intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Buồn ngủ ngày – dấu hiệu bệnh tật

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Buồn ngủ ngày là do mất ngủ, do thói quen nhưng với một số người, buồn ngủ ngày còn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, trầm cảm, béo phì và một số bệnh khác. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ (thuộc Đại học Los Angeles), những người hay uể oải, mệt mỏi và có những cơn buồn ngủ ngày không cưỡng lại được là dấu hiệu mắc một chứng bệnh nào đó, có thể là bệnh trầm cảm, có ức chế thần kinh, tiểu đường hoặc béo phì… Những người bị chứng trầm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Buồn ngủ ngày – dấu hiệu bệnh tật

  1. Buồn ngủ ngày – dấu hiệu bệnh tật Buồn ngủ ngày là do mất ngủ, do thói quen nhưng với một số người, buồn ngủ ngày còn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, trầm cảm, béo phì và một số bệnh khác. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ (thuộc Đại học Los Angeles), những người hay uể oải, mệt mỏi và có những cơn buồn ngủ ngày không cưỡng lại được là dấu hiệu mắc một chứng bệnh nào đó, có thể là bệnh trầm cảm, có ức chế thần kinh, tiểu đường hoặc béo phì… Những người bị chứng trầm cảm có tỷ lệ muốn ngủ ban ngày gấp 3 lần so với những người bình thường. Những người mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ buồn ngủ ngày cao hơn 2 lần so với những người bình thường. Điều này cũng xảy ra ở những người mắc chứng béo phì.
  2. Chứng buồn ngủ ngày không chỉ ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi vậy, nếu thường xuyên lơ mơ buồn ngủ vào ban ngày thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm chứng bệnh tiềm ẩn nào đó. Bên cạnh đó, bạn có thể tự rèn luyện để khắc phục chứng buồn ngủ ngày bằng một số biện pháp sau: - Tập trung vào công việc: Làm bất cứ việc gì bạn cũng cần tập trung chú ý vào công việc để tránh sự uể oải, mệt mỏi dễ gây nhàm chán và buồn ngủ. Nên tạo sự hứng khởi cho công việc, sắp xếp công việc hợp lý
  3. để cơn buồn ngủ không kéo đến. Việc giữ tư thế ngồi làm việc ngay ngắn không những giúp bạn tập trung trong công việc mà còn giúp bạn không nghĩ đến cơn buồn ngủ. - Thể dục, thư giãn: Một vài động tác thể dục nhẹ nhàng như vươn vai, vặn mình, hít thở sâu… sẽ giúp bạn đỡ mỏi mệt. Bạn cũng có thể thư giãn bằng những bản nhạc vui nhộn, phóng tầm mắt về phía xa, nhìn vào cây xanh sẽ tránh được mỏi mắt dễ gây buồn ngủ. - Uống trà hoặc cà phê: Một tách trà hoặc tách cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn và chống lại cơn buồn ngủ khi làm việc.Tuy nhiên cách này sẽ không có tác dụng với những người nào lạm dụng nó. Uống quá nhiều thì dần dần chất kích thích này sẽ mất tác dụng với bạn. - Ăn nhẹ: Bạn hãy ăn các loại hạt như hạt bí,hạt dưa, hạt hướng dương, hạt điều … Các loại hạt này rất
  4. giàu axit béo omega-3, một loại axit làm giảm triệu chứng của bệnh chán nản và buồn ngủ. Hoặc bạn cũng có thể ăn hoa quả, đặc biệt là các loại quả chua sẽ k ích thích các dây thần kinh trong miệng, tạo cho bộ não cảm giác thoải mái. - Tán dóc cùng đồng nghiệp: Một vài phút chuyện trò hoặc trao đổi công việc với đồng nghiệp sẽ giúp bạn thay đổi không khí, giúp công việc bớt nhàm chán. - Rửa mặt: Bạn có thể ‘rửa mặt khô’ bằng một vài động tác mát xa mặt nhẹ nhàng, giúp cơ mặt thư giãn. Nặng hơn thì nên rửa mặt với nước mát. Nhưng trước khi rửa mặt, bạn nên đi lại cho tỉnh táo dần vì rửa mặt lúc buồn ngủ không tốt cho mắt. - Sử dụng thuốc: Một số thuốc có thể được sử dụng để giúp bạn chống lại cơn buồn ngủ ban ngày nhưng cần có tư vấn và kê đơn của bác sỹ. Các loại thuốc kích thích thần kinh trung ương chống lại cơn buồn ngủ như: methylphenidate (Ritalin),
  5. dextroamphetamine (Dexedrine), pemoline (Cylert) and ephedrine. Tuy nhiên chúng có nhiều tác dụng phụ và có thể gây nghiện. Modafinil (Provigil) có thể làm cải thiện triệu chứng tốt hơn, ít tác dụng phụ và không gây nghiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2