Thông tin ebook<br />
Bí mật tử cấm thành - Thượng Quan Phong<br />
Tạo và hiệu chỉnh ebook: Hoàng Nghĩa Hạnh<br />
Diễn đàn Tinh Tế<br />
Dự án ebook định dạng epub chuẩn cho mọi thiết bị di động<br />
http://dl.dropbox.com/u/46534480/library/_catalog/<br />
OPDS catalog:<br />
http://dl.dropbox.com/u/46534480/library/_catalog/index.xml<br />
<br />
Lời nói đầu<br />
Cố cung, cũng gọi là Từ Cấm thành, là một Viện Bảo tàng cực kỳ vĩ đại về văn hóa<br />
nghệ thuật của lịch sử cung đình hai triều Minh – Thanh và cô đại Trung Quốc và là một<br />
quần thể kiến trúc hùng vĩ vào bậc nhất thế giới, hết sức hoàn chỉnh của Trung Quốc hiện<br />
còn tồn tại, đến nay đã có trên năm trăm bảy mươi năm lịch sử.<br />
Trước đây, do cung cấm thâm nghiêm, quy chế ngặt nghèo, bao nhiêu điều bí mật ít ai<br />
được biết. Nhưng trong dân gian lại lưu truyền không biết bao nhiêu chuyện về đế hậu, phi<br />
tần, vương hầu, quan hoạn, trầm trồ về bao nhiêu cổ vật quy báu như những huyền thoại,<br />
cùng với bao nhiêu lâu đài điện các hay huy hoàng như chốn bồng lai lại càng gây nhiều<br />
hứng thú tham quan đối với du khách bốn phương.<br />
Từ Cấm thành là niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc và sự ngưỡng mộ của thế giới.<br />
Hà Nội có các nhà Hà Nội học – Bắc Kinh có các nhà Bắc Kinh học. Riêng Từ Cấm<br />
thành cũng có rất nhiều nhà Từ Cấm thành học. Xưa nay không hiếm những nhà văn hóa,<br />
sử gia, kiến trúc sư, dân tộc học, dịch học, phong thủy học, âm nhạc, hội họa tìm tòi<br />
nghiên cứu hoặc viết lẻ tẻ đăng báo, hoặc viết thành sách nhiều không sao đếm xuể.<br />
Lần này, dưới tay bạn đọc có cuốn “Bí mật Từ Cấm thành” do học giả Thượng Quan<br />
Phong chủ biên cùng với hơn hai mươi chuyên gia về Bắc Kinh sử, cung đình sử, vương<br />
phủ sử, sắc kiều miếu vũ sử, điêu khắc, mỹ thuật, kiến trúc tham gia viết nên.<br />
Sách viết công phu, có Từ liệu đáng tin cậy, gạt bỏ những điều huyễn hoặc trong dã sử,<br />
đặc biệt được sự giúp đỡ tận tình của các quan chức, nhân viên cũ của Từ Cấm thành nay<br />
đã qua đời như Kim Kỳ Thủy, hậu duệ của Đa Nhĩ Cổn, Lưu Bắc Dĩ lão tiên sinh…<br />
Ngoài ra còn các học giả, các nhà tư liệu học khác như Uông Lai Nhân nữ sĩ Từ Khởi<br />
Hiến, Khương Vũ Tuyền, Phan Thâm Lương, Lý Hạ, Từ Trấn Thời, Phó Liên Hưng, Lâm<br />
Kinh đã góp nhiều công sức cho cuốn sách xuất bản được thuận lợi. Có thể nói đây là một<br />
cuốn Bách khoa thư về Từ Cấm thành, một công trình tập thể của các chuyên gia Từ Cấm<br />
thành học.<br />
Vì vậy, khi cuốn sách xuất bản lần thứ nhất năm 1997 đã được đông đảo bạn đọc<br />
Trung Quốc gửi thư hoan nghênh cổ vũ và đã tái bản nhiều lần.<br />
Với tư liệu phong phú đáng quý về Từ Cấm thành, đây là một tập sách bổ ích cho bạn<br />
đọc Việt Nam muốn tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc nói chung là loại sách bỏ túi cần<br />
thiết cho quí khách khi du lịch Từ Cấm thành nói riêng.<br />
Sách viết với trình độ cao, hấp dẫn, có văn chương, do đó cũng rất khó dịch. Nếu bản<br />
dịch không đạt yêu cầu, hoàn toàn không phải lỗi ở những người viết. Kính mong bạn đọc<br />
xa gần thể tình lượng thứ.<br />
Hà Nội mùa xuân Tân Tỵ<br />
ÔNG VĂN TÙNG<br />
<br />
KINH SỬ NGÀY XƯA<br />
Chu Nguyên Chương – Minh Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Minh (tại vị năm<br />
1386 – 1399) xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ, bản thân là một hòa<br />
thượng nghèo. Tháng giêng năm Hồng Vũ nguyên niên (1386), ông xưng vua ở phủ Ứng<br />
Thiên (nay là Nam Kinh), quốc hiệu là Minh. Lúc này ông bắt đầu suy nghĩ nên xây dựng<br />
kinh đô của triều Minh ở đâu.<br />
Trước hết, Chu Nguyên Chương đi Biện Lương (Khai Phong ngày nay), thấy ở đó dân<br />
sinh tiều tụy, giao thông hết sức khó khăn bèn từ bỏ ý định xây dựng kinh đô ở Biện<br />
Lương. Có người tâu với ông, cho rằng ở phủ Bắc Kinh (Bắc Kinh ngày nay) cung thất<br />
hoàn chỉnh,có thể tiết kiệm được sức dân, Chu Nguyên Chương cho rằng, Bắc Bình là cố<br />
đô thời nhà Nguyên, đồng thời thế lực của người Nguyên vẫn còn lưu lại ở miền Bắc, nay<br />
thừa kế kinh đô cũ, e rằng không thích hợp. Từ đó về sau, ý đồ xây dựng kinh đô tại quê<br />
hương luôn thôi thúc Chu Nguyên Chương. Cuối cùng ông quyết định xây dưng cung điện<br />
ở Lâm Hào (Phượng Dương ngày nay) thuộc tỉnh An Huy, lấy hiệu là Trung Đô. Từ năm<br />
thứ 2 niên hiệu Hồng Vũ (1369) đến năm 1375, công trình mới xây dựng được tám năm,<br />
khi sắp xây xong, ông lại ra lệnh đình chỉ xây dựng, không xây dựng kinh đô ở Phượng<br />
Dương nữa mà lấy Nam Kinh làm kinh đô, Phượng Dương là kinh đô phụ, vẫn gọi là<br />
Trung Đô.<br />
Và cuối cùng ông lại quyết định lấy Bắc Kinh làm đô thành. Năm thứ 4 niên hiệu Vĩnh<br />
Lạc (1406), con trai thứ tư của Chu Nguyên Chương, Chu Đệ (Minh Thành Tổ) hạ chiếu<br />
xây dựng thành Bắc Kinh và hoàng cung Từ Cấm thành, hoàng thành và khu vực xung<br />
quanh dài hai mươi ki–lô–mét (nay là khu đông, tây Bắc Kinh). Năm Gia Tĩnh thứ 23<br />
(1553), lại xây dựng thêm bức thành bên ngoài ở phía đông nam và tây nam của Đại thành<br />
(nay là khu Sùng Văn, Tuyên Vũ), từ đó hình thành rõ bộ mặt của nội ngoại thành.<br />
Từ Cấm thành thời nhà Minh được xây dựng theo bản vẽ của cung điện Trung Đô nhà<br />
Minh ở Lâm Hào (Phượng Dương), An Huy, sau đó được hoàn thiện thêm. Việc xây dựng<br />
thành Bắc Kinh và Từ Cấm thành được liên tục tiến hành từ thời kỳ đầu cho đến thời kỳ<br />
cuối nhà Minh.<br />
Nội thành của Bắc Kinh trước đây có ba lớp thành quách, phía ngoài là nội thành hình<br />
chữ nhật; phía trong là Từ Cấm thành, cũng hình chữ nhật; ở bên ngoài của Từ Cấm thành,<br />
bên trong của nội thành, có một bức thành, đó là hoàng thành. Tiền môn của hoàng thành,<br />
thời nhà Minh gọi là Đại Minh môn, thời nhà Thanh gọi là Đại Thanh môn, sau cách mạng<br />
Tân Hợi gọi là Trung Hoa môn (thập kỷ 50 đã hủy bỏ), Thiên An môn là cửa chính của<br />
hoàng thành, Địa An môn là cửa bắc của hoàng thành, phía đông tây là Đông An môn và<br />
Tây An môn. Tân Hoa môn là do Viên Thế Khải mở khi nhậm chức Tổng thống sau cách<br />
mạng Tân Hợi. Ngoài Thiên An môn ra, các cửa thành đều không có thành lầu. Thời kỳ<br />
đầu nhà Minh, có khả năng là vào thời Minh Thành Hóa (Hiến Tông – 1465), Thiên An<br />
môn cũng giống ba cửa thành khác, được cải tạo lại như ngày nay. Ngày nay, hai bên cánh<br />
gà của thành lầu Thiên An môn mỗi bên có bức tường đỏ, chạy dài theo hướng đông tây<br />
của phố Tràng An đến phía tây khách sạn Bắc Kinh, theo phía tây qua Tân Hoa môn kéo<br />
dài đến phố Phủ Hữu (tên phố do Tổng thống Viên Thế Khải đặt, vì hồi đó Trung Nam<br />
<br />
Hải là trụ sở của Chính phủ Dân quốc lâm thời). Tiếp đó đi theo hướng bắc qua Tây môn<br />
của Trung Nam Hải, kéo dài đến gần cầu Bắc Hải, đó là di chỉ của hoàng thành cũ. Tường<br />
hoàng thành không cao, dầy, rộng bằng nội thành, Từ Cấm thành và không phải là màu<br />
xám mà là màu đỏ, phía trên lợp ngói ngọc lưu ly màu vàng rất có khí thế. Trước thời nhà<br />
Thanh, giao thông giữa thành đông tây bị ngăn cách bởi hoàng thành, không cho dân<br />
chúng đi vào hoàng thành. Từ đông thành đến tây thành phải đi vòng qua Tiền môn hoặc<br />
Địa môn, đi lại rất khó khăn. Vì thế thời quân phiệt sau Dân quốc, thành đã bị dỡ bỏ, nay<br />
chỉ còn lại địa danh tức là còn lại nền móng của đông, tây Hoàng thành mà thôi.<br />
Ai là người đã ở trong thành cũ? Người già ở Bắc Kinh kể rằng: Trong hoàng thành cũ<br />
đại khái có mấy loại người như sau: một loại là nhân viên phủ Nội vụ và “Bao y” của Tam<br />
kỳ (tức Tướng Hoàng kỳ, Chính Hoàng kỳ, Chính Bạch kỳ trong Tam kỳ.<br />
“Bao y” là người hầu của hoàng gia. Một loại người nữa là vương công quí tộc, loại<br />
người thứ ba là thái giám. Năm đầu của Dân quốc vùng phố Bắc Trường thường nhìn thấy<br />
Thái giám tay cầm chiếc phất trần. Ngoài ra trong hoàng thành còn có một số kho để cất<br />
giữ đồ dùng của hoàng cung, kho tây tạp ở gần Tây An môn là một kho lớn, ngoài ra nội<br />
phủ còn mười hai giám (thập nhị giám), tám cục (bát cục), bốn ty (tứ ty) như Lễ giam ty,<br />
Nội chức tạp cục, Bảo sao ty… Trong hoàng thành cũ còn có mấy ngôi miếu, như Phúc<br />
hữu từ ở đầu phố Bắc Trường với kiến trúc hoa lệ, những miếu còn lại đã bị dùng làm việc<br />
khác. Phía ngoài hoàng thành cũ, trước đây có một con sông bảo vệ thành, nay chỉ còn lưu<br />
lại một khúc nhỏ trước Thiên An môn, đó là năm chiếc cầu đá ngọc thạch thời Hán – tức<br />
là Kim Thủy Hà dưới cầu Kim Thủy. Ngoài đó ra, sông bảo về thành của ngoại thành đều<br />
đã bị lấp bằng. Đầu thập kỷ 50, còn có thể thấy sông bảo về thành ở phía đông, sông rất<br />
hẹp, nước hôi thối, về sau đã bị lấp bằng. Đó là Bắc Hải Duyên. Nay chỉ còn lại địa danh<br />
của các con sông bảo về hoàng thành, đó là: Cầu Đông Bản, cầu Tây Bản, cầu Kỵ Hà, cầu<br />
Đông Bất Áp, cầu Hậu Môn, Bắc Hà Duyên, Nam Hà Duyên.<br />
Phía ngoài Đồng Từ Hà của Từ Cấm thành, còn có một bức nội hoàng thành, một mặt<br />
có tác dụng ngăn cách giữa Từ Cấm thành và các ly cung, mặt khác còn tăng thêm một<br />
phòng tuyến giữa Từ Cấm thành và hoàng thành. Bức nội hoàng thành phía nam bắt đầu<br />
Từ Thái miếu, kéo dài đến An Địa môn, xuyên thẳng đến “hậu thị” trước Cổ Lâu, cuối<br />
cùng vượt qua quảng trường Cổ Lâu và biến mất giữa hàng vạn hộ dân cư. Thời nhà Minh<br />
gọi Cảnh Minh Sơn là Vạn Tuế Sơn, nhà Thanh đổi thành Cảnh Sơn, là “điểm cao” cuối<br />
cùng trên trục kinh thành, cũng là lá chắn phía sau của hoàng cung, làm cho quần thể cung<br />
điện Từ Cấm thành dài một kí–lô–mét càng thêm hùng vĩ, hình thành bối cảnh hào hùng<br />
nhất.<br />
Chỉ có sau khi đi xuyên qua Địa An môn mới cảm nhận được khung cảnh trang<br />
nghiêm, nguy nga của cung đình điện vũ. Trở về với “nhân gian”, nơi giáp danh của “nhân<br />
gian trên trời” này có năm cửa cấm: cửa sau của Cảnh Sơn, cửa Bắc Trung, cửa Đông, Tây<br />
Hoàng Hoa (còn gọi là cửa Đông Tây Hoàng Hóa). Trước và sau hoàng thành thời nhà<br />
Minh canh phòng nghiêm nhặt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Từ Cấm thành. Đến thời<br />
nhà Thanh, tên các cửa này không còn giữ nguyên như thời nhà Minh.<br />
Sau khi các nhà thống trị Mãn Thanh định đô tại thành Bắc Kinh, đã tập trung tinh lực,<br />
mở mang cảnh quan sơn thủy Viên Lâm Sơn vùng ngoại ô phía tây, nhưng không sửa lại<br />
thành nhà Minh ở Bắc Kinh.<br />
<br />