Bệnh trầm cảm trong thời đại hiện nay - Ths.Bs Nguyễn Ngọc Quang
lượt xem 64
download
Trầm cảm là một bệnh lý thường gặp trong lâm sàng tâm thần học và trong y học nói chung. Tỉ lệ trầm cảm chiếm khoảng 3 – 6 % dân số thế giới. Trầm cảm thường gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành, nguy cơ tái diễn khoảng 50 %, nếu được điều trị có thể hồi phục hoàn toàn và ổn định, nếu không được điều trị có thể trở thành mãn tính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh trầm cảm trong thời đại hiện nay - Ths.Bs Nguyễn Ngọc Quang
- BỆNH TRẦM CẢM TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY Người trình bày: Ths.Bs Nguyễn Ngọc Quang Giám Đốc TTGĐPYTT- TP.HCM I. VÀI NÉT TỔNG QUÁT: − Trầm cảm là một bệnh lý thường gặp trong lâm sàng tâm thần học và trong y học nói chung. − Tỉ lệ trầm cảm chiếm khoảng 3 – 6 % dân số thế giới. − Trầm cảm thường gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành, nguy cơ tái diễn khoảng 50 %, nếu được điều trị có thể hồi phục hoàn toàn và ổn định, nếu không được điều trị có thể trở thành mạn tính. − Trầm cảm thường là nguyên nhân của tự sát, của các tai nạn tại nhà và ngoài xã hội, của sự mất việc làm và tăng chi phí bảo hiểm xã hội. − Trầm cảm có cơ chế bệnh tình phức tạp, một hình thái phản ứng phức hợp tâm sinh học làm thay đổi nhiều về các mặt tâm thần kèm các rối loạn về cơ thể, thần kinh, nội tiết mà những giả thiết về vai trò của Cathecholamine trong đó có sự suy giảm hoạt tính hệ thống Adrenalin, sự giảm tập trung của Noadrenalin, sự mất cân bằng của Serotonin ở một số vùng đại não dẫn đến những biến đổi thần kinh nội tiết mà vai trò có liên quan đến hạ khâu não tuyến yên, giáp trạng và thượng thận. II. DỊCH TỄ HỌC CỦA TRẦM CẢM: 1. Tỉ lệ mắc bệnh chung: − Tỉ lệ rối loạn trầm cảm ở một số nước chiếm từ 3- 4% dân số; chẳng hạn: Trung Quốc: 4,8 – 8,6 %. Mỹ: 5 – 6 %. Úc: 20 – 30 % trong đó 3 – 4 % là trầm cảm vừa và nặng. Việt Nam: 3- 6 % 2. Lứa tuổi: − Tuổi khởi phát từ 20 – 25 tuổi. − Khoảng 24 % những người ở lứa tuổi 18 trong cuộc đời đã ít nhất mắc một giai đoạn trầm cảm. − Trên 65 tuổi từ 10 – 15 % có xu hướng tăng ở giai đoạn đầu của tuổi già và giảm sau 75. 3. Giới: − Nữ gặp nhiều hơn nam, tỉ lệ: 2/1. − Ở Mỹ: 1
- Nữ 5- 9 % Nam 2 – 3 %. 4. Khu vực địa lý: − Thành thị nhiều hơn nông thôn. − Ở Việt nam: Nông thôn: 4,2 %. Thành thị: 8,35 %. 5. Tình trạng hôn nhân: − Ly dị, độc thân cao hơn người có gia đình. 6. Nghề nghiệp: − Có nghề nghiệp ổn định thấp hơn những người không có việc làm hoặc việc làm không ổn định. 7. Di truyền: − Trầm cảm gặp ở 50 % những cặp sinh đôi cùng trứng. − 10- 25 % những cặp sinh đôi khác trứng. − Nếu cả cha mẹ mắc rối loạn trầm cảm thì 50 - 70 % con cái của họ sẽ bị bệnh. Sự tiến triển: − Tái diễn là khuynh hướng rất thường gặp, chiếm khoảng 50 % cas. − Tự sát và trầm cảm: − Ở Mỹ 40 – 70 % số người tự sát là do trầm cảm. − Úc 70 %. − Việt Nam khoảng 20 %. III. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH A. Nội sinh: 1. Sinh học: Có sự thay đổi về Hormon (phụ nữ khi mang thai, ngày có kinh chế độ dinh dưỡng kém, nữ bước vào tuổi dậy thì, người lớn bước vào tuổi già, ảnh hưởng của thuốc…) 2. Di truyền: Yếu tố Gen góp phần làm xuất hiện bệnh trầm cảm, tuy nhiên y học hiện nay chưa xác định chính xác loại gen nào trực tiếp hoặc có liên quan đến việc gây ra bệnh trầm cảm. 3. Có người thân bị bệnh trầm cảm. B. Ngoại sinh: 1. Rối loạn Stress kéo dài do áp lực công việc, gia đình gặp khó khăn, thay đổi mội trường làm việc, bệnh mạn tính kéo dài lâu khỏi, mâu thuẫn gia đình, bạn bè, tình yêu tan vỡ… 2. Thất nghiệp, cô đơn. 2
- Theo WHO, hàng năm có khoảng 5% dân số Thế giới có biểu hiện bệnh lý trầm cảm. Các triệu chứng của trầm cảm kéo dài và tồn tại nếu trên hai tuần có các biểu hiện: − Cảm thấy buồn rầu, chán nản. − Mất hết sự hứng thú trong hầu hết những sinh hoạt thông thường Có ít nhất 3 trong 4 triệu chứng như: a. Hành vi ứng xử: Xa lánh người thân và bạn bè. Không hoàn tất công việc tại cơ quan. Không muốn tiếp xúc, giao tiếp bên ngoài. Mất hứng thú với những công việc ưa thích. Giảm sự tập trung, chú ý. Phụ thuộc vào rượu hoặc thuốc an thần. b. Cảm giác Thiếu tự tin. Thất vọng. Buồn rầu. Đau khổ. Cảm giác đau khổ, bất hạnh. c. Tư duy: Tự trách mình. d. Thể trạng: Mệt mỏi. Khó ngủ. Than vãn đau đầu và nhức mỏi cơ bắp. Ăn không ngon miệng. Giảm hoăc tăng cân. Giảm ham muốn tình dục: Bất lực hoặc lãnh cảm. Nhận xét: − Trong hầu hết các trường hợp diễn tiến kéo dài trong nhiều tuần lễ nếu không được điều trị và có khả năng tái diễn. − Các biểu hiện của các triệu chứng khó chịu khác như: Hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, cơn co thắt…Do các triệu chứng trên nên bệnh nhân lầm tưởng mình bị một bệnh nội khoa nào đó chứ không phải trầm cảm. IV. CÁC LOẠI TRẦM CẢM THƯỜNG GẶP: 1. Trầm cảm suy nhược: Đặc điểm: 3
- − Trên nền khí sắc giảm, biểu hiện lên vị trí hàng đầu là sự suy nhược, mệt mỏi, uể oải, cảm giác không còn sinh lực, mất thích thú, không còn ham muốn kể cả tình dục. − Tình trạng suy nhược kéo dài là lý do trước đây thường nhầm lẫn chẩn đoán “Tâm căn suy nhược – Neurasthenie”. 2. Trầm cảm vật vã: Đặc điểm: − Khí sắc giảm không kèm theo ức chế vận động mà trái lại bệnh nhân đứng ngồi không yên, tự phê phán bản thân, sợ hãi, cầu xin, rên rỉ, than vãn về tình trạng khó ở của mình. − Trong cơn xung động trầm cảm có thể tự tử nếu không xử trí kịp thời. 3. Trầm cảm với hoang tưởng tự buộc tội: Đặc điểm: − Người bệnh tự trách mình rằng họ có nhiều khuyết điểm, có nhiều hành động xấu xa, đồi bại, ăn bám, giả tạo. − Bệnh nhân thường xám hối về các tội và xin được trừng phạt thường được thổi phồng lên trong tình trạng bệnh lý không thể giải thích đả thông được. 4. Trầm cảm lo âu: Đặc điểm: − Trên nền khí sắc trầm, buồn rầu, kèm lo âu với mọi chủ đề không còn mang tính thời sự, lo lắng chờ đợi rủi ro, bất hạnh không gắn vào bất kỳ một sự kiện nào đặt ra trong đời thường kèm theo nhiều rối loạn thần kinh thực vật nội tạng như: Vã mồ hôi, Đánh trống ngực, Ớn lạnh, Rét run… 5. Trầm cảm che dấu (ẩn) (Masked Depression) − Thường biểu hiện bởi các triệu chứng dạng cơ thể, nhiều nhất ở hệ thần kinh và tiêu hóa như: Nhức đầu, cảm giác đau nhức mơ hồ. Đau lưng kiểu đau thần kinh. Khó chịu ở các vùng bụng khác như kèm táo bón. Rối loạn tim mạch: Đau hoặc khó chịu vùng trước tim. Rối loạn hô hấp: Khó thở. Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ hoặc ngủ nhiều. Lo âu, hoảng sợ. 4
- Ám ảnh sợ cưỡng bức Chán ăn hoặc ăn nhiều Lạm dụng việc sử dụng rượu, thuốc an thần. Bồn chồn, đứng ngồi không yên. Nhận xét: Gợi ý nghĩ đến trầm cảm che giấu khi: − Các triệu chứng không thể giải thích bằng các bệnh thực thể. − Có thể có giai đoạn rối loạn cảm xúc điển hình kèm theo. − Tiền sử gia đình có người bị rối loạn cảm xúc. − Thường diễn tiến từng cơn. − Đáp ứng điều trị với thuốc chống trầm cảm 6. Rối loạn trầm cảm tái diễn: Đặc điểm: − Đặc trưng bởi sự lặp đi lặp lại những giai đoạn trầm cảm ở các mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng và không có tiền sử cơn hưng cảm. − Thường có sự phục hồi hoàn toàn giữa các giai đoạn. Một số ít phát triển thành trầm cảm dai dẳng, chủ yếu ở tuổi già. Có thể được ghi nhận theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD 10 ở chương F33 (bao gồm: F33.0, F33.1, F33.2, F33.3…). 7. Trầm cảm và tự tử ở nam giới: Đặc điểm: − Chiếm 1 % trong số các nguyên nhân gây tử vong. − Phần lớn các bệnh nhân nam không tin bất kỳ sự giúp đỡ nào trước khi tự tử. − Tỷ lệ tự tử gia tăng ở độ tuổi từ 65 – 75. Nguyên nhân: − Sự thất nghiệp. − Mối qua hệ xã hội: Sống độc thân, ít giao tiếp. − Trắc trở trong chuyện tình cảm mà không tự giải quyết được. − Mâu thuẫn trong gia đình. − Bệnh mạn tính kèm theo. − Do nghề nghiệp: Làm ở môi trường độc hại liên qua phương tiện tự tử (thuốc ngủ, thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu…). − Liên quan sử dụng rượu, ma túy. − Gặp nhiều áp lực trong công việc, học tập, bị stress kéo dài. Yếu tố ảnh hưởng: − Nam giới ít công nhận rằng họ đang buồn, bất hạnh. − Không thích đến thầy thuốc để chia sẻ nỗi lo âu, buồn phiền của mình. − Thường bác sĩ đa khoa không phát hiện được những bất ổn về tâm lý khi tiếp xúc với những bệnh nhân này. 5
- Hướng điều trị: − Thông tin cho bệnh nhân và gia đình biết rằng các rối loạn trầm cảm không phải do yếu đuối hay lười biếng, bệnh nhân luôn phải cố gắng để đối phó. − Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình: Tập thư giãn để làm giảm các triệu chứng cơ thể do căng thẳng gây ra. Giải thích hoăc giúp bệnh nhân tạo được các niềm tin. Thảo luận cách đối phó các lo lắng dễ bị khuyếch đại. Xác định các nguy cơ tự sát: Cần có sự giám sát của gia đình và theo dõi chặt chẽ, cần thiết phải nhập viện điều trị. Sử dụng thuốc chống trầm cảm. Hội chẩn chuyên khoa nếu phát hiện nguy cơ tự sát. 8. Trầm cảm ở vị thành niên: Đặc điểm: − Xảy ra ở lứa tuổi 13 – 18 − Nguyên nhân do: Áp lực việc học tập như kết quả thi kém. Cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái. Trẻ dễ tổn thương tình cảm (người thân qua đời, quan hệ cha mẹ căng thẳng hoặc cha mẹ bị trầm cảm.) Trẻ bị khiếm khuyết cơ thể Bị miệt thị hoặc bị bỏ rơi. Trẻ muốn thoát khỏi sự bảo hộ của cha mẹ, muốn độc lập nhưng lại mâu thuẫn với khả năng có hạn của mình. Biểu hiện: − Buồn chán. − Ít nói, tuyệt vọng, ngại tiếp xúc. − Không quan tâm đến vấn đề xung quanh. − Cảm giác mệt mỏi thường xuyên, uể oải, kiệt sức. − Một số mất ngủ. − Có ý định tự sát. − Cảm giác kém cỏi, là gánh nặng cho gia đình, trốn tránh bạn bè. Điều trị: − Cha mẹ cần quan tâm toàn diện đến con cái cả về vật chất lẫn tinh thần. − Hãy là người bạn thân thiết, chia sẻ với trẻ những khó khăn trong cuộc sống. − Không xúc phạm trẻ khi trẻ có lỗi. − Phát hiện sớm và đưa đến cơ sở chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị. − Kết hợp dùng thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý. 6
- 9. Trầm cảm sau sinh: Đặc điểm: − Thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau sinh và kéo dài trong vài ngày thì chấm dứt, gọi là “Cơn buồn thoáng qua sau sinh – Baby Blues” và được xem là phản ứng bình thường của sản phụ sau sinh. − Nếu tình trạng trên kéo dài trên 10 ngày hoặc các triệu chứng ngày càng nặng hơn thì có thể bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm sau sinh. Biểu hiện: − Luôn cảm thấy buồn. − Ít quan tâm đến xung quanh, mất hứng thú. − Ăn mất ngon dẫn đến sụt cân. − Khó ngủ. − Luôn cảm thấy mệt mỏi. − Thường khóc không lý do. − Cảm thấy bản thân vô dụng hoặc có 1 tội lỗi ghê gớm. − Cảm thấy bồn chồn, lo âu hay dễ tức giận. − Bi quan về tương lai. − Có ý nghĩ về cái chết. − Ít chú ý chăm sóc con cái hoặc sợ mình làm hại bé. − Có khi xuất hiện hoang tưởng bị nhập, ảo thanh, mệnh lệnh dẫn đến hậu quả làm hại con. Điều trị: − Thuốc chống trầm cảm. − Liệu pháp tâm lý. − Cần sự tham vấn bác sĩ tâm thần để lựa chọn thuốc chống trầm cảm phù hợp, xác định liều thích hợp. 10. Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh : Đặc điểm: − Mãn kinh là hiện tượng sinh lý tự nhiên của phụ nữ do sự giảm hoạt động của buồng trứng. Giai đoạn 40 – 45 tuổi là cột mốc quan trọng trong cuộc đời phụ nữ. Chẩn đoán mãn kinh khi tình trạng hết kinh kéo dài trên 2 năm. − Trong giai đoạn này phụ nữ (khoảng 50 tuổi) có nhiều thay đổi về cơ thể, tâm lý, hành vi, cảm xúc. Biểu hiện: − Là đặc điểm chung của trầm cảm. − Tình trạng trên kéo dài ít nhất 2 tuần. − Thường liên quan đến căn nguyên tâm lý phối hợp sự thay đổi nội tiết thường xảy ra trong những năm đầu của thời kỳ mãn kinh. − Nét riêng biệt: Cơn bốc hỏa (nóng bừng bên mặt) do rối loạn vận mạch. 7
- Cảm giác bất an, lo lắng, căng thẳng. Rối loạn thần kinh thực vật: Toát mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chóng mặt, đau nữa đầu kèm buồn nôn. Rối loạn về tim mạch. Các rối loạn loạn thần: Hoang tưởng bị hại, nghi bệnh, ghen tuông. Điều trị: − Cần được tư vấn về tâm lý kịp thời, hợp lý. Cần điều trị sớm các thuốc chống trầm cảm, không được quá ngắn. − Theo dõi giai đoạn dùng thuốc từ 3 đến 6 tháng sau khi có thuyên giảm ban đầu. 11. Trầm cảm ở người già: Đặc điểm: − Tỷ lệ tái phát và tỷ lệ tự tử gia tăng theo tuổi. − Sự giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch. − Tình trạng thoái hóa não. − Các bệnh lý kèm theo về tim mạch, K, TBMMN, bệnh phổi. − Điều kiện sống không thích hợp và stress kéo dài. Biểu hiện: − Buồn, rầu rĩ kéo dài. − Giảm hứng thú công việc hằng ngày. − Cử chỉ, hành vi chậm chạp. − Hay than vãn: Giảm trí nhớ và chán nản. − Ngại giao tiếp. − Cảm giác mệt mỏi, suy nhược. − Mặc cảm tội lỗi, đánh giá thấp bản thân. − Mất ngủ. − Có một số ý nghĩ tự tử. − Ăn uống không ngon miệng. − Sụt cân. − Giảm sự tập trung. Điều trị: − Thuốc chống trầm cảm thế hệ mới ít tác dụng phụ giúp giải quyết những vấn đề về mặt sinh học. − Liệu pháp tâm lý nhằm nâng đỡ và giải quyết các xung đột tâm lý. − Người thân và gia đình cần quan tâm, chăm sóc nhiều hơn: Thảo luận, trò chuyện. − Hạn chế sống cô độc. − Tránh các chất kích thích: Thuốc lá, rượu. 8
- − Tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng: Tổ chức các buổi dã ngoại để rèn luyện sức khỏe. − Tập thể dục, chơi cờ. − Tiếp xúc ánh sáng, không khí trong lành. − Bổ sung đầy đủ rau, Omega và nước. − Thận trọng trong việc sử dụng thuốc và thường xuyên tham vấn y bác sĩ chuyên khoa tâm thần. V. ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM 1. Liệu pháp hóa dược: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: − Amitriptyline (Elavil, Laroxyl) 25 mg. Liều trung bình 50 – 100 mg/ ngày. − Clomipramine (Anafranil) 25 mg/ngày. Liều trung bình 50 – 75 mg/ngày. Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc Serotonin. − Fluoxetine (prozac) 20 mg. Liều trung bình 20 mg/ngày. − Paroxetine (Deroxate). − Fluvoxamine (Luvox). − Venlafaxine (Effexor). Các thuốc tác động kép: − Mirtazapine (Remeron) 30 mg. Liều trung bình 50 – 75 mg/ ngày Các loại khác: − Tianeptine (Stablon) 12,5 mg. Liều trung bình 37,5 mg/ ngày. Các thuốc giải lo âu: − Diazepam (Seduxen, Valium) 5 mg. Liều trung bình 5 – 10 mg/ ngày. − Bromazepam (Lexomil) 6 mg. Liều trung bình 3 – 6 mg/ ngày. − Clodiazepoxide (librium) 10 mg. Liều trung bình 5 – 10 mg/ ngày. Các thuốc điều chỉnh khí sắc: − Depakin (Valproate) 200 mg, 500 mg. Liều trung bình 400 – 800 mg/ ngày. − Tegretol 200 mg. − Muối Lithium. Các thốc tăng cường cơ thể: − Các loại Vitamin nhóm B. 2. Các phương pháp điều trị tâm lý: − Liệu pháp nhận thức hành vi, giải thích hợp lý. − Liệu pháp thư giãn luyện tập. − Liệu pháp trị liệu tâm lý gia đình. − Liệu pháp hoạt động, liệu pháp giao tiếp. − Liệu pháp tâm lý nhóm. − Chỉ nhập viện khi có trầm cảm nặng, có ý tưởng, hành vi tự sát. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trầm cảm ở học sinh, sinh viên và thuốc chữa
6 p | 1049 | 43
-
Chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại nhà
6 p | 210 | 27
-
Bệnh trầm cảm và cách chăm sóc
7 p | 210 | 24
-
Stress do công việc: Tác hại khó lường
5 p | 157 | 23
-
Chứng đau nửa đầu (Kỳ 1)
7 p | 127 | 12
-
Đau ở người cao tuổi
4 p | 146 | 8
-
Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
6 p | 121 | 7
-
Những thói quen bất ngờ hủy hoại giấc ngủ
3 p | 56 | 6
-
AMITRIPTYLIN (Kỳ 3)
6 p | 83 | 6
-
Ngủ đầy đủ có thể tránh được ý nghĩ tự sát
3 p | 99 | 5
-
8 dấu hiệu của bệnh trầm cảm
5 p | 137 | 5
-
Một số lưu ý khi đóng bỉm cho bé trong mùa hè
4 p | 92 | 5
-
8 “sát thủ” đe dọa sức khỏe của dân công sở
6 p | 68 | 4
-
Ngừa bệnh tăng động, giảm tập trung cho trẻ
6 p | 67 | 3
-
Những 'vũ khí' chống trầm cảm
5 p | 49 | 3
-
Dấu hiệu bạn đã bị trầm cảm
4 p | 74 | 3
-
Những bệnh dân công sở thường gặp phải
5 p | 59 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn