intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết giàu có và giàu sang (phần 2).

Chia sẻ: Nguyễn Văn A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

75
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Quyết tâm hành động - Bạn có nghiêm túc không? Nếu bạn có thói quen chần chừ, do dự và hay trì hoãn thì bạn phải sửa tật xấu này ngay đi. Có nhiều người có rất nhiều ý tưởng hay nhưng không bao giờ thành công vì họ không chịu hành động. Sẽ chẳng có điều gì xảy ra cả nếu như bạn không hành động. Hãy tập thói quen quyết định dứt khoát và hành động ngay sau khi đã cân nhắc ở mức độ vừa đủ. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết giàu có và giàu sang (phần 2).

  1. Bí quyết giàu có và giàu sang (phần 2)
  2. Quyết tâm hành động - Bạn có nghiêm túc không? Nếu bạn có thói quen chần chừ, do dự và hay trì hoãn thì bạn phải sửa tật xấu này ngay đi. Có nhiều người có rất nhiều ý tưởng hay nhưng không bao giờ thành công vì họ không chịu hành động. Sẽ chẳng có điều gì xảy ra cả nếu như bạn không hành động. Hãy tập thói quen quyết định dứt khoát và hành động ngay sau khi đã cân nhắc ở mức độ vừa đủ. Hãy dành một quỹ thời gian nhất định cho mỗi quyết định và một số tiêu chí nhất định cho mỗi lựa chọn. Đừng cho phép mình làm việc theo cảm hứng quá nhiều. Đừng đưa ra quá nhiều giải pháp hoặc trông chờ vào nhiều phương án khác nhau khi giải quyết một vấn đề. Nếu bạn có nhiều phương án để lựa chọn thì bạn sẽ rất khó quyết định. Hãy xem xét nhiều phương án và chọn ra một phương án bạn cảm thấy phù hợp nhất trong thời điểm hiện tại và làm theo ngay. Đối với những việc mà các lựa chọn khác nhau không thể so sánh được một cách rõ ràng thì kéo dài thời gian cũng không giải quyết vấn đề gì, bạn nên quyết định chọn ngay một phương án. Đối với những vấn đề đã có kết luận rõ ràng bạn cũng cần phải quyết định ngay. Đừng lấy bất cứ lý do gì để trì hoãn. Bạn chỉ có 24 giờ/ngày. Tiền bạc có thể kiếm thêm được nhưng thời gian đã trôi qua sẽ không bao giờ trở lại. Vậy hãy biết quý thời gian. Đừng bao giờ quá cầu toàn. Trên đời này chẳng có gì la hoàn hảo cả. Thường thì khi được cái này thì phải mất cái khác. Vì vậy bạn nên đánh giá sự việc ở mức độ tương đối. Như vậy mới dễ ra quyết định.
  3. Lập kế hoạch cụ thể - Bạn có làm việc khoa học không? Sự chuẩn bị chu đáo là điều hết sức quan trọng quyết định chi sự thành công của bạn. Đừng làm việc hời hợt và chung chung. Cần lập kế hoặch rõ ràng, cụ thể đến từng chi tiết và các tình huống. Trong một bản kế hoặc cần ghi rõ: Nội dung và mục đích từng đầu việc. Đối với mỗi đầu việc bạn cần ghi bắt đầu từ những việc lớn. Sau đó chi tiết thành những việc nhỏ. Tại mỗi việc bạn nên ghi rõ mục đích để thấy tầm quan trọng của từng việc và loại những việc không phục vụ mục đích chung ra ngoài phạm vi quan tâm. Người thực hiện. Mỗi việc cần có người thực hiện. Vì đây là tập hợp nhiều loại công việc nên ngoài những việc bản thân bạn phải tự thực hiện, sẽ có nhiều việc bạn phải phụ thuộc vào những người khác. Ghi rõ những người bạn cần cộng tác sẽ giúp bạn lưu ý tới những mối quan hệ và phân tích những cơ hội và rủi ro có thể xảy ra. Thời điểm bắt đầu và kết thúc. Mỗi công việc đều phải có thời gian để thực hiện. Một việc mà chưa xác định thời gian sẽ khó có thể được thực hiện. Lưu ý những ngày nghỉ, ngày lễ để không lập lịch vào những ngày đó. Lưu ý những sự kiện xảy ra định kỳ để có thể kết hợp hành động nếu cần thiết. Kết quả phải thu được. Tất cả những công việc xác định đều phải có tiêu chuẩn để đánh gia xem như thế nào thì được coi như đã hoàn thành. Nếu bạn không ghi rõ kết quả này thì sẽ khó xác định được hiệu quả của công việc.
  4. Sự trả giá. Làm gì cũng có sự trả giá. Bạn muốn mua một món đồ thì bạn phải trả tiền. Bạn tặng người khác một món quà để mong giành được tình cảm của họ. Và bạn muốn làm giàu thì bạn phải chấp nhận những khó khăn trước mắt trong một thời gian như: - Giảm khả năng tiêu xài - Giảm thời gian giải trí và tiêu khiển - Tuân thủ kế hoặch đã đề ra Hãy nhớ là bạn chịu khó một thời gian để sau này được đền bù lại xứng đáng. Bạn không thể chỉ muốn có được điều mình muốn mà không chịu đầu tư gì cả. Tương lai của bạn năm trong tay bạn. Bạn hãy chọn đi: Sống theo cảm hứng và gặp khó khăn sau này hay chịu khó trước mắt để sau này sống thoải mái? Gieo ý nghĩ bạn sẽ gặp hành động, Gieo hành động bạn sẽ gặt thói quen, Gieo thói quen bạn sẽ gặt tính cách, Gieo tính cách bạn sẽ gặt bản chất, Gieo bản chất bạn sẽ gặt số phận. Làm thế nào để tạo ra vốn? Nếu bạn gặp vấn đề về vốn thì đây là những cách mà bạn có thể áp dụng để tạo ra vốn. Bán bớt những món đố không cần thiết. Có nhiều đồ cũ lâu không dùng có thể đem bán để tạo vốn. Những kỷ vật có giá trị kinh tế bạn được tặng cũng có thể đem bán. Bạn chỉ nên giữ lại những kỷ vật có ý nghĩa. Ý nghĩa của những tặng vật có giá trị (trong lễ cưới chẳng hạn) thường mang tính chất phòng thân tức là đề phòng khi bí quá có thể bán
  5. đi lấy tiền. Hãy luôn nhắc nhở bản thân là bạn làm giàu để làm gì. Cái gì cũng có giá trị của nói. Lấy ngắn nuôi dài . Bạn có thể tiết kiệm hoặc làm thêm (sẽ giới thiệu ở phần sau) để tạo vốn. Đó là cách rất đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Làm những việc không cần đầu tư tiền mặt để tạo vốn. Có rất nhiều loại vốn không phải là tiền bạc mà bạn có thể dùng nó để đổi lấy tiền mặt như: - Thời gian - Kinh nghiệm sống - Chỗ làm việc (một chiếc bàn, một góc phòng, một tầng hầm ...) - Những thành viên trong gia đình có khả năng giúp đỡ ở một mức độ nhất định. Bạn cũng có thể làm những việc không cần đầu tư vốn như: - Làm dịch vụ: Làm dịch vụ chỉ mất thời gian. Nếu bạn có những kỹ năng cần thiết mà công việc đòi hỏi thì bạn có thể giành thời gian để làm một dịch vụ nào đó. - Bán hàng ăn hoa hồng: Nếu bạn làm những việc như bán hàng, tư vấn, môi giới, bạn cũng có thể kiếm tiền, thậm chí là rất nhiều tiền, mà không cần phải đâu tư vốn. - Bán hoặc nhượng bản quyền: Nếu bạn có khả năng sáng tạo, bạn có thể bán sáng kiến của mình hoặc làm thành những sản phẩm trí tuệ. Những sản phẩm trí tuệ thường được đánh giá cao và có giá trị lớn. Đặt biệt là đối với những sáng kiến hoặc tác phẩm cso giá trị lâu dài và có thể được nhân rộng sẽ đem lại thu nhập rất lớn. Ví dụ như bạn viết một cuốn sách hay, bạn có
  6. thể bán bản quyền cho nhà xuất bản. Mỗi khi sách được tái bản thì bạn lại nhận được một khoản tiền nào đó mặc dù lúc đó bạn không phải làm gì thêm cả. Vay mượn cá nhân Vay mượn cá nhân là khoản tiền bạn có thể vay mượn được dựa trên cơ sở uy tín cá nhân của bạn, không kể tới lợi nhuận kinh doanh ước tính. Thông thường người ta hay cho những người có uy tín vay mượn. Muốn tạo được uy tín cá nhân, bạn cần lưu ý những điểm sau: - Nói rõ số tiền cần vay - Trả nợ đầy đủ và đúng hạn - Tạo quan hệ tốt với đối tượng cho vay Có những người tạo uy tín với đối tượng cho vay bằng cách vay nhiều lần rồi trả đúng hẹn. Như vậy đến khi muốn vay một số tiền lớn thì đối tượng cho vay cũng thấy yên tâm. Vay mượn có thế chấp. Có thể bạn đã từng vay ngân hàng có thế chấp. Bạn có thể thế chấp nhà. Sau một thời gian, giá nhà đất lên cao, bạn có thể thế chấp nhà để vay một số tiền cao hơn. Nếu bạn gửi tiết kiệm mà chưa muốn lĩnh ra, bạn cũng có thể vay ngân hàng với lãi suất tương đối thấp trong khi vẫn tiếp tục hưởng lãi ở tiết kiệm. Bạn có thể thế chấp bằng hợp đồng bảo hiểm. Số tiền tham gia bảo hiểm rút ra không có lợi nhưng lại có thể dùng để thế chấp. Vay mượn để kinh doanh. Thường thì bạn phải có luận chứng kinh doanh mới có thể vay được ngân hàng. Trong các hình thức vay khác bạn phải trả cả gốc lẫn lãi trong từng tháng một. Đây là hình thức vay mượn bạn có thể vay gộp và trả gộp một số tiền. Bạn chỉ phải trả tiền lãi đơn thuần.
  7. Bạn có thể sử dụng toàn bộ số tiền thoải mái trong suốt một thời gian. Điều đó sẽ bù đắp cho tiền lãi phải trả. Nhà cung cấp cho chịu. Nếu loại hình kinh doanh của bạn là bán sản phẩm thì bạn có thể thuyết phục nhà cung cấp cho chịu. Rất nhiều hãng cho phép trả chậm hoặc trả sau. Tìm nhà tài trợ Nếu ý tưởng hay là kinh doanh những sản phẩm/dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc có liên quan mật thiết tới những hãng lớn. Bạn có thể đưa ra để xuất được tài trợ bởi các hãng này. Nếu ý tưởng đủ hay thì bạn sẽ được nhiều hãng tài trợ và bạn chỉ phải lo việc tiến hành mà thôi. Nhờ khách hàng tài trợ. Đối với một số công việc, bạn có thể yêu cầu khách hàng trả tiền trước hoặc đặt cọc trước một phần. Bạn sẽ lấy số tiền đó để lo các chi phí và đề phòng khách hàng huỷ bỏ hợp đồng giữa chừng. Được những người hợp tác hoặc chung cổ phần tài trợ Bạn có thể huy động vốn từ những người có vốn và ủng hộ ý tưởng của bạn hoặc cùng cộng tác với người khác để giảm đầu tư về vốn. Thuê thay vì mua Nếu kinh doanh của bạn đòi hỏi những trang thiết bị đắt tiền, tài sản hoặc nhà xưởng, bạn hãy suy nghĩ về việc thuê mượn hay mua hẳn. Thuê mượn là phương pháp cần đến đâu trả tiền đến đó. Không cần phải chi ngay một món tiền lớn. Liệu cơm gắp mắm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2