Bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ
lượt xem 2
download
Nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ theo y học gọi là viêm tai giữa cấp tính là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, do hệ miễn dịch của các bé còn yếu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ
- Bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ Nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ theo y học gọi là viêm tai giữa cấp tính là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, do hệ miễn dịch của các bé còn yếu. Là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh (google image) Nhận biết dấu hiệu bệnh - Biểu hiện dễ thấy của nhiễm trùng tai là tai trẻ bị chảy nước. Chất dịch này thường có màu vàng, trắng hoặc nâu. Một số trường hợp hiếm, tai trẻ còn bị chảy
- máu. Nếu trẻ bị chảy mủ tai trong hai tuần là bị viêm tai giữa cấp, nếu chảy mủ trên hai tuần là viêm tai giữa mạn tính. - Trẻ cũng có thể bị nhiễm trùng tai nếu trẻ có những triệu chứng khác: Trẻ nghe khó, bị sốt cao, thích dùng tay kéo một hoặc cả hai bên tai, trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy, quấy khóc khi ngủ, ốm yếu, kém bú (kém ăn), vì áp lực khi nhai thức ăn hoặc nuốt sữa sẽ khiến tai trẻ bị đau. Khi đó, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám để bác sĩ sẽ chẩn đoán và tìm biện pháp trị liệu hợp với trẻ. phù Nguyên nhân gây bệnh - Ống Eustachian - nơi kết nối tai giữa với đường mũi, cổ họng – khi hoạt động bình thường sẽ giúp các chất lỏng thoát trở ra. Nhưng nếu ống bị sưng do dị ứng, cảm lạnh, hoặc nhiễm trùng xoang, chất lỏng có
- thể bị kẹt trong tai giữa. Trong môi trường tai “thuận lợi” như vậy, bất kỳ vi khuẩn hay virus nào cũng sẽ có cơ hội phát triển mạnh, gây mủ, tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng và viêm thành viêm giữa cấp tính. tai Sốt xuất hiện như một phản ứng của cơ thể chống lại nhiễm trùng. - Hơn nữa, ống Eustachian ngắn và nằm ngang, cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng. Khi trẻ lớn lên, các ống sẽ dài ra, thẳng hơn nên sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng tai. Tác hại Nhiễm trùng tai nếu không được chăm sóc, điều trị cẩn thận có thể trở thành bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
- - Tác hại của bệnh này là có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con... ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Trẻ nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ...) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ. - Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng, có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt. - Bởi vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bé bị viêm tai giữa, bạn cần cho trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và điều trị tích cực.
- Chăm sóc và điều trị trẻ bị nhiễm trùng tai - Bạn có thể xoa dịu cơn đau của trẻ, làm cho trẻ dễ chịu hơn bằng khăn chườm ấm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nâng đầu trẻ lên khi trẻ đang nằm. Nhưng không nên sử dụng gối vì nó có thể gây ngạt thở cho trẻ, bạn có thể đặt một vật gì dưới đệm, để nâng cao đệm lên.
- Không dùng tăm bông, tăm que hoặc giấy viết để ngoáy tai cho trẻ (google image) Cách làm khô tai trẻ:
- - Gấp và cuộn tờ giấy thấm hoặc mảnh vài bông sạch thành hình sâu kèn, không dùng tăm bông, tăm que hoặc giấy viết. - Đặt sâu kèn vào tai cho trẻ đến khi thấm ướt mủ rồi lấy ra. - Ðặt tiếp một "sâu kèn" mới khác, làm như vậy cho đến khi tai khô. - Làm khô tai theo cách trên ít nhất 3 lần/ngày cho đến khi tai khô. Thường phải làm từ 1-2 tuần tai mới hẳn. khô - Các bác sĩ đã khuyên các bậc cha mẹ không nên quá lạm dụng thuốc kháng sinh khi trẻ bị nhiễm trùng tai. Bởi 80% trẻ bị nhiễm trùng tai có thể tự khỏi. Có nên sử dụng thuốc kháng sinh hay không phụ thuộc vào bạn và bác sĩ điều trị cho con bạn. Đặc biệt, với trẻ
- dưới 2 tuổi, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng b ất kì loại thuốc trẻ. nào cho - Cách tốt nhất, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa để có được phương pháp điều trị hợp, an toàn nhất cho trẻ. thích ý: Lưu - Không cho trẻ uống aspirin bởi nó sẽ gây ra hội chứng Reye, một triệu chứng có nguy cơ gây ra tử vong. Đề phòng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tai cho trẻ Theo các chuyên gia nhi khoa, ngoài các yếu tố trẻ bị mắc chứng dị ứng liên quan đến nghẹt mũi, trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân, trẻ từng bị nhiễm trùng tai
- hoặc tiền sử gia đình có người từng mắc... thì các yếu tố khác như: Trẻ sống trong môi trường có người hút thuốc lá, trẻ hay bị cảm lạnh hoặc bị bệnh nhiễm trùng khác, có thói quen đi ngủ ngậm bình sữa, hoặc ngậm núm vú giả... cũng có thể khiến bé bị nhiễm trùng tai. Viêm tai giữa sau khi đã được điều trị, rất hay tái phát. Do đó, bạn nên kiểm tra tai thường xuyên và chú ý phòng bệnh cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Vai trò của sữa mẹ Bú mẹ là phương pháp ngăn ngừa nhiễm trùng tai hiệu quả bởi sữa mẹ không chỉ giúp bé tăng miễn dịch, cung cấp những kháng thể giúp bé ít có nguy cơ bị nhiễm trùng mà còn có tác dụng hoàn thiện chức năng tai cho trẻ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng
- nhóm trẻ bú mẹ càng lâu, nguy cơ mắc chứng nhiễm trùng tai càng giảm. Do đó, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất tháng đầu. trong 6 Khói thuốc - kẻ thù nguy hiểm lá Trẻ sống trong môi trường khói thuốc lá, nguy cơ nhiễm trùng tai tăng lên 50%. Những độc tố có trong khói thuốc lá dễ gây sung huyết ống tai trong trẻ, thậm chí, chỉ cần một thành viên trong gia đình bạn hút thuốc, bụi khói thuốc lá có thể lưu lại trên tóc hoặc quần áo và hại cho trẻ. gây Không nên cho trẻ vừa nằm vừa ngậm bình sữa Khi bú bình trong tư thế nằm ngửa, ống tai trong của trẻ thường mở ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn và chất lỏng xâm nhập vào tai giữa. Đây được xem như một yếu tố làm gia tăng tình trạng viêm tai giữa ở trẻ. Vì
- vậy, khi cho trẻ bú, bạn giữ đầu trẻ cao hơn phần cơ thể còn lại. Giữ vệ sinh tay - Viêm tai là một bệnh không truyền nhiễm nhưng các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp có thể đẫn đến viêm tai. Bởi thế bạn nên vệ sinh tay trẻ thật sạch sẽ và không để trẻ tiếp xúc với những người bị lây nhiễm đường hô hấp. Với trẻ lớn, bạn nên khuyến khích con rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi trẻ cho tay lên mắt, mũi hay miệng. Tiêm phòng - Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị nhiễm trùng tai, đặc biệt là sau những cơn cảm cúm, thì hàng năm bạn nên cho trẻ đi tiêm chủng, tuy nhiên cũng cần hỏi ý kiến của sĩ. b ác
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên đề phòng cảm cho trẻ và hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người hoặc những người đang có dấu hiệu ốm. Đặc biệt, khi tắm không để nước vào tai của trẻ, vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai và gây nhiễm trùng. Theo Mangthai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp điều trị viêm hay nhiễm trùng tai giữa ở trẻ em
8 p | 152 | 13
-
Ngăn ngừa chứng ho lâu ngày ở trẻ
5 p | 152 | 9
-
Kẽm và phòng chống tình trạng thiếu kẽm ở trẻ
5 p | 689 | 7
-
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
2 p | 191 | 6
-
Lí do bé gái dễ bị nhiễm trùng đường tiểu
5 p | 104 | 6
-
NHIỄM TRÙNG MUỘN Ở TRẺ SƠ SINH
8 p | 119 | 6
-
Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng tai ở trẻ em
4 p | 78 | 6
-
Tổn thương da và niêm mạc ở trẻ nhiễm HIV
7 p | 78 | 6
-
Viêm cầu thận tiến triển nhanh ở trẻ em: Viêm cầu thận hậu nhiễm trùng hay bệnh lý cầu thận khác? Báo cáo ca lâm sàng tại khoa Thận nội tiết Bệnh viện Nhi đồng 1
43 p | 25 | 5
-
Bệnh nhiễm khuẩn: đa số trẻ em mắc phải
3 p | 67 | 4
-
Bé gái dễ bị nhiễm trùng đường
5 p | 68 | 4
-
Trẻ dễ bị nhiễm trùng tai nếu bố mẹ hút thuốc
4 p | 47 | 3
-
Phòng ngừa nhiễm trùng tai ở trẻ
5 p | 52 | 3
-
Bé yêu và bệnh nhiễm trùng tai
1 p | 81 | 3
-
Đề phòng nhiễm trùng tai ở trẻ
3 p | 50 | 2
-
Trẻ nhỏ và nguy cơ bị nhiễm trùng tai
5 p | 49 | 2
-
Bài giảng Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhũ nhi - PGS.TS Trần Thị Mộng Hiệp
23 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn