Đinh Đức Hợi và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
121(07): 49 - 53<br />
<br />
BIỂU HIỆN VỀ TRÍ TUỆ XÚC CẢM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC<br />
PHỔ THÔNG CHUYÊN THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Đinh Đức Hợi*, Nguyễn Thị Yến<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trí tuệ cảm xúc là loại trí tuệ đặc biệt, nó có liên quan đến nhận thức, tình cảm và hành động ý chí<br />
của con người. Trí tuệ xúc cảm phát triển trong quá trình con người sống và hoạt động. Có thể hiểu<br />
trí tuệ xúc cảm là loại hình trí tuệ thể hiện năng lực của chủ thể đối với các vấn đề có liên quan đến<br />
xúc cảm, thể hiện ở năng lực cảm nhận và kiểm soát xúc cảm của bản thân và người khác, phân<br />
biệt chúng và sử dụng thông tin này để hướng dẫn tư duy nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ trong<br />
cuộc sống”. Nhà trường là nơi bồi dưỡng và phát triển trí tuệ xúc cảm cho người học.<br />
Từ khóa: Trí tuệ, xúc cảm, học sinh, năng lực<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Cuối của thế kỷ XX, hàng loạt công trình<br />
khoa học nghiên cứu về cảm xúc đã ra đời.<br />
Nhờ có nhiều phương pháp đổi mới, như công<br />
nghệ về hình ảnh chúng ta có thể thấy rõ bộ<br />
não hoạt động như thế nào, điều gì thật sự<br />
diễn ra khi chúng ta suy nghĩ, cảm nhận,<br />
tưởng tượng và ước mơ. Đôi khi chúng ta hay<br />
đồng nhất trí tuệ với chỉ số IQ (chỉ số thông<br />
minh). Vậy cái gì giúp chúng ta thành công<br />
hơn, hạnh phúc hơn trong cuộc sống? Đâu là<br />
những nhân tố tác động? Liệu nó có nằm ở<br />
năng lực Trí tuệ cảm xúc (emotional<br />
intelligence) là l loại hình trí tuệ thể hiện năng<br />
lực của chủ thể với những vấn đề có liên quan<br />
đến cảm xúc. Với những năng lực đó giúp con<br />
người nhận biết, sử dụng và kiểm soát được<br />
cảm xúc ở bản thân và ở người khác từ đó<br />
giúp chủ thể giải quyết tốt các tình huống<br />
đang diễn ra trong cuộc sống. Trường Trung<br />
học phổ thông Chuyên là loại hình trường<br />
chuyên biệt, đối tượng học sinh THPT chuyên<br />
là đối tượng học sinh độ tuổi từ 15 – 18 tuổi,<br />
có chỉ số thông minh (IQ), chỉ số sáng tạo<br />
(CQ) ở mức khá cao thể hiện ở việc có năng<br />
lực nổi trội trong một môn học như Toán,<br />
Văn, Sinh, Anh,… Động cơ học tập, thái độ,<br />
hứng thú học tập và niềm say mê thể hiện rõ<br />
đối với một môn học nhất định. Nhờ đó học<br />
sinh THPT Chuyên thường đạt được những<br />
thành công đối với môn học họ đam mê. Chỉ<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915 943456<br />
<br />
số IQ, CQ cao và có những thành công trong<br />
hoạt động học tập gợi dẫn cho các nhà nghiên<br />
cứu tâm lý học câu hỏi: liệu học sinh THPT<br />
có thể nhận thức tốt những cảm xúc của mình<br />
và đâu là môi trường phát triển trí tuệ xúc<br />
cảm cho học sinh.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Chúng tôi tiến hành đo trắc nghiệm và khảo<br />
sát tại Trường THPH Chuyên tỉnh Thái<br />
Nguyên: là học sinh trường THPT chuyên<br />
tỉnh Thái Nguyên các khối lớp Chuyên 10,<br />
11, 12; phân ra thành 2 khối chuyên tự nhiên<br />
và chuyên xã hội.<br />
Chúng tôi sử dụng thang đo của MSCEIT để<br />
đo lường mức độ trí tuệ cảm xúc chung của<br />
học sinh THPT chuyên tỉnh Thái Nguyên,<br />
thang đo đã được dịch ra Tiếng Việt bản dịch<br />
của tác giả Nguyễn Công Khanh, cùng nhóm<br />
chuyên gia thẩm định, Việt hóa: Trần Trọng<br />
Thủy, PGS. TS. Lê Đức Phúc, Nguyễn Huy<br />
Tú, Nguyễn Công Khanh. Trí tuệ cảm xúc của<br />
học sinh trường THPT chuyên tỉnh Thái<br />
Nguyên được thể hiện và đánh giá thông qua<br />
4 năng lực sau: Năng lực nhận biết xúc cảm;<br />
Năng lực hiểu xúc cảm; Năng lực xúc cảm<br />
hóa ý nghĩ; Năng lực điều khiển và quản lý<br />
xúc cảm.<br />
Kết quả mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc<br />
của học sinh trường THPT chuyên tỉnh<br />
Thái Nguyên<br />
Năng lực trí tuệ cảm xúc của một người theo<br />
thang đánh giá MSCEIT của J. Mayer và P.<br />
49<br />
<br />
Đinh Đức Hợi và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Salovey được cấu trúc bởi 4 năng lực thành<br />
phần: Năng lực nhận thức xúc cảm, năng lực<br />
hiểu xúc cảm, năng lực xúc cảm hóa suy nghĩ<br />
và năng lực điều khiển và quản lý xúc cảm.<br />
Vì vậy, chỉ số trí tuệ cảm xúc của một người<br />
tính bằng điểm được tính bằng tổng điểm của<br />
cả 4 năng lực hợp thành đó.<br />
Bảng 1 cho thấy: kết quả điểm thô trung bình<br />
mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của học sinh<br />
trường THPT chuyên tỉnh Thái Nguyên là 77<br />
với độ lệch chuẩn 20. So với điểm lý tưởng<br />
của thang đo MSCEIT là 141, điểm thô trung<br />
bình trắc nghiệm của học sinh trường THPT<br />
chuyên tỉnh Thái Nguyên đạt khoảng 55%.<br />
Điều này cho thấy mức điểm của học sinh<br />
chỉ giữ ở mức điểm trung bình so với điểm<br />
lý tưởng.<br />
Xét điểm trung bình EQ trên với thang đánh<br />
giá Wechsler cho ta đánh giá tổng quan về<br />
mức độ trí tuệ cảm xúc của học sinh chuyên ở<br />
nhóm trung bình (90 < EQ = 100 < 109). Tuy<br />
vậy, độ lệch chuẩn lại rất cao (SD = 15) nói<br />
lên rằng chỉ số EQ của từng học sinh chuyên<br />
là không đồng đều, có học sinh đạt điểm rất<br />
cao nhưng có những học sinh đạt điểm rất<br />
thấp. Cụ thể như học sinh Phương Việt Bùi<br />
lớp 11 Anh có chỉ số EQ = 122 điểm thuộc<br />
nhóm có EQ cao (120