Gestational Diabetes – Caring for yourself and your baby – Vietnamese<br />
<br />
Bệnh tiểu đường lúc mang thai<br />
Chăm sóc bản thân và chăm sóc trẻ sơ sinh<br />
<br />
Chương trình Hướng dẫn về bệnh Tiểu đường trên toàn quốc (NDSS) là sáng kiến của chính phủ<br />
Liên bang Úc do Diabetes Australia điều hành (Cơ quan ChuyênBệnh về bệnh Tiểu lúc mang thai | 1<br />
môn tiểu đường đường Úc)<br />
1809_Vietnamese.indd 1<br />
<br />
1/07/11 10:54 AM<br />
<br />
Miễn trách nhiệm:<br />
Tài liệu gồm các chi tiết chỉ có mục đích hướng dẫn. Không nên dùng những hướng<br />
dẫn này thay thế cho việc tham khảo ý kiến bác sĩ và nếu quý vị lo ngại về sức khỏe<br />
của mình hoặc có những thắc mắc, xin hỏi bác sĩ của quý vị.<br />
<br />
2 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai<br />
1809_Vietnamese.indd 2<br />
<br />
1/07/11 10:54 AM<br />
<br />
Mục lục<br />
Giới thiệu <br />
<br />
4<br />
<br />
Bệnh tiểu đường lúc mang thai là gì? <br />
<br />
4<br />
<br />
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường lúc mang thai? <br />
<br />
6<br />
<br />
Những ai có nguy cơ bị bệnh tiểu đường lúc mang thai? <br />
<br />
6<br />
<br />
Bệnh tiểu đường lúc mang thai được chẩn đoán như thế nào? 7<br />
Tại sao bệnh tiểu đường lúc mang thai cần được chữa trị? <br />
<br />
7<br />
<br />
Làm thế nào để kiểm soát bệnh tiểu đường lúc mang thai? 8<br />
Ăn uống lành mạnh <br />
<br />
9<br />
<br />
- Vận động thân thể <br />
<br />
<br />
15<br />
<br />
- Thuốc men (nếu cần) <br />
<br />
<br />
17<br />
<br />
Theo dõi lượng đường trong máu <br />
<br />
16<br />
<br />
Việc sinh nở <br />
<br />
18<br />
<br />
Sau khi sinh <br />
<br />
20<br />
<br />
Những nguy cơ trong tương lai <br />
<br />
21<br />
<br />
Nhóm chuyên môn tiểu đường <br />
<br />
22<br />
<br />
Trang ghi chép <br />
<br />
23<br />
<br />
Chương trình Hướng dẫn về bệnh Tiểu đường trên<br />
toàn quốc (NDSS) <br />
<br />
24<br />
<br />
Diabetes Australia<br />
(Cơ quan Chuyên môn về bệnh Tiểu đường Úc) <br />
<br />
25<br />
<br />
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 3<br />
1809_Vietnamese.indd 3<br />
<br />
1/07/11 10:54 AM<br />
<br />
Giới thiệu<br />
<br />
Tại Úc, mỗi năm có ít nhất 17 000 người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường lúc mang<br />
thai – do đó trường hợp của quý vị không phải là cá biệt! Số phụ nữ bị bệnh<br />
tiểu đường lúc mang thai ước đoán sẽ gia tăng đáng kể trong vài thập kỷ tới.<br />
Bệnh tiểu đường lúc mang thai làm tăng nguy cơ bị biến chứng lúc mang thai<br />
và khi sinh con, đồng thời gia tăng nguy cơ của cả bà mẹ và đứa trẻ dễ bị mắc<br />
bệnh tiểu đường loại 2 hơn sau này. Nhưng điều đáng mừng là với việc kiểm<br />
soát hữu hiệu bệnh tiểu đường lúc mang thai những nguy cơ đó giảm đi rõ rệt.<br />
Đã có những bước phát triển vượt bậc về hiểu biết việc kiểm soát và điều trị<br />
bệnh tiểu đường lúc mang thai và tầm quan trọng của lối sống lành mạnh<br />
để chặn đứng sự phát triển bệnh tiểu đường lúc mang thai và tránh các biến<br />
chứng. Tài liệu này nhằm cung cấp cho quý vị các chi tiết về bệnh tiểu đường<br />
lúc mang thai, làm thế nào để kiểm soát tiểu đường lúc mang thai và tới đâu để<br />
được giúp đỡ nếu cần.<br />
Tài liệu này không nhằm thay thế cho những lời khuyên quý báu mà quý vị sẽ<br />
nhận được từ nhóm chuyên môn tiểu đường. Tài liệu này được soạn thảo nhằm<br />
giúp quý vị học hỏi được càng nhiều càng tốt về bệnh tiểu đường lúc mang<br />
thai và tầm quan trọng của việc kiểm soát bệnh và tiếp tục duy trì lối sống lành<br />
mạnh sau khi đã sinh con.<br />
<br />
Bệnh tiểu đường lúc mang thai là gì?<br />
<br />
Bệnh tiểu đường lúc mang thai là dạng tiểu đường xảy ra khi người phụ nữ có<br />
thai và thường sẽ hết sau khi sinh con. Khoảng từ 5% tới 8% số phụ nữ có thai<br />
sẽ bị tiểu đường lúc mang thai và thường bị vào khoảng giai đoạn từ tuần 24<br />
đến tuần 28 của thời kỳ thai sản.<br />
<br />
4 | Bệnh tiểu đường lúc mang thai<br />
1809_Vietnamese.indd 4<br />
<br />
1/07/11 10:54 AM<br />
<br />
Tiểu đường là dạng bệnh lý phổ biến khi các tế bào của cơ thể không thể hấp<br />
thụ một cách hữu hiệu lượng đường từ mạch máu. Đường cần để cung cấp năng<br />
lượng cho cơ thể hoạt động hàng ngày. Chất nội tiết insulin chuyển đường từ<br />
trong máu vào các tế bào cơ thể làm thành năng lượng nuôi dưỡng tế bào.<br />
Khi quá trình chuyển đường vào tế bào bị trì trệ,<br />
lượng đường trong máu tăng lên, là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.<br />
<br />
Những thay đổi lượng đường và insulin trong trường<br />
hợp bị bệnh tiểu đường lúc mang thai<br />
<br />
Bình thường:<br />
Insulin chuyển đường<br />
từ máu vào tế bào<br />
<br />
Đường<br />
<br />
Insulin<br />
<br />
Bệnh tiểu đuờng lúc mang thai:<br />
Tình trạng ngăn chặn việc hấp thu chất insulin<br />
và thiếu insulin làm cho lượng đường chuyển<br />
vào các tế bào bị giảm đi do đó dẫn đến lượng<br />
đường trong máu tăng cao hơn<br />
<br />
Tế bào cơ thể<br />
<br />
Mạch máu<br />
<br />
Khi được chẩn đoán bị tiểu đường lúc mang thai có thể gây bàng hoàng và buồn<br />
bã. Quý vị có thể lo lắng cho sức khỏe của đứa con và lo lắng mình sẽ gặp rắc<br />
rối khi sinh con hay không. Tài liệu này giải thích cách làm thế nào để có đứa con<br />
khỏe mạnh với các biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả và sự hỗ trợ<br />
của nhóm nhân viên y tế của quý vị.<br />
Bệnh tiểu đường lúc mang thai sẽ không làm<br />
cho đứa con sinh ra bị tiểu đường<br />
<br />
Bệnh tiểu đường lúc mang thai | 5<br />
1809_Vietnamese.indd 5<br />
<br />
1/07/11 10:54 AM<br />
<br />