Bệnh Thủy đậu nặng – Phần 1
lượt xem 5
download
Bệnh thường gặp vào mùa đông xuân. Thống kê tình hình dịch tễ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - THCM trong 5 năm (2001-2005) cho thấy thủy đậu xảy ra quanh năm, nhưng thời điểm phát bệnh cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 6, trong đó tháng 3 là mùa bùng phát của dịch thủy đậu
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh Thủy đậu nặng – Phần 1
- Bệnh Thủy đậu nặng – Phần 1 1. Tổng quát + Bệnh thủy đậu (Checkenpox) còn gọi trái rạ, phỏng rạ hay thủy hoa, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do virus Varicella zoster gây ra (h0). + Bệnh thường gặp vào mùa đông xuân. Thống kê tình hình dịch tễ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - THCM trong 5 năm (2001-2005) cho thấy thủy đậu xảy ra quanh năm, nhưng thời điểm phát bệnh cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 6, trong đó tháng 3 là mùa bùng phát của dịch thủy đậu. + Đây là loại bệnh truyền nhiễm thông thường, trẻ em hay mắc phải, thỉnh thoảng cũng gặp ở người lớn nếu trước đây chưa mắc bệnh này và thường bị nặng hơn so với trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ở các đô thị, nơi đông dân và trong những tháng lạnh. Tuổi mắc nhiều nhất là 2-7 tuổi, ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng.
- + Bệnh thường nhẹ nhưng rất dễ lây, 90% những người nhạy cảm sau khi tiếp xúc với người nhiễm virus thủy đậu sẽ bị mắc bệnh. Bệnh thường lành tính và phát triển có giới hạn ở những người khỏe mạnh, tuy nhiên lại nặng hơn nhiều ở những người suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh và người lớn. 2. Dịch tể: + Người bệnh là nguồn lây duy nhất. Người ốm làm lây bệnh ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên cho đến khi nốt đậu đóng vảy (khoảng 5-6 ngày sau khi ban xuất hiện). + Bệnh lây lan qua 4 đường: - Không khí, hít phải nước bọt do người bệnh hắt hơi, ho. - Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước (nốt rạ) vỡ ra. - Tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương của người bệnh. - Lây từ mẹ sang con qua nhau thai. + Bệnh thủy đậu có thể lây truyền từ mẹ sang con nếu mẹ bị bệnh lúc mang thai. - Nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh. - Kết quả theo dõi cho thấy, có tới 25% thai nhi bị ảnh hưởng nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu trong thời kỳ đầu của thai kỳ.
- - Điều nguy hiểm là, nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu tro ng vòng một tuần trước và sau khi sinh, có tới 30% trẻ em sinh ra có thể bị tử vong do mắc hội chứng thủy đậu do bị nhiễm bệnh thủy đậu từ mẹ quá sớm. 3. Triệu chứng: + Biểu hiện đặc trưng của bệnh là: - các ngoại ban ngứa dạng nốt sần (H1) và phát triển dần thành mụn nước (H5) - kèm theo sốt, đôi khi có các biểu hiện toàn thân khác. + Diễn biến lâm sàng qua 4 thời kỳ. - Ủ bệnh:
- . Thường kéo dài 14-17 ngày, một số trường hợp bệnh có thể xuất hiện sớm vào ngày thứ 10 hoặc muộn đến ngày thứ 21 sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. . Những người được tiêm globulin miễn dịch với virus thủy đậu (varicella zoster immune globulin) thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài đến 28 ngày. - Khởi phát: . Đột ngột, triệu chứng đầu tiên thường biểu hiện không đặc hiệu như nhức đầu, khó chịu, sốt (38-39oC) và kém ăn. . Trẻ nhỏ những triệu chứng này thường nhẹ, trong thời gian ngắn 1-2 ngày. . Những trẻ lớn, tuổi vị thành niên hoặc người lớn các biểu hiện đó có xu hướng nặng hơn . Các biểu hiện tiền triệu xảy ra đồng thời với quá trình nhiễm virus huyết thứ phát và trước khi xuất hiện ban. - Mọc ban: . Tổn thương da xuất hiện đầu tiên, thường xuất hiện ở da đầu(H2), (H4)
- ,lan nhanh thành từng đám liên tục xuống thân và cuối cùng là ở các chi (H5). . Đặc điểm ban thủy đậu, phân biệt ban sởi. . Ban thủy đậu bắt đầu dưới dạng các nốt ngứa, đường kính vài milimet. Các nốt này phát triển thành các mụn sần màu đỏ và từ đó tạo thành các mụn nước trong, rất dễ vỡ và đóng vảy. . Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên 1 vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc dát đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vảy... trong cùng 1 thời gian. . Trẻ em, ban mọc khi tình trạng toàn thân gần như bình thường hoặc sốt nhẹ, trong khi đó ở người lớn có thể sốt cao kèm theo tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân. . Nếu không có biến chứng, bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần. Cũng do thời gian tiến triển của bệnh tương đối ngắn, nên một số người đã cho thủy đậu là một bệnh nhẹ, hoàn toàn không nguy hiểm. - Hồi phục: .Những bệnh nhân có khả năng miễn dịch tốt, các tổn thương mới hầu như không xuất hiện thêm từ ngày thứ 4 và vảy thường hình thành từ trước ngày thứ 6. . Sự tạo vảy xảy ra khi dịch mụn nước được tái hấp thụ, để lại một vảy phẳng dính trên da và sau đó bong ra nhờ quá trình tái sinh của các tế bào biểu mô.
- . Các tổn thương có thể tiến triển từ nốt sần đến vảy trong vòng 8-12 giờ. 4. Biến chứng: a. Diễn biến chung + Bệnh thường diễn biến nhẹ, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm từ bội nhiễm da để lại sẹo. b. Diễn biến nặng + Một số trẻ bị xuất huyết ở các mụn thủy đậu, bệnh trở thành một thể "thủy đậu xuất huyết" rất trầm trọng, hoặc sẽ lan rộng gây viêm mô tế bào, áp xe dưới da, viêm hạch lân cận, nhiễm trùng huyết. + Ngoài ra, những biến chứng như viêm phổi, viêm màng não, viêm não, viêm tủy cắt ngang gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng. + Bệnh có thể gây biến chứng và nhiễm trùng nặng ở nhũ nhi dưới một tuổi, người lớn và những người có hệ miễn dịch bị suy yếu. Với trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, những người bị eczema hoặc có bệnh về máu, bệnh thường nặng, nốt phỏng hay bị loét, hoại tử, có chứa chấy nhày màu xám, có khi còn gây viêm thận cấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm loét giác mạc, viêm tủy thoáng qua, viêm màng não vô khuẩn. + Phụ nữ có thai bị thủy đậu trong nửa đầu của thai kỳ có thể gây dị dạng ở não bộ, da... của bào thai. c.Biến chứng hay gặp:
- + Đối với trẻ em - Thủy đậu bẩm sinh: Những phụ nữ bị nhiễm thủy đậu trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa của thai kỳ có nguy cơ truyền virus sang thai nhi và ở 1-2% số trường hợp của quá trình lây nhiễm này có thể gây nên hội chứng thủy đậu bẩm sinh như: sẹo trên da, biến dạng chi, các rối loạn về mắt, khiếm khuyết hệ thần kinh trung ương, những trẻ này có thể xuất hiện bệnh zona từ khi nhỏ tuổi. - Trẻ nhũ nhi: . Tỷ lệ biến chứng cao hơn, trẻ sinh ra ở người mẹ bị mắc thủy đậu trong những ngày cận sinh có nguy cơ mắc thủy đậu sơ sinh, nếu không được điều trị dự phòng bằng kháng thể thụ động, tỷ lệ mắc thủy đậu sơ sinh khoảng 17% và tỷ lệ chết/mắc khoảng 13%, tử vong thường do thủy đậu lan tỏa, tổn thương não hoặc do bội nhiễm vi khuẩn. . Miễn dịch thụ động của trẻ mới sinh có được do nhận kháng thể mẹ truyền chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và trong những tháng đầu tiên đứa trẻ nhạy cảm với thủy đậu hơn so với các loại nhiễm virus khác (ví dụ như sởi). . Bệnh thủy đậu mắc trong năm đầu sau khi sinh có nguy cơ tử vong cao hơn (0,4%) so với thủy đậu mắc muộn hơn trong thời kỳ thơ ấu (0,02%). . Viêm não do thủy đậu ở trẻ em 0,1-0,2%, có thể dẫn đến tử vong. Triệu chứng xuất hiện từ ngày 4-8, sau khi ban xuất hiện nhức đầu, nôn, sốt, co giật.
- . Trước khi có các thuốc chống virus, thủy đậu lan tỏa gặp 32-50% các trẻ mắc các bệnh ác tính liên quan đến khả năng tăng sinh tế bào lympho hoặc một số loại u ác tính khác. Trong trường hợp này tỷ lệ tử vong thường chiếm 7-17%. Gần đây người ta đã thông báo một tỷ lệ chết/mắc của thủy đậu ở những trẻ nhiễm HIV là 13%. + Đối với người lớn Tuổi vị thành niên, người lớn và những người suy giảm miễn dịch có nguy cơ xảy ra biến chứng cao gấp 25 lần so với trẻ em, phổ biến nhất ở những người khỏe mạnh là nhiễm khuẩn thứ phát tại các mụn nước bị vỡ, mất nước, viêm phổi và ảnh hưởng thần kinh trung ương. - Viêm não do thủy đậu: . Chiếm tỷ lệ 3,3/10.000 bệnh nhân thủy đậu nhập viện. Tỷ lệ tử vong của biến chứng viêm não do thủy đậu khoảng 10% và tỷ lệ di chứng lâu dài lên tới 15% số bệnh nhân sống sót. . Các biến chứng thần kinh trung ương hiếm gặp khác như viêm màng não vô khuẩn, viêm tủy cắt ngang, co giật do sốt, hội chứng guillain-barré. - Biến chứng hô hấp: . Phổ biến ở người lớn, chiếm tỷ lệ tới 20% số ca bệnh, đặc biệt ở những người hút thuốc. . Các triệu chứng xuất hiện trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện ban, gồm: ho, khó thở, sốt, ở một vài trường hợp đau ngực kiểu viêm màng phổi hoặc ho ra máu.
- . Tỷ lệ tử vong do biến chứng viêm phổi ở người trưởng thành lên tới 30%. - Các biến chứng hiếm gặp khác: Bệnh tiểu cầu, thủy đậu xuất huyết, cơn đau bụng cấp do xuất huyết, viêm tiểu cầu thận, viêm cơ tim, viêm khớp, viêm tinh hoàn, viêm màng bồ đào, viêm mống mắt, hội chứng Rey... - Bệnh zona: Cũng là một biến chứng của thủy đậu. Nguyên nhân là do sự hoạt động trở lại của virus thủy đậu (virus thủy đậu – zona) xảy ra trong khoảng 10-20% số trường hợp nhiễm thủy đậu tiên phát và thường chỉ xảy ra một lần trong đời. Tỷ lệ mắc tăng lên theo tuổi và phổ biến hơn ở những trường hợp suy giảm miễn dịch. . Đau thần kinh sau zona là biến chứng hay gặp nhất của bệnh zona, trong trường hợp điển hình thường tồn tại trong 3-6 tháng, tuy nhiên có thể kéo dài hàng năm, gây khó chịu và đặc biệt kém đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. Để phòng bệnh, hiện nay đã có vaccine thủy đậu - zona phòng bệnh. Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh được căn bệnh này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chẩn đoán định khu hệ thàn kinh
7 p | 264 | 68
-
Bệnh tuyến giáp trạng
2 p | 446 | 50
-
Triệu chứng thực thể bệnh tim mạch (Kỳ 2)
5 p | 209 | 39
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH ÁP XE PHỔI (Kỳ 4)
5 p | 199 | 27
-
ĐỘC TÍNH CỦA 3-MONOCHLOROPROPAN-1,2-DIOL (3-MCPD)
14 p | 133 | 22
-
KHÁM 12 ÐÔI DÂY THẦN KINH SỌ NÃO – PHẦN 1
20 p | 125 | 13
-
Từ CHAO đến ĐẬU HŨ 'nặng mùi'
18 p | 107 | 11
-
Bệnh án sỏi niệu quản/áp xe lách
12 p | 158 | 11
-
NEOPEPTINE thuốc giọt - viên nang - thuốc nước (Kỳ 1)
5 p | 122 | 7
-
Ðậu xanh
6 p | 142 | 7
-
DUSPATALIN
5 p | 68 | 4
-
Mất ngủ vì thiếu… can-xi!
2 p | 83 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn