Bí quyết giữ hạnh phúc gia đình
lượt xem 37
download
Đàn ông bắt đầu không muốn về nhà khoảng 1 năm sau ngày cưới. Đàn ông cũng giống như những cậu bé sau khi tan lớp học cứ muốn la cà cùng chúng bạn, bởi vì về đến nhà sẽ có những bài tập làm dở dang đang đợi và những lời khuyên nhủ, nhắc nhở không ngớt. Vì vậy, lý do để đàn ông uể oải khi trở về nhà là ở nhà không có gì mới mẻ và hấp dẫn. Trong khi đó bên ngoài cánh cửa ngôi nhà của họ ở luôn là những thứ đầy mới mẻ đang chờ đợi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bí quyết giữ hạnh phúc gia đình
- 1. Đàn ông sợ về nhà.............................................................................................................................................2 2. Bạn là người vợ thế nào...................................................................................................................................3 3. 10 “chiêu” chinh phục nhà chồng......................................................................................................................5 4. Dâu đảm - Chẳng khó gì!..................................................................................................................................6 5. Nghệ thuật làm chồng......................................................................................................................................8 6. 18 điều răn các cặp tân hôn ..............................................................................................................................9 7. “Trốn” vợ để giữ… hòa khí?..........................................................................................................................10 8. Những sai lầm khi mới cưới ..........................................................................................................................11 9. Ngân sách gia đình nên quản lý như thế nào?.................................................................................................12 10. Tài chính công khai........................................................................................................................................13 11. 4 sai lầm trong chuyện tiền bạc của các ông chồng trẻ ..............................................................................13 12. Khẩu chiến vì tiền........................................................................................................................................15 13. Ông xã tuyệt vời!..........................................................................................................................................15 14. Hai bạn có hòa hợp về mặt tài chính?..........................................................................................................19 15. SINH CON THEO Ý MUỐN .......................................................................................................................20 1
- 1. Đàn ông sợ về nhà Đàn ông bắt đầu không muốn về nhà khoảng 1 năm sau ngày cưới. Đàn ông cũng giống như những cậu bé sau khi tan lớp học cứ muốn la cà cùng chúng bạn, bởi vì về đến nhà sẽ có những bài tập làm dở dang đang đợi và những lời khuyên nhủ, nhắc nhở không ngớt. Vì vậy, lý do để đàn ông uể oải khi trở về nhà là ở nhà không có gì mới mẻ và hấp dẫn. Trong khi đó bên ngoài cánh cửa ngôi nhà của họ ở luôn là những thứ đầy mới mẻ đang chờ đợi họ khám phá. Giống như người phụ nữ tốn hàng tiếng đồng hồ bên bàn trang điểm trước khi ra khỏi nhà, đàn ông cũng dềnh dàng cả buổi chiều từ lúc tan sở cho đến khi trời tối mới trở về. Mặc kệ những cú điện thoại réo rắt, những tin nhắn trách móc của vợ, đàn ông không hào hứng trở về gặp gỡ người phụ nữ như khi họ còn trong giai đoạn hẹn hò. Phụ nữ bắt đầu hoài nghi và dằn vặt chính mình bởi trí tưởng tượng hết sức phong phú của họ: "Anh ấy đang hẹn hò bồ bịch, hay anh ấy đang say sưa trong quán karaoke với mấy cô mắt xanh mỏ đỏ...". Thực tế không diễn ra phức tạp và "khủng khiếp" như những gì mà phụ nữ tưởng, đơn giản có rất nhiều người đàn ông sau khi tan sở ngồi nán lại phòng làm việc chỉ để ngồi đọc nốt tờ báo, hay ngồi trầm ngâm bên ly cà phê để hưởng thụ một chút hiếm hoi yên tĩnh trong ngày. Vì vậy, đàn ông không muốn về nhà là những nguyên nhân sau: (trừ khi đàn ông thực sự quá bận rộn với công việc của mình hoặc anh này đang bận rộn với những mối tình chớp nhoáng ngoài hôn nhân). Chạy trốn những bà vợ nói nhiều Rất nhiều người đàn ông thích ngồi quán xá bụi bặm với bạn bè, đơn giản là chỉ ngồi nhâm nhi với nhau cốc bia hơi và đĩa lạc hơn là quay trở về ăn bữa cơm thịnh soạn do vợ nấu. Không phải đàn ông không biết thưởng thức những món ngon nóng sốt, mà là do cứ đến bữa họ lại nghe "bản tin phát thanh" chao chát của vợ: "Cái Nga ở cơ quan em vừa được chồng tặng cho chiếc nhẫn kim cương đắt tiền, nhân dịp sinh nhật, có chồng thế mới sướng chứ...", "Anh cứ đi tối ngày, anh phải để ý xem con cái nó học hành bài vở thế nào chứ?"; "Tiền tháng này thiếu nhiều thế, anh không biết thương vợ con gì cả!". Đến nước này thì ông làm sao nuốt nổi cơm, mà có trót ăn rồi cũng dễ bị đau dạ dày ấy chứ. Thế là đàn ông "trốn nhà là giải pháp an toàn để tránh bom oanh tạc" của vợ. Bản chất thích la cà tụ tập Có những người đàn ông không phải vì vướng mắc chuyện gì đó trong gia đình mới không muốn về nhà, mà đơn giản "sinh thời" họ đã quen đàn đúm tụ tập. Nếu mấy ngày không được hàn huyên với mấy anh bạn chí cốt, với đàn ông cuộc sống cứ nhàn nhạt như thiếu muối. Chẳng cần vào những nhà hàng sang trọng đắt tiền, chẳng cần phải đến những món ăn sơn hào hải vị, đàn ông chỉ say sưa chén chú chén anh để hưởng thụ cái không khí náo nhiệt tưng bừng của hội hè đàn đúm, nơi họ chẳng phải lo toan gì, cứ việc cười ha hả và tán phét thỏa thích. Khi tâm hồn phơi phới, họ mới nhớ ra mình phải về nhà vì mình đã có một gia đình. Trốn việc nhà 2
- Những anh chồng đã hết giờ làm việc nhưng vẫn cứ nấn ná ở cơ quan, đánh vài ván bài với mấy anh bạn đồng nghiệp cùng "cảnh ngộ". Chẳng có nguyên nhân gì to tát cả, đơn giản là vì họ không muốn về nhà trước vợ. Bởi vợ họ đã ra "quy định": "Nếu anh về nhà trước phải đi đón con, phải nhặt rau, phải nấu cơm, lúc nấu cơm thì tiện thể dọn dẹp lại nhà cửa cho gọn gàng...". Hoặc "chẳng may" họ về nhà đúng vào lúc vợ đang nấu cơm, thì chớ có dại ngồi gác chân lên xem ti vi hay đọc báo, biết điều thì hãy xắn tay áo lên mà lo cơm nước, rồi sẵn sàng nghe kêu than: "Anh phải giúp em chứ, có phải mỗi anh là mệt đâu, em cũng đi làm 8 tiếng giống anh cơ mà!". Không tìm được tiếng nói chung Sau khi kết hôn, vợ luôn tất bật với nhà cửa, con cái, trong mắt đàn ông vợ không còn là cô người yêu bé bỏng có thể ngồi hàng giờ nghe đàn ông nói về chí hướng, sự nghiệp hay những khó khăn. Khi đàn ông hắng giọng định tâm sự với vợ những áp lực trong công việc, những cơ hội và những thách thức, thì vợ họ hoặc đang bận với con cái, hoặc đang nếm món ăn xem đã vừa vặn chưa, hoặc đang ngủ gà ngủ gật sau một ngày vất vả. Nói tóm lại, đàn ông khó có cơ hội để tâm sự với vợ. Họ bên nhau trong yên lặng, chẳng biết từ lúc nào, đàn ông không còn cảm giác "xao xuyến đến nao lòng" khi bên vợ. Đàn ông và cả phụ nữ nữa, đều cảm thấy thật khó khăn và ngượng ngập khi nói lời có cánh, những câu yêu thương ngọt ngào. Sự im lặng làm mòn đi cảm giác muốn chia sẻ và được chia sẻ. Thế là đàn ông sợ quay về nhà! Chính vì vậy, họ cần nguồn an ủi từ bạn bè, để có thể than thở, chia sẻ và thậm chí để tán gẫu về cô sinh viên sinh đẹp mới đến thực tập ở chỗ họ. 2. Bạn là người vợ thế nào Đôi khi bạn không biết mình đã làm đúng vai trò người vợ chưa. Cuộc sống hối hả, bận rộn có thể khiến bạn xao nhãng cuộc sống gia đình và xa cách với chồng mình. Cuộc trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn nhìn rõ lại bản thân. 1. Bạn nấu ăn thế nào? a. Tính đến khẩu vị của chồng. (6 điểm) b. Theo ý thích của mình. (2 điểm) c. Theo thực đơn do bạn lập. (4 điểm) 2. Có lúc nào bạn nghĩ rằng: a. Lại một ngày nữa đi qua vô bổ, không có gì bất ngờ, thú vị. (2 điểm) b. Nếu bạn chưa lấy chồng, có lẽ cuộc sống của bạn tốt hơn. (1 điểm) (homes4salebyownernetwork) c. Cuộc sống của bạn không được nhẹ nhàng, nhưng dù sao ở với anh ấy vẫn dễ chịu. (5 điểm) 3. Bạn định cùng chồng đi đâu đó vào buổi tối, nhưng anh ấy nói là bị mệt và không đi đâu cả. a. Bạn cũng bảo bạn mệt và muốn ở nhà hơn. (5 điểm) b. Bạn chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn ở nhà. (6 điểm) c. Bạn tức giận và nghĩa cách trả đũa anh ấy. (2 điểm) 4. Bạn nghi ngờ không biết chồng có chung thủy hay không, hoặc có ai đó nói xa xôi với bạn rằng anh ấy đang có một ai đó. 3
- a. Trước hết bạn nghĩ mình có lỗi hay không. (6 điểm) b. Bạn lên kế hoạch để làm rõ đen trắng. (1 điểm) c. Bạn cho rằng không đáng chú ý đến chuyện đó. (3 điểm) 5. Khi nhỏ, trò chơi nào bạn thích hơn cả: a. Chơi búp bê. (2 điểm) b. Chơi với trẻ con. (5 điểm) c. Có lúc chơi búp bê, có lúc chơi với trẻ con. (4 điểm) 6. Khi bạn còn là đứa trẻ, bạn mặc: a. Áo đầm bình thường của bé gái. (5 điểm) b. Quần áo thể thao. (4 điểm) c. Quần dài và quần soóc. (1 điểm) 7. Khi nhỏ bạn thích: a. Trò chơi cho bé gái. (5 điểm) b. Trò chơi làm người lớn (cô giáo, bác sĩ...). (4 điểm) c. Trò chơi cho con trai. (1 điểm) 8. Bạn xử sự thế nào khi chơi: a. Luôn là thủ lĩnh (2 điểm) b. Dành quyển chủ động cho người khác. (6 điểm) c. Trở thành thủ lĩnh trong khi chơi. (4 điểm) 9. Bạn đã thỏa thuận với bạn bè đi đâu đó, nhưng chồng bạn không có tâm trạng tốt. a. Bạn đi một mình. (4 điểm) b. Bạn bỏ cuộc hẹn. (6 điểm) c. Bạn làm theo yêu cầu của chồng. (3 điểm) 10. Nếu chồng không thể cùng gia đình đi nghỉ, bạn: a. Tự đi cùng con. (4 điểm) b. Bạn ở nhà cùng chồng. (5 điểm) c. Bạn ở nhà nhưng thường trách móc chồng. (2 điểm) 11. Chồng bạn đi làm về nhưng với tâm trạng không vui: a. Bạn cố tìm hiểu nguyên nhân. (6 điểm) b. Bạn tức giận vì anh ấy về nhà mà vẫn nghĩ đến công việc. (2 điểm) c. Bạn đoán có vấn đề gì đó nhưng không tìm cách lục vấn. (5 điểm) 12. Nếu hai vợ chồng không thống nhất ý kiến với nhau: a. Bạn vẫn giữ nguyên ý kiến của mình. (5 điểm) b. Bạn bảo vệ quan điểm của mình, thậm chí khi chuyện trở nên phức tạp. (1 điểm) c. Bạn nhượng bộ, nhưng sau đó tự trách mình mềm yếu. (2 điểm) Kết quả: 4
- 1-25 điểm: Bạn không hạnh phúc lắm trong hôn nhân. Bạn không nhất quán trong cách nhìn của mình. Bạn làm những gì mình nghĩ mà không tính đến ý kiến của chồng. Cuộc hôn nhân của bạn sẽ không tốt lên được nếu xung đột giữa 2 người không chấm dứt. 25-50 điểm: Bạn sẵn sàng nhượng bộ khi cãi nhau, nhưng không từ bỏ ý kiến của mình. Bạn biết cách thích nghi khi cho rằng việc đó là cần thiết, hoặc khi cảm thấy hôn nhân của các bạn đang bị đe doạ. Hơn 50 điểm: Bạn hiền lành, tế nhị, nhưng không kiên quyết lắm. Đôi khi bạn không hài lòng với cuộc hôn nhân của mình nhưng vẫn cố gắng làm tất cả để duy trì mối quan hệ. 3. 10 “chiêu” chinh phục nhà chồng Đừng nghĩ rằng mối quan hệ giữa nàng dâu và mẹ chồng không thể hàn gắn được. Bí quyết dành cho bạn đây! 3 chiêu dành cho cô dâu tương lai - Chiêu 1: Không ít trường hợp, mẹ chồng ghét con dâu vì bà chưa muốn con trai lấy vợ. Bạn nên “bỏ nhỏ” người yêu để anh ấy trình bày với bố mẹ về ý định lập gia đình. Nếu biết con trai thích lấy vợ vì muốn có nàng dâu chăm sóc bố mẹ già, có cháu để ông bà vui, hẳn mẹ chồng sẽ vui lòng. - Chiêu 2: Người yêu nên “khoe” ưu điểm của bạn với mẹ chàng. Đồng thời, bạn nên tìm hiểu tâm ý mẹ chồng và các thành viên trong gia đình chàng. Điều này giúp bạn tránh sự cố bất đồng trong lần đầu diện kiến. Sự gần gũi yêu thương chân thành giúp xóa bỏ - Chiêu 3: Những lần đến nhà chàng, hãy ăn mặc sao cho “hợp nhãn” mẹ chồng mọi khoảng cách. tương lai. Nếu bà ưa con dâu nền nã, chớ mặc áo hở rốn, váy quá ngắn. Muốn thế bạn phải hỏi “gián điệp” về gu thẩm mỹ mẹ chồng. 7 chiêu sau khi đã lên xe hoa về nhà chồng - Chiêu 4: Trước khi làm bất cứ việc gì, bạn nên hỏi ý kiến mẹ chồng. Nếu bà không đồng ý, nên tạm gác lại, chờ cơ hội để thuyết phục bà. Đó là cách tôn trọng mẹ chồng hữu hiệu nhất. - Chiêu 5: Không góp ý về nề nếp sống, thói quen của gia đình chồng hoặc cố gắng “cải tạo” theo ý mình. Tuyệt đối tránh so sánh theo hướng ca ngợi nhà mình, chê bai gia đình chồng. - Chiêu 6: Người già rất thích trò chuyện. Sau bữa cơm tối hoặc khi đã dọn dẹp nhà cửa xong, bạn nên ngồi xem ti vi, trò chuyện với bà ít nhất 15 phút. Đừng vội lẻn ngay về phòng riêng với ông xã, bà sẽ phật ý rồi đâm ra giận hờn. - Chiêu 7: Biết mẹ chồng thích gì, đi đâu về, bạn nên có chút quà chứng tỏ mình rất quan tâm đến bà. Như thế, bà sẽ có dịp khoe với mọi người về lòng hiếu thảo của con dâu quý. - Chiêu 8: Tranh thủ mọi cơ hội có thể để khen ngợi mẹ chồng. Đặc biệt là khen trước mặt khách khứa, khiến bà mát dạ. Ngoài ra, tuyệt đối đừng phàn nàn về thói hư tật xấu của chồng trước mặt bà. Trong mắt người mẹ, con trai bà luôn nhất. - Chiêu 9: Hết sức tránh những câu nói làm mẹ chồng phật ý, dù là vô tình. “Uốn lưỡi 7 lần” chứ không được “bô lô ba la” như ở nhà mình. - Chiêu 10: Thường xuyên lui tới thăm mẹ chồng nếu bạn và anh ấy đã dọn ra riêng. Đừng đợi đến khi bà gọi điện nhắc mới tạt qua là hỏng hết. Bà sẽ trách bạn là cô con dâu vô tình đấy! 5
