intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

264
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại Việt Nam, thời gian gần đây, dịch tiêu chảy đã xảy ra ở nhiều nơi, có không ít trường hợp nặng đe doạ tính mạng, gây lo lắng trong cộng đồng mà trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Trẻ mắc bệnh thường diễn tiến nặng, kéo dài, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng: suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất… Sau đây là những thông tin cần biết về bệnh tiêu chảy cấp để trang bị cho quý phụ huynh một số vấn đề cần lưu ý trong việc nuôi dưỡng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

  1. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em Tại Việt Nam, thời gian gần đây, dịch tiêu chảy đã xảy ra ở nhiều nơi, có không ít trường hợp nặng đe doạ tính mạng, gây lo lắng trong cộng đồng mà trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Trẻ mắc bệnh thường diễn tiến nặng, kéo dài, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng: suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất… Sau đây là những thông tin cần biết về bệnh tiêu chảy cấp để trang bị cho quý phụ huynh một số vấn đề cần lưu ý trong việc nuôi dưỡng trẻ, giúp các bé khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.
  2. Tiêu chảy cấp là gì? Nhiễm trùng đường tiêu hóa là nguyên nhân thường gặp nhất. Nhiễm trùng đường ruột do các tác nhân gây bệnh: - Viruses : Rotavirus , Enteric-type adenovirus - Vi khuẩn : Escherichia coli (EIEC, EHEC,ETEC, EPEC) Shigella, Vibrio cholerae 01 - Ký sinh trùng :Entermoeba histolytica, Giardia lamblia Nhiễm trùng khác: nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng huyết… Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như : Tiêu chảy do thuốc (kháng sinh..), dị ứng thức ăn : Dị ứng protein sữa bò, protein đậu nành, dị ứng nhiều loại thức ăn. Điều trị như thế nào?
  3. Bù nước và điện giả. Uống thêm dịch, đồng thời các bà mẹ cần phải: - Cho trẻ bú thường xuyên và bú lâu hơn ở mỗi cữ bú. - Cho uống thêm ORS, nước cháo, nước canh, nước hoa quả và nước đun sôi. Lượng dịch cần uống thêm: Dưới 2 tuổi cho uống 20- 50ml; trên 2 tuổi cho uống 100- 200ml sau mỗi lần phân lỏng. Uống bằng ly, muỗng. Nếu trẻ ói, cho uống chậm 5-10ml / 5-10 phút và tăng dần. - Tiếp tục cho ăn: Cho bé ăn thức ăn dễ tiêu và tiếp tục cho uống sữa. Khi nào cần đưa trẻ đến khám tại bệnh viện? Khi trẻ có máu trong phân, rất khát, quấy khóc, bứt rứt, nôn ói nhiều, bụng chướng nhiều… Cách thức phòng ngừa: - Ngăn chặn nguy cơ lây lan trong cộng đồng. - Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh ăn uống. - Rửa tay trước khi chế biến thức ăn, sau khi di tiêu.
  4. - Sử dụng cầu tiêu và xử lý an toàn phân trẻ nhỏ. - Nâng cao sức đề kháng và hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với các yếu tố nguy cơ lây bệnh. - Nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt, cho bú mẹ hoàn toàn 4-6 tháng tuổi và kéo dài đến 24 tháng. - Tránh sử dụng bình sữa. - Chế biến, bảo quản thức ăn dặm an toàn. - Chích ngừa cho trẻ đầy đủ theo lịch, nhất là chủng ngừa sởi. - Hiện nay, đã có vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus. Phát hiện và giải quyết sớm bệnh tiêu chảy: - Tiếp tục cho trẻ ăn và uống ORS. - Phát hiện sớm dấu hiệu mất nước. - Đưa trẻ đi khám đúng lúc. - Bỏ các tập quán sai lầm như: cho trẻ nhịn ăn, nhịn uống khi bị tiêu chảy, không cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng vì sợ trẻ ăn không tiêu làm tiêu chảy nặng thêm.
  5. - Tăng cường các biện pháp hồi phục cho trẻ khi trẻ khỏi bệnh. - Cho trẻ ăn thêm 1 bữa trong ngày, ít nhất 2 tuần sau khi hết tiêu chảy nhằm hồi phục nhanh chóng. - Theo dõi cân nặng của trẻ theo biểu đồ tăng trưởng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2