intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết Làm thế nào để gia tăng lòng tự trọng của bạn? - Phần 2

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

120
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp theo ở phần 1, trong phần 2 của Tài liệu Làm thế nào để gia tăng lòng tự trọng của bạn, chúng ta sẽ được tiến sĩ Nathaniel Branden giới thiệu một số phương pháp làm gia tăng lòng tự trọng của bản thân như: Hòa nhập với con người trẻ trung hơn, sống có trách nhiệm, sống đích thực, nuôi dưỡng lòng tự trọng của những người khác, vấn đề về thói ích kỷ, Ngoài ra, trong phần này của Tài liệu còn có một số bài tập giúp người học có thể hệ thống và tóm tắt lại những bài học trong toàn Tài liệu. Có thể hy vọng rằng, khi nắm vững những nguyên tắc trong Tài liệu và đem áp dụng trong cuộc sống của mình, bạn có thể trải nghiệm được sư gia tăng long tự trọng và tự tin của bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết Làm thế nào để gia tăng lòng tự trọng của bạn? - Phần 2

  1. Chương 6 Hòa nhập với Con người Trẻ trung Hơn Một nữ nha sĩ 37 tuổi nói : “Khi còn con gái, tôi rất mong muốn một cách tuyệt vọng sao cho mẹ tôi yêu thương tôi. Tôi cảm thấy khao khát được đơn giản đụng chạm vào hoặc bất cứ loại tình cảm nào. Tôi cho rằng đó là lý do tại sao tôi không muốn nhìn lại. Tôi không thích biết về bản thân mình, ít nhất vào lúc đó. Có phải thực sự đây là con người của tôi không? Tôi từ chối tin vào điều này. Tôi thích nghĩ rằng đứa con gái này đã chết từ lâu trước đây, và tôi là một người khác nào đó”. Khi chồng cô bỏ cô, anh ta than phiền rằng dường như cô không có khả năng để trao tặng hoặc đón nhận tình yêu, thì cô càng hoang mang và quậy phá; cô thú nhận rằng cô không hiểu anh có ý gì.
  2. Một lập trình viên máy tính 46 tuổi lập lại: “Tôi không thích nhớ lại bản thân mình khi còn là một đứa trẻ. Tôi luôn luôn rất sợ hãi. Cha tôi trở về nhà trong tình trạng say xỉn – ông đánh bất cứ ai đến gần ông. Mẹ tôi không bao giờ bảo vệ chúng tôi. Tôi phải trốn đi; phải tìm những chỗ để ẩn nấp; tôi quá khiếp sợ ngay cả khi nói chuyện. Thật là kinh tởm. Đứa trẻ này đã chán ngấy. Tôi cảm thấy không có bất cứ quan hệ nào đối với ông ta”. Những đứa con của ông không hiểu tại sao cha chúng dường như không thể chơi đùa với chúng. Về mặt cảm xúc, chúng chỉ biết rằng cha chúng hiếm khi có mặt ở đó – như thể chúng không hề có cha. Một nữ y tá 31 tuổi nói : “Mẹ tôi rất hay châm biếm. Cái lưỡi của bà có thể giết người. Khi còn nhỏ, tôi không thể chịu đựng nổi điều đó. Tôi đã khóc rất nhiều. Tôi khúm núm khi nghĩ đến bản thân năm tôi lên 3, 4, 5 tuổi”. Bao nhiêu người đã than phiền về lối cư xử thô lỗ và những nhận xét đôi khi cay cú của nữ y tá này. Cô biết mình có khuynh hướng bị căm ghét, nhưng cô vẫn bối rối không biết tại sao. Một luật sư 51 tuổi nói : “Khi tôi 12 tuổi, có một gã hay bắt nạt ở khu nhà chúng tôi khiến tôi khiếp sợ. Hắn đánh tôi vài lần rồi, và sau đó, chỉ cần nhìn thấy hắn, tôi đã cảm thấy co rúm mình lại. Tôi không thích nhớ đến điều đó. Tôi không thích nói về điều đó. Thật vậy, tôi không thích thừa nhận rằng tôi đã từng là một cậu bé đầy khiếp sợ. Tại sao cậu bé này không thể xử lý tình huống một cách tốt hơn? Tôi phải hoàn toàn sớm quên đi thằng nhỏ này”. Mặc dù luật sư này sáng chói trong công việc, nhưng chỉ có vài thân chủ của ông ưa thích ông. Họ nhận thấy ông không
