sinh hoạt tình dục không điều độ. . Ảnh hưởng của bệnh mạn tính. Ngoại tà như phong, hàn, thấp, nhiệt bên ngoài xâm nhập vào làm cho kinh mạch ở vùng bị ngăn trở gây nên đau. Cũng có thể do tuổi già, suy yếu, lao động quá sức, sinh hoạt tình dục quá mức khiến cho các lạc mạch ở vùng
  2. lưng không được nuôi dưỡng, các đĩa đệm dần dần bị khô, cứng sẽ gây nên đau. Vùng lưng liên hệ đến Thận, nếu Thận suy yếu sẽ gây nên đau. Khí và huyết nếu không vận hành được sẽ khiến cho huyết bị ngưng trệ cũng gây nên đau. Chấn thương do tẽ ngã… làm cho huyết bị ứ lại, ảnh hưởng đến các kinh mạch, lạc mạch ở vùng lưng cũng gây nên đau. Biện Chứng Luận Trị + Thể Hàn Thấp: Đau ở vùng lưng, có cảm giác nặng ở lưng dưới, hoặc có cảm giác như ngồi vào chậu nước đá lạnh hoặc như có vật gì nặng đè vào lưng, tay chân lạnh, tay chana không có sức, ấn vào đau hơn, gặp lạnh hoặc thời tiết âm u thì đau tăng, chườm ấm nóng thì giảm đau, tiểu nhiều, nước tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhờn, mạch Trầm, Tế. Điều trị: Ôn kinh, tán hàn, trừ thấp, chỉ thống. Dùng bài Phụ Tử Ma Hoàng Quế Chi Thang gia vị: Xuyên ô, Phụ tử, Quế chi, Độc hoạt, Cát căn, Can khương đều 9g, Ma hoàng, cam thảo đều 6g, Tế tân 3g. (Ma hoàng, Quế chi, Cát cănTế tân, Độc hoạt khư phong, tán hàn. Ngoài ra, Quế chi, Độc hoạt ôn kinh, chỉ thống. Độc hoạt trừ phong ở chi dưới, Cát căn giải cơ, đặc biệt ở kinh Thái dương phần trên lưng. Độc hoạt và Cát căn là hai vị thuốc đặc hiệu để khu phong, chỉ thống ở vùng lưng. Cát
  3. căn thích hợp ở vùng lưng trên còn Độc hoạt tốt ở vùng lưng dưới. Xuyên oo, Phụ tử, Can khương Tế tân và Quế chi tán hàn, trừ thấp, chỉ thống. Phụ tử và Tế tân có tác dụng giảm đau mạnh. Cam thảo điều hoà các vị thuốc, ngăn chận bớt độc tính của Phụ tử. Thận hư thêm Tang ký sinh, Tục đoạn đều 9g. Cảm thấy nặng ở vùng lưng dưới thêm Thương truật 9g. Tỳ hư thêm Bạch truật, Phục linh đều 12g. Huyết ứ thêm Xích thược 9g, Nhũ hương, Một dược đều 9g. Nếu do phong hàn gây đau lan xuống gối hoặc lan qua hông sườn thêm Khương hoạt và Phòng phong. Châm Cứu Nếu nhân đĩa đệm lồi ra ngoài, châm xiên huyệt Giáp tích, tuỳ theo vị trí tổn thương mà chọn huyệt ở vùng trên dưới chỗ đó. Dùng phép châm tả và cứu. Nếu nhân đĩa đệm tụt vào, đè vào dây thần kinh, châm huyệt Giáp tích đối diện với bên đau của chỗ thoái vị. Dùng phương pháp châm tả và cứu. Thêm Giáp tích gần vùng đau như Mệnh môn, Yêu dương quan, Huyền xu, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, A thị huyệt. Châm tả và cứu.
  4. Nếu đau dọc theo đường kinh Bàng quang, thêm Uỷ trung hoặc Côn lôn. Đau giữa cột sống them Trường cường, Nhân trung hoặc Hậu khê. Đau cả hai bên và ở giữa: thêm Thân mạch, Hậu khê. Đau vùng mông, thêm Trật biên, Hoàn khiêu. Đau lạnh vùng lưng dưới, mông và chân: cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Đau quanh mặt ngang đùi thêm Phong thị. Đau mặt sau đùi, thêm Ân môn. Đau mặt ngoài cẳng chân, thêm Dương lăng tuyền, Huyền chung. Đau bắp chân thêm Thừa sơn. Chân lạnh, cứu Mệnh môn. Lưng và chân không có sức, thêm Phục lưu. Rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Lưng và háng đau thêm Bạch hoàn du, Cư liêu. Đau vùng xương cùng thêm Âm bao, Cư liêu hoặc Bát liêu. + Thể Phong Thấp: lưng đau trên dưới không nhất định nhưng thay đổi. Vùng lưng đau thường kèm nặng và chuyển xuống dưới các ngón chân, kèm mất cảm giác, thay đổi theo thời tiết, sợ gió, sợ lạnh, cơ thể nặng nề, lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi vàng, mạch Phù, Tế, Huyền. Điều trị: khu phong, hoá thấp, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Độc Hoạt Ký Sinh Thang: Tang ký sinh 18g, Thục địa 15, Đương quy, Đảng sâm, Phục linh, Tần giao, Đỗ trọng đều 12g, Độc hoạt, Phòng phong, Xuyên khung, Bạch thược, Ngưu tất đều 9g, Tế tân, Nhục quế, Cam thảo đều 3g.
  5. (Tang ký sinh, Độc hoạt, Tần giao, Phong phong, Tế tân và Xuyên khung khu phong, hoá thấp, thông kinh, hoạt lạc; Tang ký sinh, Thục địa, Ngưu tất tư bổ Can Thận, làm mạnh gân xương; Thục địa, Đương quy, Bạch thược dưỡng Can huyết, mạnh gân; Đỗ trọng bổ Thận, bổ gân xương; Nhục quế ôn kinh, thông kinh lạc; Đảng sâm, Phục linh, Chích thảo bổ cho hậu thiên để thu nhận và nuôi dưỡng tinh khí tiên thiên. Độc hoạt chuyên trị bệnh ở chi dưới, còn Ngưu tất dẫn thuốc xuống chi dưới; Tế tân giảm đau rất hay; Bạch thược thư cân; Đỗ trọng là thuốc đặc hiệu để trị bệnh ở lưng). Có cảm giác nặng, thêm Thương truật, Uy linh tiên đều 9g; Cử động khó khăn thêm Lạc thạch đằng, Hải phong đằng đều 9g; Thận hư nạng thêm Câu kỷ, Tục đoạn đều 9g; Tỳ hư thêm Bạch truật 12g; Huyết ứ thêm Xích thược 9g, Nhũ hương, Một dược đều 6g. Châm Cứu Nếu nhân đĩa đệm lồi ra ngoài, châm xiên huyệt Giáp tích, tuỳ theo vị trí tổn thương mà chọn huyệt ở vùng trên dưới chỗ đó. Dùng phép châm tả và cứu. Nếu nhân đĩa đệm tụt vào, đè vào dây thần kinh, châm huyệt Giáp tích đối diện với bên đau của chỗ thoái vị. Dùng phương pháp châm tả và cứu.
  6. Thêm Giáp tích gần vùng đau như Mệnh môn, Yêu dương quan, Huyền xu, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, A thị huyệt. Châm tả và cứu. Nếu đau dọc theo đường kinh Bàng quang, thêm Uỷ trung hoặc Côn lôn. Đau giữa cột sống them Trường cường, Nhân trung hoặc Hậu khê. Đau cả hai bên và ở giữa: thêm Thân mạch, Hậu khê. Đau vùng mông, thêm Trật biên, Hoàn khiêu. Đau lạnh vùng lưng dưới, mông và chân: cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Đau quanh mặt ngang đùi thêm Phong thị. Đau mặt sau đùi, thêm Ân môn. Đau mặt ngoài cẳng chân, thêm Dương lăng tuyền, Huyền chung. Đau bắp chân thêm Thừa sơn. Chân lạnh, cứu Mệnh môn. Lưng và chân không có sức, thêm Phục lưu. Rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Lưng và háng đau thêm Bạch hoàn du, Cư liêu. Đau vùng xương cùng thêm Âm bao, Cư liêu hoặc Bát liêu. + Thể Thấp Nhiệt: Thắt lưng luôn đau kèm cảm giác nóng, thắt lưng sưng, nặng, không thể cuí về phía trước hoặc ngả ra sau được, bứt rứt, ra mồ hôi, khát, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, tiểu buốt, táo bón, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch Sác, Hoạt hoặc Nhu Hoạt.
  7. Điều trị: Thanh nhiệt, hoá thấp, chỉ thống. Dùng bài Tứ Diệu Hoàn Gia Vị: Ý dĩ nhân 30g, Thương truật, Ngưu tất đều 12g, Hoàng bá, Tần giao đều 9g. (Thương truật táo thấp; Hoàng bá cũng táo thấp, thanh nhiệt ở hạ tiêu. Hai vị này phối hợp có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp ở hạ tiêu. Ngưu tất dẫn thuốc đi xuống; Ý dĩ nhân giúp lợi thấp; Thương truật với Tần giao chỉ thống. Tần giao được coi là thuốc đặc hiệu đối với cột sống). Nặng nề vùng lưng thêm Hán phòng kỷ, Mộc qua đều 9g. Nếu khát, nước tiểu vàng thêm Liên kiều, Chi tử đều 9g, Mộc thông 3g. Âm hư, họng khô, miệng khô, khó chịu về đêm, thắt lưng mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, thêm Thục địa 12g, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo đều 9g. Cử động khó khăn thêm Lạc thạch đằng, Hải phong đằng đều 9g. Thận hư nặng, thêm Câu kỷ, Tục đoạn đều 9g. Tỳ hư thêm Bạch truật, Phục linh đều 12g. Huyết ứ thêm Xích thược 9g, Nhũ hương, Một dược đều 6g. Châm Cứu Nếu nhân đĩa đệm lồi ra ngoài, châm xiên huyệt Giáp tích, tuỳ theo vị trí tổn thương mà chọn huyệt ở vùng trên dưới chỗ đó. Dùng phép châm tả và cứu.
  8. Nếu nhân đĩa đệm tụt vào, đè vào dây thần kinh, châm huyệt Giáp tích đối diện với bên đau của chỗ thoái vị. Dùng phương pháp châm tả và cứu. Thêm Giáp tích gần vùng đau như Mệnh môn, Yêu dương quan, Huyền xu, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, A thị huyệt. Châm tả và cứu. Nếu đau dọc theo đường kinh Bàng quang, thêm Uỷ trung hoặc Côn lôn. Đau giữa cột sống them Trường cường, Nhân trung hoặc Hậu khê. Đau cả hai bên và ở giữa: thêm Thân mạch, Hậu khê. Đau vùng mông, thêm Trật biên, Hoàn khiêu. Đau lạnh vùng lưng dưới, mông và chân: cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Đau quanh mặt ngang đùi thêm Phong thị. Đau mặt sau đùi, thêm Ân môn. Đau mặt ngoài cẳng chân, thêm Dương lăng tuyền, Huyền chung. Đau bắp chân thêm Thừa sơn. Chân lạnh, cứu Mệnh môn. Lưng và chân không có sức, thêm Phục lưu. Rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Lưng và háng đau thêm Bạch hoàn du, Cư liêu. Đau vùng xương cùng thêm Âm bao, Cư liêu hoặc Bát liêu. Thêm Âm lăng tuyền, Dương lăng tuyền, Hành gian, Nội đình. (Âm lăng tuyền là huyệt đặc hiệu để trừ thấp. Nội đình là huyệt đặc hiệu để thanh nội nhiệt. Hai huyệt phối hợp có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp
  9. toàn thân. Hành gian là hoả huyệt của đường kinh Can, Dương lăng tuyền là huyệt hợp của kinh Đởm, hai huyệt này có tác dụng trừ thấp nhiệt, đặc biệt do Mộc gây nên). + Thể Thận Hư: Vùng thắt lưng đau ê ẩ m, bước đi làm như không có sức, đứng lâu chân như muốn khuỵ xuống, khi mệt mỏi thì khó chịu hơn, nằm hoặc nghỉ ngơi, xoa bóp thì dễ chịu hơn, ngũ tâm phiền nhiệt, sốt về chiều, mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác. Điều trị: Bổ Thận, tư âm, giáng hoả, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Tả Quy Hoàn gia giảm: Thục địa, Đỗ trọng đều 12g, Sơn dược, Sơn thù du, Câu kỷ tử, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Tang ký sinh đều 9g, Lộc giác giao, Quy bản giao đều 6g. (Thục địa, Sơn dược, Sơn thù bổ Thận âm; Câu kỷ tử, Ngưu tất, Tang ký sinh, Quy bản giao ích tinh, bổ âm, tráng cốt, làm mạnh lưng; Lộc giác giao, Đỗ trọng, Thỏ ty tử bổ Thận, tráng d ương, mạnh gân xương; Lộc giác giao, Quy bản giao, Thỏ ty tử, Thục địa, Câu kỷ tử ích tinh, mnạh gân xương; Đỗ trọng là vị thuốc chuyên trị đau lưng, hợp với Tang ký sinh có tác dụng trị thoái vị; Ngưu tất dẫn thuốc đi xuống).
  10. Chóng mặt, ù tai, hồi hộp, mất ngủ thêm Thạch quyết minh 12g, Long cốt, Mẫu lệ. Tâm hư miệng và họng khô, ra mồ hôi trộm, thêm Hoàng bá, Tri mẫu đều 9g. Cử động khó khăn thêm Ty qua lạc, Lạc thạch đằng đều 9g. Khí trệ, huyết ứ thêm Nhũ hương, Một dược đều 6g. Kèm đờm thấp, thêm Tần giao, Khương hoạt đều 12g. Tỳ hư thêm Bạch truật, Phục linh đều 12g. Châm cứu Nếu nhân đĩa đệm lồi ra ngoài, châm xiên huyệt Giáp tích, tuỳ theo vị trí tổn thương mà chọn huyệt ở vùng trên dưới chỗ đó. Dùng phép châm tả và cứu. Nếu nhân đĩa đệm tụt vào, đè vào dây thần kinh, châm huyệt Giáp tích đối diện với bên đau của chỗ thoái vị. Dùng phương pháp châm tả và cứu. Thêm Giáp tích gần vùng đau như Mệnh môn, Yêu dương quan, Huyền xu, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, A thị huyệt. Châm tả và cứu. Nếu đau dọc theo đường kinh Bàng quang, thêm Uỷ trung hoặc Côn lôn. Đau giữa cột sống them Trường cường, Nhân trung hoặc Hậu khê. Đau cả hai bên và ở giữa: thêm Thân mạch, Hậu khê. Đau vùng mông, thêm Trật biên, Hoàn khiêu. Đau lạnh vùng lưng dưới, mông và chân: cứu Trật biên,
  11. Thừa phò, Thừa sơn. Đau quanh mặt ngang đùi thêm Phong thị. Đau mặt sau đùi, thêm Ân môn. Đau mặt ngoài cẳng chân, thêm Dương lăng tuyền, Huyền chung. Đau bắp chân thêm Thừa sơn. Chân lạnh, cứu Mệnh môn. Lưng và chân không có sức, thêm Phục lưu. Rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Lưng và háng đau thêm Bạch hoàn du, Cư liêu. Đau vùng xương cùng thêm Âm bao, Cư liêu hoặc Bát liêu. Thêm Phục lưu và Tam âm giao. (Phục lưu phối Tam âm giao có tác dụng bổ Thận, dưỡng âm, thanh nhiệt). Hoả của Tâm, Thận bốc lên gây nên kém ngủ, mộng tinh, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, thêm Dũng tuyền, Tâm du để dẫn hoả xuống. Tai ù thêm Thính hội. Họng sưng đau thêm Chiếu hải. + Thận Dương Hư: Lưng đau ê ẩm, nghỉ ngơi hoặc nằm, xoa bóp, chườm ấm thì đỡ hơn, lưng tê, mất cảm giác, đi hoặc đứng chân như không còn sức, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng lạnh, hơi thở ngắn, da mặt xanh xám, nước tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế, không lực.
  12. Điều trị: Bổ Thận, tráng dương, ôn kinh, tán hàn. Dùng bài Hữu Quy Hoàn gia giảm: Thục địa 12g, Đỗ trọng Thỏ ty tử, Tục đoạn, Lộc giác giao, Sơn dược, Câu kỷ tử, Cẩu tích, Sơn thù đều 9g, Đương quy 8g, Phụ tử 3g. (Thục địa, Sơn thù, Sơn dược bổ Thận, dưỡng âm; Câu kỷ tử bổ âm, trợ dương, dựa theo ý ‘Âm và dương cùng chung một nguồn’; Lộc giác giao, Đỗ trọng, Thỏty tử, Tục đoạn, Cẩu tích v à Phụ tử ôn bổ Thận dương, làm mạnh lưng; Ngoài ra, Tục đoạn hoạt huyết, dưỡng cân; Đỗ trọng là thuốc chủ yếu trị đau lưng; Cẩu tích tác động vào cột sống; Lộc giác giao ích tinh, mạnh xương; Phụ tử ôn kinh, chỉ thống; Đương quy hoạt huyết, hoá ứ, chỉ thống, dưỡng Can huyết để làm cho mạnh gân). Trung khí hạ hãm và cảm giác âm ỉ ở vùng đau, bỏ Câu kỷ tử, Đương quy, thêm Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm, Bạch truật đều 9g, Sài hồ, Thăng ma đều 3g. Khí trệ, huyết ứ, thêm Nhũ hương, Một dược đều 6g, tăng Đương quy lên 9g. Có dấu hiệu hàn thấp, thêm Tần giao, Độc hoạt, Khương hoạt đều 9g. Tỳ hư thêm Bạch truật, Phục linh đều 12g. Châm cứu
  13. Nếu nhân đĩa đệm lồi ra ngoài, châm xiên huyệt Giáp tích, tuỳ theo vị trí tổn thương mà chọn huyệt ở vùng trên dưới chỗ đó. Dùng phép châm tả và cứu. Nếu nhân đĩa đệm tụt vào, đè vào dây thần kinh, châm huyệt Giáp tích đối diện với bên đau của chỗ thoái vị. Dùng phương pháp châm tả và cứu. Thêm Giáp tích gần vùng đau như Mệnh môn, Yêu dương quan, Huyền xu, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, A thị huyệt. Châm tả và cứu. Nếu đau dọc theo đường kinh Bàng quang, thêm Uỷ trung hoặc Côn lôn. Đau giữa cột sống thêm Trường cường, Nhân trung hoặc Hậu khê. Đau cả hai bên và ở giữa: thêm Thân mạch, Hậu khê. Đau vùng mông, thêm Trật biên, Hoàn khiêu. Đau lạnh vùng lưng dưới, mông và chân: cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Đau quanh mặt ngang đùi thêm Phong thị. Đau mặt sau đùi, thêm Ân môn. Đau mặt ngoài cẳng chân, thêm Dương lăng tuyền, Huyền chung. Đau bắp chân thêm Thừa sơn. Chân lạnh, cứu Mệnh môn. Lưng và chân không có sức, thêm Phục lưu. Rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Lưng và háng đau thêm Bạch hoàn du, Cư liêu. Đau vùng xương cùng thêm Âm bao, Cư liêu hoặc Bát liêu.
  14. Thêm Mệnh môn, Phục lưu. (Mệnh môn và Phục lưu để ôn Thâïn, tán hàn). Tai ù thêm cứu Nhĩ môn; Chóng mặt cứu Bá hội; Mộng tinh cứu Trật biên; Dương vong thêm Thái khê, Tam âm giao để bổ dương tư âm. + Khí Trệ Huyết Ứ: Đau chói vùng lưng và chân, đau cố định một chỗ, ngày nhẹ, đêm nặng. Ấn vào cột sống nhiều khi đau không chịu nổi. Có khi đau lan xuống chân, làm cho chân mất cảm giác, di chuyển khó, táo bón, lưỡi đỏ tím hoặc có vết ban đỏ, mạch Trầm, Sáp, Huyền. Điều trị: Hành khí, hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống. Dùng bài Thân Thống Trục Ứ Thang gia giảm: Tục đoạn 12g, Cốt toái bổ, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Khương hoạt, Nhũ hương, Đương quy, Ngưu tất, Địa long, Tần giao đều 9g, Xương bồ 6g, Cam thảo 3g. (Đào nhân, Hồng hoa, Nhũ hương, Đương quy, Xuyên khung, Ngưu tất hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Tục đoạn, Cốt toái bổ hoạt huyết, bổ Thận, mạnh gân xương; Xương bồ hành khí, hoạt huyết; Khương hoạt, Xuyên khung, Tần giao chỉ thống; Nhũ hương, Địa long thông kinh, chỉ thống; Cam thảo điều hoà các vị thuốc).
  15. Khí trệ, huyết ứ do phong thấp, thêm Độc hoạt, Uy linh tiên, Phòng phong đều 9g; Do chấn thương thêm Tam thất 3g, Tô mộc 9g hoặc Vân Nam Bạch Dược. Thắt lưng đau kèm kinh nguyệt không đều, thay bài Thân Thống Trục Ứ Thang bằng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Tục đoạn, Đương ưuy, Xuyên khung, đều 12g, Đào nhân, Hồng hoa, Thục địa, Bạch thược, Hương phụ đều 9g, Sài hồ 6g. Thận hư thêm Ngũ gia bì 15g, Tang ký sinh, Cẩu tích đều 9g. Tỳ hư thêm Bạch truật, Phục linh đều 12g. Chi dưới tê, mất cảm giác thêm Thổ miết trùng, Ô tiêu xà đều 6g, Ngô công 3g. Châm cứu A thị huyệt, Thuỷ câu, Uỷ trung. Châm A thị huyệt trung b ình 20 phút, vê kim, sau khi rút kimchâm Thuỷ câu và Uỷ trung, châm tả, đồng thời bảo người bệnh làm một số động tác như xoay, cúi, ngửa cho đến khi hết đau. Nếu vẫn chưa bớt, thêm Tam âm giao, Hợp cốc. (A thị huyệt hoạt huyết, thông kinh; Thuỷ câu (Nhân trung) và Uỷ trungthông mạch Đốc và kinh túc Thái dương).
  16. Nếu nhân đĩa đệm lồi ra ngoài, châm xiên huyệt Giáp tích, tuỳ theo vị trí tổn thương mà chọn huyệt ở vùng trên dưới chỗ đó. Dùng phép châm tả và cứu. Nếu nhân đĩa đệm tụt vào, đè vào dây thần kinh, châm huyệt Giáp tích đối diện với bên đau của chỗ thoái vị. Dùng phương pháp châm tả và cứu. Thêm Giáp tích gần vùng đau như Mệnh môn, Yêu dương quan, Huyền xu, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, A thị huyệt. Châm tả và cứu. Nếu đau dọc theo đường kinh Bàng quang, thêm Uỷ trung hoặc Côn lôn. Đau giữa cột sống thêm Trường cường, Nhân trung hoặc Hậu khê. Đau cả hai bên và ở giữa: thêm Thân mạch, Hậu khê. Đau vùng mông, thêm Trật biên, Hoàn khiêu. Đau lạnh vùng lưng dưới, mông và chân: cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Đau quanh mặt ngang đùi thêm Phong thị. Đau mặt sau đùi, thêm Ân môn. Đau mặt ngoài cẳng chân, thêm Dương lăng tuyền, Huyền chung. Đau bắp chân thêm Thừa sơn. Chân lạnh, cứu Mệnh môn. Lưng và chân không có sức, thêm Phục lưu. Rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Lưng và háng đau thêm Bạch hoàn du, Cư liêu. Đau vùng xương cùng thêm Âm bao, Cư liêu hoặc Bát liêu.
  17. Một số vị thuốc có hiệu quả cao đối với cột sống, đặc biệt đối với trường hợp thoái vị là: . Cẩu tích: có tác dụng rất cao trong trường hợp Thận dương hư. . Tang ký sinh: Thận âm hư. . Đỗ trọng: Thận âm và Thận dương hư, các trường hợp Hàn, nhiệt đều dùng được. . Tần giao: dùng trong trường hợp do phong thấp, Tâm hư.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2