Bệnh viêm phế quản: Suyễn (Phần 1)
lượt xem 24
download
Bệnh viêm phế quản: Suyễn (Phần 1) Suyễn là gì ? Suyễn là tình trạng viêm mãn tính của các ống phế quản (đường dẫn khí) gây ra sự sưng phồng và hẹp (co khít lại) đường dẫn khí. Kết quả là gây khó thở. Sự hẹp phế quản thường là hoặc hồi phục hoàn toàn hoặc ít nhất là 1 phần với điều trị. Các ống phế quản bị viêm mãn tính có thể trở nên nhạy cảm quá mức với các dị nguyên (các chất khởi phát đặc hiệu) hoặc các chất kích thích (các chất khởi phát không...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh viêm phế quản: Suyễn (Phần 1)
- Bệnh viêm phế quản: Suyễn (Phần 1)
- Suyễn là gì ? Suyễn là tình trạng viêm mãn tính của các ống phế quản (đường dẫn khí) gây ra sự sưng phồng và hẹp (co khít lại) đường dẫn khí. Kết quả là gây khó thở. Sự hẹp phế quản thường là hoặc hồi phục hoàn toàn hoặc ít nhất là 1 phần với điều trị. Các ống phế quản bị viêm mãn tính có thể trở nên nhạy cảm quá mức với các dị nguyên (các chất khởi phát đặc hiệu) hoặc các chất kích thích (các chất khởi phát không đặc hiệu). Ðường dẫn khí có thể trở nên bị "xoắn vặn" và vẫn cứ ở trong trạng thái tăng nhạy cảm. Ðây được gọi là "Tăng tính nhaỵ cảm của phế quản" . Dường như có một mức độ nào đó tăng tính nhạy cảm phế quản ở tất cả các cá thể. Tuy nhiên, rõ ràng rằng những người bị suyễn và những cá nhân dị ứng (không có suyễn rõ ràng) có một mức độ quá mẫn phế quản cao hơn những người không bị suyễn và không bị dị ứng. Ở những cá nhân nhạy cảm, các ống phế quản dễ bị sưng phồng và co thắt khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát như là các dị nguyên, khói thuốc lá, hoặc gắng sức. Trong số những người bị suyễn, vài người có thể có quá mẫn phế quản nhẹ và không có triệu chứng trong khi những người khác có thể có quá mẫn phế quản nặng và có triệu chứng mãn tính. Hỗ trợ dị ứng Suyễn ảnh hưởng mọi người một cách khác nhau. Mỗi cá nhân là đơn nhất về mức độ phản ứng của họ với các yếu tố khởi phát của môi trường. Ðiều này ảnh hưởng một cách tự nhiên loại và liều thuốc được cho, thuốc dùng cho mỗi người bị suyễn không giống nhau. Từ quá khứ đến hiện tại Các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đã dùng từ "asthma" (suyễn) để mô tả khó thở hoặc thở hổn hển. Họ tin rằng suyễn là do sự mất thăng bằng bên trong, cái mà có thể phục hồi được bởi chế độ ăn khoẻ mạnh, các phương thuốc từ thực vật và động vật, hoặc thay đổi cách sống.
- Biệt ngữ dị ứng Suyễn bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "Panos", nghĩa là sự thở hổn hển. Các thầy thuốc Trung Hoa hiểu rằng "xiao-chiran", hoặc "thở khò khè", là một dấu hiệu của sự mất thăng bằng trong lực sống mà họ gọi là "Qi". Họ khôi phục lại "Qi" bằng các phương tiện như hương liệu, châm cứu, xoa bóp, kiêng ăn, và thể dục. Các triết gia Ấn Ðộ kết nối tâm hồn và hơi thở như là 1 phần của sự kết nối trí tuệ, thể xác và linh hồn. Thuật Yoga sử dụng sự kiểm soát hơi thở để tăng kích thích sự trầm tư. Các thầy thuốc Ấn Ðộ đã dạy những kỷ thuật thở này để giúp điều trị suyễn. Thực tế dị ứng Maimonides là một thầy thuốc đồng thời là giáo sĩ Do Thái nổi tiếng ở thế kỷ 20 đã hành nghề ở triều đại vua Ai Cập. Ông ta đã đề nghị với 1 trong những Hoàng Tử bị suyễn rằng cậu ta nên ăn, uống và ngủ ít hơn. Ông ta cũng khuyên rằng Hoàng Tử nên sinh hoạt tình dục ít hơn, tránh môi trường thành thị bị ô nhiễm, và ăn một chế độ ăn đặc biệt - súp gà. Sự cân bằng của "4 dịch thể", cái bắt nguồn từ thời Hy Lạp - La Mã, đã ảnh hưởng đến y học Châu Âu cho đến giữa thế kỷ 18. Ở người khỏe mạnh, 4 dịch thể, hoặc dịch của cơ thể là: máu, mật đen, mật vàng, và đàm dãi - ở thế cân bằng. Sự vượt quá của 1 trong những dịch này quyết định kiểu rối loạn hiện diện. Những người bị suyễn được ghi nhận ho, ứ đọng chất tiết, và sự tiết nhầy (đàm) quá mức vì thế được gọi là"người nhiều đàm dãi". Vào những năm 1800, được sự hỗ trợ bởi việc phát minh ra ống nghe, các thầy thuốc bắt đầu nhận ra rằng suyễn là một bệnh chuyên biệt. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn yêu cầu những cách điều trị truyền thống ngày ấy, như là sự trích máu, hương liệu và hút thuốc lá. Những phương pháp này được dùng cho những bệnh cảnh khác nhau, bao gồm cả suyễn. Trong số nhiều phương thức điều trị được quảng bá cho suyễn trong suốt thế kỷ 19, không có cái nào là đặc biệt hữu ích.
