intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Chia sẻ: Mina Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

190
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'những dấu hiệu của bệnh trầm cảm', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm

  1. Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm Bất cứ người nào cũng có thể lâm vào tình trạng bị trầm cảm mà không hay biết, hoặc không thừa nhận rằng tinh thần mình đang xuống dốc. Sau đây là một số dấu hiệu của bệnh trầm cảm: Tự tin quá mức Nhiều người, đặc biệt là những người thành công hơn xung quanh, thường đối phó với trầm cảm bằng cách đi ngược lại điều mà họ
  2. đang cảm nhận. Chẳng hạn như họ sẽ theo đuổi những mục tiêu đầy tham vọng một cách bất thường, hoặc từ bỏ việc làm hiện tại để theo đuổi công việc kinh doanh cá nhân. Phản ứng này có thể xảy ra khi một người cảm thấy vô vọng và không kiểm soát được mọi chuyện. Nỗ lực thái quá trong phòng ngủ cũng là điều đáng lưu ý đối với những cá nhân có thể mắc trầm cảm. Bia rượu vô chừng Chất cồn giúp gây tê hệ thần kinh, cho phép con người chịu đựng được những hoạt động mỗi ngày, theo nhận xét của nhà soạn kịch người Anh Bernard Shaw. Thực tế cho thấy hành động nhậu nhẹt là phương pháp đối phó phổ biến nhất mà con người thường áp dụng để tự điều trị những chấn thương về cảm xúc. Vấn đề ở đây là liệu pháp này thường đẩy họ vào tình trạng khủng hoảng kép chứ chẳng giúp xoa dịu được tinh thần đang nhức nhối. Nóng giận vô cớ và vô cảm Một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh trầm cảm là dễ nổi nóng một cách vô chừng. Chỉ cần một vụ va quệt nhỏ là đủ khiến họ sửng cồ gây gổ. Hoặc nhiều người chọn cách lờ đi cảm xúc của chính mình, và hậu quả là không giải quyết được chuyện gì mà còn đẩy những người quan tâm vào tình thế khó xử. Một dấu hiệu nữa của trầm cảm là bạn gặp vấn đề khi tiếp nhận sự tán dương hoặc lòng tốt của người khác.
  3. Không thể ngừng quan hệ xã hội Giao tiếp rộng có vẻ là một hành động tích cực. Tuy nhiên, nếu chỉ nhằm giúp bạn bớt cảm thấy lẻ loi hoặc không phải đối diện với những suy nghĩ và khoảnh khắc buồn bã thực tại, quan hệ xã giao không phải cách giải quyết vấn đề. Đó là chưa kể bạn sẽ chẳng vui vẻ gì khi tối ngày cố gắng lấp đầy thời gian bằng những cuộc hẹn hò vô bổ. Vô phương tập trung Nỗ lực hết mức nhưng không thể ngăn chặn những dòng suy nghĩ vẩn vơ tràn ngập đầu óc. Đây có thể là một dấu hiệu của trầm cảm. Nếu mơ mộng nhưng vạch ra được những biện pháp tiến đến mục tiêu cuối cùng, cứ tự nhiên. Nhưng nếu từ một người bình thường muốn trở thành ngôi sao chỉ trong một đêm, đó là khởi đầu của sự bất thường. Làm cật lực hơn chứ không sáng tạo hơn Khi tinh thần xuống dốc, người ta không thể đưa ra một cách giải quyết đúng đắn cho một sự việc. Những người bị trầm cảm có thể vùi đầu vào công việc, nhưng kết quả lại chẳng khá khẩm gì, do sự minh
  4. mẫn của họ bị che lấp hoàn toàn. Và bất cứ vấn đề nào cũng có thể đẩy người bị trầm cảm vào tình trạng khóc cười khó đoán. Đơn giản là họ không làm chủ được cảm xúc của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2