Bệnh trầm cảm và cách chăm sóc
lượt xem 24
download
Bệnh trầm cảm và cách chăm sóc. Trong cuộc đời, thỉnh thoảng ta gặp chuyện gì đó không vừa ý như mất mát người thân, mất việc, hay ly dị... khi đó ta cảm thấy buồn chán, đây là điều rất đỗi bình thường. Với hầu hết mọi người, cảm giác buồn bã và chán nản giảm dần theo thời gian. Nhưng với một số người cảm giác này không những không giảm mà kéo dài trên 2 tuần và cả cản trở đời sống thường nhật, thậm chí chán đời thì có thể đó là bệnh trầm cảm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh trầm cảm và cách chăm sóc
- Bệnh trầm cảm và cách chăm sóc Trong cuộc đời, thỉnh thoảng ta gặp chuyện gì đó không vừa ý như mất mát người thân, mất việc, hay ly dị... khi đó ta cảm thấy buồn chán, đây là điều rất đỗi bình thường. Với hầu hết mọi người, cảm giác buồn bã và chán nản giảm dần theo thời gian. Nhưng với một số người cảm giác này không những không giảm mà kéo dài trên 2 tuần và cả cản trở đời sống thường nhật, thậm chí chán đời thì có thể đó là bệnh trầm cảm. Người trầm cảm có thể thấy tuyệt vọng, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình, về những cảm giác này. Họ có thể suy sụp và không tham gia vào những hoạt động thường ngày nữa, xa lánh người thân và cả bạn bè, thậm chí có người nghĩ đến cái chết hay tự sát. Nguyên nhân Nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ. Sự mất cân bằng về những yếu tố môi trường, di truyền và hóa học có thể là những yếu tố nguy cơ liên quan với trầm cảm. Khi những cảm xúc tinh thần của một người bị mất cân bằng, có thể dẫn đến trầm cảm. Dấu hiệu nhận biết Trầm cảm hay không phải trầm cảm? Đây là một câu hỏi khó trả lời vì những người bị trầm cảm thường không hiểu biết thấu đáo về vấn đề này hoặc họ bị bối rối. Họ có thể
- thấy tuyệt vọng không tin là sẽ có cải thiện. Do đó, người trầm cảm có hai biểu hiện phổ biến là: - Mất hứng thú và niềm vui trong sinh hoạt thường ngày. - Biểu lộ những cảm giác buồn bã hay vô vọng hoặc những cơn khóc nức nở. Nên nhớ, mỗi bệnh nhân trầm cảm đều khác nhau, nên những biểu hiện của họ không phải khi nào cũng giống. Thêm vào đó, nhiều người còn tỏ ra khá hơn khi họ giấu giếm những cảm xúc trọng. Và lúc này vai trò đôn đốc và theo dõi của người thân là rất cần thiết. Người nhà bệnh nhân sẽ được bác sĩ cảnh báo về nguy cơ tự sát của người bệnh, về các tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống thuốc. Người thân cần theo dõi hành vi, cảm xúc và ghi nhận các thay đổi nơi người bệnh… Bạn phải cho bác sĩ biết những thuốc người bệnh đang sử dụng kể cả những thuốc không có toa của bác sĩ, ngay cả thuốc nam, tiền căn bệnh tật của người bệnh. Điều trị bằng đối thoại Không chỉ điều trị bằng thuốc mà trong một số trường hợp cần có sự trợ giúp của chuyên viên tư vấn tâm lý. Mục tiêu của những chuyên viên này là điều trị bằng tâm lý - một từ tổng quát về phương pháp điều trị những rối loạn về tâm lý và cảm xúc bằng cách để người bệnh nói về căn bệnh trầm cảm và những vấn đề liên quan. Nó được gọi là điều trị bằng đối thoại. Thông qua điều trị bằng