- Thực tế dị ứng. Ðầu năm 1892, một thầy thuốc Canada nổi tiếng, Sir William Osler, đã gợi ý rằng, viêm đóng một vai trò quan trọng trong bệnh suyễn. Các thuốc dãn phế quản xuất hiện đầu tiên vào những năm 1930, và được cải tiến trong những năm 1950. Ngay sau đó, các thuốc corticosteroid điều trị viêm xuất hiện và trở thành trụ cột điều trị được sử dụng cho đến ngày nay. Phạm vi của vấn đề Ngày nay suyễn là một bệnh mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em, ảnh hưởng 1 trong số mỗi 15 em. 5% người trưởng thành ở Bắc Mỹ cũng bị bệnh. Nói chung, có khoảng 1 triệu người Canada và 15 triệu người Mỹ bị bệnh này. Số ca bệnh mới và tần suất nhập viện mỗi năm vì suyễn đã tăng khoảng 30% trong 20 năm qua. Bất chấp những tiến bộ trong điều trị, tử vong vì suyễn trong số những người trẻ tuổi đã tăng hơn gấp đôi. Thực tế dị ứng. Có khoảng 5000 ca tử vong mỗi năm vì suyễn ở Mỹ và khoảng 500 ca tử vong mỗi năm ở Canada. Các ống phế quản bình thường. Trước khi chúng ta có thể đánh giá suyễn ảnh hưởng đến các đường dẫn khí phế quản như thế nào, chúng ta nên nhìn lướt qua cấu trúc và chức năng của ống phế quản bình thường. Không khí chúng ta hít vào qua mũi và miệng sẽ đi qua dây thanh (thanh quản) và vào trong khí quản. Không khí sau đó vào phổi bằng 2 đường dẫn khí lớn (phế quản gốc), 1 ở mỗi bên. Phế quản phân chia bên trong mỗi phổi thành các ống dẫn khí ngày càng nhỏ (tiểu phế quản), giống như các nhánh của một cây ngược. Khí hít vào khí đi qua những đường dẫn khí này đến hàng triệu túi khí nhỏ (phế nang) được chứa trong phổi.(Những túi này ví như chùm nho, còn cuống nho là những tiểu phế quản).
- Oxi đi từ các túi khí vào trong dòng máu qua nhiều mạch máu nhỏ gọi là mao mạch. Tương tự như vậy, các sản phẩm thải của cơ thể, khí CO2, được quay trở lại các túi khí sau đó được loại bỏ ở mỗi nhịp thở ra. Các ống phế quản bình thường cho phép sự di chuyển nhanh chóng không khí vào và ra khỏi phổi để bảo đảm rằng mức O2 và CO2 vẫn ổn định trong dòng máu. Thành ngoài của ống phế quản được bao bọc bởi cơ trơn có thể co và dãn tự động với mỗi nhịp thở. Ðiều này cho phép một lượng không khí theo yêu cầu vào và ra khỏi phổi để đạt được sự trao đổi O2 và CO2 bình thường này. Sự co và dãn của cơ trơn phế quản được kiểm soát bởi 2 hệ thần kinh khác nhau hoạt động hiệp đồng để giữ đường dẫn khí luôn mở. Lớp lót bên trong của các ống phế quản, được gọi là biểu mô phế quản, có chứa : (1) các tuyến nhầy sản xuất chỉ đủ chất nhầy để bôi trơn hợp lý đường dẫn khí; và (2) nhiều loại tế bào viêm khác nhau, như bạch cầu ái toan, tế bào limpho, và các tế bào mast. Các tế bào này được thiết kế để bảo vệ biểu mô phế quản với các vi trùng hít vào, các dị nguyên và các chất kích thích chúng ta hít vào, và những thứ có thể gây sưng phồng mô phế quản. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ rằng các tế bào viêm này cũng đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Vì thế, sự hiện diện của những tế bào viêm này trong các ống phế quản đã làm cho chúng là những đích đầu tiên của phản ứng viêm dị ứng. Suyễn ảnh hưởng đến sự thở như thế nào? Suyễn gây ra hẹp đường thở, can thiệp vào sự chuyển động bình thường của không khí vào và ra khỏi phổi. Suyễn chỉ liên quan đến các ống phế quản và không ảnh hưởng đến các túi khí hoặc nhu mô phổi. Sự bít hẹp xuất hiện ở suyễn là do 3 yếu tố chính : viêm, co thắt phế quản, và phản ứng quá mức (quá mẫn cảm). Viêm Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất gây ra hẹp các ống phế quản là viêm. Các ống phế quản trở nên đỏ, bị kích thích, và sưng phồng lên. Viêm xuất hiện đáp lại một
- dị nguyên hoặc chất kích thích và do hoạt động của các hóa chất trung gian (histamine, leukotrienes, và những chất khác). Các mô viêm tạo ra một lượng lớn nhầy "dính" trong các ống. Chất nhầy có thể kết cụm lại và hình thành nên các "nút" có thể bít kín các đường dẫn khí nhỏ. Bạch cầu ái toan và các tế bào khác, những tế bào tích tụ tại chỗ, gây ra tổn thương mô. Các tế bào gây tổn thương này được tỏa vào các đường dẫn khí, vì thế góp phần làm hẹp lòng ống. Co thắt Các cơ bao quanh các ống phế quản co chặt trong suốt cơn suyễn. Sự co thắt cơ này của đường dẫn khí được gọi là co thắt phế quản. Co thắt phế quản làm cho đường dẫn khí hẹp hơn. Các hóa chất trung gian và các sợi thần kinh trong các ống phế quản làm cho cơ co thắt. Phản ứng quá mức (quá mẫn cảm) Ở những bệnh nhân bị suyễn, đường dẫn khí bị co thắt và viêm mãn tính trở nên tăng nhạy cảm hoặc tăng phản ứng đối với các yếu tố kích phát như các dị nguyên, các chấy kích thích, và sự nhiễm trùng. Sự tiếp xúc với những yếu tố kích phát này có thể làm viêm và hẹp tiến triển nặng hơn. Sự kết hợp 3 yếu tố này gây khó thở ra. Hậu quả là, khí cần phải được thở ra gắng sức để vượt qua chỗ hẹp, do đó gây ra tiếng "khò khè" điển hình. Những người bị suyễn cũng thường "ho" trong nỗ lực nhằm đẩy nút nhầy đặc ra. Việc giảm lưu lượng khí có thể làm cho ít khí O2 hơn đi vào trong dòng máu và nếu quá nặng, khí CO2 có thể tích tụ trong dòng máu gây nguy hiểm . Tầm quan trọng của viêm. Viêm, hoặc sưng phồng, là một đáp ứng bình thường của cơ thể đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng. Lưu lượng máu tăng lên đến những vùng bị ảnh hưởng và các tế bào được huy động đến và ngăn cản rối loạn gây tổn thương. Tiến trình lành bắt đầu. Thường thường, khi lành hoàn toàn thì viêm giảm dần. Thỉnh thoảng, tiến trình
- lành tạo ra sẹo. Tuy nhiên, vấn đề trung tâm trong suyễn là viêm không tự hồi phục hoàn toàn. Trong tương lai gần, nó gây ra các "cơn" suyễn tái diễn. Trong tương lai xa, nó có thể dẫn đến dầy thành phế quản vĩnh viễn, được gọi là "tái cấu trúc" đường dẫn khí. Nếu điều này xảy ra, việc hẹp của các ống phế quản có thể trở nên không hồi phục và đáp ứng kém với thuốc. Do đó, mục tiêu của điều trị suyễn là : (1) trước mắt, kiểm soát viêm đường dẫn khí để giảm phản ứng của đường dẫn khí; và (2) về lâu dài, tránh tái cấu trúc đường dẫn khí. Hỗ trợ dị ứng Dấu hiệu tiêu chuẩn của điều trị suyễn là ngăn chặn và điều trị viêm đường dẫn khí. Có lẽ việc kiểm soát viêm cũng ngăn chặn tái cấu trúc đường dẫn khí và do đó ngăn chặn mất chức năng phổi vĩnh viễn. Hình 1. Vòng xoắn của suyễn Các yếu tố khởi phát cơn suyễn Các triệu chứng suyễn có thể bị kích hoạt hoặc nặng lên bởi nhiều tác nhân. Không phải tất cả mọi người suyễn phản ứng với cùng loại yếu tố khởi phát. Theo kinh điển, ảnh hưởng mà mỗi yếu tố khởi phát gây ra trên phổi khác nhau từ người này so với người khác. Nói chung, độ năng của suyễn tùy thuộc vào tác nhân kích hoạt triệu chứng của bạn và phổi của bạn nhạy cảm với chúng như thế nào. Hầu hết các yếu tố khởi phát này còn có thể làm xấu hơn các triệu chứng của mũi hoặc mắt. Các yếu tố khởi phát rơi vào 2 nhóm : Dị nguyên ("đặc hiệu") Không dị nguyên - hầu hết là các chất kích ứng (không-"đặc hiệu") Một khi ống phế quản (mũi và mắt) của bạn trở nên viêm do tiếp xúc dị ứng, sẽ kích hoạt triệu chứng. Các ống phế quản "phản ứng" này cũng có thể phản ứng với các
- yếu tố khởi phát khác, như gắng sức, nhiễm trùng, và các chất kích thích khác. Sau đây là một bảng liệt kê đơn giản. Các yếu tố khởi phát suyễn thường gặp : Các dị nguyên. Phấn hoa "theo mùa". Mạt nhà, nấm mốc, vật nuôi, và các phần của côn trùng suốt năm. Thức ăn như cá, trứng, đậu phộng, dừa, sữa bò, và đậu nành. Các chất phụ gia như các sulfites. Các tác nhân liên quan đến việc làm như chất dẻo (latex). Sự thật dị ứng. Khoảng 80% trẻ em và 50% người lớn bị suyễn còn có mắc thêm dị ứng. Các yếu tố kích thích. Các nhiễm trùng hô hấp, như những nhiễm trùng do virus cúm, viêm phế quản, viêm xoang. Thuốc như : aspirin, các thuốc kháng viêm không steroid khác, và các thuốc ức chế Beta (được dùng điều trị tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác). Hút thuốc lá. Các yếu tố ngoài trời như sương mù, thay đổi thời tiết, và khói dầu diesel. Ban đêm. Rối loạn trào ngược dạ dày-thực quản. Gắng sức (thể thao), đặc biệt trong điều kiện khô lạnh.
- Các yếu tố liên quan đến việc làm như: các hóa chất, bụi, khí, và kim loại. Các yếu tố xúc cảm như: cười, khóc, la hét, và khủng hoảng. Các yếu tố nội tiết như trong hội chứng tiền mãn kinh. Nhiều mặt của suyễn - "được hy vọng" Nhiều yếu tố khởi phát suyễn tiềm ẩn giải thích phần lớn những cách khác nhau ở đó suyễn có thể hiện diện. Ở hầu hết các trường hợp, bệnh bắt đầu ở thời rất trẻ 2-6 tuổi. Ở nhóm tuổi này, nguyên nhân suyễn thường liên kết với việc tiếp xúc dị nguyên, như mạt và khói thuốc lá, và các nhiễm trùng hô hấp do virus. Ở trẻ em rất nhỏ, nhỏ hơn 2 tuổi, suyễn có thể khó được chẩn đoán chắc chắn. Khò khè ở tuổi này thường đi theo sau một nhiễm trùng do virus và có thể biến mất sau này, không đưa đến suyễn. Tuy nhiên, suyễn có thể xuất hiện trở lại khi trưởng thành. Suyễn khởi phát lúc trưởng thành thường xuất hiện ở phụ nữ hơn, phần lớn tuổi trung niên, và thường theo sau một nhiễm trùng đường hô hấp. Các yếu tố khởi phát trong nhóm này thường là có bản chất không dị ứng. Suyễn dị ứng (ngoại sinh) và không dị ứng (nội sinh) Bác sĩ của bạn có thể gọi suyễn là "ngọai sinh" hoặc "nội sinh". Sự hiểu biết tốt hơn về bản chất của suyễn có thể giúp giải thích sự khác biệt giữa chúng. Ngoại sinh, hoặc suyễn dị ứng, thường gặp hơn (chiếm 90% trong tổng số) và thường xuất hiện ở thời thơ ấu. 80% trẻ em bị suyễn cũng có các dị ứng được nhận thấy. Thường có một tiền căn gia đình bị dị ứng. Thêm vào đó, các tình trạng dị ứng khác, như sốt cỏ khô hoặc chàm, cũng thường hiện diện. Suyễn dị ứng thường giảm dần khi bắt đầu trưởng thành. Tuy nhiên, 75% trường hợp, suyễn tái xuất hiện sau đó. Suyễn nội sinh chiếm khoảng 10% tổng số ca. Nó thường xuất hiện sau tuổi 30 và thường không phối hợp với dị ứng. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng hơn và nhiều trường hợp dường như theo sau một nhiễm trùng hô hấp. Bệnh cảnh có thể khó điều trị và các triệu chứng thường mãn tính và quanh năm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn