intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh sinh lao phổi (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

284
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc điểm bệnh lao: - Là một bệnh nhiễm khuẩn, do trực khuẩn lao ( Bacillies de Koch ) viết tắt là BK. - Là một bệnh lây từ người bệnh sang người lành. - Diễn biến qua 2 giai đoạn: + Lao nhiễm ( lao tiên phát ): lần đầu tiên BK xâm nhập vào cơ thể sau 3 tuần đến 3 tháng dị ứng lao hình thành ( gọi là tình trạng nhiễm lao ). + Lao bệnh: 90% người bị lây chỉ ở giai đoạn lao nhiễm . Khi sức bảo vệ cơ thể giảm, thì lao nhiễm trở thành...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh sinh lao phổi (Kỳ 1)

  1. Bệnh sinh lao phổi (Kỳ 1) 1. Đại cương: 1.1. Đặc điểm bệnh lao: - Là một bệnh nhiễm khuẩn, do trực khuẩn lao ( Bacillies de Koch ) viết tắt là BK. - Là một bệnh lây từ người bệnh sang người lành.
  2. - Diễn biến qua 2 giai đoạn: + Lao nhiễm ( lao tiên phát ): lần đầu tiên BK xâm nhập vào cơ thể sau 3 tuần đến 3 tháng dị ứng lao hình thành ( gọi là tình trạng nhiễm lao ). + Lao bệnh: 90% người bị lây chỉ ở giai đoạn lao nhiễm . Khi sức bảo vệ cơ thể giảm, thì lao nhiễm trở thành lao bệnh. - Là một vấn đề xã hội: bệnh lao liên quan chặt chẽ đến chế độ và tập quán sinh hoạt, nghèo đói, lạc hậu, HIV... - Có thể phòng và điều trị được: phòng bệnh bằng tiêm chủng BCG văcxin. Lao mới mắc được sớm điều trị đặc hiệu, điều trị đúng phương pháp, sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. 1.2. Trực khuẩn lao: - Các vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn lao người ( Mycobacteria Tuberculosis hominis ) và vi khuẩn lao bò ( M. bovis ) . Người ta dùng phản ứng Niacin để phân biệt vi khuẩn lao người và bò: vi khuẩn lao người có khả năng sản xuất ra axit Nicotinic, mà vi khuẩn lao bò không có khả năng này. - Các Mycobacteria không điển hình Atipical Mycobacterium trước đây thường gây tổn thương phổi không điển hình , nằm trong nhóm trực khuẩn kháng cồn và axit. Từ khi có đại dịch HIV / AIDS, thì các Mycobacteria không điển hình
  3. thường gây bệnh ở những người HIV(+) tính. Đó là các chủng: M. Avium Intracellulaire ( MAI ), M. Xenopi, M. Malmoenese,... người ta dùng phản ứng Sensitin để phân biệt giữa BK và nhóm này. - Đặc điểm vi khuẩn lao: + Là trực khuẩn ưa khí tuyệt đối, phát triển tốt nhất ở môi trường có phân áp Oxy cao. + BK sinh sản chậm: 20h - 24 giờ / 1lần. Khi gặp điều kiện không thuận lợi, BK sinh sản chậm, thậm chí “ nằm ngủ “ chờ khi thuận lợi sẽ tiếp tục sinh sản và phát triển. + Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào số lượng BK. Độc tính của BK là ở khả năng sinh sản, nhân nên trong tổ chức tế bào ( đại thực bào ). + BK có khả năng đột biến kháng thuốc. Niacin test (+)tính khử Nitrat( + ) tính + BK có thể thay đổi dưới tác động của môi trường. Nhờ đặc điểm này người ta nuôi cấy BK trong môi trường có mật để tạo ra BCG(Bacillus-Canmette- Guerin ) là loại trực khuẩn không gây bệnh, dùng để tiêm chủng phòng lao. + BK có sức đề kháng cao với các thuốc khử trùng thông thường: cồn 900 giết BK trong vòng 3-5 phút, nhiệt độ 420 chúng ngừng phát triển, nhiệt độ 1000
  4. chết trong vòng 1phút. ngoài ánh sáng 10 ngày sau mới mất độc tính. trong sách vở sống được 3 tháng. tia cực tím giết BK trong 2-3 phút. Axitphenic 5% diệt được BK sau 1 phút, nhưng chất sát trùng tốt nhất là CloraminB 3%-5%. 1.3. Đáp ứng miễn dịch trong lao: Đáp ứng miễn dịch trong bệnh lao do LymphoT và đại thực bào thực hiện thông qua Limphokin. Khi cơ thể tiếp xúc với BK thì cơ thể sinh ra LT và LDTH, lần thứ 2 tiếp xúc với BK thì các Lympho bào này phản ứng và sinh yếu tố hoà tan ( Limphokin ) Limphokin hoạt hoá đại thực bào ( yếu tố hoá ứng động đại thực bào: MIF ( Migration Inhibition Factor : yếu tố ức chế di tản đại thực bào ) có tác dụng giữ chân đại thực bào; MAF ( Macophage Activiting Factor : yếu tố hoạt hoá đại thực bào ), tác dụng: chiêu mộ, hấp dẫn đại thực bào đến nơi có BK và tiêu diệt BK. 2. Bệnh sinh lao phổi: 2.1. Nguồn bệnh: Là người bị lao phổi có BK (+) tính ở đờm . 2.2. Đường lây: + Đường hô hấp: là chủ yếu. do bệnh nhân nói, ho khạc đờm có BK, hoặc đờm khạc ra khô thành bụi và bay lơ lửng trong không khí. Các hạt nước bọt hoặc
  5. hạt bụi có đường kính < 10 mm chứa BK , có khả năng tới được phế nang. Tại phế nang BK phát triển và lan tràn. + Đường tiêu hoá: ít gặp, chỉ xảy ra sau khi uống phải sữa tươi có BK ( lao ở vú bò ), lây truyền đường này số lượng BK phải nhiều gấp hàng nghìn lần ở đường hô hấp. + Các đường khác: da và niêm mạc; bào thai: rất hiếm gặp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2