YOMEDIA
ADSENSE
Bệnh về tai nghe kém sau vá nhĩ
62
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Để đảm bảo cho sức nghe bình thường, các cơ quan tai ngoài, tai giữa và tai trong phải hoàn toàn bình thường.Tai ngoài bao gồm vành tai và ống tai. Có chức năng đón nhận âm thanh để đưa âm thanh vào màng nhĩ. Tai giữa bao gồm màng nhĩ,
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh về tai nghe kém sau vá nhĩ
- BỆNH VỀ TAI NGHE KÉM SAU VÁ NHĨ Em 25 tuổi, bị thủng màng nhĩ nhỏ cách nay khoảng 5 năm, sức nghe giảm nhiều, gần đây em đi khám lại và nội soi tai thì màng nhĩ đã bình thường và không còn bị viêm giữa nữa. Cho hỏi sức nghe của tai có cải thiện được không hay ngày càng giảm? Có cách nào khắc phục? (Minh Xuân) Trả lời: Để đảm bảo cho sức nghe bình thường, các cơ quan tai ngoài, tai giữa và tai trong phải hoàn toàn bình thường.
- Tai ngoài bao gồm vành tai và ống tai. Có chức năng đón nhận âm thanh để đưa âm thanh vào màng nhĩ. Tai giữa bao gồm màng nhĩ, chuỗi xương con gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp và vòi nhĩ là ống nối từ khoang tai giữa đến vòm mũi họng. Âm thanh sẽ làm rung màng nhĩ và sẽ được dẫn truyền qua chuỗi xương con. Vòi nhĩ giữ cho áp lực trong tai giữa cân bằng với bên ngoài để dẫn truyền âm thanh được hiệu quả tối ưu. Tai trong bao gồm nội dịch trong mê nhĩ và các tế bào thính giác. Khi âm thanh truyền qua các xương con đến cửa sổ bầu dục của tai trong làm cho nội dịch chuyển động, kích thích các tế bào thính giác sinh ra những xung động thần kinh truyền về vỏ não bằng dây thần kinh thính giác giúp chúng ta nghe và hiểu được âm thanh. Bất cứ trục trặc nào trong các khâu trên đều có thể đưa đến nghe kém. Trường hợp của bạn bị thủng nhĩ, dĩ nhiên việc dẫn truyền âm thanh sẽ giảm nên nghe kém, nay màng nhĩ đã lành rồi, muốn biết chức năng nghe có tốt không hay vẫn còn giảm nhiều do trục trặc ở các khâu khác thì nên đo thính lực mới có thể biết được. Khi chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây nghe kém mới có thể có phương thức điều trị tương xứng hiệu quả. Chúc bạn khỏe. VIÊM TAI GIỮA THANH DỊCH
- Chào Bác sỹ Nguyễn Trương Khương. Em năm nay 23 tuổi. Tai của em từ nhỏ đến giờ chưa có vấn đề gì cả. Tuy nhiên cách đây khoảng 3 tuần. Tai phải của em bị ù , khi vào chỗ yên tỉnh thì nghe có tiếng ee.., tai không hề đau hay nhức gì cả, chỉ có cảm giác vùng bên trong tai phải có cảm giác rất nặng, người rất mệt mỏi ,như có cái gì thẳng bên trong ấy ( em chẳng biết diễn tả sao cho chính xác nữa.) lâu lâu thì cảm giác này giảm đi và em thấy người rất khỏe, đầu óc nhẹ nhàng hơn nhiều, khi nuốt nước bọt thì tai phải có tiếng kêu bộp bộp. còn tai trái thì hoàn toàn bình thường.khi lắc đầu qua lại thì có cảm giác như màng nhĩ tai phải căng phồng lên ấy em có đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng , sau khi đo thính lực , và đo nhĩ lượng thì kết quả là: thính lực tai phải giảm chút ít( chắc có lẽ vì tiếng kêu ee.. che lấp ) còn biểu đồ đo nhĩ lượng thì em không hiểu về nó lắm. Sau đó bác sỹ chuẩn đoán em bị viêm tai giữa ứ dich. và cho em các loại thuốc kháng sinh về uống. em đã uống hết rồi mà không thấy thuyên giảm chút nào cả. em rất lo lắng về bệnh của mình.
- Mong Bác sỹ tư vấn dùm bệnh của em với. Xin chân thành cảm ơn và mong sớm được nhận được hồi âm từ Bác sỹ Em xin bổ sung thêm là tai phải của em không có mủ hay bất kỳ một cái gì chảy ra cả. Nhìn vào tai thì thấy hoàn toàn bình thường. Xin cảm ơn BS đã dành chút thời gian để đọc mail của em. Trả lời: Theo những gì bạn mô tả và bạn đã đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thì rất có thể bạn bị viêm tai giữa thanh dịch, nếu bạn có nội soi tai bạn sẽ thấy dịch nằm trong tai giữa hoặc màng nhĩ không còn trong suốt như bên bình thường. Nội soi còn có ý nghĩa kiểm tra mũi xoang và vòm mũi họng của bạn nữa, do vậy bạn nên đề nghị với bác sĩ của bạn để được nội soi thêm. Trước tiên bạn nên điều trị nội khoa, tức dùng thuốc kháng sinh kháng viêm khoảng 1-2 tuần. Nếu tình trạng của bạn khỏi hẳn thì có thể kết thúc điều trị, nếu tình trạng của bạn không hề thuyên giảm sau 1 tuần thì nên trích rạch màng nhĩ để hút dịch ra, tức bác sĩ sẽ dung một con dao vi phẫn rạch màng nhĩ ra và hút bớt dịch trong hòm nhĩ ra ngoài, vết rạch này sẽ lành lại nhanh chóng sau 1- 2 tuần, không hề có ảnh hưởng gì đến thính lực và chức năng bình thường của tai. Trường hợp xấu hơn, rất hiếm xảy ra là dịch vẫn không hết, bạn vẫn còn triệu chứng mặc dù đã điều trị nội khoa tích cực và đã trích rạch màng nhĩ. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ đặt vào tai giữa của bạn xuyên qua màng nhĩ một cái ống rất nhỏ để cân bằng áp lực của tai giữa và bên ngoài khi đó dịch sẽ mau hết hơn. Thời gian ống này lưu lại khoảng từ 1-6 tháng tùy trường hợp, sau đó sẽ được lấy ra hoặc có thể ống sẽ rớt ra ngoài một cách tự nhiên. Chúc bạn sớm bình phục. ĐAU NGỨA TAI TRÁI
- Gần đây (khoảng 2 tuần) nay tôi cảm thấy đau (đau ngứa) ở trong tai trái, kèm theo đau nửa đầu trái, nhất là đau tai rất khó chịu. Trước đây khoảng 1 năm tôi cũng bị nhưng một thời gian lại khỏi. Tôi đã đi khám tai mũi họng cách đây khoảng 5 ngày, BS kết luận: tai trái có xung huyết, màng nhĩ hai bên kém sáng, viêm họng mạn tính, vòm họng nhẵn (trongtin). - Theo lời anh mô tả thì các triệu chứng của anh đau ngứa tai bên trái và kèm theo đau đầu trái. Như vậy khám kiểm tra tai trái là bước đầu tiên phải làm, bện cạnh đó soi kiểm tra vòm họng và mũi xoang cũng rất cần thiết để có chẩn đoán chính xác và tránh bỏ sót. Kết quả nội soi tai mũi họng của anh phát hiện có viêm tai ngoài bên trái là rất phù hợp, có thể giải thích được các triệu chứng, vòm mũi họng và mũi xoang bình thường. Như vậy anh nên tiếp tục tuân thủ điều trị theo toa bác sĩ đã cho và tái khám lại cho đến khi khỏi hẳn bệnh. Trong thời gian này ngoài thuốc nhỏ tai bác sĩ đã kê toa, anh không nên ngoáy tai hoặc đưa bất cứ vật gì kể cả bông gòn ngoáy tai, vì có thể sẽ làm bệnh của anh nặng thêm do chấn thương ống tai hoặc nhiễm trùng. BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG HÂN BIỆT VIÊM TAI GIỮA V VIÊM NG TAI NGO I
- Tôi năm nay 34 tuổi, hồi bé từng bị viêm tai giữa phía bên phải. Sau này thỉnh thoảng tôi có bị đau tai nhẹ, sau đều tự hết. Tôi có một thói quen là thường ngoáy tai bằng bông ngoáy tai. Cách đây khoảng một tháng tôi thấy đau tai và giảm thính lực nhẹ, sau đau lan xung quanh hàm và hốc mắt, có biểu hiện ngạt mũi nhẹ, hạch dưới góc hàm đau nhẹ nhưng không sưng to. Không ho, không chảy nước mũi, nuốt không thấy nghẹn, tai không chảy nước. Tôi đã đi khám bác sĩ chuyên khoa về tai - mũi - họng và được kết luận: hốc mũi, vách ngăn mũi bình thường, họng không có khối u. Bác sĩ kết luận viêm tai thanh dịch và được kê đơn thuốc điều trị. Nhưng đến nay hơn một tháng mà bệnh không thuyên giảm, các triệu chứng trên vẫn còn. Vậy xin hỏi bệnh của tôi là gì? Hiện nay tôi rất lo vì bệnh không thuyên giảm và bị đau nên ảnh hưởng đến cuộc sống. Có phải tôi không bị gì như kết luận của BS không? Hay là viêm tai ngoài hoặc nặng hơn là tôi bị u mũ hoặc u vòm họng (ác tính hoặc lành tính). Nguyen Luong Ngoc Bạn không nên quá lo lắng vì đã được bác sĩ tai mũi họng khám, vì vậy các tình trạng nguy hiểm như ung thư vòm mũi họng, hoặc những bệnh lý nguy hiểm khác đã chắc chắn được loại trừ. Nếu bạn bị viêm ống tai ngoài thì khi kéo vành tai hoặc nằm đè lên bên tai bệnh sẽ có cảm giác đau. Và tình trạng đau tai có thể lan ra xung quanh đôi khi làm bạn đau cả nửa đầu phía bên tai bệnh. Tình trạng này rất dễ dàng chẩn đoán, vì khi khám bác sĩ sẽ thấy da ống tai sưng đỏ đôi khi bít cả lỗ tai ngoài, hoặc một mụt nhọt trong da ống tai ngoài nếu có trong trường hợp nhọt ống tai. Bệnh thường khỏi sau 3 - 5 ngày điều trị kháng sinh, kháng viêm và giảm đau đúng cách.
- Nếu bạn bị viêm tai giữa thanh dịch, hoặc bị tắc vòi nhĩ thì thường là cảm giác đau sâu trong tai, không đau khi kéo hoặc ấn vào vành tai, để chẩn đoán chính xác sau khi nội soi kỹ mũi, vòm mũi họng và hai tai bạn cần được đo nhĩ lượng đồ và thính lực đồ. Việc điều trị khó khăn hơn, đôi khi kéo dài hàng tháng, nếu sau 3-6 tháng mà sức nghe không cải thiện, các xét nghiệm gián tiếp chứng minh vẫn còn dịch trong tai giữa thì bệnh nhân cần được đặt một ống thông nhĩ để giúp cân bằng áp lực của tai giữa và bên ngoài giúp tai giữa mau chóng hết dịch và sức nghe hồi phục. Bạn nên đi khám và theo dõi với bác sĩ tai mũi họng, lý tưởng nhất ở những cơ sở y tế có đầy đủ máy nội soi TMH, máy đo nhĩ lượng đồ và phòng đo thính lực. BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG Dạo này sao bỗng thấy cháu khó bảo, nhiều lúc gọi không thấy cháu quay lại. Để ý kỹ thì hình như cháu không nghe. Đó là tình huống thường gặp của bệnh lý viêm tai giữa tiết dịch, một nguyên nhân thầm lặng gây giảm thính lực ở trẻ em. Theo nhiều thống kê trên thế giới, trẻ em thường bị 6-8 lần viêm đường hô hấp trên trong một năm. Tai giữa là khoảng không khí phía sau màng nhĩ thông thương với vòm mũi họng qua vòi nhĩ, do vậy tai giữa cũng rất dễ bị viêm theo sau viêm đường hô hấp. Viêm tai giữa tiết dịch là tình trạng viêm tai giữa xuất tiết nhiều dịch nhầy xảy ra trong giai đoạn hồi phục của tình trạng viêm tai giữa cấp tính, do vậy bệnh diễn tiến âm thầm không triệu chứng. Bệnh thường tự hồi phục. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp dai dẳng gây giảm sức nghe của trẻ cần điều trị tích cực bằng thuốc, bằng phẫu thuật.
- Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, trên 6 tuổi trẻ ít bị hơn, tuy nhiên bệnh đều có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt ở trẻ có VA phì đại, viêm mũi xoang, chẻ vòm hầu, dị ứng. Khi trẻ mắc bệnh, các bậc phụ huynh thường nhận thấy bỗng nhiên trẻ thờ ơ, chậm phản xạ trong giao tiếp, đôi khi nói hình như trẻ không nghe được hoặc xem tivi vặn âm thanh lớn hơn bình thường, hay thầy cô ở trường than phiền dạo này trẻ tiếp thu chậm, học tập giảm sút. Đây là giai đoạn trễ của bệnh. Để phòng bệnh, tùy từng hoàn cảnh cụ thể các bậc phụ huynh có sự điều chỉnh thích hợp để giảm thiểu tối đa những yếu tố nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Các yếu tố này bao gồm: ba mẹ và người thân trong gia đình không nên hút thuốc lá trong nhà, trong phòng ở chung với trẻ; cho trẻ bú sữa mẹ, không bú bình, đặc biệt bú ở tư thế nằm; tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ đang bệnh viêm đường hô hấp; cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý; luôn giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt. Sau cùng, vì bệnh lý viêm tai giữa tiết dịch thường xuất hiện trong giai đoạn hồi phục của viêm tai giữa cấp nên không có triệu chứng rõ rệt, thường chỉ phát hiện khi bác sĩ thăm khám. Do vậy khi trẻ bị viêm tai giữa cấp hoặc viêm đường hô hấp trên tái phát nhiều lần và kéo dài, cần đưa đi khám bệnh để các bác sĩ theo dõi chặt chẽ, tránh xảy ra tình huống đáng tiếc.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn