intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (bệnh toi)

Chia sẻ: Trần Thị Em | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

155
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NGUYÊN NHÂN: Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Tất cả gia cầm đều mẫn cảm với bệnh. Gà tây cảm thụ với bệnh hơn gà rồi đến vịt, ngỗng, quạ, chim sẻ, chim sáo,… Gà lớn mẫn cảm hơn gà nhỏ. TRIỆU CHỨNG:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (bệnh toi)

  1. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (bệnh toi) NGUYÊN NHÂN: Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Tất cả gia cầm đều mẫn cảm với bệnh. Gà tây cảm thụ với bệnh hơn gà rồi đến vịt, ngỗng, quạ, chim sẻ, chim sáo,… Gà lớn mẫn cảm hơn gà nhỏ. TRIỆU CHỨNG: - Thời gian nung bệnh ngắn, khoảng 1-2 ngày nhưng có khi tới 4-9 ngày. Gồm 2 thể cấp tính và mãn tính. - Thể cấp tính: + Thường triệu chứng chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết. + Sốt cao (42-430C), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng. + Phân tiêu chảy có nước màu hơi trắng sau đó trở nên hơi xanh lá cây và có chứa chất nhầy. + Gà chết có biểu hiện mào và tích tím bầm do ngạt thở. -Thể mãn tính:
  2. + Gà ốm, sưng phồng tích, khớp xương chân, xương cánh, đệm của bàn chân. +Thỉnh thoảng có tiếng rale khí quản và khó thở. Gà có thể bị tật vẹo cổ BỆNH TÍCH: a.Thể cấp tính - Sung huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, cơ quan phủ tạng nhất là phần bụng: tim, lớp mỡ vành tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc đường ruột. - Viêm bao tim tích nước. - Gan sưng có hoại tử bằng đầu đinh ghim. - Chất dịch nhầy có nhiều ở cơ quan tiêu hóa như hầu, diều, ruột. Bệnh giun đũa gà Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chảy phân loãng, phân lẫn máu, phân sống do niêm mạc ruột bị tổn thương.Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chảy phân loãng, phân lẫn máu, phân sống do niêm mạc ruột bị tổn thương. Căn bệnh: - Do gà ăn phải trứng giun sán có trong phân, chất độn chuồng, các dụng cụ chăn nuôi,…
  3. - Giun trưởng thành ký sinh trong đường tiêu hóa của gia cầm. Trứng giun được thải ra ngoài theo phân và phân tán rộng khắp ngoài môi trường. Triệu chứng: - Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chảy phân loãng, phân lẫn máu, phân sống do niêm mạc ruột bị tổn thương. - Gà có các biểu hiện thiếu máu. - Trong trường hợp nhiễm giun nặng gà có thể chết do giun làm tắc ruột, vỡ ruột hoặc tắc ống mật. - Ở gà đẻ có hiện tượng giảm nhẹ sản lượng trứng. Bệnh tích: - Thành ruột dày lên do tăng sinh, nhu động ruột giảm - Ruột viêm, sung huyết, xuất huyết do giun bám vào hút chất dinh dưỡng - Trong lòng ruột chứa giun ký sinh, số lượng phụ thuộc vào mức độ nhiễm giun sán Phòng bệnh: Bước 1: Vệ sinh - Thức ăn, nước uống và dụng cụ cho ăn, uống phải vệ sinh, tránh nhiễm phân có chứa trứng giun sán. - Rắc SAFE GUARD 100gr/1m2 chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng. - Định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước.
  4. Bước 2: Dùng thuốc phòng bệnh VERMIXON tẩy giun sán định kỳ - 4-6 tuần tuổi:pha nước cho gà uống, liều 15ml/ 50 gà - Trên 6 tuần tuổi: 30 ml/ 50 gà - Lặp lại sau 1-2 tháng tùy mức độ nhiễm giun. Bước 3: - UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống - ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày, tăng khả năng hấp thu thức ăn, phòng tiêu chảy, phân khô, khử mùi hôi chuồng nuôi. Tri bênh: Bước 1: Vệ sinh - Thay đệm lót sau khi tẩy giun - Rắc SAFE GUARD 100gr/1m2 chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng. - Tiêu độc sát trùng chuồng trại, chất độn chuồng bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước, 2lít phun cho 100m2 chuồng nuôi. Bước 2: Dùng thuốc trị giun sán: VERMIXON tẩy giun gà - 4-6 tuần tuổi:pha nước cho gà uống, liều 15ml/ 50 gà
  5. - Trên 6 tuần tuổi: 30 ml/ 50 gà Bước 3: - COLI-200 100gr/ 500kgTT/ngày phòng bệnh đường ruột kế phát - UNILYTE VIT-C liều 2-3 gr/1lít nước uống, trợ sức, trợ lực cho gia cầm. - ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ ngày. Bệnh cầu trùng ở gà 1. Nguyên nhân: - Bệnh cầu trùng do loại ký sinh trùng đơn bào gây ra, có nhiều loại cầu trùng gây bệnh trên gia súc gia cầm, giống cầu trùng gây bệnh trên gà là Eimeria. Có 11 loài Eimeria được phát hiện ở gà, trong đó có 5 loài gây thiệt hại đáng kể là : + E.acervulina ký sinh ở tá tràng hồi tràng. + E. maxima và E.necatrix ký sinh ở phần giửa ruột và bao noãn hoàng. + E. brunetti và E.tenella ký sinh ở vùng thấp hơn ở ruột non. - Cầu trùng có sức đề kháng cao với các chất sát trùng thông thường và điều kiện ngoại cảnh. Người ta thường sử dụng nhiệt độ cao để tiêu diệt cầu trùng.
  6. - Gà mắc bệnh do ăn phải kén hợp tử (oocysts) có trong phân của gà bệnh hoặc gà khỏi bệnh thải ra môi trường ngoài. 2. Triệu chứng: Gà tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc cầu trùng, nhưng tuổi hay bị bệnh nhất là 2 - 3 tuần tuổi. Gà trưởng thành hay bị bệnh ở thể mãn tính. Lúc đầu gà bỏ ăn, khát nước, lông xù, thường ngồi trên hai chân, đi lại loạng choạng. Phân loãng, lúc đầu có màu xanh, sau đó có màu nâu có lẫn máu, đôi khi trong phân có nhiều máu. Lỗ huyệt bẩn do dính phân, cuối thời kỳ bệnh có thể bị liệt. Bệnh ở thể cấp tính gà thường chết nhanh sau 2 - 7 ngày, bệnh cũng có thể kéo dài, khỏi dần nhưng chậm. 3. Bệnh tích: Mào, tích, cơ bắp nhợt nhạt. Mổ khám nếu là cầu trùng mang tràng thì thấy manh tràng ứ đầy máu, sưng to (xem hình). Nếu là cầu trùng ruột non thì tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn, niêm mạc tá tràng viêm, trên bề mặt thấy các ổ tròn xám. 4. Phòng bệnh: Không để nền chuồng ẩm ướt, dọn sạch phân và thường xuyên trộn vào thức ăn thuốc chống cầu trùng. Thuốc phòng và chữa cầu trùng cần thay đổi theo từng thời kỳ để tránh cầu trùng thích ứng với loại thuốc đó. 5. Điều trị: Có thể dùng các loại thuốc sau để phòng và trị bệnh :
  7. + Vicox toltra : 1ml/ 1 lít nước uống liên tục trong 2 ngày + Vime Anticoc: 1g pha với 1 lít nước hoặc 5g trộn vào 4kg thức ăn dùng liên tục 5 ngày. Cần bổ sung thêm : + Vimix Plus : 1g pha cho 1 lít nước dùng pha nước cho uống liên tục 3 - 5 ngày. + Vimeperos : 5g cho 1000 gà con, 500 gà giò, 200 gà đẻ liên tục 5 ngày. Khi gà bệnh cần bổ sung vitamin K, E, A và Selenium vào khẩu phần để làm giảm mức độ chết của gà. Bệnh đậu gà [ NGUYÊN NHÂN: Do virus thuộc nhóm Avipox gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân, lúc tiết trời khô. Gà con 1 - 3 tháng rất cảm nhiễm với bệnh. TRIỆU CHỨNG: Thể ngoài da
  8. Mụn đậu thường hình thành ngoài da như mào, yếm, khóe mắt, khóe miệng, mặt trong cánh, quanh hậu môn và da chân. Lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu mọc ở mắt làm gà khó nhìn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi, làm gà khó thở. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vảy, vảy màu nâu sẫm rồi dần dần tróc đi để lại nốt sẹo nhỏ màu vàng xám, mụn đậu lành nhanh chóng. Thể niêm mạc (yết hầu) Thường xảy ra trên gà con. Gà có biểu hiện khó thở, biếng ăn do niêm mạc hầu và họng bị đau. Gà sốt, từ miệng chảy ra nước nhờn có lẫn mủ, màng giả. Trong niêm mạc hầu họng, khóe miệng, thanh quản phủ lớp màng giả màu trắng. Khi lớp màng giả tróc đi thấy lớp niêm mạc màu đỏ. Sau đó là quá trình viêm lan ra ở mũi và mắt. Thể hỗn hợp: Xảy ra ở cả 2 thể là ngoài da và yết hầu, tỷ lệ chết cao, thường xảy ra trên gà con. Ngoài ra còn có thể nhiễm trùng huyết con vật không có bệnh tích ở da chỉ sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng sa sút nghiêm trọng. Bệnh diễn biến trong 3 - 4 tuần, phần đông gia cầm lành bệnh, nhưng nếu vệ sinh không tốt thì khi có kế phát của vi trùng, bệnh sẽ nặng hơn, tỉ lệ chết có thể đến 50%. Gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn, gà nuôi tập trung tỉ lệ chết cao hơn gà nuôi gia đình. Bệnh tích
  9. Gà ốm gầy, nổi mụn đậu trên da, viêm cata ở niêm mạc miệng , thanh quản. Các vết viêm này loang dần thành các nốt phồng, dày dần lên cuối cùng tạo thành lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc. Niêm mạc ruột có thể tụ máu đỏ từng đám. Phổi tụ máu và tích nước. Khí quản chứa nhiều dịch xuất lẫn bọt. PHÒNG BỆNH: Chủng ngừa cho gà con từ 7 – 10 ngày tuổi bằng vaccine Trái gà. Dùng kim đâm qua màng cánh, sau 5 ngày cần kiểm tra lại vết chủng, nếu thấy vết chủng không cương to như hạt tấm thì phải chủng lại lần hai. ĐIỀU TRỊ: Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc dùng các loại kháng sinh để phòng bội nhiễm. Đối với mụn đậu ngoài da có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin10%, CuSO4 5%. Thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh. Nếu đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2