intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh thường gặp sau Tết

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

107
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy là những bệnh rất thường gặp trong và sau tết. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn cũ lưu trữ không đúng cách, hâm đi hâm lại hay thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn. Ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy là những bệnh rất thường gặp trong và sau tết. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chế biến sẵn, thức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh thường gặp sau Tết

  1. Bệnh thường gặp sau Tết
  2. Ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy là những bệnh rất thường gặp trong và sau tết. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn cũ lưu trữ không đúng cách, hâm đi hâm lại hay thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn. Ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy là những bệnh rất thường gặp trong và sau tết. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn cũ lưu trữ không đúng cách, hâm đi hâm lại hay thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn. Tiêu chảy cấp cũng là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em lứa tuổi còn bú, có thể là do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng. Hơn 50% trường hợp tiêu chảy cấp ở lứa tuổi còn bú là do rotavirus. Phần lớn trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp do virus vào mùa đông - xuân, có thể cho trẻ uống thêm nước trái cây tươi và dung dịch Oresol để bù dịch. Đưa trẻ đến bệnh viện nếu tiêu chảy kéo dài, phân có đàm máu, đau bụng ngày càng tăng, nôn ói nhiều, vật vã, lơ mơ... Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy không nên cho trẻ ăn thực phẩm cũ, các món dưa chua, ngâm giấm, các loại mứt để lâu (sinh nấm, mốc). Sử dụng thực phẩm an toàn để phòng bệnh tiêu chảy cấp
  3. Cứ vào trong và sau Tết hàng năm, số trẻ mắc bệnh đường hô hấp thường gia tăng. Khi bị ốm, trẻ thường quấy khóc, ho, ngạt mũi, hắt hơi... Tác nhân gây ra bệnh đường hô hấp có thể là vi khuẩn (liên cầu, phế cầu, Hemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae...), virus (RSV, rhinovirus, adenovirus, virus cúm hay á cúm, sởi...). Bệnh sởi xảy ra quanh năm nhưng gặp nhiều nhất là vào mùa xuân, dễ lây và bùng phát thành dịch. Tuổi dễ mắc bệnh nhất là 2 - 6 tuổi. Virus sởi được phát tán khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi, từ đó lây cho người khác. Diễn tiến của sởi thường là lành tính, phục hồi hoàn toàn sau 7 - 10 ngày, tuy nhiên, có một số trường hợp bị biến chứng, nhất là bội nhiễm phổi do các vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu trùng, đặc biệt trên cơ địa suy dinh dưỡng. Các biến chứng thường gặp bao gồm viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não, viêm đường ruột, loét giác mạc mắt, viêm cơ tim. Thủy đậu cũng là loại thường ở thể nhẹ và lành tính, tiến triển trong khoảng 10 - 15 ngày và tự khỏi. Bệnh lây qua đường hô hấp, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ lâu lành. Biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em là nhiễm trùng da gãi làm vi trùng xâm nhập tạo mủ và để lại sẹo lõm.
  4. Cũng phải kể đến quai bị và cúm cũng hay gặp trong mùa lạnh. Trong những ngày lễ tết, nề nếp ăn uống của trẻ thường bị phá vỡ, sẽ có hai tình trạng đối ngược xảy ra, một số trẻ do ăn uống không điều độ sẽ bị sút cân, tình huống thứ hai là ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, và các món ăn béo, dẫn đến tăng cân quá mức. Do vậy, các bậc cha mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ. Đối với các cháu nhỏ còn trong giai đoạn ăn bột, ăn cháo vẫn phải tuân thủ đúng như các bữa ăn trong ngày thường, không nên cho trẻ ăn bánh kẹo, mứt, uống nước ngọt trước các bữa ăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0