intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH MẮT HỘT (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

148
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên thế giới có hơn 500 triệu người mắc bệnh, chủ yếu là thuộc thế giới thứ ba. - Trachoma là một trong ba nguyên nhân gây mù loà chính (Trachoma, đục thể thuỷ tinh tuổi già, glocom). Theo WHO (1995), thế giới có khoảng 5,5 triệu người mù loà do bệnh mắt hột. - Ở Việt Nam, sau ngày hoà bình lập lại (1954), trước khi tiến hành phòng chống mắt hột có tới 80% dân số mắc bệnh. Theo một điều tra của Bệnh viện mắt TW năm 1996, chúng ta còn khoảng 7,05% dân số mắc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH MẮT HỘT (Kỳ 1)

  1. BỆNH MẮT HỘT (Kỳ 1) I . ĐẠI CƯƠNG - Trên thế giới có hơn 500 triệu người mắc bệnh, chủ yếu là thuộc thế giới thứ ba. - Trachoma là một trong ba nguyên nhân gây mù loà chính (Trachoma, đục thể thuỷ tinh tuổi già, glocom). Theo WHO (1995), thế giới có khoảng 5,5 triệu người mù loà do bệnh mắt hột. - Ở Việt Nam, sau ngày hoà bình lập lại (1954), trước khi tiến hành phòng chống mắt hột có tới 80% dân số mắc bệnh. Theo một điều tra của Bệnh viện mắt TW năm 1996, chúng ta còn khoảng 7,05% dân số mắc mắt hột hoạt tính, 1,15% dân số bị quặm và có tới 1,17% dân số tức là vào khoảng 10 vạn người mù loà do di chứng bệnh mắt hột. Bệnh có tính chất xã hội rộng lớn, việc phòng và chống bệnh mắt hột đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền , y tế và sự hỗ trợ của Tổ chức y tế thế giới. - Định nghĩa:
  2. Mắt hột là một viêm nhiễm mãn tính của kết giác mạc. Tác nhân gây ra là Chlamydia trachomatis nhưng nhiều khi các vi sinh vật gây bệnh khác đóng góp làm cho bệnh nặng thêm. Bệnh biểu hiện trên lâm sàng bằng những cấu tạo đặc biệt: những hột. Hột này thường kèm theo một tình trạng thẩm lậu lan toả dày đặc và quá sản gai nhú trên kết mạc đồng thời xuất hiện màng máu trên giác mạc. Mắt hột tiến triển hoặc là tới khỏi tự nhiên hoặc tới sự làm sẹo ở kết mạc đưa tới biến chứng cụp mi, lông quặm, lông xiêu, loét và sẹo đục giác mạc ... và cuối cùng là mù loà. - Về tác nhân Chlamydia trachomatis: - Năm 1907, bằng thực nghiệm trên khỉ và những người tự nguyện, Prowazek và Halbersteadter đã phát hiện những thể vùi (corpuscules de Prowazek- Halbersteadter - CPH ) trong tế bào biểu mô kết mạc. - 50 năm sau đó các nhà bác học Trung quốc đã thành công trong việc nuôi cấy phân lập những thể vùi đó và đi đến khẳng định đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh mắt hột (Chlamydia trachomatis). II.. TRIỆU CHỨNG, CÁC TỔN THƯƠNG CƠ BẢN VÀ CHẨN ĐOÁN
  3. 2.1. Cơ năng: Ngứa, cộm, nhiều dử mắt. Những triệu chứng này ít quan trọng và không đặc hiệu. 2.2. Thực thể: 2.2.1. Mi : nề nhẹ, khe mi hẹp, mắt lim dim như buồn ngủ. 2.2.2. Kết mạc : * Xung huyết: Ở lớp nông, tạo màu đỏ hồng đều trên diện rộng. Ngoài vị trí đặc hiệu là kết mạc sụn mi trên hiện tượng này còn có ở khắp kết mạc. * Hột: Hột là sự tập hợp các tế bào lympho thành nang. Ở giữa hột là trung tâm sáng gồm các tế bào lympho non, xung quanh là các tế bào lympho đã biệt hoá có màu sẫm. Hột làm cho kết mạc trở nên sần sùi. Về đại thể hột có kích thước khoảng từ 0,5-1mm, có thể đứng riêng rẽ giữa những chỗ phân nhánh mạch máu cho nên trông giống như tổ chim gác trên cành cây. Cũng có thể gặp hiện tượng hột nằm tập trung áp sát vào nhau hoặc thậm chí như chồng đống lên nhau và khi đó gọi là hột đúc nhập. Hột non có màu trong, hột già có màu trắng đục trông như hột rôm sảy và rất dễ vỡ. Ở trên một mắt, hột cũng không nhất thiết cùng độ tuổi mà có thể xen kẽ các hột nhiều độ tuổi. Hột là biểu hiện sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với tác nhân Chlamydia. Vị trí đặc hiệu của hột trong bệnh mắt hột là ở kết mạc sụn mi trên và ở giác mạc tuy nhiên nó có thể có ở bất
  4. cứ vị trí nào trên mắt nhất là ở những vùng mắt hột lưu địa, bệnh nặng. Đây là điều cần lưu ý để tránh nhầm lẫn với hột của các viêm kết mạc khác. * Thẩm lậu: Do thâm nhiễm những tế bào viêm thoát mạch làm cho kết mạc dày lên (như miếng thạch) che mờ mạch máu ở phía dưới. * Nhú gai (phân biệt với hột): Nhô lên trên bề mặt kết mạc. Bản chất của nhú gai là khối tổ chức liên kết tăng sinh mà trung tâm là một trụ mạch đi thẳng góc với bề mặt kết mạc tạo nên hình ảnh chấm máu li ti. Nhú gai không phải là hình ảnh đặc hiệu của mắt hột mà còn có thể gặp trong nhiều bệnh viêm khác của kết mạc. * Sẹo: Là tổ chức xơ tạo nên những vệt trắng óng ánh như xà cừ, có khi kết thành mạng lưới. Sẹo là kết quả của một quá trình xơ hoá sau khi hột bị vỡ đi. Sẹo gây co rúm kết mạc gây cạn túi cùng kết mạc, cụp mi và quặm, tắc đường dẫn lệ. Trong các viêm kết mạc hột chỉ có hột do Chlamydia trachomatis mới tạo thành seọ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2