intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Phấn Trắng Chôm Chôm

Chia sẻ: Lotus_0 Lotus_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

83
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triệu chứng: Nấm chủ yếu gây hại trên hoa, trái non và lá non trên các vườn chôm chôm. Trên lá non: Trên bề mặt lá bị bao phủ một lớp nấm màu trắng xám, nấm phát triển trên cả hai mặt lá, làm cho lá bị xoăn, còi cọc và cuối cùng là chết khô. Trên hoa: tương tự như trên lá, cả hoa phát hoa bị bao phủ bởi một lớp nấm màu trắng xám, làm cho hoa bị khô, đen và rụng đi. Trên trái non: Trái non cũng bị một lớp phấn màu trắng xám bao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Phấn Trắng Chôm Chôm

  1. Bệnh Phấn Trắng Chôm Chôm Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.) Triệu chứng: Nấm chủ yếu gây hại trên hoa, trái non và lá non trên các vườn chôm chôm. Trên lá non: Trên bề mặt lá bị bao phủ một lớp nấm màu trắng xám, nấm phát triển trên cả hai mặt lá, làm cho lá bị xoăn, còi cọc và cuối cùng là chết khô. Trên hoa: tương tự như trên lá, cả hoa phát hoa bị bao phủ bởi một lớp nấm màu trắng xám, làm cho hoa bị khô, đen và rụng đi. Trên trái non: Trái non cũng bị một lớp phấn màu trắng xám bao phủ, trái bị khô đen và rụng đi. Nấm cũng tấn công ở giai đoạn trái hơi lớn, làm cho trái khô có thể rụng đi hoặc treo trên cây. Nếu nấm tấn công vào giai đoạn trái lớn sẽ làm cho râu trái bị khô, đổi màu đen, gây hiện tượng râu kẽm trên trái chôm chôm, trái bị nhiễm sẽ kém phát triển, cơm mỏng.
  2. Theo Goerge (2000) nấm gây hại trên nhiều loại cây trồng như xoài, chôm chôm, nhãn, đu đủ và trên một số cây trồng khác như đậu, các loại ngũ cốc, một số loại cải trong họ thập tự, một số cây trong họ cà và cả hoa hồng. Điều kiện phát sinh phát triển: Theo Johnson, Mayers và Cooke (1993) nấm phát triển mạnh trong điều kiện có ẩm độ cao, nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là: 20 – 250C (Jun Imada, 1995). Cũng theo Goerge (2000) nấm phát tán chủ yếu nhờ gió và nẩy mầm trong điều kiện có giọt sương. Khả năng gây hại: Trong điều kiện thuận lợi nấm có khả năng gây hại đến 90%. Qui trình phòng trừ bệnh phấn trắng Biện pháp cơ học: Sau khi thu hoạch trái thì tiến hành cắt tỉa những cành già cỏi, cành mang mầ m bệnh, phát hoa, trái khô đen bị nhiễm bệnh còn sót lại của vụ trước, tỉa cành giúp vườn cây thông thoáng. Bón phân tưới nấm đối kháng Trichoderma: Xới nhẹ gốc, tiến hành bón phân hữu cơ hoai mục càng nhiều càng tốt, tưới hoặc rải nấm đối kháng Trichoderma giúp nhanh hoai mục xác bã thực vật,
  3. diệt nấm gây hại trong đất, bón phân N-P-K liều lượng theo khuyến cáo của quy trình kỹ thuật canh tác, tuỳ theo tuổi cây. Mục đích nhằm tạo cho cây có bộ lá xanh tốt. Sau đó bón phân lần 2 với liều lượng ít hơn, mục đích cho lá mau thành thục và trổ hoa sớm. Biện pháp hóa học: Vụ thuận: Phun ngừa khi những phát hoa bắt đầu nở, vì vào vụ thuận thời tiết không thuận lợi cho sự bộc phát của nấm gây bệnh phấn trắng như nhiệt độ cao, ẩm độ thấp. Ta có thể phun ngừa bằng Kumulus nồng độ 40g/ 10 lít nước, Anvil nồng độ 20 ml/ 8l nước. Khi bệnh phát triển mạnh thì nên dùng Kumulus, Anvil, thuốc gốc Defenoconazole, Propiconazole, nồng độ theo khuyến cáo. Vụ nghịch: Thời gian phun ngừa nên sớm hơn, khi những phát hoa bắt đầu bung chà, vì vào thời điểm này thường mưa nhiều, ẩm độ cao, thuận lợi cho bệnh phát triển. Khi bệnh phát triển mạnh thì nên phun trị bằng Kumulus, Anvil, Propiconazole, Defenoconazole, nồng độ theo khuyến cáo. Phân bố các lần phun: Tiến hành phun lần 1 khi phát hoa vừa bung chà, phun lần 2 cách lần 1 là 7 ngày, lần 3 khi trái đã kết thúc giai đoạn rụng sinh lý. Lần 1 và lần 2 phun
  4. nên phun thuốc gốc lưu huỳnh, lần 3 phun Anvil. Hoặc phun lần 1 với Defenoconazole hay Propiconazole, lần 2 với thuốc gốc lưu huỳnh và lần 3 khi trái đã kết thúc giai đoạn rụng sinh lý bằng thuốc Anvil.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2