- Nếu bận rộn, cách hay nhất là thường xuyên gọi điện hỏi thăm sức khoẻ của ông bà. Và với chồng... Chiếm được trái tim mẹ chồng, bạn cũng cần thể hiện để anh ấy hiểu bạn rất yêu thương bố mẹ chàng. - Thường xuyên ca ngợi: “Mẹ anh thật tâm lý, mẹ hiểu và thông cảm cho em nhiều điều”. Xem kìa, chồng bạn đang cười rạng rỡ vì hãnh diện về mẹ mình đấy! - Đi du lịch, bạn nên nhắc anh ấy mua quà cho mẹ. Có thể là chiếc khăn quàng hay giỏ xách... Bạn sẽ thấy niềm vui lấp lánh trong mắt chàng. - Dự tiệc với bạn bè, có món gì ngon, hãy thủ thỉ với chàng: “Mẹ thích món này lắm! Có dịp, em sẽ nấu cho mẹ thưởng thức xem sao?”. - Luôn nhắc nhở anh ấy hỏi han sức khoẻ của mẹ. 4. Dâu đảm - Chẳng khó gì! Nếu bạn và chồng được “ra ở riêng” ngay sau đám cưới thì đúng là không còn gì bằng. Thế nhưng, thường thì chúng ta vẫn phải ở chung với “đại gia đình” một thời gian. Đây chính là thời điểm bạn sẽ bị đặt trong “tầm ngắm” của các thành viên trong gia đình nhà chồng. Không ai có ác ý gì đâu. Nhưng liệu bạn có chiếm được cảm tình của mọi người không, hay sẽ bị gọi là “nàng dâu siêu thị”? Mẹ ơi, cứu con... 26 tuổi, Hằng Nga lên xe hoa về nhà chồng. Anh Quân và Nga vẫn có ý định sẽ dành dụm mua nhà ra ở riêng cho thoải mái. Nhưng đấy là kế hoạch, còn bây giờ thì đôi trẻ vẫn phải ở chung nhà với bố mẹ chồng và một cô em chồng. Về nhà chồng, bạn không thể là một công chúa, một “Bố mẹ anh khó tính lắm đấy nhé!”. Từ hồi còn yêu nhau, Quân đã đe. Hai cụ thân tiểu thư được nữa. sinh anh là người Hà Nội gốc, bố anh lại là một giáo sư đại học đã về hưu. “Anh cứ yên tâm, em có cách chiều được các cụ mà!”, Nga trả lời có vẻ tự tin. Cô nghĩ đơn giản: “Bây giờ làm gì thì cũng có máy móc cả rồi. Đồ ăn thức uống thì chẳng thiếu gì trong siêu thị. Có gì mà phải lo”. Ngày đầu tiên ở nhà chồng, cô ngủ nướng đến 7h30. Chẳng kịp hỏi chồng lấy một câu, quáng quàng chạy xe đến cơ quan. Mặt mũi thì vẫn phơi phới những câu chuyện vui sẽ kể ở cơ quan, để lại đằng sau một thoáng nhăn mặt của mẹ chồng... Chiều về, cô lại vẫn giữ thói quen lân la cà phê cà pháo với mấy người bạn cũ. Đã thế lại còn rủ cả Quân đi cùng để “ra mắt” ông xã. Anh Quân thì cứ như ngồi trên đống lửa vì anh nhớ lời dặn sáng nay của mẹ: “Chiều đón vợ về sớm để ăn bữa cơm gia đình”... Ngày Chủ nhật đầu tiên, bà mẹ chồng dẫn đi chợ để thử tài con dâu. Gặp cái gì Nga cũng hồn nhiên: Cá này là cá gì? Sao phải mua lắm thứ rau linh tinh thế hả mẹ? Mua thịt cuốn nem làm gì cho mệt...? Nga cầm con cá thì nó nhớp nháp, trượt lung tung khắp cả gian bếp; động đến thịt thì không biết phải thái, băm thế nào; cầm mớ rau lên nhặt thì xòe bàn tay, đếm ngón tay rồi than thầm trong bụng: “Thế là đi toi bộ móng mới vẽ”. Nhưng oải nhất là nhìn đống nguyên liệu mua về cô chỉ biết... lắc đầu, không biết phải nấu nướng ra sao. 6
- Chẳng nhẽ lại tống hết vào... sọt rác rồi chạy ra siêu thị mua đồ ăn sẵn cho nhanh. Cuối cùng, Nga rút điện thoại gọi cho mẹ đẻ: “Mẹ ơi, bây giờ con phải làm sao???” Những nàng dâu siêu thị Nội trợ chỉ là một chuyện bé tí ti và thường gặp nhất. Các nàng dâu thời đại @ còn gặp phải vô khối những rắc rối khác khi về nhà chồng. Mô hình xã hội hiện đại, vợ và chồng có vẻ như bình đẳng. Công việc thì của anh cũng như của tôi, thu nhập thì cũng chẳng chênh nhau là mấy. Rồi cả chuyện giao hảo bạn bè nữa... Hết giờ tan sở, anh chồng có thể gặp bạn bè bù khú bia bọt thì tại sao chị vợ lại không được quyền dạo phố, shopping, ăn hàng cùng một vài cô bạn thân...? Anh chồng có thể nghĩ rất thoáng nhưng bố mẹ chồng thì chắc chắn là không! Bây giờ chuyện lấy vợ cho con không còn mang ý nghĩa lấy thêm người... làm về nhà nữa, nhưng chắc cũng không có ông bố bà mẹ nào lại mong sẽ có một cô con dâu đụng đâu hỏng đấy. Chả nhẽ đón con dâu về nhà rồi lại phải dạy từ chuyện nhặt rau, kho cá, phải lau thật khô nồi cơm điện rồi mới được cho vào nồi hay là phải khóa bếp gas khi nấu mỳ xong?... Ai mà dám tin tưởng trao con trai mình cho những cô con dâu chỉ biết đút đồ hộp vào lò vi sóng? Rồi lại còn cả thằng cháu đích tôn sau này nữa chứ. Đấy là chưa kể đến chuyện người lớn tuổi thì 99% không ai thích ăn đồ ăn làm sẵn trong siêu thị cả. Thế là chỉ những điều tưởng như nhỏ nhặt ấy đôi khi lại là nguyên nhân cho xung đột “mẹ chồng nàng dâu”, rồi có thể lại dẫn đến một cuộc chia tay dễ như chơi chỉ vì “em không thể chịu nổi mẹ anh”. Mà thực ra thì “mẹ anh” có làm gì quá đáng đâu. Bà mẹ chồng nào chẳng mong có một cô con dâu đảm, chứ ai lại muốn con trai mình chưng một cô con dâu “làm cảnh” trong nhà. Dâu đảm - chẳng khó gì Thực ra, xung đột thế hệ đôi khi không phải là chuyện nghiêm trọng nếu bạn chuẩn bị tâm thế ngay trước khi bước chân vào nhà chồng. Đã đến lúc cần phải “trưởng thành” hơn: Chuẩn bị lại lịch sinh hoạt một cách khoa học hơn. Dậy sớm hơn một chút, chăm chỉ hơn một chút và quan tâm hơn đến người khác một chút. Nếu quá bận rộn công việc hàng ngày thì bạn chỉ cần dành ít phút buổi sáng đi chợ sớm với mẹ chồng và nấu đồ ăn sáng cho cả gia đình. Hoặc giả bạn không thể nấu bữa cơm tối nhưng hãy chuẩn bị đồ tráng miệng. Tích tiểu thành đại. Những chuyện dù nhỏ nhặt cũng sẽ khiến bạn ghi điểm, tạo dựng được một hình ảnh đẹp. Nguyên tắc chung là hãy sống chan hòa, chân thành và tôn trọng mọi thành viên trong gia đình nhà chồng. Nếu gặp bất cứ khúc mắc gì với chồng, bạn có thể hỏi ý kiến bố chồng để đưa ra những quyết định hợp lý, tránh động chạm đến “tự ái đàn ông”. Còn với mẹ chồng, bạn đừng ngần ngại chia sẻ những khoảnh khắc tuyệt diệu trong cuộc sống. Ví vụ như “Mẹ ơi, con có bầu rồi”, hoặc “Con đang gặp một vấn đề nhỏ, nếu là mẹ thì mẹ sẽ xử lý như thế nào?” Nhờ mẹ chồng dạy bạn nấu vài món mà con trai bà thích ăn cũng là cách khiến bạn gần gũi hơn với cả gia đình chồng. Tất nhiên chả ai bắt bạn phải răm rắp làm theo lời mẹ chồng nhưng chắc hẳn bà sẽ cảm nhận được sự tín nhiệm và tình cảm thân thiết của con dâu. Nói gì thì nói, cái thiên chức của người phụ nữ vẫn là làm vợ, làm mẹ, làm dâu. Một người phụ nữ không giữ ấm được căn bếp nhà mình, không tạo dựng được một không khí gia đình trong ngôi nhà của mình thì chuyện thất bại trong hôn nhân chẳng có gì là khó hiểu. 7
- 5. Nghệ thuật làm chồng Người vợ ước mong gì ở chồng mình? Bất cứ một người vợ chân chính nào cũng sẽ trả lời câu hỏi này một cách dễ dàng khỏi cần suy nghĩ, rằng nàng cần và mong muốn có một người chồng hiểu biết được nàng, yêu thương và che chở cho nàng. Bạn có dám chắc mình là người hiểu biết rất rõ về vợ của mình không? Bạn thường trả lời mọi người rằng mình rất yêu thương vợ. Nhưng thử tự xét lại xem bạn đã thể hiện tình yêu thương ấy như thế nào và đã làm tròn bổn phận một người chồng xứng đáng của nàng chưa? Bạn đã quan tâm đến và sẵn sàng phụ giúp trong việc chăm sóc con cái, thu dọn nhà cửa, nhất là khi nàng bận rộn, mệt nhọc chưa? Bạn có sẵn sàng phụ nàng một tay để nhặt bó rau, nhóm cái bếp lửa, trong khi nàng quá bận mà bạn thì đang rảnh? Bạn có sẵn sàng vắt hộ nàng cái chăn, cái màn quá to và quá nặng lúc nàng giặt giũ không? Bạn có làm giúp vợ những việc nặng nhọc như xách nước, bổ củi hay lại quan niệm đó là bổn phận của nàng? Những lúc vợ đau yếu hoặc mang thai sinh nở là những lúc nàng rất cần đến sự chăm sóc và an ủi của chồng, bạn có quan tâm hỏi han, săn sóc vỗ về để vợ bớt đi sự đau đớn thể chất không? Bạn có bao giờ trong một dịp đi đâu đó, thấy một vật gì vợ ưa thích liền mua về tặng nàng không? Nếu làm được thì đó là sự quan tâm và chứng tỏ bạn rất hiểu vợ đấy! Bạn đã bảo vệ nàng bằng cách nào khi nàng gặp phải một khó khăn, một bất công như bị áp chế, bị một nỗi oan ức, bị bố mẹ hay em bạn hiểu lầm, bị hàng xóm bắt nạt trong một vụ tranh chấp mà nàng là người ở bên phía lẽ phải? Bạn có sẵn sàng che chở, bênh đỡ cho vợ (dĩ nhiên với một phương cách tế nhị, chính trực) hay đứng ngoài làm ngơ mặc kệ nàng đối phó lấy, hoặc tệ hơn còn về phe với những người chống đối nàng? Bạn có giúp vợ giải quyết hoặc hướng dẫn nàng tìm một phương thức giải quyết cho tốt được những khó khăn của nàng về vấn đề tiền bạc, con cái hay đối xử với gia đình nàng hay không? Bạn có chân thành khen vợ khi nàng làm được một việc tốt, việc hay và thành công không? Những lúc vợ mệt mỏi hay sau khi đau ốm, bạn có bao giờ tạo điều kiện cho vợ nghỉ ngơi bằng cách đưa nàng đi nghỉ mát, đi chơi, giải trí không? Bạn có làm nàng phải đau khổ vì những khuyết điểm của mình như nghiện ngập bê tha, thiếu bổn phận, hoặc thờ ơ lãnh đạm với vợ con không? Bạn có đối xử quá khe khắt, gia trưởng và luôn tỏ quyền hành buộc vợ con phải có bổn phận này, bổn phận nọ với mình không? Bạn nên nhớ rằng "bông hoa của tình yêu thương chân thành thường nở thoải mái giữa sự nhẹ nhàng, khoan dung hơn là trong sa mạc nóng cháy của quyền lực, độc tài". Người vợ tuy yếu đuối, mỏng manh nhưng vẫn có đủ sức bền bỉ chịu đựng mọi gian lao khó khăn, nhưng với điều kiện được chồng cảm thông, thương yêu, che chở. Như vậy vai trò chính của người chồng là luôn phải giữ vai trò là người bạn tâm giao, là người yêu, là người chồng xứng đáng của vợ mình. Suy đến cùng, nếu người chồng không đem lại cho nàng những điều kiện trên, người vợ vẫn có thể chịu đựng và vượt qua được thôi. Nhưng đó là sự cam chịu trong cô đơn và đau khổ. Nếu bạn không biết ứng xử và ứng xử đúng lúc những việc trên mà để cho người khác làm thay mình là bạn đã rất sai lầm. Đó chính là mở màn của những cuộc xung đột đôi khi có thể dẫn đến đổ vỡ. Vì thế nhu cầu cần được chăm sóc, che chở của vợ khiến nàng sẽ dễ nghĩ đến người nào đó đem lại cho nàng những đáp ứng trên. 8
- Cũng cần nhớ: rất nhiều người chồng chỉ nhận ra giá trị của vợ khi có người đàn ông khác ca ngợi nàng hoặc ở bên cạnh nàng. Thật đáng tiếc! Dĩ nhiên giai đoạn này chỉ có thể tránh được hiểm nguy đổ vỡ nhờ vào đạo đức của người vợ mà thôi. Tất cả những điều trên, nếu bạn chưa thực hành, hãy thực hành đi, vì đó là “nghệ thuật làm chồng”. Và bạn sẽ là người chồng lý tưởng đem lại hạnh phúc cho vợ cũng như chiếm được tình yêu thương kính nể của nàng... 6. 18 điều răn các cặp tân hôn Khi mới qua tuần trăng mật ai cũng nghĩ vợ chồng họ sẽ có một cuộc tình trăm năm hạnh phúc, nhưng trên thực tế, đời sống hôn nhân không phải bao giờ cũng êm ả. 1. Đừng nghĩ sẽ cải tạo bạn đời mà phải đổi mới chính bản thân. 2. Đôi khi buộc phải làm theo “lề luật” của người bạn yêu. 3. Cần điều chỉnh tâm tính để thích nghi với cuộc sống hôn nhân. 4. Hãy ghi nhớ rằng bạn là người kiểm soát cuộc đời mình. 5. Trong cuộc sống hàng ngày vợ chồng cần thường xuyên chia sẻ với nhau những Hôn nhân rắc rối hơn chuyện vui buồn khó khăn. nhiều những cuộc hẹn hò. 6. Thỉnh thoảng, bạn phải là bác sĩ đóng vai trò chủ động trị liệu những chuyện xích mích giữa hai vợ chồng. 7. Nói ít, làm nhiều. Bạn hãy biểu lộ tình yêu không cần nhiều lời nhưng cần luôn có những cử chỉ âu yếm đố với người mình yêu thật nhiều rồi sẽ được đền bù xứng đáng. 8. Hãy biết yêu cả những điều khiếm khuyết của bạn đời. 9. Cần phải nhớ rằng không phải người chồng nào cũng thích vợ mình hay chấp nhặt những chuyện nhỏ mọn. 10. Mỗi ông chồng hay bà vợ đều có sự quan tâm chăm sóc bạn đời của mình theo cách riêng, vì thế không nên so sánh với các cặp vợ chồng khác một cách thô bạo trước mặt bạn đời mình. 11. Đừng lo ngại rằng trong cuộc sống có rất nhiều điều vụn vặt “xung đột nhau” giữa vợ và chồng. 12. Nếu lỡ buộc phải to tiếng với nhau cần biết đấu lý một cách không ngoan. 13. Cần thuộc lòng nguyên tắc luôn có giải pháp thoát khỏi mọi mâu thuẫn. 14. Phải tập luyện thành thục cách lấy sự hiểu biết và cảm thông làm cầu nối. 15. Muốn tình yêu lâu bền vợ chồng bạn phải biết đối xử với nhau một cách tế nhị, thực sự tôn trọng nhau. 16. Chớ nên nhầm lẫn coi đời sống vợ chồng giống như những cuộc hẹn hò. 17. Khi gặp vấn đề phức tạp nảy sinh trong cuộc sống hôn nhân thì vợ chồn nên giúp nhau giải quyết. 9
- 18. Trong quan hệ vợ chồng sự độc đoán nhiều phen lợi bất cập hại. 7. “Trốn” vợ để giữ… hòa khí? (Dân trí) - Vẫn biết tìm một người khác vợ là điều không nên, và càng không cần thiết, vì nói đi nói lại thì vợ vẫn là “đỉnh”: tháo vát, nuôi con khéo, hình thức ổn. Nhưng, chồng vẫn tránh mặt vợ, vì sao vậy? Vì đơn giản, trong rất nhiều tội của chị em có những điểm dễ nhận thấy nhất. Đó là: Nói nhiều Khi nóng giận bạn có thể quên mất mấy câu nho nhỏ anh ấy đã nói: “Bọn bạn nó nhiệt tình quá, anh cũng quên khuấy mất chuyện đi đón con”. Bạn cứ thế nói từ ngoài cửa nói vào nhà, leo lên tầng, xuống bếp vẫn nói, thậm chí cơm canh bày lên mâm, vừa cho con ăn, vẫn “turn on” ra rả. Giữ hòa khí trong gia đình là điều rất cần, nhưng đó Biết mình sai, chồng im lặng, nhưng khổ nỗi ngay cả khi leo lên giường đi ngủ phải là sự bình yên thật nàng lại “bới” sang chuyện khác, kiểu như “anh càng ngày càng đổ đốn, rượu chè sự. (Ảnh minh họa). này nọ, chỉ một nấc là theo gái chưa biết chừng…”. Quá hoảng, chồng lại càng có cớ “nuôi” mơ ước trốn vợ. Nói không khéo Bạn không biết đấy thôi, cứ bước chân ra khỏi nhà, với một gương mặt lạ (nghĩa là gương mặt khác vợ) luôn khiến cho đức ông chồng thấy thú vị. Sự thú vị bắt nguồn từ cái mới lạ: cái nhìn lạ, nụ cười lạ và dĩ nhiên là cách ăn nói cũng lạ. Gặp phải cô em miệng cứ toạc tọac, dĩ nhiên đàn ông đa phần sẽ… bỏ qua, còn em nào miệng tươi như hoa, nói nhẹ như lụa thì đố mà đằng ấy không ưng. Cứ như thế đàn ông lại so bì với vợ, ai lại đi nói xấu chồng với bạn bao giờ: “Lão ý, chân tay hôi mù, kiếm được vài đồng bạc cứ như ta đây, về nhà cấm có đụng tay vào việc nhà bao giờ. Đã thế, miệng nói, mắt cũng nói theo”, một phút thành thật, Đạt bộc bạch. “Chả nhẽ lúc ấy lôi vợ vào nhà mà nói, mà cứ để cho vợ ca thán mình trước mặt bạn bè thì ai mà chịu được, mình có phải là thằng “cù lần” đâu. Nên tốt nhất là tránh mặt, cứ thế mà lại hóa hay”. Ghen và “Ky” Thật ra không phải người phụ nữ nào cũng “ky” cả, thế nhưng với việc bạn thường xuyên kiểm soát túi, ví của chồng, và dò xét kiểu “em đưa anh hai trăm, mới 2 ngày mà sao hết rồi?” thì nhất định chồng cũng “hãi”. Theo Nam - một kiến trúc sư trẻ, thì anh không thể kể tỉ mỉ được với cô vợ rằng, anh mất 100 ngàn tiền ăn trưa vì đơn giản đi ăn với đồng nghiệp là nữ, không lẽ lại để người ta trả? “Mà chưa dám kể vì vợ lại “gào” lên vì cái tội đi ăn trưa với các em trẻ đẹp, dù tôi chẳng có tý tình ý gì sất”, Nam nói. Rồi còn tiền xăng xe, thuốc nước… thử hỏi làm sao mà tôi không tiêu hết tiền? Lại nói đến chuyện sợ vợ “gào”, Nam bảo lắm khi không dám nghe điện thoại của ai gọi đến nhà vào buổi tối, nhất là giọng nữ, chỉ vì chuyện chiếc áo dính mùi nước hoa. Một bữa, Nam đến sớm, cởi chiếc áo khoác ra thì có điện thoại, Nam để vội chiếc áo lên ghế của một đồng nghiệp nữ làm cùng phòng thiết kế. Rồi quên, cô nàng cũng không để ý, dựa lưng vào, khổ nỗi nàng này xực nước hoa “phải biết”. Thế là về nhà và bị ghen từ đấy, và tự dưng cô bạn bị vợ “lườm” nguýt suốt từ đó. Nam bảo, mình thành thật kể để biết lại không ngờ vợ lại mắc bệnh đa nghi và dò xét. “Thú thực, vẫn yêu vợ, nhưng lắm khi định bước chân về nhà lại quay đi, thà mang tiếng bù khú rượu chè còn hơn về nhà động tý là bị… dò xét”. * Trong những tội đã được vạch, không phải ai cũng “dính”, nhưng thay vì đi kiểm nghiệm những bà vợ có mắc tội ấy hay không, thì cả chồng và vợ cũng nên “kiểm điểm” lại mình. Ví như: - Nếu bị coi là tội nói nhiều, bạn phải xét xem, liệu chồng có thật là người hối lỗi hay không. Nếu anh ấy đã phân bua nghĩa là anh 10
- ấy đã biết nhận lỗi, đừng cố chấp chỉ vì anh ấy không nói thẳng “anh xin lỗi”. Hơn nữa, việc anh ấy đã im lặng, nghĩa là anh ý cũng là cầu xin bạn một sự thứ tha. Chính vì thế, việc càng nói nhiều bạn càng làm cho anh ấy muốn “trốn” bạn mà thôi. Và bạn biết đấy, nếu chồng “trốn” bạn, cũng có nghĩa bạn tự để mất cơ hội hạnh phúc, thì sự hòa khí trong nhà là giả tạo? Điều còn lại bạn phải làm là lựa lời, lựa cách ứng xử để chồng bạn hiểu cái sai của mình, cũng như chính bạn phải tự biết sửa mình, để ngày càng hoàn thiện hơn trong mắt chồng. 8. Những sai lầm khi mới cưới Những cặp vợ chồng mới cưới thường gặp rất nhiều khó khăn để hoà nhập với cuộc sống chung của cả một đại gia đình. Vì vậy những sai lầm mà họ phạm phải là điều khó tránh khỏi. Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn biết cách giữ cho mái ấm gia đình của chính mình luôn ngập tràn hạnh phúc! Không nghĩ đến nợ nần Thật chả lãng mạn chút nào nhưng trong năm đầu tiên vừa cưới nhau, hai bạn sẽ có nhiều câu hỏi về tài chính. Tiền là vấn đề đầu tiên thường khiến hai người cãi nhau, nên hãy đối diện vấn đề này thật sớm. Hai bạn cần nói thật với nhau về khoản nợ cá nhân của mình. Cùng lập một kế hoạch đầu tư dài hạn cho tương lai. Làm bạn bè xa lánh Bạn bè khiến bạn hạnh phúc và điều này không thay đổi khi trên tay bạn đã đeo nhẫn. Nên dành cho họ một chỗ trong cuộc đời mới của bạn. Hãy nhấn mạnh với những người bạn rằng, họ là một phần quan trọng trong đời bạn. Mời họ đi chơi và tìm dịp khiến họ cảm thấy mình đặc biệt. Không chăn gối đủ độ Sex vô cùng quan trọng cho hôn nhân. Nhưng qua khảo sát có 60% cặp mới cưới không quan hệ đủ "liều". Không lo cho bản thân Ý ở đây là bạn dễ lên cân. Có thể khi đã cưới nhau, bạn không cảm thấy nhu cầu làm đẹp, hay quá bận rộn. Hãy trợ giúp cho nhau, động viên nhau. Bạn nên lập kế hoạch rèn luyện thân thể. Mâu thuẫn với bố mẹ chồng, bố mẹ vợ 50% cặp vợ chồng được khảo sát đều có vấn đề với bố mẹ phía bên kia. Và khi hai bạn có con, tình hình sẽ còn phức tạp nữa. Hai bạn cần rõ ràng khi đặt ra các giới hạn và mong chờ. Ví dụ, lập một thời gian biểu cho việc gặp gỡ. Không nói xấu gia đình của người ấy, ngay cả khi vợ bạn phàn nàn về mẹ cô ấy. Cãi nhau vô lý Đừng nghĩ rằng khi đã kết hôn, bạn có thể nhảy tưng tưng, điên tiết với người ấy mà không chịu hậu quả về sau nhé. Chắc chắn sẽ xảy ra bất đồng, nhưng cần tranh cãi ở một thái độ thấu tình đạt lý. 11
- Theo Nông thôn ngày nay 9. Ngân sách gia đình nên quản lý như thế nào? (Dân trí) - Với gia đình sung túc tiền bạc, vợ chồng thường ít quan tâm đến việc ghi chép chi tiêu. Nhưng nếu bạn chỉ có một mức thu nhập vừa phải thì việc quản lý những khoản thu của cả gia đình để chi dùng hàng ngày và tích luỹ mua sắm là cả một vấn đề lớn. Chuyên đề dưới đây chúng tôi tham khảo ý kiến của khá nhiều gia đình về vấn đề quản lý “ngân sách” trong gia đình như thế nào? Anh Nguyễn Thế Hùng, nhà báo và chị Mai Lan làm việc ở Bộ Tài Chính có cách quản lý ngân sách khá thông thoáng: Ai quản lý tiền lương, thu nhập của người nấy, nhưng nếu là chi tiêu chung khoản tiền lớn như mua sắm tivi, tủ lạnh... thì anh chồng phải bỏ tiền ra. Dù là tiền của ai và quản lý thế nào thì bạn Lý giải điều này chị Mai Lan giải thích: Anh ấy quan hệ rộng, có rất nhiều cũng cần lưu ý đến lúc khoản phải chi, nếu mình cứ bắt anh ấy phải kê ra mọi thứ chi và đóng góp có thể “sa cơ lỡ bước”. một cách đầy đủ cho gia đình có lẽ cũng không phải là cách hay. Nhưng anh ấy là người rất có trách nhiệm. Gia đình chị Nguyễn Thị Huyền ở Thông tấn xã VN thì có cách quản lý ngân sách lại khá chặt chẽ: Mỗi tháng dù thu nhập của anh chồng là bao nhiêu thì vẫn phải đóng góp về nhà 2 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra, anh còn phải đóng các loại tiền học cho con, điện, nước. Cách khoán gọn như gia đình chị Huyền xem ra được khá nhiều gia đình áp dụng. Cách này có một cái lợi là không cần phải giám sát thu nhập của chồng mà cứ khoán thẳng ra đấy, dù có nhậu nhẹt, chơi bời gì thì anh chồng vẫn phải có trách nhiệm kiếm tiền về chu cấp cho gia đình. Chị Kim Ngọc, công tác tại Đài Tiếng nói VN trong suốt mười năm chung sống với chồng thì ngày đầu tiên khi hôn lễ tổ chức xong, cả hai đã cùng thỏa thuận một điều kiện: Toàn bộ thu chi của hai vợ chồng đều được cho vào một cái hộp để trong tủ. Nếu ai cần lấy ra thì chị sẽ là người lấy ra chi và ghi vào sổ. Thế là cứ ít bữa lại thấy anh chồng móc ví ra rồi nói với chị: Hôm nay em đưa cho anh hai trăm vì có thể anh còn phải tiếp khách. Anh Hùng, chồng chị Ngọc cho biết: Đầu tiên tôi rất khó chịu vì thỏa thuận này nhưng sau dần thì quen và đến bây giờ có thể nói là rất hữu hiệu. Nhờ cách này mà sau 10 năm chung sống, anh chị đã để dành được nhiều khoản tiết kiệm lớn để mua sắm đồ đạc trong gia đình, sắp tới còn chuẩn bị mua thêm một chiếc ôtô. 12
- Có những gia đình thì có cách quản lý ngân sách kiểu đặc biệt hơn, đó là ai giữ tiền người nấy và không ai cần phải biết là mỗi tháng phải đóng góp bao nhiêu cho gia đình. Gia đình chị Thu Hạnh (công tác tại Bộ Thương Mại) có kinh tế rất vững vàng và để cả hai người đều thấy thoải mái nhất thì cứ ai giữ tiền người nấy. Khi hỏi: Vậy thì mua sắm các vật dụng trong gia đình thì ai chi? Cả hai đều trả lời: Nếu áng chừng khoảng 10 triệu đồng thì cả 2 cùng rút ví và đếm. Đủ mười triệu thì hai vợ chồng lên đường đi mua. Có lẽ đây cũng là cách quản lý chi tiêu rất “tây”, mới có ở VN. Cách này thường xuất hiện ở những cặp vợ chồng trẻ, có tiềm lực kinh tế và không muốn nhọc công lập sổ sách giấy tờ ghi chép cho mệt óc. Cuộc sống ngày càng đa dạng, thu nhập của mỗi gia đình cũng rất khác nhau, sẽ có những gia đình chẳng cần quan tâm đến việc chi tiêu như thế nào (vì họ đã có quá nhiều tiền), nhưng đa số các gia đình hiện nay vẫn đều phải căn cơ tính toán. Dù là tiền của ai và quản lý thế nào thì bạn cũng cần lưu ý đến lúc có thể “sa cơ lỡ bước” rơi vào cảnh trắng tay để luôn luôn định ra mức chi tiêu hợp lý, không nên quá hoang phí, đồng thời rèn cho mình tính cách biết quý trọng đồng tiền là công sức của mình bỏ ra. 10. Tài chính công khai Trong cuộc sống hay tình yêu, tiền bạc vẫn là vấn đề khó nói. Việc "khai báo tài sản riêng" càng là vấn đề nan giải. Nếu không khéo xử sự ngay từ những bước đầu tiên, các đôi tình nhân dễ dàng bị ảnh hưởng đến tình cảm, thậm chí là tan vỡ chỉ vì chuyện tiền bạc. Giai đoạn đầu yêu nhau, tiền bạc là "chuyện nhỏ", ít ai muốn "hỏi thăm" vì sợ mất điểm. Thế nên, nhiều đôi chọn cách tiền ai nấy xài. Thông thường, các chàng phải lo phần tài chính. Với những đôi cá biệt, nam giới sẽ dựa vào nguồn tài chính của phụ nữ. Tuy nhiên, chuyện "lập lờ" về tài chính trở nên khập khiễng khi hai bạn bắt đầu tính đến tương lai. Nếu sáng suốt, tiền bạc sẽ giúp bạn nhiều trong mối quan hệ với chàng, ngược lại... Không công khai? Hai bạn đâu thể kết hôn, sống chung mà tiền ai nấy tiêu! Chồng có tiền? Không biết. Vợ để dành bao nhiêu? Cũng chẳng biết. Quá độc lập về tài chính sẽ làm giảm ý thức trách nhiệm về vai trò trong gia đình của các cá nhân. 11. 4 sai lầm trong chuyện tiền bạc của các ông chồng trẻ Người ta vẫn thường nói vợ chồng khi đã yêu thương nhau nhất mực thì không hề có sự tính toán trong chuyện tiền nong. Vậy mà trong thời đại ngày nay, tiền bạc vẫn là nguyên nhân của 1/3 số vụ ly hôn của các cặp vợ chồng. Một trong những thất bại của những đôi uyên ương phải chia tay nhau vì tiền bạc, phần lớn không phải vì họ thiếu tiền mà cái họ thiếu chính là sự mất cân bằng trong chuyện quản lý tài chính. Các ông chồng trẻ nghĩ sao nếu mình là người đang mắc sai lầm trong vấn đề tế nhị này? 13 Bạn rất yêu vợ, nhưng không vì thế mà giành hết gánh nặng chi tiêu.
- Sai lầm đầu tiên: Chẳng bao giờ đề cập đến chuyện tiền bạc “Chúng tôi cưới nhau được gần 1 năm nay, tiền bạc là vấn đề tuyệt đối chưa được bàn tới. Mỗi người tự mua lấy những đồ dùng cần thiết cho mình, mỗi khi đi mua sắm hoặc cùng nhau đi ăn tiệm ai rút ví ra trước thì đó là người phải trả tiền. Quan hệ của chúng tôi hiện tại rất ổn nhưng rồi không biết cứ thế này có con sẽ ra sao nếu chi phí ngày một nhiều thêm!” Một sai lầm chế người. Vì sao ư? Khi chuỗi ngày hạnh phúc bên nhau lắng xuống cũng là lúc đôi vợ chồng phải đối mặt với hiện thực cuộc sống, lúc này không thể tránh khỏi cảm giác so bì, tính toán giữa đôi bên. Nếu một bên quên việc chủ động đóng góp về kinh tế với bên kia, đối tác sẽ nhắc nhở hoặc âm thầm chịu đựng, rồi sự chịu đựng cũng có mức độ mà thôi, chuyện xảy ra tranh cãi là điều rất khó tránh. Vì thế, đối với những gia đình trẻ thì ngay từ khi bắt đầu chung sống chuyện chi tiêu người đàn ông cần phải thống nhất rõ rằng minh bạch. Mất lòng trước nhưng được lòng sau thì hạnh phúc mới có thể bền lâu. Sai lầm kế tiếp: Thu nhập không tương xứng nhưng quá sòng phẳng “Hai vợ chồng tôi đều là những người rất phóng khoáng và tiêu chí trong chi tiêu của chúng tôi rất rõ ràng: 1 = 1. Thu nhập của chúng tôi khác nhau nhưng vì nguyên tắc đã được định ra từ đầu khó mà phá vỡ. Tôi biết chồng mình có quỹ đen quỹ đỏ nhưng tôi thì lại chẳng có đồng nào để tích luỹ.” Có lẽ người vợ trẻ nói những lời tâm sự trên không biết rằng, nếu cô cứ phải chịu đựng như thế thì sẽ ngày càng thấy mệt mỏi và xa cách chồng. Thực ra cách giải quyết vấn đề rất đơn giản: Mỗi người chỉ nên giữ lại cho mình một chút vốn riêng nho nhỏ, số còn lại hai vợ chồng cùng gom góp chi tiêu. Thỉnh thoảng mua cho mình và bạn đời một chút quà kỷ niệm cũng là một sáng kiến rất thông minh và đó mới chính là sự công bằng của hạnh phúc. Sai lầm tiếp nữa: Để vợ quản lý hết tiền bạc “Mọi thu nhập anh ấy đều đem về đưa cho tôi và tất nhiên những việc động đến món tiền lớn tôi phải trưng cầu ý kiến của chồng. Mỗi tháng tôi lên kế hoạch cho chồng chi tiêu số tiền cụ thể. Nhiều lúc bị thiếu hụt anh ấy hỏi tiền tiêu thêm trong tâm trạng không mấy vui vẻ, dù không hề thể hiện ra ra ngoài nhưng tôi vẫn biết rõ. Nhưng dù sao tôi vẫn rất thích cảm giác được nắm giữ tay hòm chìa khoá trong nhà.” Trong tình cảm đôi lứa, khi 1 bên nắm lấy quyền lực tuyệt đối để khống chế bên kia thì tình cảm sẽ đi đến chỗ mất công bằng. Cách để vợ giữ tiền không sai nhưng người giữ tiền nhất định phải biết tôn trọng tự do của đối phương vì suy cho cùng ai cũng có những vấn đề thật khó nói thành lời. Sai lầm sau cùng: Gánh vác hết trách nhiệm “Tôi là người có một ham muốn kiếm tiền kỳ lạ và đã kiếm ra rất nhiều tiền, vợ tôi thì không biết gì đến chuyện chi tiêu. Trước khi lấy nhau điều đó không thành vấn đề vì tôi rất yêu cô ấy và không hề để ý đến chuyện cỏn con như vậy. Cô ấy sống khá vô tư và tôi đã đảm nhiệm hết thảy mọi chi tiêu trong gia đình nhưng quả thực điều đó khiến tôi khá mệt mỏi.” Nếu phải gánh vác áp lực về chuyện kinh tế lâu dài sẽ làm cho tâm lý một bên cực kỳ căng thẳng, thường xuyên không được chia sẻ mà đối phương lại quá vô tâm cũng dễ làm đàn ông cảm thấy mất đi sự công bằng. 14
- Lời khuyên: cho dù bạn là người rất biết cách chi tiêu hơn vợ thì bạn vẫn nên nói với cco ấy những câu kiểu: “Em nghĩ thế nào về khoản chi này?” hoặc” “Hãy giúp anh tính toán vụ này nhé!”. Cảm giác về trách nhiệm rất quan trọng đối với hai vợ chồng, và vì thế mà nó sẽ giúp bạn giữ được cân bằng tâm lý khi chung sống bên vợ. 12. Khẩu chiến vì tiền Có người ví von rằng cuộc xung đột trong gia đình xung quanh chuyện tiền nong cũng giống như đám cháy rừng, có thể bùng lên từ một tia lửa nhỏ xíu. Mọi người đều có lúc xung đột nhau vì tiền. Gia cảnh thiếu thốn sinh ra cãi vã đã đành; những người đầy đủ, thậm chí khá giả, vẫn có khi xung khắc. Một trong 2 người tiêu xài nhiều, người kia kêu ca, nói rằng hoang phí, thế là... cãi nhau. Rồi nếu như dè sẻn, bị chê keo kiệt, vậy là “xông trận”. Ba nguyên tắc khi bất đồng về tiền bạc 1. Chỉ cãi nhau về tiền bạc chứ không về bất cứ điều gì khác Sai lầm lớn nhất thường phạm phải là sử dụng tiền bạc để xung đột về một vấn đề nào đó khác. Khi đó, tiền bạc giống như nam châm, có sức hút tất cả mọi vấn đề khác trong các mối quan hệ lại để cùng tham gia cuộc chiến. Khi tranh cãi về chuyện tiền nong, đừng bao giờ “tấn công” qua những chuyện khác, chẳng hạn như: “Sao đêm qua em đi ngủ trước vậy?” hoặc “Chúng ta không dành cho nhau đủ thời gian cần thiết”. 2. Hãy xung đột vì nhau, chứ không phải chống lại nhau Thực tế là hầu hết các cặp vợ chồng đều có khuynh hướng phân cực vị trí của họ trong cuộc xung đột. Giải pháp quan trọng nhất mà bất kỳ cặp vợ chồng nào cũng có thể áp dụng là chấm dứt suy nghĩ như 2 người, mà bắt đầu suy nghĩ và hành động như một người. Để được như vậy, bạn cần chia sẻ với nhau để rồi đồng ý với nhau về những mục tiêu nào đó. Bạn cũng cần thẳng thắn chấp nhận những khía cạnh nhất định trong chuyện tiền nong của gia đình. 3. Đừng để cho sự bất đồng làm day dứt cả 2 người Điểm cuối cùng bạn cần biết về các cuộc xung đột tiền bạc là: Nếu thấy bất đồng ý kiến, bạn hãy cứ mạnh dạn bày tỏ để nhận được sự phản hồi, từ đó hai vợ chồng mới có thể chia sẻ tâm tư của mình. Sự thực là, hầu hết chúng ta bị kích động rất lâu trước khi chúng ta nổi cơn điên. Và đó lại là điều nên xảy ra nếu như bạn vạch mặt được thủ phạm gây mâu thuẫn trong gia đình chính là tiền bạc. 13. Ông xã tuyệt vời! Cuộc sống gia đình bộn bề với trăm công nghìn việc, nàng không có thời gian để chăm sóc cho bản thân và thư giãn. Một người 15
- chồng tâm lý sẽ làm cho vợ yêu đời hơn, để quên đi những gánh nặng cuộc sống. Sau đây là 19 lời khuyên bổ ích sẽ làm cho nàng ngập tràn hạnh phúc. Cùng chơi một môn thể thao Hằng ngày, hãy dành ra một giờ để cùng nàng tập môn thể thao yêu thích như: Cầu lông, tenis. Những phút giải lao, hai vợ chồng bạn có thể cùng sẻ chia những vui buồn và khó khăn trong công việc. Hai bạn có thể bày tỏ những điều không hài lòng về nhau để cùng sửa đổi. Đây cũng là giây phút để vợ chồng bạn làm nóng lại tình yêu. Tập thể dục xong bạn có thể cùng nàng đi dạo. Hẹn hò như lúc mới yêu Nếu bạn muốn tình cảm vợ chồng luôn mặn nồng như thuở đang yêu? Dễ thôi, chỉ cần bạn luôn nhớ rằng, dù trước hay sau hôn nhân, người phụ nữ vẫn luôn thích được người đàn ông của mình chăm sóc như những ngày đầu. Hãy kéo dài cảm giác đắm đuối của vợ chồng bạn bằng cách thỉnh thoảng sắp xếp một cuộc hẹn hò lãng mạn. Còn chần chờ gì nữa! Cuối tuần này là cơ hội để bạn sắp xếp cho nàng một buổi tối thật lãng mạn. Hãy đưa nàng đi ăn tối ở những quán ăn quen thuộc trước đây. Sau đó đi uống cà phê, dạo quanh phố phường, trên những con đường kỷ niệm hoặc đến chiếc ghế đá công viên ngày nào để ôn lại kỷ niệm... Thường xuyên nhắn tin, gọi điện thoại Dù đã kết hôn, phụ nữ vẫn rất thích được quan tâm chăm sóc. Mỗi ngày, bạn nên gởi cho nàng vài tin nhắn hoặc gọi vài cuộc điện thoại để nhắc nhở đi ăn trưa hay uống thuốc đúng giờ, tuy đơn giản nhưng công hiệu lắm đấy! Chắc chắn hành động này sẽ làm cho nàng cảm thấy rất vui và hăng hái làm việc. Chỉ đơn giản thế thôi, nhưng nàng rất hạnh phúc và có thể đem khoe cho cả cơ quan biết đấy. Đưa đón đi làm Được chồng thường xuyên đưa đón đi chơi, đi làm là một cảm giác rất thú vị, không gì bằng. Hầu hết phụ nữ đều rất thích được đưa đón, chờ đợi. Sau một ngày làm việc căng thẳng, vừa bước ra khỏi cổng cơ quan, nhìn thấy chồng bao cảm giác mệt mỏi, áp lực công việc sẽ tiêu tan hết. Đừng quên nói câu "I love you" Dù biết rõ tình cảm của bạn dành cho nàng, nhưng thỉnh thoảng nàng cũng bị hoang mang vì bản tính phụ nữ rất đa nghi: "Chẳng biết dạo này anh ấy còn yêu mình như trước nữa không?". Vì thế nàng rất thích chàng thường xuyên khẳng định tình yêu bằng ba từ bất tử: "I love you" Được đưa đi chơi cùng 16
- Dù đó là cuộc nhậu, nàng vẫn thích được bạn đưa đi cùng. Chẳng để làm gì, ngoài mục đích, muốn ở bên cạnh chồng, muốn biết hết những mối quan hệ của bạn và tìm hiểu xem những người bạn đó là người như thế nào? Đồng thời nàng muốn quản lý bạn. Tìm cảm giác mạnh Từ ngày "góp gạo thổi cơm chung" vợ chồng bạn dường như quên mất các chuyến đi chơi xa. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, hãy dành thời gian dẫn nàng đi các khu vui chơi giải trí như công viên nước chẳng hạn. Và cùng nàng thưởng thức những trò chơi cảm giác mạnh, để xua tan mệt nhọc của cuộc sống. Nhớ chuẩn bị cho nàng một tuýp kem chống nắng, nàng sẽ rất cảm động vì sự quan tâm của bạn. Đưa nàng đi shopping Phụ nữ vốn rất thích đi mua sắm, họ có thể vào siêu thị mỗi ngày và đứng hàng giờ trong các cửa hàng thời trang và mỹ phẩm. Sau một tuần làm việc mệt lừ, bạn và nàng diện những bộ cánh đẹp nhất. Sau đó, cùng nhau đi mua sắm, bạn hãy cùng nàng chọn đồ và mua cho nàng những món đồ mà cả hai cùng ưng ý nhất. Đây cũng là dịp thích hợp để bạn góp ý cách ăn mặc của nàng. Tặng quà Không ít phụ nữ, sau khi kết hôn than thở: "Từ khi cưới đến giờ, anh ý chưa mua cho tôi một món quà nào". Phụ nữ rất thích được người khác quan tâm, đặc biệt là đức lang quân của mình. Thỉnh thoảng bạn nên tạo cho hai người một cảm giác mới lạ, lãng mạn như những ngày mới yêu. Sau mỗi chuyến đi công tác hoặc bất chợt nhìn thấy một món quà dễ thương hợp với nàng, đừng ngần ngại mà hãy mua nó, chắc chắn điều đó sẽ làm nàng rất hạnh phúc. Ngày lễ tình yêu, 8/3, hay ngày sinh nhật, bạn đừng quên, dù chỉ là một bông hoa hồng cũng làm nàng cảm thấy vui vui. Phụ giúp việc nhà Cuộc sống tất bật, cả đàn ông và phụ nữ đều phải ra xã hội để kiếm tiền. Ngoài việc nhà, phụ nữ phải lo việc con cái. Vì thế việc các chàng chia sẻ công việc nhà với vợ là một nghĩa cử đẹp của đàn ông. Thế nhưng, nhiều người lại lo sợ bị mọi người chê bai. Chẳng có gì phải ngại, chính những ông chồng luôn vênh vênh tự đắc: "Đó là việc của đàn bà" mới đáng bị chê trách. Đưa bác sĩ khám thai đến tận nhà để thăm khám cho nàng Nàng đang thay bạn gánh vác trọng trách thiêng liêng, cảm giác nặng nề mệt mỏi luôn bám theo nàng. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ của bạn cũng làm nàng cảm động và vơi đi mệt mỏi. Hãy gọi điện thoại và nhờ cha mẹ sắm áo quần, vật dụng cần thiết và đặt tên cho đứa con của bạn. Điều đó làm cho nàng cảm thấy hạnh phúc vì được mọi người quan tâm. Cùng đi dạo 17
- Bác sĩ khuyên, những phụ nữ có thai nên vận động thường xuyên sẽ tốt hơn khi sinh con. Để động viên nàng, bạn hãy thu xếp để mỗi tối cùng nàng đi bộ khoảng 45-60 phút. Đối với phụ nữ đó là niềm an ủi rất lớn. Khiêu vũ Không cần sinh nhật hay bất cứ một dịp gì. Một bàn tiệc chuẩn bị cho hai người có đủ một champage, và vài món ăn nàng yêu thích. Dưới ánh nến bạn và nàng cùng dìu nhau quay cuồng trong điệu nhạc tango quen thuộc. Khung cảnh lãng mạn này sẽ làm nàng quên đi mọi lo toan của cuộc sống, khi nằm trong vòng tay ấm áp của bạn. Mua sắm mọi thứ trong nhà Phụ nữ rất thích vun vén, trưng bày nhà cửa, vì thế họ cũng rất thích chồng mình quan tâm chăm sóc gia đình. Mua một vài mốn đồ điện trong nhà như: Tivi, tủ lạnh, máy giặt... nếu có khả năng. Thay chiếc bóng đèn bị cháy, sửa lại chiếc cổng rào hoặc chăm sóc những cây kiểng trước sân là điều đáng làm. Đó là cách để bạn thể hiện mình là trụ cột của gia đình. Nấu bữa ăn tối Áp lực công việc khiến nàng cảm thấy mệt mỏi chán nản hoặc những lúc nàg túi bụi với công việc ở cơ quan phải về nhà muộn. Nhìn thấy mâm cơm nóng hổi bạn tự tay nấu được dọn sẵn trên bàn, dù đạm bạc nhưng nàng cảm thấy rất hạnh phúc, bao nhiêu mệt mỏi tan biến hết. Vào những ngày cuối tuần, bạn hãy cùng nàng chuẩn bị bữa ăn. Có thể nàng sẽ không để bạn làm đâu, vì sự có mặt của bạn đã đủ mang đến niềm vui cho nàng. Chăm sóc khi nàng bị ốm Người già, trẻ con hay bất cứ ai, khi nằm trên giường bệnh cũng cần được sự quan tâm chăm sóc của người thân. Vì thế khi nàng bị ốm, chỉ cần một ly nước chanh bạn pha, một tô phở bạn mua ở quán cùng với sự ân cần cũng đã làm cho nàng cảm động lắm rồi. Quan tâm đến người thân của nàng Sau mỗi chuyến công tác xa, bạn thường nghĩ đễn chuyện mua quà, người đầu tiên bạn nghĩ đến có thể là nàng, cũng có thể là cha mẹ hoặc người thân của bạn. Nhưng bạn đừng nên quên mua quà cho cha mẹ nàng. Chỉ cần một gói trà, một viên thuốc bổ.. cũng làm nàng cảm động rơi nước mắt. Đi ăn tối ở nhà hàng sang trọng Vào những dịp được tăng lương hoặc có thưởng... bạn hãy đưa nàng đến ăn tối ở một nhà hàng sang trọng mà nàng chưa từng đến. Thỉnh thoảng, cũng cần được thưởng thức chứ! Không về quá khuya 18
- Trong bất cứ trường hợp nào, dù có bận rộn đến đâu bạn cũng đừng nên về nhà quá khuya, nhất là trong các cuộc nhậu. Vì phụ nữ vốn không thiện cảm với việc chồng mình ngồi cà kê ở các quán nhậu, dù ở đó là những cuộc nhậu lành mạnh. Vì thế, nàng càng không kiên nhẫn chờ cửa khi biết bạn đang bù khú với bạn bè. Nếu không muốn làm phiền lòng "phu nhân" thì chỉ còn cách: Đừng vì nể bạn bè mà về nhà quá khuya. 14. Hai bạn có hòa hợp về mặt tài chính? Cùng với thời gian, tiền bạc là một trong những lý do khiến không ít gia đình "nổi cơn ba đào". Bạn cùng với người bạn đời hãy lấy giấy bút ra và trả lời thành thật các câu hỏi dưới đây để biết vợ chồng có quan điểm trái ngược về tiền bạc hay không. 1. Thái độ của bạn đối với tiền bạc ra sao: a. Xem tiền là phương tiện để hưởng thụ. b. Xem tiền như phương tiện phòng khi trái gió trở trời. c. Xem tiền như phương tiện để san sẻ. 2. Khi phải tiêu một số tiền lớn cho người bạn đời, bạn nghĩ: a. Cô ta /anh ta xứng đáng được như vậy. b. Cô ta /anh ta sẽ yêu mình hơn. c. Cô ta /anh ta sẽ cảm kích mình hơn. 3. Khi tiêu một số tiền lớn cho chính bản thân, bạn cảm thấy: a. Có lỗi. b. Điều đó là chính đáng. c. “Mình thiếu kiềm chế rồi”. 4. Bạn cảm thấy thoải mái chi tiêu cho thứ gì nhất mà không phải thảo luận cùng bạn đời? 5. Mỗi tháng “quota” của riêng bạn là bao nhiêu? 6. Mỗi tháng bạn định để dành bao nhiêu? 7. Giữa hai bạn, ai là người nắm quyền kiểm soát chi tiêu tốt nhất? 19
- Sau khi hai bạn đã trả lời các câu hỏi trên, hãy so sánh với nhau để có những điều chỉnh thích hợp hơn cũng như hiểu được mối quan tâm của người kia đối với tiền bạc như thế nào. 15. SINH CON THEO Ý MUỐN Những hiểu biết chung Cơ chế hình thành giới tính ở người Cách xác định ngày trứng rụng Phương pháp thụ thai trai gái theo ý muốn Những yếu tố ảnh hưởng đến sự rụng trứng Chủ động tạo ra đời con khỏe mạnh, thông minh, xinh đẹp Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tinh trùng và thai nhi NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG Nguyện vọng chính đáng của các cặp vợ chồng đều muốn có cả con trai lẫn con gái. Đó là những băn khoăn của những gia đình khi sinh con một bề. Theo thống kê sơ bộ, chính những cặp vợ chồng chưa đạt ý muốn này thường phá vỡ kế hoạch sinh đẻ, gây khó khăn không ít cho việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Mục tiêu của cuộc vận động hiện nay là mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con. Để thực hiện mục tiêu trên, đồng thời thoả mãn được yêu cầu chính đáng của nhiều gia đình, các bạn đang trong diện sinh đẻ cần nắm vững và áp dụng phương pháp khoa học sinh con trai, con gái theo ý muốn, sinh con khỏe mạnh, thông minh và tránh được hiện tượng thụ thai nhiều con khác trứng. Về mặt di truyền học và y học, chủ động việc sinh con trai hay con gái có liên quan đến việc phòng bệnh cho xã hội. Giúp cho vợ chồng tránh được một số bệnh di truyền liên kết với giới tính như bệnh mù màu, bệnh máu không đông. Thường chỉ nam giới mắc bệnh này. Nếu chồng mắc bệnh truyền gen bệnh cho con gái nhưng con gái vẫn chưa mắc bệnh. Nếu người con gái này đẻ con trai thì con trai đó mới mắc bệnh. Các trường hợp trên chỉ nên đẻ con gái là tốt nhất. Như đã trình bày, trứng có 22 NST thường + 1 NST giới tính X (mang tính gái). Tinh trùng có 2 loại: Một loại có 22 NST thường + 1NST giới tính X (mang tính gái) Một loại có 22 NST thường + 1NST giới tính Y (mang tính trai) Và cơ chế thụ thai như sau (viết đơn giản) 22 + X (+) 22 + X ________ 44 + XX Tinh trùng X noãnThai gái 22 + Y (+) 22 + X ________ 44 + XY Tinh trùng Y noãnThai trai Vấn đề là làm thể nào để các cặp vợ chồng chủ động để tạo ra được 1 trong 2 cơ chế đó? Điều này làm cho nhiều nhà y học , di truyền học quan tâm trong vài thập kỷ qua. Họ đã đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề có liên quan đến tinh trùng và trứng của người cùng các điều kiện và hoàn cảnh thụ thai. Họ đã rút ra những kết luận quan trọng đồng thời đã đề ra những giải pháp có giá trị lý luận và thực tiễn. Trong vấn đề giới tính mong muốn thì vai trò của tinh trùng có tính quyết định. Qua nghiên cứu tính chất của 2 loại tinh trùng. Các nhà khoa học đã đề ra các phương pháp để tách chúng như sau: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giao tiếp trong gia đình: Một kỹ năng khó
3 p | 329 | 75
-
Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày
5 p | 294 | 62
-
6 bí quyết sống hạnh phúc của Warren Buffet
6 p | 169 | 39
-
Bí quyết của hạnh phúc
4 p | 180 | 35
-
Bí quyết trở thành người phụ nữ chín chắn
3 p | 185 | 34
-
6 bước để có gia đình bền vững
5 p | 166 | 25
-
Lợi ích của bữa cơm gia đình
8 p | 177 | 15
-
Gìn giữ lòng tin vợ chồng
4 p | 85 | 13
-
Trẻ vui vẻ khi gia đình hạnh phúc
5 p | 100 | 10
-
Người đánh cắp hạnh phúc
5 p | 94 | 9
-
Bí quyết vun vén đời sống tinh thần cho "nội tướng"
4 p | 104 | 9
-
5 bí quyết giữ lửa hạnh phúc gia đình
4 p | 115 | 7
-
An toàn khi cả gia đình đi chơi xa
11 p | 113 | 6
-
Bạn chọn gì: công việc hay gia đình?
4 p | 123 | 6
-
Bí quyết vui sống cho các bà nội trợ mệt mỏi
4 p | 86 | 5
-
Thường xuyên ôm hôn giúp gia đình gắn kết hơn
3 p | 80 | 5
-
7 cách giúp các bà mẹ hạnh phúc hơn
3 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn