Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BIẾN CHỨNG NIỆU KHOA TRONG GHÉP THẬN<br />
VỚI KỸ THUẬT CẮM NIỆU QUẢN VÀO BÀNG QUANG<br />
THEO PHƢƠNG PHÁP LICH-GREGOIR<br />
Võ Phước Khương*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá bước đầu các biến chứng niệu khoa trong những trường<br />
hợp ghép thận tại Bệnh viện 115.<br />
Phương pháp: Từ 2/2004 đến 12/2007 chúng tôi tiến hành ghép thận cho 20 bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn<br />
cuối trên người cho thận sống. Tất cả các trường hợp đều được thực hiện kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang<br />
theo phương pháp Lich – Gregoir.<br />
Kết quả:Tỉ lệ biến chưng niệu khoa là 0,5%, bao gồm 1 trường hợp dò niệu quản.<br />
Kết luận: ghép thận với kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang theo phương pháp Lich-Gregoir cho tỉ lệ biến<br />
chứng niệu khoa thấp và dễ thực hiện.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE UROLOGICAL COMPLICATIONS IN RENAL TRANSPLANTATION WITH A LICH-GREGOIR<br />
URETEROVESICAL REIMPLANTATION TECHNIQUE<br />
Vo Phuoc Khuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 1 – 2008: 40- 42<br />
Aims: this study was to initially evaluate of urological complications in renal transplantations in the 115<br />
hospital.<br />
* Khoa tiết niệu và ghép thận Bệnh viện 115<br />
<br />
Methods: From February 2004 to December 2007, we performed 20 kidney transplant recipients from living<br />
donors with a Lich-Gregoir ureterovesical reimplantation technique.<br />
Results: The incidence of urological complications was 0.5%, included one case of urinary leak.<br />
Conclusions: the renal transplantation with a Lich-Gregoir technique has low urological complication rate and<br />
technical easy to perform.<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Biến chứng niệu khoa sau ghép thận nếu<br />
không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời có<br />
thể dẫn đến mất thận ghép và gây tử vong.<br />
Thông thường các biến chứng niệu khoa xuất<br />
hiện sau ghép phần lớn có liên quan đến kỹ thuật<br />
cắm niệu quản vào bàng quang. Trong ghép thận<br />
có nhiều phương pháp cắm lại niệu quản vào<br />
bàng quang và có nhiều quan điểm khác nhau<br />
trong việc sử dụng phương pháp cắm ngoài bàng<br />
quang hoặc trong bàng quang cũng như có hoặc<br />
không chống trào ngược(1). Tuy nhiên, hiện nay<br />
phương pháp cắm ngoài bàng quang được các<br />
nhà phẫu thuật ghép ưa thích sử dụng hơn do tỉ<br />
lệ biến chứng thấp và kỹ thuật dễ thực hiện<br />
hơn(1,2).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bao gồm các trường hợp được ghép thận tại<br />
bệnh viện 115 từ tháng 2/2004 đến tháng 12/2007.<br />
Tất cả các trường hợp đều được thực hiện kỹ<br />
thuật cắm niệu quản vào bàng quang theo<br />
phương pháp Lich – Gregoir.<br />
<br />
Phƣơng pháp tiến hành<br />
Thận ghép sau khi được lấy ra từ người cho<br />
sống được rửa với dung dịch Eurocholin. sau đó<br />
được đặt vào vị trí ghép ở người nhận (hố chậu<br />
phải hoặc trái).<br />
Trong hầu hết các trường hợp, tĩnh mạch thận<br />
nối tận bên với tĩnh mạch chậu ngoài, động mạch<br />
thận nối tận bên với động mạch chậu ngoài.<br />
Niệu quản thận ghép cắm vào mặt trước bên<br />
bàng quang người nhận theo phương pháp Lich –<br />
Gregoir, tiến hành như sau:<br />
Bàng quang được làm căng với 150ml dung<br />
dịch nước muối sinh lý có pha ít dung dịch<br />
Betadin. Cắt 3cm cơ bàng quang ở mặt trước bên,<br />
bóc tách cơ cho đến lớp niêm mạc bàng quang.<br />
Niệu quản được cắt một đoạn dài thích hợp và<br />
đảm bảo tưới máu tốt. Cắt vát miệng niệu quản.<br />
Cắt mở một lỗ nhỏ ở niêm mạc bàng quang. Khâu<br />
nối miệng niệu quản với niêm mạc bàng quang<br />
bằng chỉ PDS 5.0. Khâu đóng lớp cơ bàng quang<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
bằng chỉ Vicryl 3.0 tạo thành một đường hầm với<br />
một đoạn niệu quản nằm bên trong.<br />
Có hoặc không đặt thông JJ niệu quản.<br />
Thông Foley niệu đạo.<br />
Dẫn lưu vết mổ.<br />
Phát đồ thuốc ức chế miễn dịch bao gồm:<br />
Corticoid + Cellcept + Tarcolimus hoặc<br />
Cyclosporin.<br />
Theo dõi hậu phẫu bao gồm các dấu hiệu lâm<br />
sàng và làm các xét nghiệm sinh hóa. Siêu âm để<br />
phát hiện các biến chứng. Siêu âm Doppler thận<br />
ghép để theo dõi tưới máu thận.<br />
Cấy nước tiểu sau ghép.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 2/2004 đến tháng 12/2007 chúng tôi<br />
đã tiến hành ghép thận cho 20 bệnh nhân bị suy<br />
thận mãn giai đoạn cuối từ người cho thận sống.<br />
Trong đó, nam giới có 11 trường hợp (55%) và nữ<br />
giới có 9 trường hợp (45%). Độ tuổi trung bình là<br />
41,8 tuổi, nhỏ nhất là 20 tuổi và lớn nhất là 67<br />
tuổi.<br />
Mức độ tương hợp hệ HLA là 1/6 yếu tố trong 2<br />
trường hợp, 2/6 yếu tố trong 2 trường hợp, 3/6 yếu tố<br />
trong 7 trường hợp, 4/6 yếu tố trong 5 trường hợp,<br />
5/6 yếu tố trong 3 trường hợp và có 1 trường hợp<br />
tương hợp hoàn toàn 100%.<br />
Đặt thông JJ niệu quản có 11 trường hợp<br />
(55%), không đặt thông JJ niệu quản có 9 trường<br />
hợp (45%).<br />
Biến chứng niệu khoa chỉ có 1 trường hợp (tỉ<br />
lệ: 0,5%). Đây là trường hợp dò nước tiểu xảy ra<br />
trên trường hợp có đặt thông JJ niệu quản. Vị trí<br />
do là ở khúc nối bể thận niệu quản.<br />
Tất cả các trường hợp cấy nước tiểu sau ghép<br />
đều âm tính.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên<br />
những trường hợp được ghép thận tại cùng một<br />
trung tâm với cùng một kỹ thuật cắm niệu quản<br />
vào bàng quang, cho tỉ lệ biến chứng niệu khoa<br />
thấp (0,5%). Trong các báo cáo gần đây, tỉ lệ biến<br />
chứng niệu khoa thay đổi từ 1% đến 15%(3,4,6,7,9).<br />
2<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008<br />
<br />
Sự khác nhau này có thể là do một số tác giả bao<br />
gồm cả tụ dịch bạch huyết vào biến chứng niệu<br />
khoa, một số tác giả khác thì bao gồm cả nhiễm<br />
trùng niệu(1). Nghiên cứu của chúng tôi không có<br />
trường hợp nào tụ dịch bạch huyết và tất cả các<br />
trường hợp đều có kết quả cấy nước tiểu âm tính<br />
sau ghép.<br />
Trong các biến chứng niệu khoa, dò nước tiểu<br />
là biến chứng thường gặp nhất(8). Vị trí dò có thể<br />
là ở bàng quang, niệu quản hoặc bể thận. Nguyên<br />
nhân gây dò có thể do nguyên nhân kỹ thuật khi<br />
cắm niệu quản vào bàng quang nhưng đa số tác<br />
giả cho rằng nguyên nhân là do thiếu máu nuôi<br />
niệu quản làm niệu quản bị hoại tử và gây dò(1,5).<br />
Một số tác giả khác cho rằng nguyên nhân gây dò<br />
ở những niệu quản có đặt thông bên trong là do<br />
thông đè ép vào thành niệu quản gây hoại tử và<br />
dẫn đến thủng niệu quản(8). Trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi có 1 trường hợp dò niệu quản, xảy<br />
ra ở trường hợp niệu quản có đặt thông JJ, vị trí<br />
dò ở chỗ nối bể thận – niệu quản. Chúng tôi tiến<br />
hành mổ mở khâu lại lỗ dò, bệnh nhân ổn định<br />
và được xuất viện.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Khauli R (2002), Modified extravesical ureteral reimplantation<br />
and routine stenting in kidney transplantation, Transpl Int.<br />
Sep; 15(8):411-4.<br />
Mehmet H, Handi K, Sinasi S, Gokhan M, Guinaz A (2006),<br />
Urologic complication rates in Kidney transplantation after a<br />
novel ureteral reimplantatic technique, Exp Clin Transpl. Dec;<br />
4(2):503-5.<br />
Mazzucchi E, Souza G.L, Hisano M, Antonopoulos I.M,<br />
Afonso C, William C (2006), Primary reconstruction is a good<br />
option in the treatment of urinary fistula after kidney<br />
transplantation, Int Braz J Urol. Jul-Aug;32(4):398-403<br />
discussion 403-4.<br />
Pleass HC, Clark KR, Rigg KM, et al. (1995), Urologic<br />
complications after renal transplantation: a prospective<br />
randomized trial comparing different techniques of ureteric<br />
anastomosis and the use of prophylactic ureteric stents,<br />
Transplant Proc. 27:1091-2<br />
Tan EC, Lim SM, Rauff A (1991), Techniques of ureteric<br />
reimplantation in kidney transplantation and its related<br />
urological complications, Ann Acad Med Singapore. Jul;<br />
20(4):524-8.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu chúng tôi nhân thấy kỹ thuật<br />
cắm niệu quản vào bàng quang theo phương<br />
pháp Lich-Gregoir trong ghép thận cho tỉ lệ biến<br />
chứng niệu khoa thấp và là kỹ thuật dễ thực hiện.<br />
Bảo tồn mạch máu cung cấp máu cho niệu<br />
quản trong phẫu thuật là rất quan trọng trong<br />
việc phòng ngừa các biến chứng niệu khoa đặc<br />
biệt là dò nước tiểu.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Al-Shaer MB, Al-Midani A (2005), The management of<br />
urological complications in renal transplant patients, Saudl J.<br />
Kidney Dis Transpl 16(2):176-180.<br />
Butterworth PC, Horsburgh T, Veitch PS, Bell PR, Nicholson<br />
ML (1997). Urological complications in renal transplantation:<br />
impact of a change of technique, Br J Urol. 79:499-502.<br />
Fjeldborg O, Kim CH (1972), Ureteral complications in human<br />
renal transplantation. An analysis of 180 cases, Urol Int. 27:417431.<br />
Gibbons WS, Barry JM, Hefty TR (1992). Complications<br />
following<br />
unstented<br />
parallel<br />
incision<br />
extravesical<br />
ureteroneocystostomy in 1.000 kidney transplants, J Urol.<br />
148:38-40.<br />
<br />
3<br />
<br />