Bệnh ký sinh trùng não - bệnh lây lan qua đường ăn uống và tiêu hoá
lượt xem 3
download
Thời điểm cận Tết cũng là lúc chúng ta cần đề phòng với nguy cơ của nhiều loại bệnh tật, chủ yếu là các bệnh lây lan qua đường ăn uống và tiêu hoá. Bệnh tật không chỉ xuất phát từ các nguồn thực phẩm không an toàn như lợn bệnh, gà cúm…mà ngay cả trong từng loại thịt,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh ký sinh trùng não - bệnh lây lan qua đường ăn uống và tiêu hoá
- Bệnh ký sinh trùng não - bệnh lây lan qua đường ăn uống và tiêu hoá BS Văn Đức
- Bệnh ký sinh trùng não - bệnh lây lan qua đường ăn uống và tiêu hoá BS Văn Đức Thời điểm cận Tết cũng là lúc chúng ta cần đề phòng với nguy cơ của nhiều loại bệnh tật, chủ yếu là các bệnh lây lan qua đường ăn uống và tiêu hoá. Bệnh tật không chỉ xuất phát từ các nguồn thực phẩm không an toàn như lợn bệnh, gà cúm…mà ngay cả trong từng loại thịt, cá khỏe mạnh cũng có chứa vô số mầm bệnh âm thầm, nguy hiểm khác nhau, do các loại sinh vật cực nhỏ đựơc gọi là ký sinh trùng, gây ra Ngoài các căn bệnh giun sán và các ảnh hửơng tai hại về đường ruột, gần đây báo chí trong nước lên tiếng cảnh báo bệnh ký sinh trùng não đang có chiều gia tăng đột biến ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng não là gì? Cách phòng và trị ra sao? Mời quý vị cùng TM tìm hiểu qua cuộc trao đổi với bác sĩ Văn Đức , chuyên khoa ngoại thần kinh tại Sài Gòn Và bây giờ xin nhừơng lời cho Bác Sĩ Đức. Hiện giờ nhiều người bệnh vào bệnh viện cũng nhiều, bị đau bụng, rồi buồn nôn, sốt, nhứt là có những khối u di động trên khắp cơ thể, ở dưới da. Mấy
- cái đó thường thuờng do loại giun, gọi là giun đầu gai, con đực cỡ chừng 10 đến 25 milimet, còn con cái chừng 25 dến 54 milimet. Ở đầu nó phình to và nó có 4 hay 8 hàng móc, cho nên người ta gọi là "giun đầu gai". Nó đi vào gan, vào mấy tạng trong bụng, nó đi vào mắt, đi vào dưới da, đi vào phổi, đi vào não, đi vào tuỷ sống. Nói chung là nó đi rất là nhiều nơi nên vấn đề điều trị nhiều khi cũng khó khăn. Đường lây lan Dạ. Trước khi nói về vấn đề điều trị, xin được hỏi thăm Bác Sĩ là các nguồn lây bệnh chủ yếu hiện nay, có nghĩa là đường lây lan của bệnh này như thế nào ? Thường thường ở vùng Đông Nam Á người ta hay ăn gỏi cá sống, hoặc nhiều khi người ta nướng cá, nướng trui cũng không được chín lắm, hoặc làm mắm này kia bằng thịt