intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết “tuyệt mật” của các công ty thành công trên thế giới

Chia sẻ: Ho Huynh Thien Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

179
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Góp phần làm nên thành công cho những công ty hàng đầu thế giới không chỉ là những điều từ sách vở mà còn là những bí quyết thuộc loại “Bí mật quốc gia“ của riêng các công ty này. Những bí quyết đó không được viết ra bằng văn bản hoặc nói ra thành lời bởi những nhà quản lý gạo cội của các công ty hay các nhà tư vấn, mà chỉ được thể hiện sau một quá trình thử nghiệm, chịu nhiều sức ép và phản ứng cũng như trải qua không ít thất bại… ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết “tuyệt mật” của các công ty thành công trên thế giới

  1. Bí quyết “tuyệt mật” của các công ty thành công trên thế giới Góp phần làm nên thành công cho những công ty hàng đầu thế giới không chỉ là những điều từ sách vở mà còn là những bí quyết thuộc loại “Bí mật quốc gia“ của riêng các công ty này. Những bí quyết đó không được viết ra bằng văn bản hoặc nói ra thành lời bởi những nhà quản lý gạo cội của các công ty hay các nhà tư vấn, mà chỉ được thể hiện sau một quá trình thử nghiệm, chịu nhiều sức ép và phản ứng cũng như trải qua không ít thất bại… Paul Kaihla, một cây viết lâu năm của tạp chí Business 2.0 (Mỹ) và một nhóm phóng viên của tạp chí này đã phỏng vấn một số doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới để tìm hiểu bí quyết của họ. Business 2.0 đã đưa ra 25 bí quyết giúp 25 công ty hàng đầu thế giới thành công trong năm lĩnh vực khác nhau bao gồm: tài chính, nhân lực, quản lý, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển (R&D). Dưới đây là ba bí quyết trong số này. Hewlett-Packard – Luôn so sánh mình với các đối thủ cạnh tranh trên mọi phương diện Mark Hurd, Tổng giám đốc điều hành(CEO) của Hewlett-Packard (HP) là một người thích các con số muốn các cộng sự của ông cũng có niềm yêu thích như vậy. Từ khi nhậm chức CEO của HP vào năm ngoái, một trong những cách mà Hurd đã sử dụng để vươn lên trong cạnh tranh là luôn so sánh mình với các đối thủ cạnh tranh khác trên mọi phương diện chứ không chỉ nhìn vào các con số doanh thu và lợi nhuận. “Chúng tôi muốn hoàn thiện mọi bộ phận chức năng, quy trình làm việc để luôn là công ty tốt nhất trong tất cả mọi mặt“. Hurd lập ra khoảng 12 tiêu chuẩn cho ngành, từ chi phí thuê mướn mặt bằng, các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến tỷ xuất lợi nhuận và yêu cầu mọi bộ phận phải tuân theo các tiêu chuẩn này. Trước khi Hurd nhậm chức CEO, HP chỉ so sánh mình với IBM và chỉ dựa trên một chỉ tiêu là tỷ xuất chi phí trên doanh thu. Phương pháp quản lý mới của Hurd được áp dụng từ tháng 7 năm ngoái, dự kiến sẽ giúp HP tiết kiệm được 3 tỉ USD từ nay đến năm 2008. Trong năm 2005, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng lợi nhuận của HP đã giảm 2% góp phần giúp HP đạt được khoảng lợi nhuận 385 triệu USD. Procter&Gamble (P&G) – Tranh luận là cơ sở để xây dựng một chiến lược thành công Từ khi A.G Lafley nhậm chức CEO của P&G vào năm 2000, số nhãn hiệu trị giá hàng tỉ USD của P&G đã tăng từ 10 lên 17 và doanh thu của công ty này đã tăng từ 40 lên 57 tỉ USD. Đằng sau sự thay đổi vượt bậc này là gì? Lafley cho biết đó chính là cách thức P&G tiến hành cuộc họp này để thực thực hiện một số thay đổi. Thứ nhất, Lafley yêu cầu các giám đốc bộ phận, gửi cho ông xem phần trình bày của họ trước khi cuộc họp xem xét chiến lược chính thức diễn ra. Sau đó, ông gửi lại cho các giám đốc bộ phận các báo cáo của họ với những ghi chú của ông về các vấn đề mà họ cần phải tập trung trình bày và đưa ra thảo luận trong cuộc họp. Các bài báo cáo của các giám đốc bộ phận chỉ được giới hạn trong ba trang giấy. Thứ hai, cuộc họp không nhất thiết phải giới hạn trong một ngày và kết thúc vào lúc 5 giờ chiều, mà có thể kéo dài nhiều ngày. Thứ ba, Lafley hướng mỗi cuộc tranh luận vào hai mục tiêu chính: “Where to play?“
  2. (thị trường mục tiêu ở đâu?) và “How to win?“ (Làm thế nào để chinh phục thị trường đó?). Theo Roger Martin - một nhà cố vấn của Lafley và là hiệu trưởng trường quản lý Rotman thuộc Đại học Toronto, nhờ cách họp như trên mà gần đây nhãn hiệu Pampers của P&G đã giành được nhiều thị phần hơn nhãn hiệu Huggies của Kimberly-Clark trên thị trường tã giấy. “Khi đi đúng hướng, chúng tôi chỉ cần gói gọn nội dung của một cuộc xem xét chiến lược trong một trang giấy để mọi người có thể dễ dàng hiểu và thực hiện như nhau“- Lafley khẳng định. Colgate-Palmolive luôn ý thức cao trong việc đề phòng rủi ro Trong thập niên 1990, công việc kinh doanh của Colgate-Palmolive tiến triển rất tốt, tốt đến nỗi Reuben Mark – CEO của công ty này cảm thấy lo lắng không biết chuyện gì không ổn sẽ xảy ra trong tương lai. Vì vậy, Mark quyết định áp dụng một hệ thống báo động sớm những nguy cơ có thể dẫn đến khủng hoảng. Mỗi ngày ở Colgate, Mark và các giám đốc điều hành khác nhận được 5-6 bìa hồ sơ màu đỏ là các “báo cáo tình hình“ do các giám đốc khu vực gửi về, nêu ra những vấn đề rắc rối, các khó khăn mà các công ty con hay các nhà máy của Colgate trên toàn thế giới đang gặp phải, từ những vụ đình trệ sản xuất cho đến các tai nạn lao động. Gần đây, Mark đã nhận được báo cáo nói về chi nhánh của công ty ở Cộng Hoà Dominican bị mất trộm một số xe tải giao hàng. Một báo cáo khác cho biết phát hiện được các bao kem đánh răng giả ở thị trường Nam Phi. Các giám đốc khu vực có thể giải quyết được những sự việc như vậy, nhưng đối với những vấn đề lớn hơn, như khi một báo cáo cho biết các quan chức ở Baddi (Ấn Độ) đang đặt ra các ghi vấn về việc xử lý nước thải ở nhà máy của Colgate tại nước này, Mark đã phải nhanh chóng can thiệp bằng cách cử ngay một nhóm kỹ sư đến giải quyết nếu không vấn đề đó sẽ không bao giờ được cải thiện. “Hệ thống báo cáo của chúng tôi có thể bị cho là nhàm chán, nhưng đó là cách để chúng tôi kiểm soát thế giới xung quanh“ - một giám đốc điều hành của Colgate tiết lộ như vậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2