  3. nhạy cảm và tàn nhẫn. Hơn một thân chủ đã nhận xét: “Ông ta là một kẻ hách dịch”. Có những nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy họ không thể tha thứ cho đứa trẻ mà họ đã từng là. Giống như các thân chủ trích dẫn trên đây, họ khước từ và phủ nhận đứa trẻ đó. Khi được thể hiện thành lời, thì thái độ của họ có nghĩa là như sau: Tôi không thể tha thứ rằng mẹ tôi đã khiến tôi quá khiếp sợ; tôi rất khao khát một cách tuyệt vọng đối với sự tán thành của bố tôi; tôi cảm thấy mình thật không đáng yêu; tôi quá mong ước tình cảm và được chú ý; tôi rất bối rối trước các sự kiện; bằng cách này hay cách khác, tôi đã khuấy động mẹ tôi về mặt tính dục; tôi đã làm điều gì đó, ngay cho dù tôi không có ý kiến gì, để khiến cho bố tôi làm phiền tôi; tôi rất vụng về trong lớp học thể thao; tôi rất hay bị giáo viên của tôi hăm dọa; tôi bị tổn thương quá nhiều; tôi không được nhiều người trong lớp ưa thích; tôi quá nhút nhát; tôi hay mắc cở; tôi không cứng rắn hơn; tôi e ngại rằng mình không vâng lời cha mẹ; tôi sẽ làm bất cứ điều gì để được yêu thích; tôi thèm khát sự tử tế; tôi tức giận và thù địch; tôi ghen tị đối với em trai tôi; tôi cảm thấy tất cả mọi người đều hiểu biết nhiều hơn mình; tôi không biết làm gì khi tôi bị chế giễu; tôi không dũng cảm đương đầu với mọi người; quần áo của tôi luôn luôn nghèo nàn nhất và xoàng xĩnh nhất so với bất cứ người nào trong trường v.v... Trong thực tế, chúng ta có thể trải nghiệm đứa trẻ mà mình đã từng là như một nguồn gốc của nỗi đau đớn, thịnh nộ, sợ hãi, bối rối hoặc nhục nhã, bị đàn áp, phủ nhận, từ bỏ, quên lãng. Có lẽ hoàn toàn giống như những người khác đã từng làm, chúng ta khước từ đứa trẻ này – và sự tàn nhẫn của chúng ta đối với nó có thể vẫn tiếp tục hàng ngày và vô tận suốt cuộc đời chúng ta, tại nơi mà đứa trẻ này vẫn tiếp tục tồn tại như một con người phụ thuộc vào con người-trẻ thơ.
  4. Khi không ý thức về những gì mình đang làm, có thể chúng ta thú nhận tìm được bằng chứng bị khước từ khắp mọi nơi trong các mối quan hệ hiện nay của chúng ta, mà không nhận ra rằng nguồn gốc đối với kinh nghiệm bị khước từ của chúng ta ở ngay trong nội tâm, thay vì bên ngoài. Toàn bộ cuộc sống chúng ta có thể là những hành động không ngừng tự-phủ nhận mình, trong khi chúng ta lại cứ tiếp tục than phiền rằng những người khác không yêu thương mình. Khi chúng ta học hỏi để tha thứ cho đứa trẻ mà chúng ta đã từng là, về những điều nó không biết, không thể làm, hoặc không thể đương đầu với, cảm thấy hoặc không cảm thấy; khi chúng ta hiểu biết và chấp nhận rằng cách thức đứa trẻ đó đấu tranh để tồn tại là cách thức tốt nhất mà nó có thể làm – thì con người-trưởng thành không còn ở trong mối quan hệ thù địch với con người-trẻ thơ nữa. Một bộ phận không còn xung đột với một bộ phận khác. Những phản ứng người lớn của chúng ta phù hợp hơn. Trong chương 2, tôi đã giới thiệu khái niệm về con người-trẻ thơ – vốn tiêu biểu cho nội tâm của đứa trẻ mà chúng ta đã từng là, cả chuỗi những thái độ, cảm giác, giá trị và viễn cảnh đã từng là của chúng ta từ lâu trước đây, và chúng được hưởng tính bất tử về mặt tâm lý như một thành phần của toàn bộ con người chúng ta. Đây là một con người phụ thuộc, một nhân cách phụ thuộc– một tình trạng tâm trí có thể bị thống trị ít nhiều vào bất cứ lúc nào, vì vậy, đôi khi chúng ta hành động một cách khá riêng biệt, mà không nhất thiết ý thức rằng mình đang làm như vậy. Chúng ta có thể (hoàn toàn) gắn liền với con người-trẻ thơ một cách ý thức hoặc vô ý thức, rộng lượng hoặc thù địch, thương cảm hoặc tàn nhẫn. Như tôi vẫn tin, các bài tập trong chương này sẽ làm sáng tỏ, khi có quan hệ một cách ý thức và tích cực , thì con người-trẻ thơ có thể được đồng hóa và hòa nhập
  5. vào toàn bộ-con người. Khi có quan hệ một cách vô ý thức và/ hoặc tiêu cực, thì con người-trẻ thơ bị bỏ mặc trong một kiểu lãng quên xa lánh. Trong trường hợp sau, khi con người-trẻ thơ bị bỏ mặc vô ý thức, hoặc bị phủ nhận và khước từ, thì chúng ta đều tan vỡ; chúng ta không cảm thấy toàn vẹn; ở mức độ nào đó, chúng ta cảm thấy xa lánh-bản thân, và lòng tự trọng bị tổn thương. Khi bị bỏ mặc không được nhìn nhận, không được hiểu, hoặc bị khước từ và bỏ rơi, thì con người-trẻ thơ có thể biến thành một “kẻ gây rối”, ngăn cản chúng ta tiến triển cũng như vui hưởng sự hiện hữu. Cách diễn tả bên ngoài của hiện tượng này là đôi khi, chúng ta sẽ bộc lộ lối cư xử ấu trĩ có hại, hoặc rơi vào những kiểu lệ thuộc không phù hợp, hoặc trở nên quá tự yêu mình, hoặc trải nghiệm thế giới như là lệ thuộc vào “những người trưởng thành”. Mặt khác, khi được nhìn nhận, chấp nhận, đi theo, và do đó được hòa nhập, thì con người-trẻ thơ có thể trở thành một nguồn gốc cao quý, phong phú hóa cuộc sống chúng ta, với tiềm năng của nó về sự hồn nhiên, vui chơi và óc sáng tạo. Trước khi bạn có thể trở thành bạn bè hoặc hòa nhập với con người-trẻ thơ, sao cho nó tồn tại trong mối quan hệ hài hòa với con người còn lại của bạn, thì trước hết, bạn phải quan hệ với thực thể bên trong thế giới nội tâm của bạn. Khi giới thiệu cho các thân chủ hoặc sinh viên con người-trẻ thơ của họ, đôi lúc , tôi vẫn yêu cầu họ đi vào một hình ảnh tưởng tượng, tự tưởng tượng mình đang đi dạo dọc theo một con đường làng, để nhìn thấy một đứa trẻ đang ngồi bên thân cây, cách họ một khoảng, và họ tiến lại gần, để nhìn thấy đứa trẻ đó chính là con người mà họ đã từng là. Sau đó, tôi yêu cầu họ ngồi bên thân cây và nói chuyện với đứa trẻ. Tôi khuyến khích họ nói lớn, đào sâu thực tại của kinh nghiệm. Họ muốn và cần nói gì với nhau? Rất thường có những giọt nước mắt, đôi khi còn có cả niềm vui nữa. Nhưng họ luôn
  6. luôn nhận ra rằng đứa trẻ vẫn còn tồn tại bên trong tâm hồn (như một trạng thái tâm trí), và có sự đóng góp để tạo nên đời sống của người lớn – và một con người phong phú hơn, đầy đủ hơn nổi lên từ khám phá này. Thông thường, người ta hay buồn khi nhận ra rằng họ có tư tưởng sai lầm mà họ cần tự loại bỏ khỏi đứa trẻ đó để trưởng thành. Khi làm việc với một thân chủ về mục tiêu hòa nhập với con người-trẻ thơ, tôi sẽ thường đề nghị bài tập đơn giản này mà bạn có thể tự làm được. (Nếu bạn có một người bạn có thể đọc cho bạn những chỉ dẫn sau đây, thì càng tốt hơn nhiều; hoặc bạn có thể đọc những chỉ dẫn này vào một cái cassette, rồi thu băng và quay lại; hoặc đơn giản đọc chúng cho đến khi bạn quán triệt chúng trước khi bắt đầu). Hãy dành ra vài phút để xem những hình ảnh của chính bạn hồi nhỏ (giả thử bạn có vài tấm hình, nếu không, hãy cứ bắt đầu dù không có chúng). Rồi bạn hãy nhắm mắt lại và hít thở vài hơi thật sâu và thư giãn. Hãy đi vào bên trong và khảo sát các câu hỏi này: Cảm giác của đứa trẻ lên 5 tuổi như thế nào? Bạn hình dung đã trải nghiệm cơ thể mình lúc đó như thế nào?... Cảm giác khi buồn ra sao?... Cảm giác khi phấn khích thế nào?... Có giống như đang sống trong nhà bạn không?... Bạn ngồi như thế nào? Hãy tưởng tượng mình đang ngồi như một đứa trẻ 5 tuổi. Chú ý đến những gì bạn đang cảm thấy. Hãy ngừng lại ở kinh nghiệm này. Nếu bạn không làm gì khác, ngoại trừ bài tập này mỗi ngày trong suốt 2 hoặc 3 tuần, thì bạn sẽ bắt đầu không chỉ đạt được một ý thức nâng cao về con người-trẻ thơ của mình, mà còn một mức độ hòa nhập cao hơn so với bạn có thể trải nghiệm hiện nay – vì bạn đang tiến được bước đầu tiên hướng tới việc làm cho con người-trẻ thơ trở nên rõ rệt, và đối xử với nó một cách nghiêm túc.
  7. Nhưng bài tập hoàn tất-câu là một phương pháp tiến bộ và có tác động mạnh hơn, để khơi dậy ý thức của bạn về con người-trẻ thơ của mình, và tạo thuận lợi cho sự hòa nhập. Như tôi đã đề cập trước đây, bạn hãy sử dụng một cuốn vở, và viết từng câu chưa hoàn tất, được liệt kê dưới đây ở đầu mỗi trang giấy trắng, sau đó, bạn hãy viết từ 6 đến 10 kết thúc cho mỗi câu, trong khả năng của bạn, hãy làm càng nhanh và càng không chỉ trích-bản thân càng tốt, bằng cách sáng tạo khi cần thiết để giữ được đà tiến. Khi tôi lên 5 tuổi – Khi tôi lên 10 tuổi – Nếu tôi nhớ lại thế giới dường như thế nào khi tôi còn rất nhỏ thì – Nếu tôi nhớ lại cơ thể tôi cảm thấy thế nào khi tôi còn rất nhỏ thì – Nếu tôi nhớ lại người ta dường như thế nào khi tôi còn rất nhỏ thì – Đối với các bạn bè, tôi cảm thấy – Khi tôi cảm thấy cô độc, thì tôi – Khi tôi cảm thấy phấn khích, thì tôi – Nếu tôi nhớ lại cuộc đời dường như thế nào khi tôi còn rất nhỏ thì – Nếu đứa trẻ trong tôi có thể nói được, thì có thể nó nói rằng – Một trong những điều mà tôi phải làm khi còn nhỏ để sống còn là –
  8. Một trong những điều tôi đối xử với con người- trẻ thơ của tôi như bố tôi đã từng làm là – Khi đứa trẻ bên trong cảm thấy bị tôi phớt lờ thì – Khi đứa trẻ bên trong cảm thấy bị tôi chỉ trích thì– Một trong những cách thức mà đôi khi đứa trẻ đó gây rắc rối cho tôi là – Tôi nghi ngờ mình đang hành động vì con người-trẻ thơ của mình khi tôi – Nếu đứa trẻ đó cảm thấy được tôi chấp nhận thì – Đôi khi, để hoàn toàn chấp nhận đứa trẻ bên trong mình, điều khó khăn là – Nếu tôi tha thứ hơn đối với con người-trẻ thơ của mình thì – Nếu tôi phải lắng nghe những điều mà đứa trẻ đó cần nói với tôi thì – Nếu tôi hoàn toàn chấp nhận rằng đứa trẻ đó là một phần có giá trị của tôi thì – Tôi đang trở nên ý thức rằng – Khi tôi nhìn vào con người mình từ viễn cảnh này thì - Đã từng có những thân chủ của tôi làm bài tập này vài lần, cách nhau khoảng một tháng. Tôi không yêu cầu họ nhìn vào cách họ kết thúc những gốc câu dựa trên những cơ hội trước đây. Mỗi lần, họ đều đưa ra những kết thúc mới nào đó giúp họ càng sâu xa hơn. Không một công việc nào khác trong lãnh vực này,
  9. họ đã đạt được những tầm nhìn và sự hòa nhập đặc biệt, điều này đưa đến kết quả là họ tự-chữa lành và nâng cao lòng tự trọng. Tôi đề nghị bạn thử nghiệm bộ bài tập hoàn tất-câu này, và khám phá xem nó có thể hoàn tất điều gì cho bạn. Khi làm bài tập, bạn sẽ nhận thấy rõ ràng hơn rằng công việc này có thể mang lại ích lợi cho bạn như thế nào về lòng tự tin, tự trọng, và ý thức về sự trọn vẹn. Sau đây là một cách thức tiến bộ hơn để làm việc dựa trên lãnh vực được mở rộng trong những gốc câu trên: Bạn hãy làm lại gốc câu: Khi tôi lên 5 tuổi – theo sau là: thì một trong những điều mà đứa bé lên 5 tuổi cần đến từ tôi, và không bao giờ đạt được là - theo sau là: Khi bản thân đứa bé lên 5 tuổi của tôi cố gắng nói chuyện với tôi – theo sau là: Nếu tôi sẵn sàng lắng nghe chính đứa bé lên 5 tuổi của tôi với sự chấp nhận và thương cảm, thì – theo sau là: Nếu tôi từ chối có mặt ở đó với chính đứa bé lên 5 tuổi của tôi, thì – theo sau là: Với ý tưởng lại vươn tới để giúp đỡ chính đứa bé lên 5 tuổi của tôi – . Sau đó, bạn hãy làm cùng bộ bài tập này với chính đứa bé lên 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 tuổi của mình. Bạn sẽ thực hiện được một điều kỳ lạ về cách tự chữa lành bản thân. Cuối cùng, khi bạn cảm thấy đã thiết lập được một ý thức tốt về con người-trẻ thơ của mình như một thực thể tâm lý, mà bài tập hoàn tất-câu sẽ mang lại cho bạn, sau đây là một bài tập thêm để tạo thuận lợi cho sự hòa nhập có tác động mạnh, vừa đơn giản vừa đặc biệt. Trong khi sử dụng bất cứ loại hành động tưởng tượng nào đối với bạn – nhìn, nghe, những cảm giác vận động – phát sinh ý thức rằng con người-trẻ thơ của bạn đang đứng trước mặt bạn (như tôi đã yêu cầu Charles làm trong Chương 2). Sau đó, hãy tưởng tượng bạn đang giữ đứa bé này trong vòng tay, ôm lấy nó, và nhẹ nhàng vuốt ve nó, mà không nói một lời, sao cho bạn đang ở trong một mối quan hệ chăm sóc nó. Bạn có thể cho phép
  10. đứa bé đáp lại hoặc không đáp lại. Vẫn cứ nhẹ nhàng và kiên quyết. Hãy để cho bàn tay, cánh tay vuốt ve, và bộ ngực của bạn truyền đạt sự chấp nhận, lòng thương cảm, tôn trọng. Tôi nhớ đến Charlotte, một thân chủ ban đầu gặp khó khăn với bài tập này, vì cô nói rằng con người-trẻ thơ của cô là một con người pha trộn nỗi đau đớn, thịnh nộ và hoài nghi. Charlotte nói: “Đứa bé này cứ tiếp tục lẩn tránh, nó không tin tôi – hoặc bất cứ ai”. Căn cứ vào kinh nghiệm của cô bé Charlotte này, tôi chỉ ra rằng phản ứng của cô bé là hoàn toàn tự nhiên. Rồi tôi tiếp tục: “Hãy tưởng tượng tôi đến với chị cùng với một cô bé và nói: ‘Đây là người mà tôi mong muốn chị chăm sóc. Cô bé này có một số kinh nghiệm khá xấu, và rất không tin tưởng mọi người. Chỉ vì một lý do: một người chú tìm cách gạ gẫm cô bé, và khi cô bé cố gắng nói với mẹ, thì bà mẹ lại nổi giận với cô. Vì thế, cô bé cảm thấy mình bị bỏ rơi và phản bội. (Charlotte có kinh nghiệm này vào năm 6 tuổi). Mái nhà mới – và cuộc đời mới của cô bé – sẽ ở với chị. Chị sẽ phải giúp đỡ cô bé tin tưởng chị và nhận ra rằng chị khác hẳn những người lớn khác mà cô bé đã từng gặp gỡ’. Sau đó, chị có thể nói chuyện với cô bé –lắng nghe và để cho cô bé kể lại với chị tất cả những điều mà cô bé cần được người lớn hiểu. Nhưng trước hết, chị hãy chỉ ôm lấy cô bé. Để cho cô bé cảm thấy an toàn qua phẩm chất của con người chị, qua phẩm chất sự hiện diện của chị. Chị có thể làm điều đó không?”. Charlotte phấn khích trả lời: “Được chứ. Cho đến nay, tôi vẫn đối xử với cô bé này như tất cả mọi người khác vẫn đối xử. Giả thử cô bé không tồn tại, không còn ở đó, vì nỗi đau của cô bé khiến tôi khiếp sợ. Tôi nghĩ rằng mình cũng đổ lỗi cho cô bé, gần như mẹ tôi đã từng làm cho tôi”. “Vậy chị hãy nhắm mắt lại, tạo ra hình ảnh cô bé trước mặt chị, sau đó, hãy ôm cô bé trong vòng tay chị, và để cho cô bé cảm thấy sự chăm sóc của chị. Điều này như thế nào đối với
  11. chị?... Và tôi tự hỏi chị có thể thích nói gì với cô bé... Hãy dành thời gian và khảo sát điều này...”. Sau đó, Charlotte nhận xét: “Trong tất cả những năm vừa qua, tôi vẫn cố gắng trở thành người lớn bằng cách phủ nhận đứa trẻ mà tôi đã từng là. Tôi rất xấu hổ, tổn thương và tức giận. Nhưng lần đầu tiên tôi thực sự cảm thấy giống như một người lớn, khi tôi ôm lấy cô bé trong vòng tay mình, và chấp nhận nó như là một phần của con người tôi”. Đây là một trong những cách thức chúng tôi xây dựng lòng tự trọng. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét về con người-thiếu niên. Mỗi chúng ta đều đã từng là một thiếu niên, và chúng ta vẫn mang thiếu niên đó trong con người mình, như một phần của con người chúng ta, cho dù chúng ta có nhận ra, chấp nhận, và làm bạn với con người-thiếu niên đó hay không. Nếu chúng ta nhận ra, chấp nhận, và làm bạn với con người-thiếu niên của mình, thì có thể đây là một nguồn gốc vô giá của năng lực, lý tưởng, hoài bão, và cung cấp một ý thức vô hạn về những khả năng của cuộc sống. Nhưng nếu chúng ta loại bỏ, phớt lờ, từ chối hoặc phủ nhận, thì con người-thiếu niên của chúng ta có thể đưa chúng ta đến nhiều lối cư xử tự-làm hại mình. Chúng ta có thể tự nhận thấy mình lại nói chuyện với thủ trưởng một cách sai quấy và không đúng lúc, hoặc nhìn người khác phái với nỗi sợ hãi và hay thay đổi của thiếu niên, hoặc (đôi khi) hành động thiếu óc phán đoán tốt của một thiếu niên, hoặc biến bất cứ người lớn nào thành một nhân vật-cha mẹ độc đoán, khắc nghiệt mà chúng ta cảm thấy cần phải nổi loạn chống lại họ. Nhưng ngoài tất cả những điều đó, nếu chúng ta để cho con người-thiếu niên xa cách với toàn bộ con người của mình, thì chúng ta cho phép một vết nứt tồn tại bên trong chúng ta, một
  12. sự phân hóa trong việc nhận dạng bản thân, ảnh hưởng bất lợi đến lòng tự trọng. Lại nữa, một phần trong con người chúng ta xung đột với một phần khác. Chúng ta có thể quan sát kiểu xung đột này qua những câu nói sau đây: Một bác sĩ trung niên nói: “Thật là bối rối khi nhớ lại tôi xấu hổ và kỳ cục thế nào qua cách đối xử với các bạn gái trong những năm thiếu niên của tôi. Quả thật ai lại muốn nghĩ đến những điều như vậy? Kẻ lập dị nghèo nàn đó liên quan đến gì đến tôi?”. Như vậy, con người-thiếu niên của ông bị bỏ mặc, nhằm chờ đợi người nào đó sẽ không nhận thấy ông như một “kẻ lập dị”; người sẽ có thể cứu thoát ông lại không muốn xấu hổ khi giao thiệp với ông. Và con người trưởng thành đấu tranh không phải để suy nghĩ về những giây phút không thể giải thích của nỗi cô đơn mơ hồ, ám ảnh đã từng gây tổn thương cho ông vào những lúc không thể dự đoán, từ một nguồn mà ông không thể tưởng tượng được. Một người vợ và bà mẹ 41 tuổi nói: “Khi tôi gần 18 tuổi, tôi vẫn còn muốn cho gia đình tôi quan tâm chăm sóc tôi. Trong khi một phần khác nơi con người tôi lại mơ ước được tự do và sống theo ý riêng mình. Tôi không độc lập lắm. Tôi nghĩ là mình không quyết tâm. Điều ghê gớm của việc đi ra ngoài một mình là gì? Nhưng tôi nổi loạn một lúc , và lê bước trở lại vào cái tổ của mình chỉ một phút sau. Khi nhìn lại, tất cả dường như thật yếu đuối. Tôi không có sức chịu đựng đối với tình trạng thiếu quả quyết. Tôi không thể hiểu nổi người thiếu nữ này nữa. Bạn có nghĩ rằng đó là lý do tại sao tôi thường thiếu kiên nhẫn đối với những đứa con gái tuổi thiếu niên của tôi không? Tôi cũng gặp rắc rối khi hiểu chúng”.
  13. Như vậy, con người-thiếu niên của bà – và cả những đứa con gái tuổi thiếu niên của bà – đều bị bỏ mặc, mà không được hiểu biết, thương cảm và nâng đỡ từ chính người mà họ cần đến nhiều nhất. Và con người trưởng thành đấu tranh để vẫn cứ bận rộn, sao cho họ không cảm thấy những tiếng vang của một nỗi đau từ xa, gây bối rối, mà thời gian không thể chữa lành được. Một thợ máy 48 tuổi nói: “Tôi ghét nhớ lại mình cô đơn như thế nào trong những năm trung học của tôi. Tôi không tốt với người khác, tuy nhiên, tôi vẫn khao khát người nào đó nói chuyện với mình! Tôi rất... mãnh liệt. Thật khủng khiếp. Tại sao nhà tâm lý các ông cứ muốn lục lại quá khứ thế? Khi còn thiếu niên, tôi là một kẻ luồn cúi”. Như vậy, con người-thiếu niên của ông bị kết án vào nỗi cô độc không thể thay đổi được. Và con người trưởng thành bị bỏ mặc để cứ thắc mắc về một tiếng nói bí ẩn bên trong ông, mà không gì sẽ lấp đầy được. Một lần nữa, chúng ta có thể quan sát kiểu khắt khe không thương cảm, không đồng cảm – lần này nhắm đến con người trong những năm thiếu niên của chúng ta. Do đó: Tôi không thể tha thứ cho sự vụng về của mình về mặt xã hội khi tôi là một thiếu niên; tôi không thể tha thứ cho nỗi sợ hãi của mình đối với những đứa con trai/ con gái; hoặc nỗi khao khát thật đáng thương của mình để được người nào đó ở với và nói chuyện; hoặc sự nhầm lẫn to lớn mà tôi cảm thấy về hầu hết tất cả mọi sự; hoặc sự bất tài của mình về mặt thể thao hoặc khiêu vũ; hoặc nước da của mình; hoặc sự huyên náo ồn ào; hoặc những nhầm lẫn về tính dục; hoặc trạng thái chập chờn giữa sự nổi loạn và phục tùng; hoặc tính nhút nhát đối với các đảng phái; hoặc sự thụ động; hoặc cuộc chiến đấu với tội lỗi; hoặc trạng thái lẫn lộn; hoặc chủ nghĩa đạo đức; hoặc thói thích phô trương; hoặc tính rụt rè; hoặc tình trạng thiếu kiến thức ; hoặc sự ngụy biện của tôi.
  14. Hoàn toàn giống như chúng ta có thể từ bỏ đứa trẻ mà chúng ta đã từng là, cũng vậy, chúng ta có thể từ bỏ thiếu niên. Nhưng con người-thiếu niên của chúng ta vẫn còn một thành phần tồn tại trong tâm hồn chúng ta, và chọn lựa duy nhất của chúng ta là: hoặc là chúng ta sẽ ý thức, hoặc là vô ý thức về con người-phụ thuộc đó, rộng lượng và đồng cảm, hoặc thù địch và kết án. Liệu con người-thiếu niên của chúng ta sẽ được chấp nhận và đi theo – trong thực tế, làm cho cảm thấy được đón tiếp – hay là bị kết án về vai trò suốt đời của một kẻ cô đơn bị ruồng bỏ? Chúng ta hãy chuyển sang cùng bài tập mà tôi đã giới thiệu để liên hệ với con người-trẻ thơ, bây giờ được áp dụng vào con người-thiếu niên. Nếu có thể được, bạn hãy bắt đầu bằng cách dành vài phút để xem những hình ảnh của mình, được chụp khi bạn còn là một thiếu niên. Sau đó, hãy nhắm mắt lại và hít thở vài hơi thư giãn thật sâu. Hãy đi vào nội tâm và khảo sát các câu hỏi: Cảm giác là một thiếu niên như thế nào?... Bạn hình dung đã trải nghiệm ra sao về cơ thể mình lúc đó?... Cuộc sống trong nhà bạn ra sao?... Bạn ngồi như thế nào? Hãy ngồi như bạn hình dung một thiếu niên ngồi. Chú ý đến cảm giác của bạn. Ngừng lại ở kinh nghiệm này. Dần dần, một viễn cảnh phong phú hơn về con người của bạn sẽ mở ra cho bạn. Hãy chào đón viễn cảnh này với sự chấp nhận và tôn trọng. Đây là một bài tập đơn giản khác, mà bạn sẽ nhận thấy thật hữu ích khi bạn lập lại mỗi ngày trong hai hoặc ba tuần (sau khi bạn đã hoàn tất bài tập của mình về con người-trẻ thơ). Bạn sẽ nhận thấy khi bạn dành cho con người-thiếu niên của mình sự chấp nhận và tôn trọng, thì bạn cảm thấy toàn vẹn hơn, hội nhập hơn, và hài hòa với nội tâm hơn.
  15. Kế tiếp, chúng ta hãy chuyển sang việc hoàn tất-câu như một phương tiện để đưa bài tập này đi xa hơn. Hãy viết từng gốc câu sau đây trên đầu trang giấy riêng trong cuốn vở của bạn, sau đó, viết từ 6 đến 10 câu kết thúc cho từng gốc câu. Khi tôi trở thành một thiếu niên – Khi tôi 14 tuổi – Khi tôi 16 tuổi – Khi tôi vào trung học, tôi cảm thấy – Đối với các bạn thiếu niên của mình, tôi cảm thấy– Đối với người khác phái, tôi cảm thấy – Khi là một thiếu niên, một trong những điều tôi đã làm để sống còn là – Với tư cách của một thiếu niên, mỗi khi cảm thấy tức giận, tôi - Với tư cách của một thiếu niên, khi cảm thấy đau đớn, tôi - Với tư cách của một thiếu niên, khi cảm thấy sợ hãi, tôi - Với tư cách của một thiếu niên, khi cảm thấy cô đơn, tôi – Với tư cách của một thiếu niên, khi cảm thấy phấn khích, tôi – Khi tôi 18 tuổi – Nếu người thiếu niên trong tôi có thể nói, thì nó có thể nói rằng –
  16. Một trong những điều tôi đối xử với con người- thiếu niên của mình như mẹ tôi đã từng làm là – Một trong những điều tôi đối xử với con người- thiếu niên của mình như bố tôi đã từng làm là – Khi con người-thiếu niên của tôi cảm thấy bị chính tôi phớt lờ - Khi con người-thiếu niên của tôi cảm thấy bị chính tôi chỉ trích – Một trong những điều đôi khi con người-thiếu niên của tôi gây rắc rối cho tôi là – Nếu con người-thiếu niên của tôi cảm thấy được tôi lắng nghe và tôn trọng, thì – Nếu con người-thiếu niên của tôi cảm thấy được tôi đồng cảm với những cuộc đấu tranh của nó, thì – Đôi khi, điều khó khăn đối với việc hoàn toàn chấp nhận người thiếu niên bên trong mình là– Một trong những điều con người-thiếu niên của tôi có thể góp phần vào cuộc sống của tôi là – Một trong những điều tôi đánh giá đúng về con người-thiếu niên của mình là – Tôi bắt đầu nghi ngờ - Nếu tôi tự cho phép mình hiểu được những điều tôi đang viết, thì - Trong việc điều trị, khi làm việc bằng phương pháp này, tôi nhận thấy một số thân chủ giận dữ phản đối bài tập này, họ nói rằng vì họ đã từng là những thiếu niên rất cô đơn, bối rối, lúng túng, đến nỗi quả thật họ không muốn làm gì đối với thực
  17. thể này. Họ quên rằng hiện nay thực thể này ở bên trong họ, và thực thể này chính là bản thân họ mà họ đang phủ nhận. Một số gốc câu trên đây nhắm đến việc giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn, khi hoàn tất gốc câu: Khi con người-thiếu niên của tôi cảm thấy bị chính tôi phớt lờ -, thì (trước sự ngạc nhiên của chính mình), họ đưa ra những câu kết thúc như: nó gây phiền toái; nó trở nên hằn học; nó khiến tôi làm những việc ngu xuẩn; nó trở nên ngang ngược một cách điên rồ; nó khiến tôi bối rối; nó khiến tôi hành động như trẻ con; nó làm cho tôi liều lĩnh; nó khiến tôi trở nên vô trách nhiệm v.v... Rồi khi hoàn tất gốc câu: Nếu tôi tha thứ hơn cho con người-thiếu niên của mình –, hoặc : Nếu tôi đáp ứng những nhu cầu của thiếu niên – thì họ đưa ra những câu kết thúc như: nó sẽ cảm động; nó sẽ ít nghi ngờ; nó giúp đỡ tôi, thay vì đấu tranh với tôi; nó cảm thấy là một phần của tôi; nó cho phép tôi sử dụng sự hiểu biết của mình; nó không để cho tôi liên quan đến các sự việc mà tôi nên tránh xa; nó không nổi loạn; nó không quá ủ rũ v.v... Những câu kết thúc này nói thay cho họ. Khi chúng ta tuyên bố xung đột với chính mình, thì chúng ta tạo ra một đối thủ mà chúng ta không thể chinh phục. Khi chúng ta chấp nhận và tôn trọng, thì chúng ta lại tạo ra một người bạn và đồng minh. Như tôi đã làm đối với con người-trẻ thơ, tôi muốn đưa thêm một số gốc câu đối với con người-thiếu niên. Bạn hãy bắt đầu bằng gốc câu: Khi tôi 13 tuổi – và theo sau bằng câu này: Một trong những điều mà con người-13-tuổi của tôi cần đến từ tôi, và tôi lại không bao giờ đạt được là - và rồi: Khi con người-13-tuổi của tôi cố gắng nói chuyện với tôi - và rồi: Nếu tôi sẵn sàng lắng nghe con người-13-tuổi của mình với sự chấp nhận và thương cảm – và rồi: Nếu tôi từ chối hiện diện ở đó với con người-13-tuổi của mình - và cuối cùng: Với tư tưởng lại vươn tới để giúp đỡ con người-13-tuổi của tôi - . Sau đó, bạn hãy làm tương tự như vậy với những “con người” của
  18. bạn, cho đến 19 tuổi (và thậm chí còn vượt quá, nếu bạn thực sự mong ước trở nên tham vọng). Bạn sẽ cảm thấy toàn vẹn hơn, hòa nhập hơn, so với cảm giác mà bạn đã từng có trước đây trong cuộc đời bạn. Rồi sau đó, bạn hãy nhớ lại bài tập thứ bốn được đề xuất để hòa nhập với con người-trẻ thơ, và phỏng theo đó đối với con người-thiếu niên. Hãy sử dụng trí tưởng tượng để đặt con người- thiếu niên bạn. Cả bạn lẫn con người này hãy hình dung là mình có thể cảm thấy gì, khi nhìn vào nhau? Và nếu bạn phải đưa cánh tay ra trong một động tác yêu thương và tin tưởng, thì cảm giác này như thế nào? Và nếu bạn phải ôm lấy con người đó (như người ta ôm lấy một thiếu niên, không phải một đứa trẻ) – truyền đạt không phải bằng lời nói, nhưng bằng bàn tay, cánh tay, và cơ thể bạn – gửi đi những thông điệp của lòng thương cảm và sự chăm sóc – thì bạn có thể cảm nghiệm gì? Hãy làm điều đó và khám phá. Chú ý đến toàn bộ loại cảm giác của bạn. Hãy kiên nhẫn, bất kể bạn nhận được phản ứng gì từ con người-thiếu niên của mình. Trong khi chữa lành cho con người-thiếu niên, bạn chữa lành cho chính mình. Tôi biết rằng một bài tập như vậy sẽ có vẻ kỳ lạ đối với nhiều độc giả. Khi một mình trong phòng riêng – tạo ra một mối quan hệ chăm sóc đối với người thiếu niên mà bạn đã từng là thì sao? Điều đó liên quan gì đến cảm giác của bạn về bản thân mình hiện nay? Nếu bạn làm bài tập – không phải một lần, nhưng vài lần – thì bạn sẽ khám phá được câu trả lời. Bài tập này chỉ cần hai hoặc ba phút. Tuy nhiên, khi bạn kiên nhẫn làm hàng ngày trong suốt một hoặc hai tháng, thì bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong kinh nghiệm về bản thân mình. Tình trạng xung đột mà bạn đang tham gia vào – một cách vô ý thức – suốt nhiều năm sẽ chấm dứt. Nếu bạn viết nhật ký trong thời kỳ này, và cứ mỗi vài ngày, bạn viết khoảng 6 câu kết thúc
  19. đối với gốc câu: Tôi đang bắt đầu cảm thấy –, thì bạn sẽ có một ý thức rõ ràng hơn về sự tiến bộ của mình. Chỉ việc cam kết làm bài tập này, cũng như các bài tập trước đây, có thể củng cố lòng tự trọng của bạn, vì hàm ý rằng bạn tự coi mình là xứng đáng với loại nỗ lực này. Khi và nếu bạn nhận thấy mình miễn cưỡng trong việc nỗ lực, thì có lẽ câu hỏi mà bạn cần suy nghĩ là: Điều quan trọng hơn mà tôi phải làm là gì?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0