intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết vượt qua cái bóng của người tiền nhiệm

Chia sẻ: Tq Nhien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

67
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hòa nhập vào một công ty mới với nhiều người đã là khó khăn, nhưng thử thách còn cao hơn nếu bạn lúc nào cũng bị đem so sánh với người tiền nhiệm. Làm thế nào để thoát khỏi cái bóng lớn đó? Sau đây là một vài gợi ý

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết vượt qua cái bóng của người tiền nhiệm

  1. Bí quyết vượt qua cái bóng của người tiền nhiệm Hòa nhập vào một công ty mới với nhiều người đã là khó khăn, nhưng thử thách còn cao hơn nếu bạn lúc nào cũng bị đem so sánh với người tiền nhiệm. Làm thế nào để thoát khỏi cái bóng lớn đó? Sau đây là một vài gợi ý. Để thành công với nơi làm mới, bạn cần biết thích nghi
  2. Trong lúc bạn đang tìm mọi cách chứng tỏ năng lực của mình với các đồng nghiệp và sếp mới, sẽ thật mệt mỏi khi những người khác lại không mấy chú ý mà thường xuyên so sánh bạn với một người tiền nhiệm giỏi giang đã ra đi. Nếu không tìm được cách hợp lý để vượt qua, rất có thể công việc của bạn sẽ bị trắc trở vì “bóng ma” của một người bạn chưa từng gặp mặt. Nhưng vấn đề là bạn nên bắt đầu từ đâu? Đào sâu nghiên cứu Theo các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, trước hết, ngay từ trước khi chấp nhận vị trí được đề nghị, bạn cần có những tìm hiểu kỹ lưỡng về văn hóa của công ty dự định vào làm. Việc này sẽ giúp bạn có thêm thông tin ngoài những gì được cung cấp trong buổi phỏng vấn. Ngoài ra, trong khi phỏng vấn bạn cũng nên hỏi xem công việc mình sắp làm đã được những người tiền nhiệm đảm trách ra sao. Nếu tìm hiểu một cách đủ kỹ lưỡng, cả trước trong và sau buổi phỏng vấn, bạn sẽ giảm thiểu được khả năng bị bất ngờ bởi sự so sánh của sếp mới giữa mình với người tiền nhiệm. “Có hai loại câu hỏi người đi phỏng vấn nên hỏi về một nhân viên cũ đó là: người đó là người thế nào và tại sao vị trí này còn trống”, Andrea Kay, nhà tư vấn nghề nghiệp và tác giả của cuốn sách “Cách để có công việc tiếp theo: Một cái nhìn cận cảnh về điều nhà tuyển dụng thực sự muốn”, cho biết. “Sau đó hãy lắng nghe thật kỹ những gì nhà tuyển dụng nói với bạn”, Kay nói tiếp. Nếu người phỏng vấn nói tốt về năng lực của người tiền nhiệm của bạn, chuyên gia này đề xuất bạn nên đánh giá xem khả năng của mình trong việc đáp ứng những kỳ vọng đó và vượt qua chúng. “Hãy nhìn nhận từ góc độ “tôi có thể học được gì từ kinh nghiệm đó?”, Hallie Crawford, một chuyên gia hướng nghiệp và là nhà sáng lập công ty hướng nghiệp Create Your
  3. Career Path nói. “Rất có thể bạn sẽ tiếp nối được những ý tưởng hay của người tiền nhiệm và tránh phạm phải những sai lầm của người đó”. Tránh tạo ra quá nhiều thay đổi Biết về lịch sử tuyển dụng của vị trí bạn sắp làm và có hiểu biết sâu về văn hóa của doanh nghiệp đôi khi cũng chưa đủ để giúp bạn cảm thấy thoải mái khi nghe những người xung quanh khen ngợi người tiền nhiệm. Nhưng một khi đã vào làm, bạn cần phải đón nhận chúng với sự cầu thị. “Khi tiếp nhận một vị trí mới, việc hiểu được rằng mọi người không thích thay đổi trong khi chính bạn lại là hiện thân của sự thay đổi là vô cùng quan trọng”, bà Kay nói. “Hãy kiên nhẫn và tìm cách nắm bắt tâm lý của họ”. Do đó, bạn cũng không nên quá hào hứng trong việc đem đến cùng lúc nhiều điều mới mẻ tại nơi làm việc bởi chúng có thể khiến những người kỳ cựu xung quanh hiểu sai về mình. “Đừng tới nơi làm việc mới với quá nhiều ý tưởng mới và loại bỏ hoàn toàn những thứ đã được thực hiện”, chuyên gia Kay nói tiếp. “Hãy tiếp cận mọi thứ một cách nhẹ nhàng, từ tốn. Đừng ngại đặt câu hỏi. Hãy học cách các đồng nghiệp, nhân viên và sếp mới của bạn làm việc. Đi làm sớm và ở lại muộn một chút để biết được mọi việc thực sự diễn ra như thế nào. Và khi muốn tạo ra thay đổi, bạn hãy thực hiện chúng một cách từ từ. Trong vòng 3-6 tháng, bạn sẽ thích nghi được và đó là lúc phù hợp cho những thay đổi lớn”. Không ngần ngại giao tiếp sẽ giúp bạn bớt cảm thấy mình bị yêu cầu phải vào vai một người tiền nhiệm mà có vẻ như bạn là một người tham gia chủ động vào công việc. “Hầu hết mọi người đều khởi đầu một công việc mới với ý nghĩ: “Tôi sẽ tìm ra cách giải quyết công việc bằng cách để ý những người xung quanh”. Nhưng tại sao bạn không đặt câu hỏi?”, Kay đề xuất.
  4. “Hãy nói chuyện với sếp của bạn về những kỳ vọng của họ. Hỏi họ xem họ thích giao tiếp theo cách nào và cho họ biết điều gì có thể giúp bạn làm việc hiệu quả nhất”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2