intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

bí mật tử cấm thành bắc kinh: phần 2 - nxb văn học

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

52
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nối tiếp phần 1, phần 2 "bí mật tử cấm thành bắc kinh" do nxb văn học ấn hành gồm các nội dung sau: hoàng lăng ngoài thập tam lăng, sự thần bí của lăng tẩm đế hậu minh, thanh, tiết lộ bí mật thuốc trường sinh bất lão của cung đình,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: bí mật tử cấm thành bắc kinh: phần 2 - nxb văn học

HOÀNG LĂNG NGOÀI THẬP TAM LĂNG<br /> Triều Minh (1368 – 1644) tổng cộng có mười sáu vị hoàng đế, ngoài Minh Thái Tổ<br /> Chu Nguyên Chương (1328 – 1398) nhập táng ở Hiếu Lăng thuộc phía nam chân núi<br /> Chung Sơn, Nam Kinh ra, còn có mười ba vị hoàng đế sau khi chết nhập táng ở mười ba<br /> ngôi hoàng lăng thuộc huyện Xương Bình, Bắc Kinh. Thế thì còn lăng mộ của hai vị<br /> hoàng đế tức Kiến Văn đế (tại vị năm 1399 – 1402) và Đại Tông (Cảnh Thái đế, tại vị năm<br /> 1450 – 1457) nằm ở đâu, tại sao không nhập táng vào hoàng lăng? Có lẽ độc giả cũng cảm<br /> thấy kỳ quặc, ở đây có một câu chuyện rất mực thú vị.<br /> Chu Nguyên Chương sau khi khai sáng giang sơn Đại Minh, vào năm Hồng Vũ thứ<br /> nhất (năm 1368) đã lập con trưởng Chu Tiêu làm hoàng tử, đó chính là thái tử Ý Văn<br /> không may mất sớm. Chu Nguyên Chương tuổi đã 65 bèn lập con thứ của Chu Tiêu (vì<br /> con trưởng đã chết yểu) là Chu Doãn Văn làm hoàng thái tôn, lúc đó mới có 15 tuổi. Năm<br /> Hồng Vũ thứ ba mươi mốt (năm 1398), Chu Nguyên Chương bệnh rồi chết, căn cứ theo di<br /> chiếu, Chu Doãn Văn kế ngôi hoàng đế, năm đó mới 21 tuổi, đổi niên hiệu là Kiến Văn,<br /> đó chính là hoàng đế thứ hai của triều Minh.<br /> Chu Nguyên Chương có tất cả hai mươi sáu nguời con trai. Sau khi xây dựng triều<br /> Minh, ngoài hoàng thái tử ra những người còn lại đều được phong vương, sắp xếp ở các<br /> vùng yếu địa trên toàn quốc. Những thân vương này tuy không được phép can dự vào<br /> chính sự địa phương, chỉ có số ít quân đội hộ vệ nhưng do họ thường tham gia các hoạt<br /> động luyện binh và chinh chiến của triều đình nên cũng có thế lực tương đối lớn. Những<br /> thân vương hùng mạnh này đều là chú của Chu Doãn Văn. Năm Hồng Vũ cuối cùng, các<br /> công thần dũng tướng bên cạnh Chu Nguyên Chương đa số đã bị cắt giảm nên địa vị của<br /> những thân vương càng trở nên nổi trội. Sau khi Kiến Văn đế kế vị, giữa trung ương và<br /> các vị vương đã “gươm tuốt vỏ, nỏ giương dây”, các vương phủ không ngừng xuất hiện<br /> dấu hiệu mưu phản. Lúc đó con trai thứ hai Tần vương, con trai thứ ba Tấn vương của<br /> Chu Nguyên Chương đều đã chết, người có thực lực mạnh nhất là con trai thứ tư Yên<br /> vương Chu Đệ. Kiến Văn đế trao quyền Thái thường tự khanh cho hoàng tử Trừng (1350<br /> – 1402). Thượng thư bộ binh Tề Thái (1402) bí mật bàn việc tiêu diệt Chu vương. Sau đó<br /> phái Tào quốc công Lý Cảnh Long điều binh đến Hà Nam, đột kích phủ Chu vương, bắt<br /> cả nhà Chu vương đến Nam Kinh, phế làm thứ dân, đồng thời áp giải Chu vương đến Vân<br /> Nam. Tiếp đó lại tiêu trừ quân hộ vệ của Mân vương, phế Mân vương làm thứ dân, ra<br /> nghiêm chỉ phê bình Tương vương, Tương vương đóng cung tụ thiêu, phế Tề vương làm<br /> thứ dân. Chưa đầy một năm, lần lượt tiêu trừ năm vị vương Chu, Mân, Tường, Tề, Đại.<br /> Yên vương từ lâu đã thèm muốn ngôi hoàng đế không cam tâm tuân theo sự chi phối.<br /> Năm Kiến Văn thứ nhất (năm 1439), cuộc chiến tranh giữa Yên vương Chu Đệ và trung<br /> ương cuối cùng đã nổ ra. Để làm cho việc tạo phản được danh chính ngôn thuận, Yên<br /> vương đã gọi nó là “dẹp nạn”, nói rằng: “Triều đình do gian thần cầm quyền, hoàng đế gặp<br /> nạn, quân Yên vương xuất binh đến kinh sư (Nam Kinh) là để diệt bỏ gian thần, giải trừ<br /> nguy nan cho hoàng đế”. Qua bốn năm khổ chiến, vào năm Kiến Văn thứ tư (năm 1402)<br /> quân Yên vương đã đánh vào Nam Kinh. Chu Đệ phế bỏ niên hiệu Kiến Văn, gọi năm đó<br /> là năm Hồng Vũ thứ ba mươi lăm. Yên Vương cầm đầu binh mã đánh vào trong cung, liên<br /> tục thanh trừ các cung trong ba ngày. Cung nhân, nữ quan, nội quan hầu như đều bị sát<br /> <br /> hại, chỉ có những người đắc tội lớn với Kiến Văn đế là ngoại trừ. Điều Chu Đệ quan tâm<br /> nhất là phải tìm ra Kiến Văn đế, nhưng Kiến Văn đế rốt cục đã đi đâu thì không ai biết rõ<br /> được. Người thì nói Kiến Văn đế bị thiêu chết trong đám lửa, người thì nói kẻ bị thiêu chết<br /> không phải là Kiến Văn đế mà là hoàng hậu, một số cung nhân, nội thị cố ý đem thi thể<br /> của hoàng hậu trong đống than tro nói thành thi thể của Kiến Văn đế. Cũng có người nói<br /> Kiến Văn đế đã trốn đi. Nếu thực sự Kiến Văn đế đã trốn thoát thì quả là một mối đe dọa<br /> canh cánh đối với Chu Đệ. Vì Kiến Văn đế là hoàng đế hợp pháp, vẫn sẽ có lời hiệu triệu<br /> tương đối thuyết phục. Thế là, Chu Đệ phái hết đoàn này đến nhóm kia đi thăm dò, truy<br /> tìm Kiến Văn đế. Năm Vĩnh Lạc thứ năm (năm 1407), Chu Đệ sai Hồ Huỳnh mượn cớ đi<br /> tìm tiên nhân Trương Tam Phong, thực ra là đi tìm Kiến Văn đế. Trương Tam Phong,<br /> ngoại hiệu là Trương Lạp Thạp (họ Trương lôi thôi), là một đạo sĩ nổi tiếng. Họ Hồ đi dò<br /> là mất đến mười sáu, mười bảy năm, mãi đến khi Chu Đê sắp chết mới bẩm báo được một<br /> vài chi tiết. Thậm chí người triều Minh cho rằng, mục đích của Trịnh Hoài đi Tây Dương,<br /> Trần Thành đi sứ Tây Vực cũng chỉ là nhằm tìm kiếm nơi ở của Kiến Văn đế. Vậy thì, rốt<br /> cuộc Kiến Văn đế đã đi đâu vậy?<br /> Nghe nói, khi Kim Xuyên môn Nam Kinh thất thủ, Kiến Văn đế thấy tình hình nguy<br /> ngập, bèn ngẩng mặt nhìn trời kêu than, chạy cuống lên, định Từ sát. Lúc này quan biện tu<br /> viện Hàn lâm Trình Tế nói: “Chẳng thà trốn chạy còn hơn tự sát”. Thiếu giám Vương<br /> Thành đi đến, dâng lên Kiến Văn đế một chiếc hộp nhỏ. Ông ta nói: “Cao hoàng đế (Chu<br /> Nguyên Chương) khi lâm chung đã để lại chiếc hộp này tại mé đông điện Phong Hiền”.<br /> Chỉ thấy một chiếc hộp đỏ thẫm, xung quanh bọc sắt rất chắc chắn, hai chiếc khóa cũng<br /> bọc sắt. Kiến Văn đế vừa nhìn thấy đồ vật ông nội để lại, òa khóc thảm thương, vội sai<br /> người đốt hủy cung điện. Mã hoàng hậu nhảy vào đám lửa tự sát. Trình Tế đập vỡ hộp sắt,<br /> bên trong có ba tờ đồ diệp (loại giấy chứng nhận mà bộ phận quản lý tôn giáo cấp cho<br /> người ta), lần lượt viết ba cái tên Ứng Văn, Ứng Năng, Ứng Hiền và cả áo cà sa, mũ, giày,<br /> dao cạo… thứ gì cần đều có cả, còn có mười đĩnh bạc trắng, “Ứng Văn” chính là chỉ Chu<br /> Doãn Văn, bấy gì có mặt tại đó còn có Ngô vương phủ là Dương Ứng Năng, giám sát ngự<br /> sử Diệp Hi Hiền, nghĩa là “Ứng Năng, Ứng Hiền” rồi còn gì. Trong hộp còn có hai hàng<br /> chữ viết bằng màu đỏ: “Ứng Văn đi ra từ Quỷ Môn, rồi theo thủy quan ngự câu (sông<br /> nước kênh rạch) mà đi. Hoàng hôn sẽ họp nhau tại phòng tây Thần Lạc quán”.<br /> Kiến Văn đế nói: “Đây đúng là số trời! Thế là, Trình Tế xuống tóc cho Kiến Văn đế<br /> (còn có cách nói khác rằng tăng nhân Bạc Hiệp xuống tóc cho Kiến Văn đế), Dương Ứng<br /> Năng, Diệp Hi Hiền cũng đều cạo đầu, mặc áo cà sa chuẩn bị ra đi. Kiến Văn đế lặng lẽ ra<br /> khỏi cung từ Quỷ Môn, lúc đó vừa có một chiếc thuyền đang đợi ở bên bờ, người chèo<br /> thuyền là đạo sĩ Vương Thăng của Thần Lạc quán, ông nhìn thấy Kiến Văn đế bước lại<br /> bèn khấu đầu tung hô vạn tuế, nói:<br /> – Thần vốn biết bệ hạ sẽ tới. Cao hoàng đế đã thác mộng cho thần, để thần hôm nay<br /> đợi ở đây.<br /> Họ lên thuyền đi tới Thái Bình môn, Vương Thăng lại dẫn họ vào Thần Lạc quán lúc<br /> này đang là hoàng hôn, lát sau Dương Ứng Năng, Diệp Hi Hiền cũng tới. Kiến Văn đế nói<br /> với mọi người:<br /> – Từ nay về sau chúng ta chỉ xưng hô với nhau là sư phụ, đồ đệ, không cần phải câu nệ<br /> lễ tiết vua tôi nữa.<br /> <br /> Vốn có rất nhiều người đều muốn đi theo Kiến Văn đế, Thị lang bộ binh Liêu Bình<br /> nói:<br /> – Người đi theo không cần nhiều, càng không thể cần nhiều, chỉ cần những người<br /> không vướng bận gia thất, có sức khỏe có thể đảm nhiệm được việc hộ vệ, chỉ năm người<br /> là đủ, những người còn lại ở lại các nơi ứng viện.<br /> Thế là hẹn định ba người không rời bên cạnh Kiến Văn đế, Dương Ứng Năng, Diệp Hi<br /> Hiền đều được gọi là tì khâu (chỉ nam tăng xuất gia tu hành), Trình Tế là đạo nhân, sáu<br /> người qua lại trên đường cung cấp vận chuyển quần áo lương thực. Từ đó Kiến Văn đế bắt<br /> đầu cuộc sống lưu vong. Lúc này kinh thành tuy thất thủ nhưng đa số đất đai vẫn là của<br /> Kiến Văn đế, ông không tính kế hoạch phản kích, chỉ một đi không trở lại, vì vậy người ta<br /> còn gọi việc đào tẩu của Kiến Văn đế là “nhường nước”.<br /> Đoàn Kiến Văn đế đi qua các vùng Vân Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quý<br /> Châu, Chiết Giang, mai danh ẩn tích, dựng am mà ở, hóa duyên mà ăn, vừa phải trốn tránh<br /> sự truy đuổi của quân triều đình, vừa phải phòng bị bọn cường đạo cướp bóc, tình hình hết<br /> sức thê thảm. Năm Vĩnh Lạc thứ mười (năm 1412), Dương Ứng Năng, Diệp Hi Hiền lần<br /> lượt qua đời, ở bên Kiến Văn đế chỉ còn Trình Tế. Kiến Văn đế lại thu thập một đệ tử gọi<br /> là Ứng Tuệ. Mùa đông năm Vĩnh Lạc thứ mười tám (năm 1420), họ đến Tứ Xuyên, du<br /> lãm khắp danh lam thắng cảnh ở khắp nơi. Khi lên núi Nga Mi, Kiến Văn có viết câu thơ:<br /> Đăng cao bất đãi đông kiều thủ <br /> Đản kiến vân tòng cô quốc phi. <br /> Tạm dịch:<br /> Lên cao không ngóng về đông nữa <br /> Vẫn thấy mây từ cố quốc bay. <br /> Năm Vĩnh Lạc thứ hai mươi mốt (năm 1423), họ đến Hồ Bắc, lên núi Chương Đài,<br /> Kiến Văn làm thơ điếu cổ, có câu:<br /> Sở ca Triệu vũ kim hà tại? <br /> Duy kiến hàn nhà nhiễu thụ đề. <br /> Tạm dịch:<br /> Sở lời, triệu điệu giờ đâu tá? <br /> Chỉ thấy chuyền cây qua rét gào. <br /> Họ du ngoạn Tinh Xuyên các ở Lạc Dương, Kiến Văn đế lại viết rằng:<br /> Giang ba do dũng hám <br /> Lâm ái dục phiến sầu. <br /> Tạm dịch:<br /> Dưới sông sóng ngầm rú <br /> Rừng bốc khói thêm sầu. <br /> Đến nơi nào Kiến Văn đế đều để lại dấu tích ở nơi đó. Trong hơn hai chục năm của<br /> <br /> niên hiệu Vĩnh Lạc, Chu Đế không ngừng truy đuổi Kiến Văn đế. Hồ Huỳnh thường mật<br /> báo hành tích của Kiến Văn đế với hoàng đế. Năm Vĩnh Lạc thứ hai mươi mốt, Chu Đệ<br /> dẫn binh Bắc chinh Mông Cổ, đóng trại ở Tuyên Phủ (nay là huyện Tuyên Hóa, Hà Bắc),<br /> một buổi tối Chu Đệ đã đi ngủ, nghe nói có Hồ Huỳnh từ phía nam tới, liền lập tức khêu<br /> đèn vời ông ta vào. Đêm đó Hồ Huỳnh và Chu Đệ nói chuyện đến tận canh bốn. Chu Đệ<br /> được biết ý định không hề muốn khôi phục của Kiến Văn đế nên cũng yên tâm.<br /> Năm Vĩnh Lạc thứ hai mươi hai (năm 1424), Chu Đệ qua đời. Năm sau con trai Chu<br /> Đệ là Nhân Tông cũng qua đời. Kiến Văn đê nói:<br /> – Từ nay về sau chúng ta có thể tùy ý một chút rồi.<br /> Mùa đông năm Tuyên Đức thứ hai (năm 1427), họ lại đến Tứ Xuyên. Kiến Văn đế đề<br /> thơ ở chùa Vĩnh Khánh:<br /> Tích trượng lai du tuế nguyệt thâm, <br /> Sơn vân thủy nguyệt bạn nhàn ngâm. <br /> Trần tâm tiêu tận vô gia tử, <br /> Bất thụ nhân gian vât sắc xâm. <br /> Tạm dịch:<br /> Gậy tích trượng chơi cùng tháng năm <br /> Mây ngàn trăng nước nhàn tản ngâm <br /> Lòng này xóa sạch không vướng nữa. <br /> Chẳng muốn cùng ai nhuốm bụi trần. <br /> Tháng ba năm Chính Thống thứ năm (năm 1440), Kiến Văn đế nói với Trình Tế:<br /> – Ta quyết ý đi về phía đông, ngươi sao không xem cho ta một quẻ?<br /> Trình Tế vừa tính toán đã không kìm được vỗ án kêu lớn:<br /> – Đại hung! Hiện nay can chi của Thái tuế đều thuộc kim, hỏa tất khắc nó. Đến mùa hè<br /> đại khái là sẽ rất nguy hiểm.<br /> Lúc này Kiến Văn đế lưu vong đã tròn ba mươi chín năm.<br /> Về sau đoàn của họ đến phủ Tứ Ân của Quảng Tây, trú tại một ngôi miếu vắng vẻ.<br /> Một hôm, một tăng nhân ở cùng ông đã ăn cắp một số bản thảo của ông, đi thẳng tới đại<br /> đường phủ Từ Ân, nói với tri phủ Sầm Anh:<br /> – Ta là Kiến Văn đế!<br /> Tri phu Sầm Anh thấy một lão tăng râu tóc bạc phơ tự xưng là hoàng đế Kiến Văn thì<br /> không khỏi thất kinh.<br /> Bốn chục năm nay đâu đâu cũng có những truyền thuyết về Kiến Văn đế. Người thì<br /> nói Vĩnh Lạc đế dẫn binh vào Nam Kinh, trong cung bốc cháy, Kiến Văn đế đã bị chết<br /> thiêu. Người thì nói, thật ra Kiến Văn đế còn chưa chết, bốn chục năm nay vẫn du ở vùng<br /> Vân Nam, Quý Châu, Ba Thục, nào ngờ hôm nay lại xuất hiện trước mặt, bất luận người<br /> này thật hay giả cung đều phải báo cáo triều đình.<br /> <br /> Triều đình nhận được tấu báo của phu Tứ Ân, hạ chiếu tống giải vị tăng nhân nọ cùng<br /> những người đồng hành về kinh sư (nay là Bắc Kinh), tất nhiên Kiến Văn đế cũng ở trong<br /> đó, Trình Tê đi tháp tùng. Lúc này đang là giữa mùa hạ, ứng với quẻ xem lúc trước. Tháng<br /> chín năm ấy họ bị đưa đến Bắc Kinh. Triều đình phái Ngự sử tiến hành thẩm vấn. Vị tăng<br /> nhân kia nói:<br /> – Ta đã ngoài chín mươi tuổi, sắp chết rồi, chẳng qua ta muốn được táng bên cạnh ông<br /> nội mà thôi.<br /> Các ngự sử suy đoán, Kiến Văn đế sinh vào năm Hồng Vũ thứ mười, đến nay mới chỉ<br /> có sáu mươi tư tuổi, làm gì đã đến chín mươi? Vị tăng nhân cùng đường đành nói ra sự<br /> thực, ông ta vốn là Dương Ưng Tường, người Bách Sa, Quân Châu, Hà Nam. Triều đình<br /> phán xử ông ta tội chết, mười hai vị tùy tùng đều bị phán xử đi trấn giữ biên giới. Lúc này<br /> Kiến Văn đế rất muốn trở về miền Nam bèn tiết lộ thực tình với ngự sử. Các ngự sử mật<br /> báo tình hình với hoàng đế, thế là họ phái viên thái giám giả Ngô Lượng vốn ở trong cung<br /> Kiến Văn trước đây đến thăm do thực hư. Vừa nhìn thấy Ngô Lượng, Kiến Văn đế nói<br /> ngay:<br /> – Ngươi chẳng phải là Ngô Lượng hay sao?<br /> Ngô Lượng nói:<br /> – Không phai. Kiến Văn đế nói:<br /> – Năm đó ta ở tiện điện, ngươi tới dâng cơm, lần đó là ăn thịt ngỗng, ta vứt một miếng<br /> thịt xuống đất, ngươi tay cầm binh, ăn miếng thịt như con chó. Còn nói không phải là Ngô<br /> Lượng à?<br /> Ngô Lượng nghe thế phục xuống đất khóc lớn. Trên ngón chân trái của Kiến Văn đế<br /> có một cái nốt ruồi, Ngô Lượng tiến đến gần ôm lấy chân xem hồi lâu rồi lại khóc đến<br /> mức không ngẩng đầu dậy nổi. Ngô Lượng tự thấy đã phản bội Kiến Văn đế, vô cùng hối<br /> hận, sau khi lui về đã treo cổ tự sát.<br /> Kiến Văn đế được đón vào trong Tây cung. Trình Tế nghe tin cảm thán nói:<br /> – Đến đây ta coi như đã làm hết chức trách của thần tử rồi.<br /> Thế là ông trở về miền Nam, thiêu hủy những am chùa mà Kiến Văn đế từng ở, giải<br /> tán mọi người, người trong cung đều gọi ông là lão Phật. Về sau ông hưởng hết tuổi thọ<br /> trong cung, được chôn ở Tây Sơn, Bắc Kinh. Mộ địa của ông vừa không có phong thô vừa<br /> không trồng cây, cái gọi là “bất phong bất thụ” chính là lễ táng đối với thứ dân thời cổ đại.<br /> Nghe nói Tây Sơn, Bắc Kinh có mộ Kiến Văn đế, ở tại vùng Hồng Sơn khẩu đằng sau<br /> Di Hòa viên. Trên tấm bia trước mộ khắc dòng chữ “Tiền Minh thiên hạ đại sư chi mộ”.<br /> Ngoài ra tại một nơi cách Phụ Thành môn của Bắc Kinh năm dặm về phía Tây Bắc còn có<br /> tháp Y Bát của Kiến Văn đế, bên cạnh tháp có cái am (trong Viện nghiên cứu tranh Trung<br /> Quốc hiện nay tháp Y Bát vẫn còn, am không còn nữa). Lại truyền rằng trong chùa Sư Sơn<br /> Phất ở Vũ Định, Vân Nam có một pho tượng “Minh thiên hạ đại sư” pháp tướng cao cổ,<br /> thần khí thanh tao, chính là chân dung của Kiến Văn đế. Còn có một cách nói khác là Kiến<br /> Văn đế sau khi trốn khỏi Nam Kinh đã làm sư ở chùa Phổ Cứu thuộc Quy Sơn, huyện<br /> Ngô, Tô Châu, sau khi chết được chôn trên sườn núi sau am Hoàng Gia ở núi Khung<br /> Long, huyện Ngô. Ngoài ra người Tây Vực tương truyền, Đại Hô Đồ Khắc Đồ của Sát<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2