đối thoại, nguời bệnh sẽ nhận ra những nguyên nhân bệnh trầm cảm của mình và sẽ có hiểu biết tốt hơn, có thể nhận ra và thay đổi những rối loạn hành vi hoặc tư duy có thể khám phá những mối quan hệ và kinh nghiệm, có thể tìm được những cách tốt hơn để đối phó, giải quyết vấn đề và thiết lập những mục tiêu phù hợp. Những vấn đề cần quan tâm Một số lớn bệnh nhân thường không tuân thủ chế độ điều trị: - Họ thường cất giữ những thuốc chống trầm cảm không dùng đến và sẽ có nguy cơ sử dụng tới chúng khi có suy nghĩ tự sát. - Bệnh nhân cũng thường có khuynh hướng không tuân thủ kế hoạch điều trị. - Khi có một trong những biểu hiện trên, bạn cần báo ngay cho bác sĩ
- Hỗ trợ của người thân Có thể bạn không hiểu hết những gì mà gười thân bị trầm cảm của mình đang cảm nhận, nhưng bạn vẫn có thể chia sẻ, đồng cảm và nâng đỡ họ bằng nhiều cách: Bày tỏ sự quan tâm, nhưng thận trọng. Thấu hiểu nỗi đau của họ, nhưng đừng nói “tôi biết những gì bạn đang trải qua” vì thật sự không phải như vậy. Ngay cả khi bạn biết rõ về nguyên nhân gây ra trầm cảm cũng nên tránh đưa ra giải pháp. Hãy lắng nghe nếu họ muốn nói, nhưng nhớ rằng người bệnh trầm cảm thường không muốn bàn đến những triệu chứng của họ và thay vào đó là ngừng nói chuyện. Nếu điều này xảy ra, cũng đừng nên giận họ. Yêu cầu được giúp đỡ - Người bệnh có thể không có yêu cầu cụ thể nào với bạn, nhưng họ cần được biết là bạn sẵn lòng giúp đỡ. Trầm cảm có thể làm người bệnh không có khả năng làm một số việc. Hãy sẵn sàng giúp đỡ người bệnh càng nhiều càng tốt. - Hãy lạc quan. Người bệnh trầm cảm thường phán xét về điểm mạnh và điểm yếu của họ rất nặng nề. Bạn hãy nhắc nhở họ về những kỹ năng của họ và cho họ thấy họ có ý nghĩa như thế nào với bạn và những người khác. - Cổ vũ những hoạt động lành mạnh. Đôi khi người bệnh trầm cảm muốn nằm trên giường suốt ngày. Bạn hãy nhẹ nhàng khuyến khích họ tập thể dục chút ít, giải trí hay đi coi phim với bạn. Ban đầu có thể họ không muốn, nhưng bạn hãy cứ đề nghị. Nếu sau đó họ làm theo, thì đây là một dấu hiệu tốt. - Trong tất cả các khía cạnh mà người bệnh cần được giúp đỡ: theo dõi việc sử dụng thuốc trầm cảm và ghi nhận những thay đổi trong hành vi, thái độ và lối sống (ăn ngủ, vận động) của người bệnh rất quan trọng. Theo dõi những thay đổi Một trong những điều khó khăn nhất là theo dõi những thay đổi về hành vi hoạt động thường nhật và thái độ chung. Bạn cần thường xuyên để mắt đến người bệnh và biết cách theo dõi. Bạn hãy ghi nhận bất kỳ các thay đổi nào và báo cáo cho bác sĩ hay chuyên viên tâm lý. - Có thể kiểm tra lịch theo dõi uống thuốc mỗi ngày và là một vật nhắc nhở rất hữu ích về
- việc uống thuốc đúng liều theo lịch. Than điểm nhận xét tiến triển theo tuần Bạn hãy ghi nhận những thay đổi theo thang điểm từ l (không thay đổi) đến 10 (thay đổi đáng kể). Sau đó, bạn hãy báo cáo mọi thay đổi này cho bác sĩ hay nhân viên y tế - Năng động: Bệnh nhân có vận động nhiều hơn không? Có tham gia những hoạt động bên ngoài không - Giấc ngủ: Bệnh nhân có ngủ tốt hơn không? ngủ vào những thời điểm đều đặn không? - Ăn uống: Bệnh nhân ăn có đầy đủ không? Ăn có điều độ không? Có thèm ăn quá độ không? - Quyết định: Bệnh nhân có khả năng quyết định tốt hơn không? - Dáng vẻ: Bề ngoài bệnh nhân xem có tươi tỉnh hơn không? - Quan hệ: Bệnh nhân có nối lại quan hệ với bạn bè, gia đình không? Cảnh giác nguy cơ tự sát Thật khó chịu khi phải nghe người khác nói về tự sát. Đôi khi, khó mà biết được đâu là biểu hiện và không biết việc gì sắp xảy ra, có nên xem xét những biểu hiện này một cách nghiêm túc không. Dĩ nhiên, không phải ai nghĩ đến hay nói về tự sát đều thực hiện. Nhưng sẽ sai lầm nếu nghĩ rằng người nào đã nói về tự sát thì sẽ không thực hiện đúng như vậy. Do đó, điều quan trọng là phải trông chừng người bệnh nghiêm túc, đặc biệt khi họ đang trầm cảm. Nhiều người không biểu lộ cảm giác hay hành động tự sát nhưng nhiều người vẫn nghĩ đến hay vẫn cố tự sát ngay khi bạn cho rằng họ đang khỏe hơn. Ví dụ như trong thời kỳ hồi phục bệnh trầm cảm. Đó là do cuối cùng, người bệnh cũng tập trung được năng lực tinh thần để hành động theo cảm xúc của mình. Khi trầm cảm, người ta sẽ có nguy cơ tự sát cao vì vậy cần cảnh giac với những dấu hiệu cảnh báo về hành vi tự sát: - Hành vi nóng nảy, không ngủ được - Tuyên bố về việc không còn sống nữa, chẳng hạn như “sắp tới, bạn sẽ không còn phải lo lắng về tôi nữa”.
- - Cho bớt tài sản, chào tạm biệt bạn bè hay sắp xếp lại mọi chuyện. - Nói về tự sát, gồm những câu đại để như “tôi sắp kết 1iễu đời mình” hay “ước gì tôi đừng sinh ra”. thật của mình. Các triệu chứng của trầm cảm phải kéo dài ít nhất 2 tuần và có thể gồm thêm nhiều triệu chứng sau: - Ngủ nhiều hay ít hơn bình thường. - Tư duy không rõ ràng hay mất tập trung. - Giảm hay tăng cân đáng kể. - Dễ cáu gắt và nổi nóng. - Khi nào cũng mệt mỏi. - Cử động chậm chạp. - Ít chăm sóc bản thân. - Giảm hứng thú tình dục. - Nghĩ đến cái chết. - Đoạn giao với bạn bè hay những thành viên trong gia đình. Bệnh có thể điều trị? Có Điều rất quan trọng đối với người nghi ngờ mình hoặc người thân bị trầm cảm là được khám bệnh bởi bác sĩ có chuyên môn về tâm thần. Nếu không đi khám bệnh thì cảm giác vô dụng và tuyệt vọng, cùng với cảm giác bị cô lập có thể làm bệnh nặng thêm. Chúng ta cần hiểu rằng bệnh trầm cảm là một bệnh nặng cần được chữa trị bởi bác sĩ chuyên môn. Đó không phải là một khiếm khuyết về tính cách hay lười biếng. Việc điều trị không thể khỏi bệnh một cách nhanh chóng mà cần có thời gian. Người thân cần tìm hiểu về căn bệnh này để hiểu những gì người bệnh đang phải chịu đựng. Nếu bạn nghi ngờ đây là trầm cảm, nên thúc giục người bệnh đi khám. Cần nhớ rằng bệnh trầm cảm có thể nặng đến mức làm giảm khả lăng tư duy sáng suốt, và ban đầu có thể bệnh nhân không muốn đi khám bệnh. Bạn hãy cố gắng làm cho người bệnh hiểu rằng trầm cảm là một bệnh lý và bác sĩ có thể điều trị được. Đôi khi, có nhiều bệnh lý có những biểu hiện tương tự như trầm cảm hoặc gây nên trầm cảm, và việc đi khám sẽ rất
- hữu ích. Người thân nên cùng tiếp xúc với bác sĩ trong các buổi khám bệnh và cung cấp cho bác sĩ tất cả những thông tin về người bệnh mà bạn quan sát được vì đôi khi người bị trầm cảm thấy khó khăn khi nói với bác sĩ về những cảm xúc thực sự của mình. Điều trị bằng thuốc Khi người bệnh được chẩn đoán bệnh trầm cảm thì bệnh nhân cần phải uống thuốc. Việc uống thuốc và tái khám đều đặn đóng vai trò rất quan - Rút lui khỏi những giao tiếp xã hội và chỉ muốn ở một mình. - Khí sắc dao động mạnh, như cảm xúc cao độ hôm nay, rồi lại xuống sắc hôm sau. - Những hành vi tự làm tổn thương như nghiện thuốc, uống rượu nhiều hay lái xe không an toàn. Một cách để tìm hiểu xem một người có ý định tự sát không là hỏi thẳng. Đây là một vài câu hỏi bạn có thể đặt ra với người bệnh nếu biết họ có ý muốn tự sát: - Bạn đang nghĩ đến cái chết phải không? - Bạn đang nghĩ về việc làm tổn thương chính mình phải không? - Bạn đang nghĩ đến tự sát phải không? - Bạn đang nghĩ về tự sát như thế nào phải không? - Bạn có biết khi nào bạn tự sát không? Nên tỏ thái độ nâng đỡ và đồng cảm, không được phê phán. Hãy nghe những lo ngại của người bệnh. Khẳng định với họ là có nhiều người giúp đỡ và họ sẽ thấy khỏe hơn khi được điều trị. Nên nhớ, bạn không làm thay công việc điều trị của bác sĩ hay nhân viên y tế. Nhưng nếu bạn hỏi người bệnh những câu hỏi trên, bạn có thể biết được những thông tin quan trọng để báo với bác sĩ, nhà điều trị hay hân viên y tế. Giúp người bệnh và tự bảo vệ mình Khi người thân của bạn bắt đầu được điều trị trầm cảm, bạn không nên kỳ vọng vào kết quả ngay tức khắc. Tư vấn tâm lý và thuốc chống trầm cảm cần có thời gian để tác dụng và việc chăm sóc một người bị trầm cảm có thể vô cùng căng thẳng. Đó là lý do vì sao bạn phải bỏ thời gian chăm sóc cho chính mình. Bạn có thể thấy hữu ích nếu chia sẻ cảm
- xúc của mình với nhóm hỗ trợ hay nói về tình trạng này với nhà tư vấn, người than hay một người tin cậy nào đó. Hãy nói với bác sĩ của bạn. Đôi lúc người bệnh của bạn có thể thấy hứng thú và ham thích với những điều họ đã yêu thích trước đó. Khi điều này xảy ra, bạn nên chia sẽ với họ những thú vui đặc biệt này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chứng trầm cảm ở tuổi già
5 p | 224 | 28
-
Các bệnh đau đầu thường gặp và cách phòng trị
6 p | 168 | 20
-
Dấu hiệu trầm cảm
5 p | 239 | 19
-
Cẩn trọng với tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm
5 p | 224 | 16
-
Nhận biết chứng trầm cảm khi mang thai
5 p | 159 | 12
-
Đôi bạn sát thủ: Trầm cảm & Đái tháo đường
5 p | 96 | 11
-
Trầm cảm - Khi nào cần nhập viện?
3 p | 85 | 11
-
Bệnh trầm cảm những điều nên biết.
3 p | 86 | 11
-
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm
4 p | 189 | 10
-
Ăn uống ‘đánh bại’ chứng trầm cảm
5 p | 63 | 5
-
Bi quan hơn khi trầm cảm và lo lắng
3 p | 108 | 5
-
Con dễ trầm cảm vì bố mẹ cãi vã
3 p | 60 | 5
-
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 p | 80 | 4
-
Những 'vũ khí' chống trầm cảm
5 p | 49 | 3
-
Buồn ngủ ngày – dấu hiệu bệnh tật
5 p | 69 | 2
-
Thận trọng khi dùng thuốc chống trầm cảm doxepin trong da liễu
2 p | 75 | 2
-
Phụ nữ trầm cảm có nguy cơ đột quỵ cao
2 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn