intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí kíp cho bài thuyết trình thành công

Chia sẻ: Nhung Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

79
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước mỗi bài thuyết trình, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy căng thẳng. Bất kỳ ai, kể cả những “bậc thầy thuyết trình” thì cũng sẽ có những hồi hộp nhất định. Đó là lẽ tự nhiên và bạn không cần lo lắng gì về việc đó cả. Điều đó chứng tỏ rằng bạn đang mong muốn và cố gắng hết mình để hoàn thành tốt bài thuyết trình đó! Căng thẳng là điều bình thường. Tuy nhiên, căng thẳng quá sẽ gây ra tác dụng ngược. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí kíp cho bài thuyết trình thành công

  1. Bí kíp cho bài thuyết trình thành công Trước mỗi bài thuyết trình, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy căng thẳng. Bất kỳ ai, kể cả những “bậc thầy thuyết trình” thì cũng sẽ có những hồi hộp nhất định. Đó là lẽ tự nhiên và bạn không cần lo lắng gì về việc đó cả. Điều đó chứng tỏ rằng bạn đang mong muốn và cố gắng hết mình để hoàn thành tốt bài thuyết trình đó! Căng thẳng là điều bình thường. Tuy nhiên, căng thẳng quá sẽ gây ra tác dụng ngược. Do đó, bạn có thể có chút hồi hộp, nhưng cần phải có “phương pháp” kiểm soát bản thân, khống chế tinh thần căng thẳng để đạt được kết quả tốt nhất! Vậy đâu là những “bí kíp”? Hãy khám phá cũng Góc Kỹ Năng 10 bí mật dưới đây: 1. Làm quen với hoàn cảnh: Việc di chuyển trên sân khấu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng bài thuyết trình của bạn, Vì vậy, bạn nên tranh thủ thời gian để tìm hiểu về hoàn cảnh, vị trí bạn sẽ diễn thuyết. Hãy đến sớm và làm quen với sân khấu. Nhờ đó, bạn có thể định hình các tình huống có thể xảy ra trên sân khấu và có phương án đề phòng.
  2. 2. Làm quen với người nghe: Khi người nghe đi vào hội trường hãy tỏ ý chào và làm quen với họ. Hãy tạo một không khí thật thoải mái để giúp bạn tự tin hơn khi trình bày. Diễn thuyết trước những người quen sẽ tốt hơn nhiều khi diễn thuyết trước những người xa lạ, đúng không nào? 3. Thuộc bản thảo: Nếu bạn không thuộc bản thảo hoặc không hài lòng với bản thảo của mình thì cảm giác căng thẳng sẽ càng nặng hơn. Hãy tập diễn thuyết bản thảo của mình và sửa chữa những chỗ cần sửa. Hãy đảm bảo bạn hoàn toàn thuộc bản thảo, tránh trường hợp quên và dẫn đến bối rối. 4. Thả lỏng bản thân: Làm một vài động tác để thả lỏng thần kinh đang căng thẳng. Hãy khởi động bằng một số động tác thể dục nhẹ nhàng. Ngoài ra, cố gắng hít thở thật sâu để lấy bình tĩnh. 5. Thiết tưởng mình đang trong cảnh diễn thuyết: Hãy tưởng tượng ra cảnh mình đang diễn thuyết say sưa, tiếng nói thanh thoát, rõ ràng, lòng đầy tự tin. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy vững tin và say mê với bài thuyết trình của mình hơn. Nếu có thể tưởng tượng ra thành công của mình thì bạn nhất định sẽ thành công. 6. Cần ý thức được những người ngồi dưới lắng nghe bạn đang rất mong bạn sẽ thành công: Hãy chú ý phản ứng của người nghe và phản ứng một cách linh động. Hãy thu hút sẽ chú ý lắng nghe của họ bằng ngôn từ tự nhiên, dí dỏm, đôi khi là những từ ngữ hành động thúc giục họ phải chú ý. 7. Không nên xin lỗi: Nếu bạn xin lỗi người nghe vì sự căng thẳng của bạn hay vì bất kỳ một lỗi nào trong bài diễn thuyết thì có thể bạn đã vô tình thu hút sự chú ý của người nghe vào khuyết điểm đó, vô tình nhắc nhở người nghe chú ý đến những cái mà thực chất họ không ý thức đến. Đối với việc này bạn tuyệt đối không nên. Nếu bạn mắc sai lầm, hãy bỏ qua và tiếp tục bài diễn thuyết của mình. Thật linh
  3. hoạt để đưa ra những lý do hài hước, phù hợp với hoàn cảnh. Hãy kéo sự chú ý của người nghe sang một vấn đề mới và họ sẽ quên đi lỗi sai của bạn! 8. Tập trung sự chú ý vào nội dung chứ không phải là hình thức. Hãy đem sự chú ý của bạn từ nội tâm giải thoát ra ngoài, và đặt chúng vào nội dung diễn thuyết và người nghe. Nhờ đó cảm giác căng thẳng của bạn sẽ dần dần biến mất. 9. Biến sự căng thẳng trở thành động lực tích cực: Cần khống chế tâm trạng căng thẳng của mình và biến nó thành sinh lực và lòng nhiệt tình. Bạn căng thẳng vì đơn giản là bạn hy vọng và mong muốn một kết quả thật tốt. Do đó, hãy để mong muốn đó là động lực cho bạn! Hãy khống chế cảm xúc và cố gắng hết mình cho mong muốn đó. 10. Tích lũy kinh nghiệm: Chắc chắn sau mỗi bài thuyết trình, bạn sẽ nhận ra được những ưu, khuyết điểm của bản thân. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ nhận ra những bài học thực tế và sân khấu đã dạy bạn. Từ đó, bạn có thể lập một danh sách những sự cố có thể gặp phải và rút được kinh nghiệm cho bản thân. Kinh nghiệm sẽ mang lại sự tự tin, tự tin là mấu chốt để nhận được thành công. Ngoài ra, hãy tham gia câu lạc bộ những người chủ trì, bạn sẽ học được nhiều kinh nghiệm cần thiết từ họ. Góc Kỹ Năng chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp của mình. Một khi kỹ năng giao tiếp, thuyết trình của bạn nâng cao, bạn sẽ hoàn toàn có bước tiến lớn trong sự nghiệp!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2