intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Tưởng

Chia sẻ: Hoason Hoason | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

109
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có những bệnh nhân đi khắp các phòng mạch, bệnh viện để điều trị chứng hồi hộp, đau ngực... Nhưng không thể xác định bệnh gì. Bệnh nhân cảm thấy không được thấu hiểu, còn bác sĩ... bó tay. Bà Bích, 38 tuổi ở TP.HCM, kể với bác sĩ tâm lý: “Cách đây 5 năm, sau một lần làm việc gần như kiệt sức phải đi cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán bà bị rối loạn thần kinh thực vật. Từ đó bà hay mệt mỏi, tim đập nhanh, nặng ngực, nhiều khi không thể thở được, người mệt rũ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Tưởng

  1. Bệnh Tưởng Có những bệnh nhân đi khắp các phòng mạch, bệnh viện để điều trị chứng hồi hộp, đau ngực... Nhưng không thể xác định bệnh gì. Bệnh nhân cảm thấy không được thấu hiểu, còn bác sĩ... bó tay. Bà Bích, 38 tuổi ở TP.HCM, kể với bác sĩ tâm lý: “Cách đây 5 năm, sau một lần làm việc gần như kiệt sức phải đi cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán bà bị rối loạn thần kinh thực vật. Từ đó bà hay mệt mỏi, tim đập nhanh, nặng ngực, nhiều khi không thể thở được, người mệt rũ. Dù bà đã uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng cảm thấy bệnh ngày càng nặng hơn.
  2. “Mỗi khi các triệu chứng xảy ra tôi rất sợ. Tôi không dám chạy xe. Đi bộ một mình cũng sợ. Đến nơi vắng người càng lo hơn vì lỡ có gì xảy ra không có ai đưa đi cấp cứu!”, bà Bích nói. Theo bà, lâu lâu bà lại đi cấp cứu một lần vì tức ngực, khó thở. Sau đó, bà đến một bệnh viện khác và được chẩn đoán là rối loạn thần kinh tim. Sau thời gian dài uống thuốc mà không hết bệnh, bà than với bác sĩ điều trị, vị bác sĩ này nói dữ bảo: “Bệnh của bà hết thuốc chữa rồi. Bây giờ chỉ còn nước gửi bà qua bệnh viện tâm thần!”. Nghe bác sĩ nói vậy, bà Bìch rất buồn lo, nhưng rồi bà vẫn qua Bệnh viện Sức khỏe tâm thần khám. “Qua đây tôi mới biết mình bị bệnh rối loạn lo âu”. Sau gần bốn tháng uống thuốc, bà cảm thấy trong người khỏe hẳn, các triệu chứng khó thở, nặng ngực, hồi hộp, lo lắng giảm 70%. Khi bác sĩ ân cần hỏi thăm về gia đình, công việc, gia đình, con cái, bà Bích mới bộc lộ: Bà có hai người con, một đứa thì chỉ lo làm ăn, một đứa lại sa vào hút chích, chẳng có đứa nào quan tâm tới bà, suy nghĩ mãi mới đâm ra buồn bực, chán nản. Đừng để nước cuối
  3. Theo các chuyên gia về tâm lý, có ba dạng bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần đến bệnh viện điều trị là rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm và rối loạn nhân cách. Những rối loạn này có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Đối với người có nhân cách yếu thường là họ đã có những tổn thương tâm lý từ nhỏ. Khi có thêm những yếu tố bên ngoài tác động, họ dễ rơi vào rối loạn tâm lý. Triệu chứng chung của những bệnh nhân này là hay hồi hộp, nặng ngực, khó thở, có khi đau nhức khắp nơi, nhức đầu, mờ mắt, hoặc mệt mỏi, mất ngủ... Họ đã đến nhiều bệnh viện khám và điều trị nhưng không hết. Bệnh nhân đến với Bệnh viện Sức khỏe tâm thần gần như là “nước cuối”. Do đó, nhiều bệnh nhân khi đến bệnh viện đã ở giai đoạn trễ khiến việc điều trị khó khăn hơn, thời gian dùng thuốc, hồi phục kéo dài hơn. Nhiều ca không thể điều trị tâm lý đơn thuần mà phải dùng thuốc cho ổn rồi mới điều trị tâm lý. Căn nguyên của bệnh tưởng Nhiều phụ nữ hễ cứ thấy đau ngứa đường sinh dục là nghĩ ngay đến... ung thư cổ tử cung. Để giải tỏa nỗi lo này, tốt nhất vẫn là đi khám phụ khoa để được làm một xét nghiệm. Việc phát hiện sớm những thay đổi ở cổ tử cung trước khi
  4. bệnh ung thư phát triển sẽ giúp cho việc điều trị chặn đứng sự tiến triển của khối u. Tuy nhiên, ngứa đường sinh dục, ra huyết trắng là biểu hiện rất thường gặp ở phụ nữ, do nhiều nguyên nhân gây ra như nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn... Do đó, có đi khám phụ khoa, làm các xét nghiệm chẩn đoán thì mới chọn đúng thuốc điều trị... Những người có thể trạng gầy ốm, hay húng hắng ho thường tin chắc là mình bị lao. Nỗi lo lắng này càng làm cho họ ốm yếu, sầu não và giống bệnh nhân lao hơn. Trong trường hợp này, tùy theo tình trạng thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ cho chụp phim, thử đờm hoặc làm các xét nghiệm bổ sung khác để xác định nguyên nhân gây ho. Để giải tỏa những âu lo không đáng có hoặc để phát hiện sớm bệnh nặng, bạn cần đến các cơ sở điều trị đúng chuyên khoa để khám xác định bệnh. Không nên vì quá âu lo với căn bệnh tưởng tượng rồi vơ bệnh vào người khiến ăn không ngon, ngủ không yên, khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp, rối loạn tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng thực thể của bệnh lo âu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2