sống, cho nên con giun nó tồn tại trong thịt. Như vậy là nguồn lây bệnh chủ yếu là do giun sán từ các loại thịt sống, cá sống ? Dạ. Thường thường là mấy con giun sống ở bao tử của động vật như là chó, mèo, chim. Sau đó mấy con vật đó đi tiêu ra, rồi mấy con lăng quăng đỏ ăn trứng giun này, sau đó mấy con ếch, con tôm, con lươn nó ăn lăng quăng. Như vậy nếu mình ăn mấy con cá, tôm, ếch, lưon mà không nấu chín thì mình sẽ bị nhiễm giun. Như vậy đường lây lan chủ yếu của bệnh này là từ đường tiêu hoá ? Bởi vì con giun này nó hay ở chỗ thành của dạ dày, nó làm viêm dạ dày, rồi có thể nó đi xuyên qua thành dạ dày, rồi nó mới đi rải ra nhiều nơi trong cơ thể. Nó nằm trong bụng thì nó hay gây đau bụng cấp tính này kia. Có khi nó gây viêm tuỷ cấp. Nhưng mà, thưa Bác Sĩ, bệnh lây nhiễm từ đường tiêu hoá nhưng làm cách nào nó lại ảnh hưởng đến não, thì xin Bác Sĩ phân tích thêm. Bởi vì con giun này nó hay ở chỗ thành của dạ dày, nó làm viêm dạ dày, rồi
- có thể nó đi xuyên qua thành dạ dày, rồi nó mới đi rải ra nhiều nơi trong cơ thể. Nó nằm trong bụng thì nó hay gây đau bụng cấp tính này kia. Có khi nó gây viêm tuỷ cấp. Và nặng nhứt là lên tới não phải không ạ ? Nặng nhứt là não. Trưòng hợp nó vô mắt thì bác sĩ trong bệnh viện có thể gắp con giun đó ra từ mắt. Bệnh có khả năng lây từ người sang người không ạ? Người chỉ là trung gian thôi, tức là mình mang con giun đó, mình đi cầu thì phân đó nếu người ta sử dụng làm phân tươi (hay phân Bắc) để bón cây thì nó sẽ là nguồn lây lan. Tức là khi mà có tiếp xúc trực tiếp với nguồn phân bón đó thì cũng có thể bị lây, thưa Bác Sĩ? Dạ. Dấu hiệu nhận biết Hồi nãy Bác Sĩ có cho biết các dấu hiệu nhận biết bệnh, nhưng xin Bác Sĩ cho biết thêm cách xử trí khi có những dấu hiệu này thì như thế nào? Thường thường có một cái là mình rất dễ lộn bởi vị nó nhiều khi ở dưới da gây ngứa và nổi dày lên làm mình tưởng đâu là bị dị ứng. Nhưng mà khi mình thấy có vật gì di động dưới da thì mình phải nghĩ đến giun. Nếu mình nhạy một chút thì mình đi thử máu thì sẽ có dương tính về giun. Tức là phải đi đến thăm khám ở cơ sở y tế thì mới biết được. Dạ. Nhưng mà đối với bệnh nhân ngay tại nhà khi họ phát hiện ra những dấu hiệu đó thì lời khuyên của bác sĩ là họ có cần ra tiệm thuốc, vì mình biết là ở Việt Nam có thói quen là khi mình nghi nhiễm giun san thì ra tiệm mua thuốc giun sán về điều trị.
- Cái này thì nên đến cơ sở y tế để người ta chẩn đoán vì cái bệnh này quá đa dạng, vì con giun nó đi nhiều nơi nên có nhiều dạng, nhiều triệu chứng khác nhau. Nếu lên não thì nhiều khi xuất huyết não, hôn mê. Nếu ở tuỷ, viêm tuỷ thì nhiều khi liệt tứ chi. Vì có nhiều triệu chứng cho nên phải đến bác sĩ để người ta chẩn đoán. Rồi thuốc vì con giun nó di động, đi nhiều chỗ, cho nên cũng khó diệt nó. Thành ra thuốc thì phái xài đúng liều lượng, chứ nếu không thì thuốc đó không hiệu quả và lại độc cho cơ thể người bệnh. Xin cũng được hỏi thăm Bác Sĩ là bệnh nhiễm ký sinh trùng não, tầm nguy hiểm của nó ra sao? Nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng gì ? Lên trên não có thể làm xuất huyết, có thể gây bệnh động kinh, bệnh phù não. Cái thói quen của mình là ăn những thứ gỏi cá sống, mắm thịt sống. Nhiều khi vấn đề phân từ chó, từ mèo mà nếu chúng ta không quản lý kỹ thì nguồn phân đó có thể lây lan. Nhứt là lăng quăng đỏ hay ăn trứng mấy con giun này lắm, cho nên mình phải tìm cách diệt lăng quăng, chứ nếu không thì lăng quăng sinh ra nhiều quá thì nguồn bệnh sẽ nhiều. Có thể dẫn tới tử vong không ạ? Có thể có chớ. Có nhiều khi chúng tôi phải mở hộp sọ ra, vô tới não nhiều khi chúng tôi phải sinh thiết vì có nhiều khi nó lộn với bệnh khác. Thế thì có nhiều khi phải dùng tới phương pháp đó mới xác định được cái chẩn đoán. Xin Bác Sĩ cho biết là khi là khi phát hiện bệnh nhiễm ký sinh trùng não thì phương pháp điều trị hiện nay ra sao? Uống bằng thuốc hay điều trị dài hạn tại bệnh viện, và thời gian cùng chi phí như thế nào? Xin Bác Sĩ cho biết thêm. Có nhiều trường hợp mình thấy được duới da hay trên mắt, mình thấy được con giun mình gắp nó ra thì rất là tiện. Nhưng mà không phải lúc nào cũng gặp cái may như vậy, thành ra thường thường tôi có những loại thuốc chống giun như là thuốc của mấy hãng Glaxo v.v. uống ngày chừng 2 viên.
- Rồi có khi tôi cho uống nhiều đợt. Liên quan tới não có khi chúng tôi mổ. Chúng tôi xác định bệnh rồi gửi bên mấy nhà chuyên điều trị ký sinh trùng. Điều trị Thưa Bác Sĩ, những ca điều trị ký sinh trùng não thì có phải nằm viện không? Chi phí có cao không? Phải nằm viện, bởi vì ít lắm là phải chẩn đoán. Người bác sĩ phải nhạy về bệnh này chớ không thì lộn với bệnh khác, tỷ dụ cho thuốc điều trị với bệnh dị ứng nỏi mề đay thì nó sẽ không có hiệu quả. Cho nên phải lấy máu để thử. Ở Bệnh Viện Gia Định thử máu dương tính nhiều lắm. Có đến 50% mẩu thử dương tính với ký sinh trùng. Thưa Bác Sĩ, một người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng não thì có hy vọng đuợc chữa trị dứt điểm, khỏi hẳn hay không? Và sau khi điều trị thì có nguy cơ để lại di chứng hay không ? Dạ có chớ. Bị động kinh. Nêú mà viêm tuỷ có nhiều khi liệt bởi vì do xuất huyết làm phù những mô thần kinh. Việc phẫu thuật cận thị nếu mình muốn phẫu thuật thì mục tiêu của mình là như thế nào, bởi vì phương pháp điều trị cận thị hiện nay có hai phưong pháp cơ bản, tức là đeo kiếng, mà đeo kiếng thì đeo kiếng gọng và contact lens, và thứ hai là phẫu thuật. Thế thì bây giờ nếu như vì lý do gì đó mà không muốn đeo kiếng, vì đeo kiếng xấu quá chẳng hạn thì mình mới nên phẫu thuật. Cái đó là do không điều trị kịp thời, nhưng mà nếu sau diều trị rồi thì có di chứng như vậy không ạ? Có thể có, thành ra về sau tay chân phải tập lại vật lý trị liệu, cũng tương đối cực đó. Cai đó là tôi mới nói phần nhiễm về giun thôi, nhưng mà nó còn nhiễm nhiều loại khác nữa. Ví dụ bây giờ có những người bị bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh AIDS, thì có khi họ bị nhiễm những con gọi là protosia, có thể nó gây áp-xe não này kia, thì mấy cái đó rất nặng cho bệnh nhân và cũng có thể gây tử vong vì người bệnh đã suy giảm rmiễn dịch rồi. Cái tỷ lệ tử vong thì cao. Tỷ lệ những người bị di chứng về thần kinh cũng còn nhiều
- lắm. Nghĩa là bệnh này cực kỳ nguy hiểm. Và cũng xin Bác Sĩ là trứơc khi kết thúc chương trình cung xin Bác Sĩ một vài lời khuyên từ giới chuyên môn giúp cho bà con có thể phòng bệnh một cách hữu hiệu để tránh bị nhiễm ký sinh trùng não. Chuyện phòng ngừa thì bây giờ tôi thấy ở ngoài đường cũng có nhiều cái bảng ghi khẩu hiệu là mình ăn thì phải nấu chín, nước thì phải nấu sôi. Nếu mà mình có thói quen ăn thức ăn sống thì khi làm gỏi phải ngâm vô giấm tối thiểu cũng phải 5-6 tiếng, chứ còn mới ngâm mà mình ăn liền thì mây con ký sinh có thể tồn tại được. Rồi quản lý chó méo nuôi trong nhà. Vấn đè phân mình phải giải quyết cho sạch sẻ. Đừng để nó đi tiêu bừa bãi, nó có thể là nguồn lây lan. Tránh dùng phân tươi làm phân bón. Nhiều nơi hãy còn thói quen dùng phân tươi làm phân bón để trồng trọt thì rất dễ lây lan ký sinh trùng. Với lại mình phải làm sao diệt được mấy con lăng quăng, đừng để lăng quăng phát triển vì đó cũng là nguồn gây bệnh. Bệnh này chủ yếu do điều kiện vệ sinh thì chắc là các vung nông thôn bị nhiều hơn là ở thành thị, phải không ạ? Vâng. Đúng rồi. Nhứt là hiện giờ mình phải giáo dục người dân vì cái đó rất là quan trọng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bác Sĩ đã dành thời gian cũng như những thông tin rất là bổ ích, giúp chũng tôi thực hiện chương tình này. Cũng cảm ơn cô đã giúp chúng tôi loan những thông tin như thế này. Người dân mà nghe Đài thì hy vọng họ cũng rút ra được những đỉều cần biết để ngăn ngừa bị lây nhiễm bệnh này, hoặc là khi có triệu chứng bệnh thì cũng phải biết để đi bác sĩ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhận diện ký sinh trùng sốt rét qua cơn sốt
4 p | 214 | 35
-
Sán lá gan lớn - nhận biết và thuốc trị
5 p | 158 | 24
-
Tổng quan về bệnh viêm phổi
6 p | 140 | 12
-
Sán chui lên não là loại sán gì?
5 p | 122 | 9
-
Nguyên Nhân, Xét Nghiệm Chẩn Đoán và Phương Thức Điều Trị Chứng Ngứa (Kỳ 3)
6 p | 151 | 8
-
Thuốc chữa một số bệnh ngoài da thường gặp
4 p | 105 | 7
-
Đại cương - Bệnh Ký Sinh Trùng
4 p | 122 | 7
-
Tác dụng phụ do dùng kháng sinh
3 p | 113 | 6
-
Bệnh viêm màng não do giun
2 p | 79 | 6
-
Viêm khớp sinh mủ
3 p | 96 | 5
-
Nhận diện ký sinh trùng sốt rét qua cơn sốt
5 p | 59 | 4
-
CÁC BỆNH VIÊM NHIỄM
17 p | 66 | 4
-
Tài liệu Bệnh Celiac
10 p | 69 | 4
-
Hội chứng viêm não cấp là gì?
4 p | 98 | 4
-
Thực hư về loại ký sinh trùng amip ăn não gây chết người
18 p | 59 | 4
-
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ BỆNH VIÊM NÃO CẤP
18 p | 80 | 3
-
Có loại bỏ được amip khỏi nguồn nước sinh hoạt?
5 p | 50 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn