intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguyên nhân và phòng tránh

Chia sẻ: Pham Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

116
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những người mắc bệnh viêm phổi thường khó thở hoặc thở nhanh kèm theo tiếng kêu khè khè. Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh như chụp X quang ngực, thử đờm để phát hiện ra sinh vật gây bệnh, sử dụng kĩ thuật thử test CBC để kiểm tra số lượng tế bào máu trắng, nếu cao là bị bệnh do vi khuẩn…. Thế nào là bệnh viêm phổi? Bệnh viêm phổi (Pneumonia) hay còn có tên gọi khác là bệnh viêm phổi mang tính tiếp xúc cộng đồng mắc phải(Community-Acquired Pneumonia); bệnh viêm phổi khu trú...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguyên nhân và phòng tránh

  1. Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguyên nhân và phòng tránh Những người mắc bệnh viêm phổi thường khó thở hoặc thở nhanh kèm theo tiếng kêu khè khè. Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh như chụp X quang ngực, thử đờm để phát hiện ra sinh vật gây bệnh, sử dụng kĩ thuật thử test CBC để kiểm tra số lượng tế bào máu trắng, nếu cao là bị bệnh do vi khuẩn…. Thế nào là bệnh viêm phổi? Bệnh viêm phổi (Pneumonia) hay còn có tên gọi khác là bệnh viêm phổi mang tính tiếp xúc cộng đồng mắc phải(Community-Acquired Pneumonia); bệnh viêm phổi khu trú hay viêm phế quản-phổi (Broncho Pneumonia), đây là căn bệnh viêm nhiễm gây nên bởi các loại sinh vật gây bệnh, như vi khuẩn, virút, nấm và là căn bệnh có tỉ lệ người mắc rất cao, từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong. Mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc vào các tác nhân gây b ệnh, độ tuổi cũng như tình trạng sức khoẻ của mỗi người.
  2. Hút thuốc lá gây hại cho phổi Viêm phổi do vi-rút là dạng bệnh nan y nhất thường gặp ở người cao tuổi và trẻ em, thủ phạm chính là do virút Streptococcus pneumoniae hay còn gọi là vi-rút Pneumococcus. Các loại vi-rút gây bệnh về đường hô hấp là nguyên nhân gây
  3. bệnh viêm phổi nhiều nhất ở nhóm trẻ từ 2 đến3 tuổi, đến tuổi đi học trẻ thường bị viêm phổi do vi-rút Mycoplasma pneumoniae gây ra. Trong một số trường hợp, nhất là người già, bệnh viêm phổi thường diễn ra sau khi mắc phải bệnh cúm, cảm lạnh, hoặc bị lây bệnh ngay trong bệnh viện, lí do hệ miễn dịch c ủa cơ thể suy yếu, hoặc cũng có trường hợp viêm nhiễm do khuẩn nhờn thuốc. Dấu hiệu và triệu chứng lâm bệnh viêm phổi - Ho kèm theo đờm xanh hoặc đôi khi có máu; - Sốt run rẩy; - Đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho; - Thở gấp,thở nhanh và khó thở; - Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng nh ư đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi và nếu là người già thường xuất hiện tình trạng lộn xộn, đờ đẫn. Cách chẩn đoán và điều trị Những người mắc bệnh viêm phổi thường khó thở hoặc thở nhanh kèm theo tiếng kêu khè khè. Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh như chụp X quang ngực, thử đờm để phát hiện ra sinh vật gây bệnh, sử dụng kĩ thuật thử test CBC để kiểm tra số lượng tế bào máu trắng, nếu cao là bị bệnh do vi khuẩn.Thử máu để kiểm tra hàm lượng ô-xy, thử test bằng kĩ thuật thoracic CT, sử dụng kĩ thuật quét Scan v.v… Nếu viêm phổi do khuẩn gây ra thì có thể dùng kháng sinh, còn do vi-rút thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng,cũng có trường hợp rất khó phát hiện giữa vi-rút và vi khuẩn, trong trường hợp này người ta thường kê đơn kháng sinh. Trường hợp
  4. mắc bệnh mạn tính,có các triệu chứng nguy hiểm hoặc có hàm lượng ô-xy trong máu thấp thì nên vào viện điều trị dùng kháng sinh liều cao hoặc áp dụng liệu pháp ô-xy. Trong trường hợp điều trị ở nhà nên tăng cường uống nước để giúp cho việc thở dễ dàng, nghỉ ngơi và làm những việc nhẹ,sử dụng aspirin hoặc acetaminophen để giảm sốt,tuyệt đối không đ ược dùng aspirin cho trẻ nhỏ. Kể cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể đưa vào viện để điều trị,nhưng chỉ nên nhập viện trong các trường hợp sau : - Có các dấu hiệu xấu về đường hô hấp; - Thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục; - Thở nhanh và đau ngực; - Ho nhiều kèm theo đờm xanh đen và có máu; - Đau ngực nhất là khi ho; - Ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sút cân không rõ lí do; - Sức khoẻ hệ miễm dịch suy yếu như người mắc bệnh HIV, sử dụng Steroid dài kì và những người đang trong giai đoạn sử dụng liệu pháp hoá trị liệu. Cách phòng ngừa - Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh tiểu đại tiện, trước khi chuẩn bị ăn uống hay chuẩn bị thức ăn. - Không nên hút thuốc lá vì có thể gây phá huỷ phổi, giảm các chức năng hô hấp vốn có của phổi và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiều chứng bệnh nan y khác. - Khi làm vệ sinh nhà cửa hoặc những vùng bụi bẩn nên đeo khẩu trang.
  5. Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm phổi nhất là ở trẻ em và người già, người mắc bệnh tiểu đường, hen xuyễn, bệnh tràn dịch phổi, bệnh HIV, ung thư và các loại bệnh mạn tính khác nên tiêm phòng vac-xin như vac-xin viêm phổi Pneumovax và Prevnar, hai loại này có tác dụng phòng chống vi-rút Streptococcus pneumoniae rất tốt. - Vac-xin cúm có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm phổi và các chứng viêm nhiễm gây nên bởi vi-rút cúm influenza. Vac-xin này được tiêm hàng năm vì vi-rút liên tục phát triển. -Vac-xin Hib có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em,đặc biệt là vi-rút Haemophilus influenzae tuýp b. Trường hợp đang điều trị tại bệnh viện nên tập cách thở sâu, giúp cho phổi làm việc tốt và nhanh phục hồi nhất là sau khi phẫu thuật. Ngoài ra cũng có thể sử dụng máy thở để hỗ trợ thở sâu. Những người mắc bệnh ung thư, HIV nên tư vấn bác sĩ về cách phòng bệnh viêm phổi cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2