Bệnh ngoài da và phương pháp điều trị bệnh ngoài da
lượt xem 17
download
Tham khảo tài liệu 'bệnh ngoài da và phương pháp điều trị bệnh ngoài da', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh ngoài da và phương pháp điều trị bệnh ngoài da
- Bệnh ngoài da và phương pháp điều trị bệnh ngoài da Chức năng Sinh Lý Của Da 1. Biểu bì 2. Chân bì 3. Lớp mỡ dướ da 4. Các tổ chức dưới da gồm Những nguyên nhân gây Bệnh Ngoài Da Theo Đông Y 1. Phong 2. Thấp.
- 3.Nhiệt 4. Trùng 5. Độc 6. Huyết Ư 7. Huyết Hư Phong Táo 8. Can Thận Bất Túc 9. Quan hệ với kinh lạc Triệu Chứng 1. Những triệu chứng thường gặp của Bệnh Ngoài Da 2. Tính Chất Của Bệnh Ngoài Da Điều trị bệnh ngoài da Bệnh ngoài da là những bệnh của da và các cơ quan trực thuộc da, là phần quan trọng của bệnh ngoại khoa Đông y.
- Những y văn ngày trước về Bệnh ngoài da đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu về nguyên nhân bệnh lý, triệu chứng và điều trị Bệnh Ngoài Da rất đáng được cho chúng ta quan tâm thừa kế nghiên cứu và phát huy. Chức năng Sinh Lý Của Da Da là lớp bọc ngoài cơ thể, diện tích ở người lớn khoảng 1,5 – 2 m2, chiều dày từ 0,05 – 0,09 mm (mi mắt) đến 0,5 – 0,8 mm (long bàn tay, chân), trọng lượng của da chiếm khoảng 5% trọng lượng cơ thể, nếu tính cả lớp mỡ dưới da thì lên tới 16 biểu bì (thượng bì), lớp chân bì (trung bì) và lớp mỡ dưới da (hạ bì). 1. Biểu bì. Có 5 lớp là lớp đáy (lớp cơ bản sinh ra tế bào biểu bì), lớp gai, lớp hạt, lớp sang và lớp sừng. Ở da lòng bàn tay chân có cả 5 lớp này, còn da mặt ngực, mặt trong các chi lớp sừng không rõ, còn lớp hạt chỉ thành một lớp đôi khi gián đoạn giữa các tế bào. ở biểu bì có nhiều tận cùng thần kinh, không có mạch máu, tế bào được nuôi dưỡng bằng dịch lympho qua các khe gian bào. Tế bào biểu bì có tên chung là tế bào sừng (keratillocyte) và chúng phát triển theo dạng sừng hóa từ bề sau lên bề mặt. Tế bào lớp đáy phát triển bang gián phân và là tiến than của tế bào lớp trên. Ngoài ra còn có các hắc bào (metanocyte) sản xuất ra hắc tố (melanin). Da trung bình 1mm2 có 1155 hắc bào và các tế bào langerhan có nhiệm vụ thanh trừ các chất biến dị từ lớp sừng và chân bì có vai trò làm chậm lại các phản ứng quá mẫn của da.
- 2. Chân bì: Ở vị trí giữa biểu bì và lớp mỡ dưới da, chia làm hai lớp: lớp nhũ và lớp lưới chân bì là một tổ chức liên kết gồm các sợi keo, sợi đàn hồi và sợi lưới tạo thành. Lớp nhũ liên kết với biểu bì hình thành đường nhũ có nhiều mạch mao quản và sợi tận cùng thần kinh. Lớp lưới nằng dưới lớp nhũ có những bó sợi liên kết to dày đặc làm cho da có tính đàn hồi tốt. 3. Lớp mỡ dưới da: Ở ngay dưới chân bì gồm nhiều tế bào mỡ chia thành những lá nhỏ do tổ chức liên kết lưới bao bọc. Lớp này có tác dụng chống tản nhiệt, dự trữ năng lượng, chống va chạm cơ giới và tham gia chuyển hóa mỡ. 4. Các tổ chức thuộc da gồm: Tuyến mồ hôi: có 2 loại: tuyến mồ hôi to và tuyến mồ hôi nhỏ. Tuyến mồ hôi nhỏ đi khắc cơ thể, còn tuyến mồ hôi to chỉ có ở vùng nách, quanh hậu môn, tiên âm và lỗ tai ngoài. Tuyến mỡ da: đổ ra nang lông, bài tiết mỡ da làm nhuận da lông, ở tuổi dậy thì tuyến hoạt động mạnh, đến lúc cao tuổi thì chức năng suy giảm. Lông tóc: khắp da trên cơ thể (trừ một số vùng như long bàn tay, chân, môi, quy đầu, bao hành, âm vật, mép nhỏ, mặt trong môi lớn…) đều có lông.
- Lông được chia làm 3 loại: lông dài như tóc, râu cằm, râu mép, lông nách, lông mu. Lông cứng như lông mày, lông mũi, lông mi. Lông to như lông ở mặt, than mình, tay chân. Tốc độ mọc tóc nhanh chậm tùy theo trạng thái sức khỏe, tinh thần, nội tiết, tình hình dinh dưỡng… Tóc của chúng ta mỗi ngày dài them chứng 0,37mm. Đời sống của lông tóc từ vài tháng đến 4 năm hoặc hơn. Bình thường ở người lớn mỗi ngày rụng 30 đến 100 sợi tóc. Móng: móng được tạo ra do các tế bào đã sừng hóa chèn cái nọ lên cái kia thành một bản sừng nằm trên mặt lung của đốt ngón tay và chân, đoạn cuối phía sau và 2 bên móng có lớp da phủ. Mỗi ngày móng dài ra 0.1mm. Ngoài ra, da còn có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, dây thần kinh và cơ. Chức năng của da chủ yếu là: tham gia vào việc giữ sự cân bằng giữa nội môi và môi trường sống, có vai trò bải vệ, điều tiết than nhiệt, nội tiết và bài tiết, về cảm giác sờ mó, nóng lạnh và đau, hô hấp, chuyển hóa và miễn dịch vv… Những nguyên nhân gây Bệnh Ngoài Da Theo Đông Y Những nguyên nhân gây Bệnh Ngoài Da thường gặp gồm có:
- 1. Phong: Theo Đông y, phong là nguyên n hân gây bệnh phổ biến nhất, nhiều Bệnh Ngoài Da có liên quan mật thiết với phong tà. Phàm những người cơ thể yếu, chức năng phòng vệ bên ngoài yếu, phong tà xâm nhập gây dinh vệ mất điều hòa, khí huyết lưu thông trở ngại, da cơ mật sự dinh dưỡng sinh những nốt sẩn ngứa, ban đỏ, da khô, mụn cóc. Phong tà gây Bệnh Ngoài Da có đặc điểm là phát bệnh nhanh, di chuyển, mất đi nhanh, dễ lan tàn than, ngứa,…thường kết hợp với các tà khí khác gây các chứng phong hàn, phong nhiệt, phong thấp… 2. Thấp: Có ngoại thấp và nội thấp, Bệnh Ngoài Da thường do ngoại thấp như những người sống và làm việc nơi ẩm thấp, tỷ thấp cũng dễ sinh bệnh. Thấp là âm tà nên có tính năng trọc, phát sinh ở phần d ưới cơ thể gây bệnh thường phát sinh ở da các bàn chân, thủy bào, dễ lở loét, lâu khỏi, chán ăn, bụng đầy, rêu lưới dày, mạch Nhu Hoạt. 3. Nhiệt: Nhiệt thuộc dương tà, các chứng ngoại cảm nhiệt tà hoặc tạng phủ thực nhiệt tiết ra ngoài da đều có thể sinh bệnh. Bệnh Ngoài Da thuộc nhiệt thường có triệu chứng như sung nóng đỏ, ngứa, đau… kèm theo nóng, bứt rứt, khát nước, táo bón, tiêu vàng, đậm, lưới đỏ rêu vàng, mạch Sác. 4. Trùng: Do trùng thú trực tiếp căn, do độc tố gây bệnh hoặc do dị ứng của cơ thể, đối với trùng thủ căn có thể lây truyền. Có thể có triệu chứng sung đau, ngứa, nóng đỏ tại chỗ hoặc có triệu chứng toàn thân nặng nhẹ tùy theo loại côn trùng.
- 5. Độc: Thường gặp có các loại độc của thuố c, thức ăn, trùng độc, tiếp xúc chất độc. Thường có lịch sử uống thuốc, tiếp xúc ăn uống. Thường phát bệnh đột ngột, có các triệu chứng tại chỗ như sung nóng đỏ, đau, ngứa, nổi sẩn, ban đỏ, mụn nhóc và triệu chứng toàn thân nặng nhẹ tùy theo loại độc và mức độ nhiễm độc. 6. Huyết Ư: Phần lớn do can khí uất kết hoặc ngoại tà xâm nhập gây khí cơ rồi loạn, khí huyết ứ trệ. Triệu chứng lâm sang thường có điểm hoặc ban ứ huyết, sắc do vùng bệnh đỏ tối hoặc xanh tía, hoặc vùng da tổn thương dày lên, có nốt cục, lười đỏ tối, có điểm ứ huyết, mạch huyền Sác. 7. Huyết Hư Phong Táo: Phấn lớn do mắc bệnh lâu ngày hoặc tỳ vị hư nhược sinh huyết hư không đủ nuôi dưỡng da, thường gặp ở các Bệnh Ngoài Da mãn tính; do huyết hư không nuôi dưỡng can, can âm hư, can đường thịnh tiết ra ngoài da sinh bệnh. Bệnh Ngoài Da do huyết hư, phong táo có đặc điểm là bệnh kéo dài, da khô hoặc dày lên, nứt nẻ, da xù xì không tươi nhuận, tróc vảy, ngứa, thường kèm theo hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt tái nhợt, hoặc sốt âm ỉ kéo dài, ngày nhẹ đêm nặng, hoặc nặng nhẹ thay đổi theo trạng thái tinh thần, người bứt rứt, dễ gắt gỏng, miệng đắng, họng khô, lưới đỏ, rêu vàng, mạch Huyên Sác (là chứng huyết hư, can vương). 8. Can Thận Bất Túc: một số Bệnh Ngoài Da phát sinh do cạn thận bất túc, nh ư huyết hư không nuôi dưỡng can, móng không được tươi nhuận, chân móng dày lên, khô táo Can hu huyết táo, can không nhận dễ sinh mụn cóc, mụn cơm. Can
- kinh uất hỏa huyết ứ sinh mụn huyết, thận tinh bất túc, tóc không đ ược nuôi dưỡng nên dễ rụng. Trường hợp bệnh ngoài da kèm theo các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, ù tai, má đỏ, lung gối đau mỏi, mất ngủ nhiều, mộng tinh, di tinh, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tê Sác là chứng can thận âm hư. Trường hợp sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, sợ lạnh, lung gối mỏi, chóng mặt, ù tai, liệt dương, lưỡi bệu, có dấu răng, mạch Trầm Tê là chứng thận dương hư. 9. Quan hệ với Kinh Lạc: Bệnh Ngoài Da phát sinh ở phần trên cơ thể và đầu mặt, là 3 kinh cùng mắc bệnh, phần lớn do phong nhiệt, phong thấp, bệnh phát ở phần giữa cơ thể là kinh can đởm mắc bệnh, phần lớn do khí trệ, hỏa uất, thấp nhiệt; bệnh phát ở phần dưới cơ thể là kinh thái âm mắc bệnh, phần lớn do thấp nhiệt, hàn thấp. Nếu phát bệnh ở mũi, phần lớn có quan hệ với kinh phê, nếu phát sinh ở mạn sườn, phần lớn có quan hệ với kinh can; bệnh phát ở vùng hội âm, có quan hệ với 2 kinh can thận; nếu là phát ở mặt môi, phần lớn có quan hệ với tỳ. Tóm lại, phát sinh Bệnh Ngoài Da không chỉ một nguyên nhân mà thường do 2 hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp như phong hàn, phong thấp hoặc phong thấp nhiệt hoặc tỷ hư sinh thấp, can đởm thập nhiệt. Đồng thời Bệnh Ngoài Da cũng liên quan mật thiết với trạng thái tinh thần, chế độ ăn uống, nghề nghiệp, khí hậu và tính lây truyền của độc tà (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,…) cho nên trong chuẩn đoán và điều trị cần chú ý xem xét toàn diện. Triệu Chứng
- Da là một bộ phận của cơ thể, có quan hệ mật thiết với các tạng phủ, khí huyết, cho nên biện chứng Bệnh Ngoài Da cũng phải có quan điểm chỉnh thể, phải coi trong việc khám toàn thân mà không thể chỉ chú ý phần cục bộ. 1. Những triệu chứng thường gặp của Bệnh Ngoài Da: + Triệu chứng chủ Quan: Là những triệu chứng mà bệnh nhân tự cảm nhận gồm có: Triệu chứng tại chỗ: thường có ngứa, đau nóng, tê và cảm giác kiến bò trong đó ngứa là triệu chứng hay gặp nhất. Do bệnh nhân cơ thể mỗi người mỗi khác, tính chất và mức độ nặng nhẹ của bệnh, trạng thái tinh thần và sức khỏe mỗi người có khác nên biểu hiện của triệu chứng cũng rất khác. Thí dụ: chứng herpes zoster ở người cao tuổi thì rất đau nhưng ở trẻ nhỏ thì không nhất thiết là có đau. Ngay đối với chứng ngứa của cùng một bệnh, mỗi người cũng có sự cảm nhận khác nhau, đối với người này thì chỉ ngứa ít nhưng với người khác thì rất ngứa. Triệu chứng toàn thân: có thể phát sốt, sợ lạnh, đau các khớp hoặc xuất hiện một số triệu chứng của các tạng phủ. + Triệu chứng Khách quan: là những triệu chứng sờ thấy và nhìn thấy, gồm có 2 loại: nguyên phát và thứ phát.
- Loại tổn thương nguyên phát có ban chấn, sân chấn, mụn nước, bong nước, mụn mủ, nốt cục, sương phù…Loại tổn thương thứ phát như tróc vẩy, đóng vảy, loét do gãi, nứt nẻ, chàm hóa, đọng sắc tố thành sẹo… Loại tổn thương Nguyên Phát: Ban Chân: Sắc da thay đổi, không lôi, không l õm, đường kính khoảng 3-4cm cũng gọi là dát. Nếu có ban đỏ thuộc nhiệt, ẩn nhẹ mất đi là huyết nhiệt, nếu không mất là huyết nhiệt hoặc huyết ứ, màu đỏ tím là nhiệt độc thịnh, màu tím đen là huyết ứ ngưng trệ, ban trắng là khí trệ hoặc huyết hư. Sân Chân (Khâu Chân): mẩn nổi lên ở da thành hạt nhỏ dưới 0,5cm, mẩn đỏ cấp tính là huyết nhiệt hoặc phong nhiệt, chứng mạ tính, sắc da không đổi hoặc đậm màu là khí trệ huyết ứ. Khối U (củ) to nhỏ không đều, nổi lên ở mặt da hoặc chìm trong đám tổn thương ranh giới rõ, to nhỏ lớn hơn 0,5cm, sâu hơn sân chân. Thường do đờm thấp kết tụ hoặc khí huyết ứ trệ. Bào Chân: là tôn thường nang có nước loại to gọi là bọng nước, loại nhỏ là mụn nước hay thủy bào, nếu chất dịch là máu gọi là huyết bào. Bào chân phần lớn thuộc thấp; nếu kèm ban do thuộc thấp nhiệt hoặc nhiệt độc huyết bào thuộc huyết nhiệt, nếu sắc tím thuộc nhiệt độc thịnh.
- Bào Mủ: trong nang có nước mủ đục, thường quanh có viên đỏ, mủ vỡ thành loét hoặc đóng vẩy mủ; thường gặp ở Bệnh Ngoài Da làm mủ. Sương Phù: phù nổi gô lên mặt da đột ngột và mất đi nhanh, nếu mauf trắng thuộc phong hàn, nếu là màu đỏ thuộc phong nhiệt. Loại tổn thương Da Thứ Phát: + Vẩy Da: do lớp sừng hoặc lớp nông của thượng bì bong ra nhiều. Vảy da có thể mịn như phân, cám (bệnh ngoài da lang ben), thành từng mảng rộng (bệnh ngoài da vẩy nến, đỏ da, dị ứng thuốc). Vảy da trong Bệnh Ngoài Da cấp tính là do hư nhiệt chưa hết, trường hợp bệnh mạn tính là do huyết hư, phong táo, da thiếu dinh dưỡng. + Vẩy tiết: do dịch thấm, máu hoặc mủ kết đọng và khô đi trên vùng da tổn thương mà thành; nếu là vẩy mủ do nhiệt độc chưa hết, nếu là vẩy huyết do huyết nhiệt (hay xuất huyệt), nếu là vảy dịch do thấp nhiệt. + Loát: do phân da đều trung bì hoặc hạ bì bị mất, tổn thương, thường do vết nhiểm khuẩn da phát triển thành. Miệng, bờ thành, đáy chiều sâu khác nhau tùy tổn thương lớn nhỏ, lúc khỏi thường để lại sẹo. Trên vết loét, nếu dịch tiết trong thuộc về thấp, dịch vàng thuộc thấp nhiệt. + Trầy Xước: thành đường vết do xây xát, do ngứa gãi thì trên có lân máu, th ường do phong nhiệt hoặc huyết hư phong táo.
- + Nứt nẻ: thành đường thành vệt thường gặp ở ngón tay, gót chân, rớm dịch hoặc rớm máu hoặc khô; thường do huyết hư phong táo. + Kết Tụ Sắc Tố: thường phát sinh vào thời kỳ cuối của Bệnh Ngoài Da mãn tính: màu da thường biến thành màu nâu, nâu sạm hoặc nâu đen, thường do khí huyết mất điều hòa hoặc thận hư. + Vết Hằn Cổ Trâu (Liken hóa): dạ dày cộm, sẫm màu, các làn da nổi rõ, giữa các làn do có sần dẹt bóng như sần của bệnh liken, ngứa nhiều thường gặp ở những Bệnh Ngoài Da ngứa mạn tính (Bệnh Ngoài Da chàm Eczema, viêm da thần kinh) do gãi nhiều. Phần lớn thuộc chứng huyết hư phong táo. + Sẹo: do loét sâu khi lành hình thành của tổ chức liên kết mới sinh, không có tính đàn hồi, có thể phân làm 2 loại: sẹo lồi tăng sinh, bề mặt đỏ, có loại sẹo lõm da teo, mặt bóng, màu trắng. Tất cả các loại sẹo đều do khí huyết ngưng trệ. 2. Tính chất của Bệnh Ngoài da: Theo tính chất của Bệnh Ngoài Da, có thể phân làm 2 loại: + Bệnh Ngoài Da Cấp Tính: phần lớn phát bệnh cấp, biểu hiện tổn thương ngoài da thường là nóng đỏ, sân chân, mụn mủ, loét, chảy nước. Nguyên nhân phần lớn do phong, thấp, nhiệt, trúng độc, chủ yếu là chứng thực, có quan hệ nhiều nhất với các tạng tâm tỳ phế.
