intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lưu ý về tiền sản giật

Chia sẻ: Phan Totam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

103
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là một bệnh lý nghiêm trọng mà có thể tác động tới cơ quan nội tạng và khả năng nuôi dưỡng thai nhi trong tử cung. Tiền sản giật có thể xảy ra bất kỳ lúc nào kể từ tuần thai thứ 20 trở đi. 1/14 thai phụ bị chứng tiền sản giật và 1/20 thai phụ mang thai lần đầu bị chứng này. Những phụ nữ này cần thường xuyên được kiểm tra huyết áp và xét nghiệm nước tiểu. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu cảm thấy đau đầu, đau mạng sườn bên phải, nhìn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lưu ý về tiền sản giật

  1. Những lưu ý về tiền sản giật Đây là một bệnh lý nghiêm trọng mà có thể tác động tới cơ quan nội tạng và khả năng nuôi dưỡng thai nhi trong tử cung. Tiền sản giật có thể xảy ra bất kỳ lúc nào kể từ tuần thai thứ 20 trở đi. 1/14 thai phụ bị chứng tiền sản giật và 1/20 thai phụ mang thai lần đầu bị chứng này. Những phụ nữ này cần thường xuyên được kiểm tra huyết áp và xét nghiệm nước tiểu. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu cảm thấy đau đầu, đau mạng sườn bên phải, nhìn mờ,
  2. tay chân đột nhiên sưng phù và nôn mửa... Tất cả những biểu hiện này cho thấy chứng tiền sản giật đã tồi tệ hơn. Nếu huyết áp quá cao, thai phụ sẽ phải nhập viện và uống thuốc (thuốc không gây hại cho thai nhi) để kiểm soát huyết áp. Thai nhi sẽ được theo dõi kỹ lưỡng và nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy thai không khỏe hoặc tình trạng của sản phụ ngày càng xấu đi, mổ lấy thai sẽ được tính đến. Sau khi bé chào đời, huyết áp của sản phụ sẽ trở lại bình thường nhưng thường là phải vài tuần sau đó. Lúc này, tình trạng phù chân, tay sẽ hết. Huyết áp của sản phụ sẽ được kiểm tra liên tục trong 48 giờ ở bệnh viện và sau đó sẽ được thăm khám thường xuyên cho tới khi huyết áp ổn định hẳn. Những lưu ý: 1. Đừng bao giờ bỏ qua các đợt khám thai định kỳ, ngay cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn khỏe khoắn.
  3. 2. Luôn đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu định kỳ. 3. Gọi cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy không khỏe (thời điểm giữa 2 lần khám thai định kỳ). 4. Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và nghỉ ngơi tuyệt đối nếu thấy cần thiết. 5. Nếu huyết áp tăng cao và các bác sĩ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm thì hãy bình tĩnh và nhớ rằng lợi ích của bé nên đặt cùng với lợi ích của chính bạn. 6. Nên ăn nhạt 7. Đừng quá giữ gìn (ít vận động) trong quá trình mang thai. Luyện tập thường xuyên, đều đặn, đi bộ, tập yoga... sẽ rất tốt nhưng nhớ là phải tham khảo ý kiến bác sĩ. 8. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, D và các loại chất chống ôxy hóa khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2