TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
BIẾN ĐỔI CỦA BIẾN THIÊN NHỊP TIM TRƢỚC VÀ<br />
SAU CƠN NHANH THẤT Ở BỆNH NHÂN CÓ<br />
CƠN NHANH THẤT KHÔNG BỀN BỈ<br />
Lương Công hức*; Nguyễn Văn hắng**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát biến thiên nhịp tim (BTNT) theo thời gian và theo phổ tần số trước và sau<br />
cơn nhịp nhanh thất (NNT) không bền bỉ. Đối tượng và phương pháp: 45 bệnh nhân (BN) có cơn<br />
nhanh thất không bền bỉ trên Holter ECG 24 giờ được khảo sát các chỉ số BTNT trong thời<br />
khoảng 5 phút tại các thời điểm trước cơn 30 phút, ngay trước cơn, ngay sau cơn và sau cơn<br />
30 phút. Kết quả: ngay trước cơn nhanh thất, các chỉ số BTNT theo thời gian SDNN, rMSSD<br />
và NN50 đều giảm có ý nghĩa so với thời điểm trước cơn 30 phút (49,2 ± 22,7 ms so với 65,0 ±<br />
45,1 ms; 44,0 ± 38,6 ms so với 63,2 ± 51,7 ms và 29,2 ± 13,6 nhịp so với 39,6 ± 14,7 nhịp;<br />
p < 0,05). Các chỉ số BTNT theo phổ tần số VLF, LF và LF/HF ngay trước cơn đều tăng có<br />
2<br />
2<br />
ý nghĩa so với thời điểm trước cơn 30 phút (1.559,7 ± 798,8 ms so với 1.176,8 ± 802,7 ms ;<br />
2<br />
2<br />
392,4 ± 200,9 ms so với 227 ± 101,4 ms và 1,51 ± 0,26 so với 1,06 ± 0,3; p < 0,05). Ngay sau<br />
cơn nhanh thất, các chỉ số BTNT theo thời gian và theo phổ tần số không khác biệt so với ngay<br />
trước cơn. Tại thời điểm 30 phút sau cơn, các chỉ số này cũng không khác biệt so với ngay sau<br />
cơn. Kết luận: các chỉ số giảm phản ánh hoạt tính phó giao cảm (SDNN, rMSSD) và tăng các<br />
chỉ số phản ánh hoạt tính giao cảm (VLF, LF, LF/HF) ngay trước cơn nhanh thất. Điều này chỉ<br />
ra vai trò của sự mất cân bằng giao cảm - phó giao cảm trong hình thành cơn NNT không bền bỉ.<br />
* Từ khóa: Biến thiên nhịp tim; Cơn nhịp nhanh thất không bền bỉ.<br />
<br />
Dynamic Changes in Heart Rate Variability before and after NonSustained Ventricular Tachycardia<br />
Summary<br />
Objectives: To investigate the dynamic change of heart rate variability (HRV) before and<br />
after non-sustained ventricular tachycardia (NSVT). Subjects and methods: 45 patients with<br />
NSVT were enrolled. Five - minute segment HRV parameters were analysed at 4 different<br />
points: 30 min before, immediately before, immediately after and 30 min after NSVT. Results:<br />
Immediately before NSVT, time domain HRV parameters SDNN and rMSSD were significantly<br />
lower than 30 min before NSVT (49.2 ± 22.7 ms vs. 65.0 ± 45.1 ms; 44.0 ± 38.6 ms vs. 63.2 ±<br />
51.7 ms, and 29.2 ± 13.6 count vs. 39.6 ± 14.7 count; respectively, p < 0.05). Frequency<br />
domain HRV parameters VLF, LF and LF/HF ratio immediately before NSVT were significantly<br />
2<br />
2<br />
higher than 30 min before NSVT (1,559.7 ± 798.8 ms vs. 1,176.8 ± 802.7 ms ; 392.4 ± 200.9<br />
2<br />
2<br />
ms vs. 227 ± 101.4 ms and 1.51 ± 0.26 vs 1.06 ± 0.3; respectively, p < 0.05). Immediately<br />
after NSVT, HRV parameters were not different as compared with immediately before NSVT.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Bệnh viện Phòng không - Không quân<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lương Công hức (lcthuc@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/01/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 22/01/2016<br />
<br />
84<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
At 30 min after NSVT, HRV parameters were similar to those immediately after NSVT. Conclusions:<br />
There was a decrease in HRV parameters reflecting parasympathetic activity and an increase in<br />
HRV parameters reflecting sympathetic activity before the onset of NSVT. These findings<br />
indicated the role of sympathetic - parasympathetic imbalance in the development of NSVT.<br />
* Key words: Non-sustained ventricular tachycardia; Heart rate variability<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cơn nhanh thất không bền bỉ (nonsustained ventricular tachycardia) là cơn<br />
NNT kéo dài không quá 30 giây. Đây là<br />
một trong các loạn nhịp hay gặp trên lâm<br />
sàng [9]. Các phân tích từ dữ liệu máy<br />
phá rung tự động trong buồng tim (ICD:<br />
intracardiac defibrillatior) cho thấy NNT<br />
không bền bỉ có thể gây ngất và cơn<br />
nhanh thất không bền bỉ đa hình có liên<br />
quan với sự hình thành các cơn nhanh<br />
thất bền bỉ [7]. Một nghiên cứu trên 2.189<br />
BN có cơn nhanh thất không bền bỉ cho<br />
thấy tỷ lệ tử vong sau 2 năm từ 14 - 24%<br />
[10]. NNT không bền bỉ có thể xảy ra ở<br />
BN có bệnh tim thực tổn và cả người<br />
không có bệnh tim thực tổn. Các cơ chế<br />
làm nảy sinh cơn nhịp nhanh thất không<br />
bền bỉ chưa rõ ràng. Biến đổi khoảng QT<br />
và biến thiên nhịp tim được coi có liên<br />
quan đến sự hình thành các loạn nhịp<br />
thất. Nhiều nghiên cứu cho thấy BTNT<br />
thay đổi có liên quan đến sự phát sinh<br />
của cơn nhanh thất và rung thất [2].<br />
Nghiên cứu của Huikuri và CS cho thấy<br />
BTNT theo phổ tần số giảm có liên quan<br />
với sự hình thành loạn nhịp thất nặng,<br />
đe dọa tính mạng [8]. Một nghiên cứu<br />
gần đây của chúng tôi cho thấy khoảng<br />
QT kéo dài ngay trước cơn nhanh thất<br />
không bền bỉ [1]. Tuy nhiên, biến đổi động<br />
của BTNT trước và sau cơn nhanh thất<br />
vẫn là vấn đề cần làm sáng tỏ. Vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm:<br />
<br />
Khảo sát sự biến đổi của BTNT trước và<br />
sau cơn nhanh thất không bền bỉ trên<br />
Holter điện tâm đồ 2 giờ.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
45 BN có cơn nhanh thất không bền bỉ<br />
ghi trên Holter điện tâm đồ 24 giờ, điều trị<br />
nội trú tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện<br />
Quân y 103 từ tháng 10 - 2013 đến 7 - 2015.<br />
Chỉ định ghi Holter điện tâm đồ khi BN có<br />
loạn nhịp trên điện tim 12 đạo trình thường<br />
quy hoặc trên monitor theo dõi liên tục<br />
hoặc có triệu chứng nghi ngờ do loạn nhịp<br />
tim gây nên. Chẩn đoán nhanh thất khi có ít<br />
nhất 3 nhịp ngoại tâm thu thất đi liền nhau,<br />
với tần số tim ≥ 100 lần/phút. Cơn nhanh<br />
thất không bền bỉ là cơn nhanh thất kéo<br />
dài không quá 30 giây [2].<br />
Loại trừ các trường hợp :<br />
- Rung nhĩ (không phân tích được BTNT).<br />
- Đang dùng amiodarone hoặc chẹn thụ<br />
thể beta giao cảm lúc ghi Holter điện tim.<br />
- Thời gian từ thời điểm bắt đầu bản<br />
ghi Holter điện tâm đồ đến thời điểm bắt<br />
đầu cơn nhanh thất đầu tiên < 30 phút<br />
hoặc thời gian từ thời điểm kết thúc cơn<br />
nhanh thất cuối cùng đến thời điểm kết<br />
thúc bản ghi < 30 phút.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang,<br />
tiến cứu.<br />
85<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
- BN được ghi và phân tích điện tâm<br />
đồ 24 giờ với 3 đạo trình aVF, V1 và V5,<br />
sửa đổi bằng hệ thống đầu ghi và phần<br />
mềm phân tích (Hãng Scottcare Ohio, Mỹ).<br />
Phần mềm này tự động phân tích các chỉ<br />
số biến thiên nhịp tim theo từng khoảng<br />
5 phút. Vì thế, chúng tôi xác định thời<br />
điểm ngay trước cơn nhanh thất khoảng<br />
5 phút ngay trước cơn nhanh thất đầu tiên,<br />
thời điểm ngay sau cơn nhanh thất khoảng<br />
5 phút ngay sau cơn nhanh thất cuối cùng<br />
trên bản ghi. Các thông số về biến thiên<br />
nhịp tim được phân tích bao gồm:<br />
<br />
to normal intervals), rMSSD (root mean<br />
square successive difference), NN50 (number<br />
of pairs of adjacent normal to normal<br />
intervals differing by more than 50 ms) và<br />
pNN50 (NN50 count divided by the total<br />
number of the all normal to normal intervals).<br />
+ Các chỉ số BTNT theo phổ tần số:<br />
TP (total power), VLF (very low frequency),<br />
LF (low frequency), HF (high frequency)<br />
và tỷ số LF/HF.<br />
- Xử lý số liệu: số liệu trình bày dưới<br />
dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
(X ± SD) hoặc tỷ lệ phần trăm. So sánh<br />
các biến liên tục với thuật toán t-student<br />
hoặc Wilcoxon (đối với biến phi tham số).<br />
p < 0,05 được coi có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
+ Các chỉ số BTNT theo thời gian:<br />
SDNN (standard deviation of all normal<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n = 45).<br />
Đặc điểm<br />
<br />
± SD hoặc n (%)<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
64,8 ± 15,5<br />
<br />
Giới nam<br />
<br />
27 (60%)<br />
<br />
Chẩn đoán<br />
<br />
Các thuốc đang dùng<br />
<br />
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính<br />
<br />
21 (46,7%)<br />
<br />
Tăng huyết áp<br />
<br />
21 (46,7%)<br />
<br />
Bệnh van tim<br />
<br />
5 (11,1%)<br />
<br />
Suy tim<br />
<br />
28 (62,2%)<br />
<br />
Lợi tiểu thải muối<br />
<br />
35(77,8%)<br />
<br />
Kháng aldosteron<br />
<br />
26 (57,8%)<br />
<br />
Ức chế men chuyển/AT1<br />
<br />
35 (77,8%)<br />
<br />
Digoxin<br />
<br />
13 (28,9%)<br />
<br />
BN có tuổi trung bình khá cao. Đa số là nam giới và có hội chứng suy tim.<br />
Bảng 2: Biến đổi BTNT theo thời gian trước và sau cơn nhanh thất không bền bỉ.<br />
Chỉ số BTNT<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
30 phút trƣớc cơn (1)<br />
<br />
Ngay trƣớc cơn (2)<br />
<br />
Ngay s u cơn (3)<br />
<br />
30 phút<br />
s u cơn (4)<br />
<br />
65,0 ± 45,1<br />
<br />
49,2 ± 22,7<br />
<br />
51,9 ± 51,4<br />
<br />
53,2 ± 26,8<br />
<br />
SDNN (ms)<br />
p<br />
X ± SD<br />
<br />
p(1,2) < 0,05; p(2,3) > 0,05; p(3,4) > 0,05<br />
63,2 ± 51,7<br />
<br />
44,0 ± 38,6<br />
<br />
45,2 ± 43,2<br />
<br />
rMSSD (ms)<br />
p<br />
<br />
86<br />
<br />
p(1,2) < 0,05; p(2,3) > 0,05; p(3,4) > 0,05<br />
<br />
47,0 ± 43,1<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
X ± SD<br />
<br />
39,6 ± 14,7<br />
<br />
29,2 ± 13,6<br />
<br />
31,7 ± 16,7<br />
<br />
36,5 ± 17,6<br />
<br />
NN50 (nhịp)<br />
p<br />
<br />
p(1,2) < 0,05; p(2,3) > 0,05; p(3,4) > 0,05<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
13,8 ± 18,7<br />
<br />
13,0 ± 17,7<br />
<br />
11,7 ± 16,7<br />
<br />
11,9 ± 17,8<br />
<br />
pNN50 (%)<br />
p<br />
<br />
p(1,2) > 0,05; p(2,3) > 0,05; p(3,4) > 0,05<br />
<br />
Ngay trước cơn nhanh thất, các chỉ số (rMSSD và SDNN) giảm so với thời điểm 30<br />
phút trước cơn. Ngay sau cơn nhanh thất, các chỉ số này không khác biệt so với ngay<br />
trước cơn. 30 phút sau cơn nhanh thất, các chỉ số không khác biệt so với ngay sau<br />
cơn nhanh thất và có giá trị không khác biệt nhiều so với thời điểm 30 phút trước cơn<br />
nhanh thất.<br />
Bảng 3: Biến đổi của BTNT theo phổ tần số trước và sau cơn nhanh thất.<br />
Chỉ số BTNT<br />
<br />
2<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
30 phút trƣớc<br />
cơn (1)<br />
<br />
Ngay trƣớc cơn (2)<br />
<br />
1.176,8 ± 802,7<br />
<br />
1.559,7 ± 798,8<br />
<br />
Ngay s u cơn (3)<br />
<br />
30 phút<br />
s u cơn (4)<br />
<br />
1.583,4 ± 1.096,9 1.462,7 ± 1.031,8<br />
<br />
VLF (ms )<br />
p<br />
2<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
p(1,2) < 0,05; p(2,3) > 0,05; p(3,4) > 0,05<br />
227,0 ± 101,4<br />
<br />
392,4 ± 200,9<br />
<br />
411,6 ± 251,6<br />
<br />
409,7 ± 240,7<br />
<br />
LF (ms )<br />
p<br />
2<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
p(1,2) < 0,05; p(2,3) > 0,05; p(3,4) > 0,05<br />
234,5 ± 84,7<br />
<br />
268,6 ± 101,1<br />
<br />
279,9 ± 140,4<br />
<br />
280,3 ± 133,6<br />
<br />
HF (ms )<br />
p<br />
X ± SD<br />
<br />
p(1,2) > 0,05; p(2,3) > 0,05; p(3,4) > 0,05<br />
1,06 ± 0,3<br />
<br />
1,51 ± 0,26<br />
<br />
1,47 ± 0,21<br />
<br />
1,41 ± 0,19<br />
<br />
LF/HF<br />
p<br />
<br />
p(1,2) < 0,05; p(2,3) > 0,05; p(3,4) > 0,05<br />
<br />
Giá trị trung bình của VLF, LF và LF/HF ở thời điểm ngay trước cơn nhanh thất cao<br />
hơn so với thời điểm 30 phút trước cơn. Ngay sau cơn, các giá trị này chưa thay đổi rõ<br />
rệt so với trước cơn. Tại thời điểm 30 phút sau cơn, các giá trị này không khác biệt so<br />
với thời điểm ngay sau cơn nhanh thất.<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình<br />
của BN 64,8 (± 15,5). Nam giới chiếm đa<br />
số (60%). Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn<br />
tính và tăng huyết áp là các bệnh nền hay<br />
gặp nhất. Đa số BN có hội chứng suy tim<br />
<br />
(bảng 1). Các đặc điểm này cũng tương<br />
tự như một số nghiên cứu khác [5].<br />
Một số nghiên cứu trên thế giới cho<br />
thấy giảm BTNT theo thời gian có liên<br />
quan đến sự xuất hiện cơn NNT, ở những<br />
người có cơn nhanh thất BTNT, theo thời<br />
87<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
gian giảm hơn so với những người không<br />
<br />
số còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, khi tăng<br />
<br />
có cơn NNT. Khi khảo sát biến đổi động<br />
<br />
trị số LF, người ta thường quan sát thấy<br />
<br />
của chỉ số BTNT theo thời gian trước và<br />
<br />
hoạt tính giao cảm tăng. Do đó, nhiều tác<br />
<br />
sau cơn nhanh thất chúng tôi thấy: ngay<br />
<br />
giả cho rằng LF đặc trưng nhiều hơn cho<br />
<br />
trước cơn nhanh thất, các chỉ số SDNN,<br />
<br />
thần kinh giao cảm. LF/HF và VLF cũng<br />
<br />
rMSSD và NN50 giảm rõ rệt so với 30 phút<br />
<br />
được coi là những chỉ số phản ánh hoạt<br />
<br />
trước cơn (bảng 2). Các chỉ số BTNT<br />
<br />
tính giao cảm [3, 6]. Kết quả của nghiên<br />
<br />
theo thời gian chủ yếu phản ánh hoạt<br />
<br />
cứu này cho thấy hoạt tính thần kinh giao<br />
<br />
động của thần kinh phó giao cảm. Kết quả<br />
<br />
cảm tăng ngay trước cơn nhanh thất.<br />
<br />
này chỉ ra có sự giảm trương lực phó giao<br />
cảm trước khi xuất hiện cơn NNT không<br />
bền bỉ. Sau cơn NNT không bền bỉ, các<br />
chỉ số này có xu hướng tăng trở lại, tuy<br />
nhiên 30 phút sau cơn NNT, các thông số<br />
này vẫn chưa đạt giá trị tương đương<br />
30 phút trước cơn. Tương tự kết quả của<br />
chúng tôi, Vybiral T khảo sát BTNT ở<br />
những BN có cơn NNT và rung thất bằng<br />
Holter điện tâm đồ 24 giờ nhận thấy các<br />
chỉ số BTNT giảm ở giai đoạn ngay trước<br />
khi xảy ra rối loạn nhịp thất nặng và ở BN<br />
rung thất, các chỉ số này giảm hơn ở BN<br />
có cơn nhanh thất không bền bỉ.<br />
Các chỉ số BTNT theo phổ tần số cũng<br />
phản ánh hoạt động của hệ thần kinh tự<br />
động của tim. Kết quả phân tích BTNT<br />
theo phổ tần số trong nghiên cứu này<br />
cho thấy, ngay trước cơn NNT, giá trị các<br />
chỉ số VLF, LF và LF/HF tăng so với thời<br />
điểm 30 phút trước cơn. Ngay sau cơn<br />
và 30 phút sau cơn, các chỉ số này có xu<br />
hướng giảm so với ngày trước cơn, tuy<br />
nhiên chưa đạt giá trị tương tự như thời<br />
điểm 30 phút trước cơn (bảng 3). Vai trò<br />
sinh lý của các chỉ số BTNT theo phổ tần<br />
88<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
- Giá trị các thông số biến thiên nhịp<br />
tim phản ánh trương lực phó giao cảm<br />
(SDNN, SDANN) giảm ngay trước cơn<br />
nhanh thất so với thời điểm 30 phút trước<br />
cơn.<br />
- Giá trị thông số biến thiên nhịp tim<br />
phản ánh hoạt động thần kinh giao cảm<br />
(VLF, LF, LF/HF) tăng ngay trước cơn<br />
nhanh thất so với thời điểm 30 phút<br />
trước cơn.<br />
- Các thông số này không biến đổi rõ<br />
rệt ngay sau cơn nhanh thất. Ở thời<br />
điểm 30 phút sau cơn, các thông số này<br />
có xu hướng hồi phục nhưng chưa đạt<br />
mức tương đương thời điểm 30 phút<br />
trước cơn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lương Công Thức và CS. Khoảng QT<br />
và biến đổi của nó trước, sau cơn nhanh thất<br />
và mối liên quan với một số đặc điểm cận lâm<br />
sàng ở BN có cơn nhanh thất thoáng qua.<br />
Tạp chí Y - Dược học Quân sự. 2014.<br />
2. Nguyễn Lân Việt Việt. Điều trị một số rối<br />
loạn nhịp tim thường gặp. Thực hành bệnh<br />
tim mạch. 2003, tr.167-219.<br />
<br />