- + Bệnh Ngoài Da Mãn Tính: Bệnh bắt đầu chậm, biểu hiện ngoài da thường là khô táo, kết vảy, nứt nẻ, chàm hóa, sắc tố kết tụ, rụng tóc, móng có tổn thương. Da sổ do huyết hư, phong, táo, can thận bất túc, hoặc mạch Xung, Nhâm không điều hòa. Trên lâm sang, có khi có những triệu chứng của nhiều loại cùng lúc xuất hiện như vừa ngứa (do phong), sung đau (do nhiệt) và chảy nước vàng (do thấp)…cân linh hoạt chuẩn đoán để tìm phương hướng điều trị cho thích hợp. Khi điều trị, phải căn cứ vào các giai đoạn bệnh và tình trạng, diễn tiến của bệnh để trị. Thí dụ: Bệnh viêm nhiễm lâu ngày, có thể gây chứng âm hư, huyết táo, lúc đầu, cần dùng thuốc thanh nhiệt, sau đó chuyển sang dùng thuốc dưỡng âm, nhuận huyết để trị. Bệnh mạn tính mà lại bị bội nhiễm thì trước hết phải dùng thuốc thanh nhiệt giải độc (trị gọn) trước rồi mới dùng dưỡng âm, nhuận Phế (trị bản) Điều trị bệnh ngoài da Đông y Gia truyền Phúc Thanh Đường có từ lâu đời và được nhiều người biết đến như một địa chỉ uy tín với bài thuốc chữa Bệnh Ngoài Da độc đáo được kế thừa từ cụ tổ dòng họ Nguyễn làm ngự y trong triều. Cụ xuất thân từ gia đình nhà nho từ nhỏ đã ham học hỏi tìm tòi những cây thuốc nam trị bệnh cho người việt rất tốt, cũ đã truyền thụ lại cho con cháy phương thuốc chữa Bệnh Ngoài Da rất đặc hiệu. Với đội ngũ lương y dạy dặn kinh nghiệm, nhiệt tình, chu đáo Phúc Thanh Đường đã điều trị thành công nhiều Bệnh Ngoài Da mãn tính như: Chàm Eczema, bạch biến, Tổ đỉa , Hôi nách, Hắc Lào, Á Sừng, Vẩy Nến, Trứng cá , Dị ứng mè đay,
- Lang Ben, Viêm nang Lông, Dày Sừng nang Lông, Nấm móng, Rụng tóc, Vẩy phấn Hồng…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh Thủy đậu – Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
5 p | 376 | 60
-
Bệnh học da liễu part 5
43 p | 214 | 60
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NẤM GÂY BỆNH (Kỳ 1)
6 p | 278 | 58
-
BỆNH NGOÀI DA Ở NGƯỜI CAO TUỔI
2 p | 238 | 48
-
Làm đẹp bằng các phương thuốc đông y cổ truyền part 1
25 p | 258 | 46
-
Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản 1/3 trên bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
6 p | 104 | 11
-
Nhận xét tình hình bệnh nhân da liễu tại phòng khám bệnh viện trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
5 p | 65 | 6
-
Đánh giá một số kết quả can thiệp tăng cường tuân thủ điều trị ARV cho người HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
7 p | 72 | 6
-
quá trình hình thành và phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng tiết niệu trong y học p8
5 p | 76 | 6
-
Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
3 p | 71 | 5
-
Tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân phẫu thuật tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
15 p | 19 | 5
-
Thành phần loài cây thuốc chữa bệnh ngoài da theo kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc Thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La, tỉnh Sơn La
6 p | 17 | 4
-
Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ đẻ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng có làm thủng màng cứng chủ động (DPE)
5 p | 9 | 3
-
Nghiên cứu lâm sàng: Nghiên cứu về bệnh lý mạch máu tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng
7 p | 32 | 3
-
Đánh giá kết quả giảm đau và tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng với bupivacain 0,125% trong phẫu thuật chỉnh hình chi dưới tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang 2021
7 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu thực trạng nhằm triển khai ứng dụng kỹ thuật laser trong điều trị tai Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
5 p | 70 | 2
-
Định danh vi nấm ngoài da bằng phương pháp MALDI-TOF MS tại Bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2023-2024
7 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn