intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biến đổi chức năng màng bụng dựa vào chỉ số pet ở bệnh nhân suy thận mạn tính điều trị bằng thẩm phân phúc mạc

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

48
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nghiên cứu biến đổi chức năng màng bụng bằng chỉ số Peritoneal Equilibration Test - PET, tại thời điểm T0 sau 6 tháng (T6) và 12 tháng (T12) ở 261 BN suy thận mạn tính (STMT) thẩm phân phúc mạc (TPPM) liên tục ngoại trú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biến đổi chức năng màng bụng dựa vào chỉ số pet ở bệnh nhân suy thận mạn tính điều trị bằng thẩm phân phúc mạc

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br /> BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG MÀNG BỤNG DỰA VÀO CHỈ SỐ PET<br /> Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ<br /> BẰNG THẨM PHÂN PHÚC MẠC<br /> Đào Bùi Quý Quyền*; Hoàng Trung Vinh**; Lê Việt Thắng**<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu biến đổi chức năng màng bụng bằng chỉ số Peritoneal Equilibration Test - PET,<br /> tại thời điểm T0 sau 6 tháng (T6) và 12 tháng (T12) ở 261 BN suy thận mạn tính (STMT) thẩm<br /> phân phúc mạc (TPPM) liên tục ngoại trú, kết quả: tại thời điểm T0, 7,7% BN màng bụng chuyển<br /> vận cao, 62,1% chuyển vận trung bình cao, 29,1% chuyển vận trung bình thấp và 1,1% chuyển<br /> vận thấp. Tỷ lệ BN có chức năng màng bụng chuyển vận cao, trung bình cao giảm, chuyển vận<br /> trung bình thấp và thấp tăng theo thời gian, nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Giá trị<br /> trung bình D4/P creatinin giảm dần có ý nghĩa theo thời gian (T0: 0,70 ± 0,09, T6: 0,68 ± 0,08,<br /> T12: 0,66 ± 0,08), (p < 0,05).<br /> * Từ khóa: Suy thận mạn tính; Lọc màng bụng, PET.<br /> <br /> CHANGES OF peritoneal function BASED ON Peritoneal Equilibration<br /> Test IN chronic renal failure PATIENTS TREATED WITH Continuous<br /> Ambulatory Peritoneal Dialysis<br /> SUMMARY<br /> A study on peritoneal function by Peritoneal Equilibration Test (PET) at 6 and 12 months<br /> (T6 and T12) of 261 chronic renal failure patients treating with continuous ambulatory peritoneal<br /> dialysis, the results showed that: rate of high transporter was 7.7%, high-average transporter<br /> was 62.1%, low-average transporter was 29.1% and low transporter was 1.1% at the point of<br /> T0. Rates of patient with high and high-average transporter decreased, that of patient with lowaverage and low transporter increased along with the duration of dialysis, however, there was<br /> no statistic significance (p > 0.05). Average D4/P creatinine significantly reduced in duration of<br /> dialysis (T0: 0.70 ± 0.09, T6: 0.68 ± 0.08, T12: 0.66 ± 0.08), (p < 0.05).<br /> * Key words: Chronic renal failure; Peritoneal dialysis; Peritoneal equilibration test.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Cùng với lọc máu bằng thận nhân tạo<br /> và ghép thận, TPPM (hay lọc màng bụng)<br /> là phương pháp điều trị thay thế thận ở<br /> <br /> BN STMT giai đoạn cuối tương đối phổ<br /> biến ở các nước châu Á, trong đó có Việt<br /> Nam [1, 2, 3, 8]. TPPM liên tục ngoại trú<br /> là phương pháp điều trị, sử dụng phúc mạc<br /> <br /> * Bệnh viện Chợ Rẫy<br /> ** Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Đào Bùi Quý Quyền (dr.quyquyen@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 25/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/02/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 03/03/2014<br /> <br /> 85<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br /> như một màng lọc để loại bỏ chất độc<br /> sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ<br /> thể. Để đánh giá chức năng lọc của màng<br /> bụng, các nhà thận học đã sử dụng nhiều<br /> chỉ số, trong đó đánh giá chuyển vận màng<br /> bụng (Peritoneal Equilibration Test - PET)<br /> được sử dụng rộng rãi [4, 6, 9, 10]. PET<br /> được tính toán dựa vào nồng độ creatinin<br /> và glucose máu, cũng như dịch thẩm phân,<br /> từ kết quả đó, màng bụng được phân thành<br /> các loại khác nhau, dựa vào từng loại, bác<br /> sỹ sẽ chỉ định cho từng BN liều, phương<br /> thức TPPM phù hợp để đạt hiệu quả lọc<br /> cao nhất. Trên thế giới đã có nhiều nghiên<br /> cứu về vấn đề này, tuy nhiên, tại Việt Nam,<br /> chưa có nghiên cứu trên số lượng lớn<br /> BN. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này<br /> với mục tiêu: Khảo sát chức năng màng<br /> bụng bằng chỉ số PET ở BN TPPM liên<br /> tục ngoại trú.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> - 261 BN STMT TPPM liên tục ngoại<br /> trú, tuổi ≥ 18, nguyên nhân suy thận: viêm<br /> cầu thận mạn, viêm thận bể thận mạn,<br /> đái tháo đường (ĐTĐ), lupus ban đỏ hệ<br /> thống…<br /> * Tiêu chuẩn chọn BN:<br /> - Thời gian TPPM ≥ 2 tháng, đồng ý<br /> tham gia nghiên cứu.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: BN nghi ngờ mắc<br /> bệnh ngoại khoa, sốt, không đồng ý tham<br /> gia nghiên cứu.<br /> <br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Mô tả cắt ngang, kết hợp theo dõi dọc<br /> đánh giá biến đổi chức năng màng bụng<br /> sau 6 và 12 tháng.<br /> BN được hỏi bệnh, thăm khám toàn<br /> diện.<br /> PET được thể hiện ở D4/P creatinin<br /> (sau 4 giờ thẩm phân) theo các bước<br /> sau [5]:<br /> - Chiều trước hôm tiến hành PET,<br /> cho BN ngâm dịch 2,5% dextrose, thời<br /> gian từ 8 - 12 tiếng.<br /> - Sáng hôm sau, cho BN xả hết dịch,<br /> ở tư thế đứng trong khoảng 20 phút,<br /> ghi lại thể tích dịch xả.<br /> - Chuẩn bị túi dịch 2.000 ml 2,5% đã<br /> được làm ấm tới nhiệt độ cơ thể, truyền<br /> cho BN ở tư thế nằm ngửa, tốc độ truyền<br /> 200 ml/phút. Sau mỗi 400 ml dịch truyền<br /> (2 phút), yêu cầu BN nằm nghiêng đổi<br /> bên qua lại. Sau khi truyền hết túi dịch,<br /> ghi lại thời điểm hoàn tất truyền. Lấy mẫu<br /> ở các thời điểm “0”, “2”, “4” giờ để xét<br /> nghiệm.<br /> - Ở thời điểm “giờ 4” của thời gian<br /> ngâm dịch, lấy mẫu dịch lọc theo các<br /> bước sau:<br /> + Kết nối túi đôi mới, BN ở tư thế đứng,<br /> xả hết dịch lọc trong khoảng 20 phút. Cân<br /> túi dịch xả ra, ghi nhận lại thể tích.<br /> + Tháo rời kết nối ra khỏi BN, đậy nắp.<br /> Thả túi dịch rỗng xuống, sau đó cho túi<br /> chứa dịch vừa xả ra chảy ngược lại vào<br /> túi dịch rỗng. Trộn mẫu, đảo túi 2 - 3 lần,<br /> 87<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br /> rút ra 10 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm<br /> ghi nhãn “giờ 4”.<br /> <br /> Tuổi trung bình (năm)<br /> <br /> + Gửi 10 ml dịch lọc tới phòng xét<br /> nghiệm để đo nồng độ creatinin.<br /> <br /> Giới<br /> <br /> - Tính toán PET: lập tỷ số D/P creatinin<br /> ở các giờ 0, 2 và 4 (D: nồng độ creatinin<br /> dịch lọc ở giờ 0, 2 và 4; P: nồng độ<br /> creatinin huyết thanh ở giờ 2).<br /> - Sử dụng chỉ số D/P creatinin giờ thứ<br /> 4 (D4/P creatinin) để đánh giá chức năng<br /> màng bụng.<br /> <br /> Nguyên<br /> nhân STMT<br /> <br /> - Tuổi trung bình của BN TPPM là<br /> 48,9 ± 13,6.<br /> <br /> - BN được tính PET ở 3 thời điểm: lúc<br /> bắt đầu nghiên cứu (T0), sau 6 tháng (T6)<br /> và sau 12 tháng (T12).<br /> <br /> - Thời gian TPPM trung bình 26,4 ±<br /> 19,31 tháng.<br /> <br /> - Phân loại màng bụng dựa vào chỉ số<br /> D4/P creatinin theo khuyến cáo của Hội<br /> Thẩm phân Phúc mạc Quốc tế như sau:<br /> <br /> - Tỷ lệ BN nam nhiều hơn nữ, BN<br /> STMT do đái tháo đường chiếm tỷ lệ ít.<br /> <br /> Bảng 1: Phân loại chức năng màng<br /> bụng.<br /> <br /> Chuyển vận cao (H)<br /> <br /> 0,81 - 1,03<br /> <br /> Chuyển vận trung bình cao (HA)<br /> <br /> 0,65 - 0,80<br /> <br /> Chuyển vận trung bình thấp (LA)<br /> <br /> 0,5 - 0,64<br /> <br /> Chuyển vận thấp (L)<br /> <br /> 0,34 - 0,49<br /> <br /> * Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br /> 16.0<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Bảng 2: Phân bố BN theo tuổi, giới,<br /> nguyên nhân suy thận và thời gian TPPM.<br /> <br /> (n)<br /> <br /> %<br /> <br /> 48,9 ± 13,6<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 147<br /> <br /> 56,3<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 114<br /> <br /> 43,7<br /> <br /> Đái tháo<br /> đường<br /> <br /> 47<br /> <br /> 18,1<br /> <br /> Không do đái<br /> tháo đường<br /> <br /> 214<br /> <br /> 81,9<br /> <br /> Thời gian TPPM trung bình<br /> (tháng)<br /> <br /> 26,4 ± 19,31<br /> <br /> * Phân loại chức năng màng bụng<br /> bằng nghiệm pháp PET tại thời điểm T0:<br /> Chuyển vận cao (H): 20 BN (7,7%);<br /> chuyển vận trung bình cao: (HA): 162 BN<br /> (62,1%); chuyển vận trung bình thấp (LA):<br /> 76 BN (29,1%); chuyển vận thấp (L):<br /> 3 BN (1,1%); D4/P creatinin ( X ± SD):<br /> 0,70 ± 0,09.<br /> - Giá trị trung bình ( X ± SD) đánh giá<br /> theo D4/P là 0,70 ± 0,09.<br /> * Phân loại màng bụng bằng nghiệm<br /> pháp PET dựa trên creatinin sau 6 tháng<br /> (T6):<br /> Chuyển vận cao (H): 12 BN (5,5%);<br /> chuyển vận trung bình cao (HA): 134 BN<br /> (61,2%); chuyển vận trung bình thấp (LA):<br /> 71 BN (32,4%); chuyển vận thấp (L):<br /> 88<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br /> 2 BN (0,9%); D4/P creatinin ( X ± SD):<br /> 0,68 ± 0,08<br /> - Giá trị trung bình X ± SD đánh giá<br /> theo D4/P là 0,68 ± 0,08.<br /> * Phân loại màng bụng bằng nghiệm<br /> pháp PET dựa trên creatinin sau 12 tháng<br /> (T12):<br /> <br /> Chuyển vận cao (H): 6 BN (3,4%);<br /> chuyển vận trung bình cao (HA): 104 BN<br /> (58,4%); chuyển vận trung bình thấp (LA):<br /> 62 BN (34,8%); chuyển vận thấp (L): 6 BN<br /> (3,4%); D4/P creatinin, ( X ± SD): 0,66 ± 0,08.<br /> - Giá trị trung bình X ± SD đánh giá<br /> theo D4/P là 0,66 ± 0,08.<br /> <br /> Bảng 3: So sánh giá trị trung bình của D4/P creatinin các loại màng bụng tại thời<br /> điểm nghiên cứu.<br /> LOẠI MÀNG BỤNG<br /> <br /> T0 (n = 261)<br /> <br /> T6 (n = 219)<br /> <br /> T12 (n = 178)<br /> <br /> p<br /> <br /> Chuyển vận cao (H)<br /> <br /> 0,84 ± 0,05<br /> <br /> 0,84 ± 0,04<br /> <br /> 0,84 ± 0,03<br /> <br /> p1-2, 1-3, 2-3 > 0,05<br /> <br /> Chuyển vận trung bình cao (HA)<br /> <br /> 0,73 ± 0,04<br /> <br /> 0,72 ± 0,07<br /> <br /> 0,7 ± 0,03<br /> <br /> p1-2, 1-3, 2-3 > 0,05<br /> <br /> Chuyển vận trung bình thấp (LA)<br /> <br /> 0,6 ± 0,03<br /> <br /> 0,6 ± 0,03<br /> <br /> 0,58 ± 0,04<br /> <br /> p1-2, 1-3, 2-3 > 0,05<br /> <br /> Chuyển vận thấp (L)<br /> <br /> 0,47 ± 0,01<br /> <br /> 0,45 ± 0,01<br /> <br /> 0,47 ± 0,03<br /> <br /> p1-2, 1-3, 2-3 > 0,05<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> p<br /> <br /> - Chỉ số D4/P creatinin trung bình của các loại màng bụng ở thời điểm nghiên cứu<br /> khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> - Giá trị trung bình chỉ số D4/P creatinin giảm dần có ý nghĩa từ loại màng bụng<br /> chuyển vận cao đến thấp ở tất cả thời điểm nghiên cứu (p < 0,001).<br /> Bảng 4: So sánh các loại màng bụng theo PET dựa trên creatinin/T0, T6 và T12.<br /> LOẠI MÀNG BỤNG<br /> <br /> T0 (n = 261)<br /> <br /> T6 (n = 219)<br /> <br /> T12 (n = 178)<br /> <br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> ANOVA<br /> <br /> Chuyển vận cao (H)<br /> <br /> 20<br /> <br /> 7,7<br /> <br /> 12<br /> <br /> 5,5<br /> <br /> 6<br /> <br /> 3,4<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Chuyển vận trung bình cao (HA)<br /> <br /> 162<br /> <br /> 62,1<br /> <br /> 134<br /> <br /> 61,2<br /> <br /> 104<br /> <br /> 58,4<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Chuyển vận trung bình thấp (LA)<br /> <br /> 76<br /> <br /> 29,1<br /> <br /> 71<br /> <br /> 32,4<br /> <br /> 62<br /> <br /> 34,8<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Chuyển vận thấp (L)<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1,1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,9<br /> <br /> 6<br /> <br /> 3,4<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> D4/P creatinin, ( X ± SD)<br /> <br /> 0,70 ± 0,09<br /> <br /> 0,66 ± 0,08<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 0,68 ± 0,08<br /> <br /> 89<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br /> - Tỷ lệ BN có loại màng bụng chuyển vận cao và trung bình cao giảm theo thời điểm<br /> nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ BN có loại màng bụng chuyển vận trung bình thấp và<br /> chuyển vận thấp tăng theo thời điểm nghiên cứu (p > 0,05).<br /> - Giá trị trung bình của tỷ số creatinin trong dịch và máu BN lọc tại thời điểm 4 giờ<br /> của các thời điểm nghiên cứu giảm dần có ý nghĩa (p < 0,05).<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Nghiên cứu cắt ngang 261 BN STMT<br /> TPPM liên tục ngoại trú, điều trị tại Khoa<br /> Nội Thận, Bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó,<br /> 147 BN nam (56,3%) và 114 BN nữ<br /> (43,7%). Nguyên nhân STMT do ĐTĐ chỉ<br /> chiếm 18,1%, đây là nguyên nhân mà<br /> chức năng màng bụng có đặc điểm riêng<br /> do tính chất BN ĐTĐ có nhiều ảnh<br /> hưởng. Tuổi trung bình của BN: 48,9 ±<br /> 13,6, tương tự với nghiên cứu của Huỳnh<br /> Thị Nguyễn Nghĩa (tuổi trung bình 49) [2],<br /> Nguyễn Thị Thanh Thùy (tuổi trung bình<br /> 52) [3] và Lê Thu Hà (44,1 ± 14,4 tuổi) [1].<br /> Đa số BN ở lứa tuổi lao động, thời gian<br /> TPPM trung bình 26,4 ± 19,31 tháng,<br /> thấp hơn so với Nguyễn Thị Thanh Thùy<br /> (khoảng 63 tháng).<br /> Chúng tôi tính PET ở các thời điểm 2<br /> giờ và 4 giờ khi làm TPPM, tại thời điểm<br /> 4 giờ tính toán PET để phân loại màng<br /> lọc thấy, 7,7% BN có chức năng màng<br /> bụng loại chuyển vận cao, 62,1% trung<br /> bình cao, 29,1% trung bình thấp và 1,1%<br /> thấp. Khác biệt so với các tác giả trong và<br /> ngoài nước [1, 2, 3, 5]. R Balasubramaniyam<br /> và CS nghiên cứu trên 121 BN thấy 1,6%<br /> BN có loại màng bụng chuyển vận cao,<br /> 15,9% trung bình cao, 69% trung bình<br /> <br /> thấp và 13,5% thấp [5]. Nghiên cứu của<br /> Nguyễn Thị Thanh Thùy trên 60 BN thấy<br /> không có BN nào có loại màng bụng<br /> chuyển vận cao và thấp, 51,7% trung<br /> bình cao, 48,3% trung bình thấp [3].<br /> Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa nghiên cứu trên<br /> 110 BN, kết quả 17,3% chuyển vận cao,<br /> 34,5% chuyển vận trung bình cao, 34,5%<br /> trung bình thấp và 13,6% chuyển vận<br /> thấp [2]. Nghiên cứu của Lê Thu Hà trên<br /> 45 BN, kết quả: chuyển vận cao: 17,8%,<br /> trung bình cao: 48,9%, trung bình thấp:<br /> 28,9% và thấp: 4,4% [1]. Có sự khác nhau<br /> này là do đối tượng nghiên cứu của<br /> chúng tôi có tỷ lệ nguyên nhân gây STMT<br /> khác nhau, còn đối tượng nghiên cứu của<br /> Lê Thu Hà và Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa là<br /> những BN STMT giai đoạn cuối được<br /> phẫu thuật đặt catherter lọc màng bụng<br /> và tính PET sau 2 tháng TPPM ổn định,<br /> BN của chúng tôi và Nguyễn Thị Thanh<br /> Thùy có thời gian TPPM khá dài. Kết quả<br /> của Nguyễn Thị Thanh Thùy khác chúng<br /> tôi vì tác giả nghiên cứu có thời gian<br /> TPPM trung bình cao hơn, nên tỷ lệ các<br /> loại màng bụng khác nhau.<br /> Theo dõi và tính toán lại PET sau 6<br /> tháng và 12 tháng TPPM chúng tôi nhận<br /> thấy, tỷ lệ BN của từng loại màng bụng<br /> thay đổi theo thời gian, cụ thể, BN có loại<br /> 90<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2