intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biến đổi một số chỉ số biến thiên nhịp tim trong lao động ca kíp ở bộ đội trinh sát kỹ thuật

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm tìm hiểu biến đổi chỉ số biến thiên nhịp tim (BTNT) trong lao động ca kíp ở bộ đội trinh sát kỹ thuật (TSKT). Bài viết nghiên cứu tiến hành trên 15 bộ đội TSKT (thuộc đơn vị X). Ghi điện tim Holter 24 giờ bằng máy MSC 8800 Monitoring - Analysis System trong 1 ngày làm ca ngày và 1 ngày làm ca đêm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biến đổi một số chỉ số biến thiên nhịp tim trong lao động ca kíp ở bộ đội trinh sát kỹ thuật

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> <br /> BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ BIẾN THIÊN NHỊP TIM TRONG<br /> LAO ĐỘNG CA KÍP Ở BỘ ĐỘI TRINH SÁT KỸ THUẬT<br /> Nguyễn Minh Phương*; Nguyễn Tùng Linh*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: tìm hiểu biến đổi chỉ số biến thiên nhịp tim (BTNT) trong lao động ca kíp ở bộ đội<br /> trinh sát kỹ thuật (TSKT). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến hành trên 15 bộ đội<br /> TSKT (thuộc đơn vị X). Ghi điện tim Holter 24 giờ bằng máy MSC 8800 Monitoring - Analysis<br /> System trong 1 ngày làm ca ngày và 1 ngày làm ca đêm. Phân tích chỉ số BTNT theo phổ tần<br /> được tính toán trên phần mềm phân tích điện tim 24 giờ phần mềm Version 5.02. Kết quả: đối<br /> với cả hai ca lao động (ca ngày hay ca đêm), giá trị LFnorm (low frequency) giảm thấp khi ngủ và<br /> tăng cao khi thức và làm việc, đồng thời giá trị HFnorm (high frequency) biến thiên ngược lại,<br /> tăng cao khi ngủ và giảm thấp khi thức và làm việc. Kết luận: khi bộ đội TSKT làm việc ca đêm,<br /> trương lực thần kinh giao cảm tăng cao trong lúc làm việc vào buổi đêm, ngược với nhịp sinh<br /> học bình thường của cơ thể là giảm trương lực thần kinh giao cảm vào buổi tối.<br /> * Từ khóa: Biến thiên nhịp tim; Lao động ca kíp; Nhịp sinh học; Bộ đội trinh sát kỹ thuật.<br /> <br /> The Change of some Heart Rate Variability Indices during WorkShift among Technical Reconnaissance Soldiers<br /> Summary<br /> Objectives: To investigate the changes of heart rate variability indices during work-shifts<br /> among the technical reconnaissance soldiers. Subjects and methods: The study was conducted<br /> on 15 technical reconnaissance soldiers (Unit X). All of subjects were recorded ECG Holter 24<br /> hours using MSC 8800 Monitoring - Analysis System in one day of day-shift and one day of<br /> night-shift. The power spectrum analysis of heart rate variability was calculated on a 24-hour<br /> ECG analysis Software Version 5.02. Results: For both work-shifts whether day-shift or nightshifts, the value of LFnorm was lower during sleep and higher while awake and working, in<br /> contrast, the value of HFnorm was higher during sleep and lower while awake and working.<br /> Conclusion: When the technical reconnaissance soldiers work in the night-shift, the sympathetic<br /> nervous tone rises while working at night, that opposes to the normal circadian rhythm of the<br /> body (sympathetic nervous tone is reduced in the evening).<br /> * Key words: Heart rate variability; Work-shift; Circadian rhythm; Technical reconnaissance soldiers.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hiện nay, lao động ca kíp khá phổ biến<br /> và là một trong những yếu tố liên quan<br /> đến bệnh mạn tính. Lao động ca kíp được<br /> <br /> xác định là thời gian làm việc của người<br /> lao động trong khoảng từ 7 giờ tối đến 9<br /> giờ sáng. Lao động ca kíp là đặc thù lao<br /> động của nhiều ngành nghề khác nhau<br /> như y tế, quân đội, an ninh.<br /> <br /> * Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Phương (phuongk21@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 05/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/02/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 28/02/2017<br /> <br /> 48<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> Một trong những cơ chế ảnh hưởng<br /> đến sức khỏe và gây ra bệnh tật của lao<br /> động ca kíp là do rối loạn nhịp sinh học<br /> ngày đêm, hay mất đồng bộ nhịp sinh<br /> học. Mất đồng bộ nhịp sinh học xảy ra là<br /> do sự không phù hợp giữa nhịp bên ngoài<br /> môi trường với nhịp sinh học bên trong<br /> cơ thể, gây ra mất ổn định các chức năng<br /> sinh lý. Trong lao động ca kíp, cơ thể phải<br /> làm việc vào ban đêm và nghỉ vào ban<br /> ngày, trong khi đó theo nhịp sinh học bình<br /> thường, cơ thể làm việc vào ban ngày và<br /> nghi ngơi ban đêm. Do đó, lao động ca<br /> kíp đã ảnh hưởng nhất định đến nhịp sinh<br /> học của cơ thể. Ở một số người, sau thời<br /> gian làm việc theo ca kíp, cơ thể sẽ có<br /> phản ứng thích nghi điều chỉnh lại nhịp<br /> sinh học cho phù hợp. Tuy nhiên, phần<br /> lớn người lao động phải làm việc theo các<br /> chế độ ca kíp thay đổi và không cố định,<br /> khi đó cơ thể không thể tạo ra được phản<br /> ứng thích nghi, dẫn đến nhịp sinh học bị<br /> rối loạn và mất đồng bộ. Nhịp sinh học có<br /> vai trò quan trọng trong các hoạt động<br /> sinh lý của cơ thể, giữ cho chức năng của<br /> cơ thể cân bằng và bình thường. Khi nhịp<br /> sinh học của cơ thể bị mất đồng bộ hay<br /> rối loạn sẽ làm cho chức năng sinh lý của<br /> cơ thể mất cân bằng, là nguyên nhân gây<br /> ra nhiều bệnh lý khác nhau.<br /> Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự<br /> mất đồng bộ của nhịp sinh học cơ thể<br /> trong lao động ca kíp liên quan đến các<br /> bệnh lý như rối loạn tâm sinh lý, hội<br /> chứng rối loạn chuyển hóa, bệnh đái tháo<br /> đường, ung thư và tim mạch.<br /> Lao động ca kíp cũng là một trong<br /> những nguyên nhân chính gây bệnh lý<br /> tim mạch. Nghiên cứu của Kristensen T.S<br /> cho thấy những người lao động ca kíp có<br /> tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn 40% so<br /> với những người không phải lao động ca<br /> kíp [7]. Thống kê của Boggild H trên<br /> <br /> 5.940 công nhân cũng cho thấy tỷ lệ mắc<br /> bệnh tim mạch ở công nhân lao động ca<br /> kíp cao hơn so với công nhân làm việc ban<br /> ngày, mặc dù tiếp xúc ít hơn với các yếu<br /> tố bất lợi khác như tiếng ồn, nóng… [2].<br /> Hiện nay, bằng kỹ thuật Holter ghi điện<br /> tim 24 giờ, chúng ta có thể theo dõi sự<br /> biến đổi mạch theo thời gian trong ngày,<br /> đồng thời đánh giá biến đổi theo thời gian<br /> nhiều chỉ số BTNT trên điện tim Holter<br /> phản ánh hoạt động của hệ thần kinh tự<br /> động (giao cảm và phó giao cảm). Chẳng<br /> hạn chỉ số LF (low frequency) đánh giá<br /> hoạt động của hệ giao cảm, HF (high<br /> frequency) đánh giá hoạt động của hệ<br /> phó giao cảm, tỷ số LF/HF đánh giá sự<br /> cân bằng chức năng hệ giao cảm và phó<br /> giao cảm. Bằng phân tích và đánh giá các<br /> chỉ số trên điện tim Holter này cho phép<br /> nghiên cứu khá chính xác đặc điểm và<br /> biến đổi nhịp sinh học thông qua đánh giá<br /> hoạt động của hệ thần kinh tự động.<br /> Nghiên cứu này được tiến hành nhằm:<br /> Tìm hiểu sự biến đổi một số chỉ số BTNT<br /> trong lao động ca kíp ở bộ đội TSKT.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến hành trên 15 bộ đội<br /> TSKT khỏe mạnh làm việc tại đơn vị X,<br /> không có bệnh lý tim mạch, thần kinh và<br /> các bệnh lý mạn tính khác. Hiện tại không<br /> có bệnh lý cấp tính nào phải dùng thuốc.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Điện tim Holter 24 giờ được ghi liên<br /> tục trên đối tượng nghiên cứu từ 7 giờ<br /> sáng ngày hôm trước đến 7 giờ sáng<br /> ngày hôm sau bằng máy MSC 8800<br /> Monitoring - Analysis system (Nhật Bản).<br /> Lưu kết quả ghi điện tim Holter trong<br /> thẻ nhớ của máy và nhập vào máy tính.<br /> 49<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> Phân tích chỉ số BTNT trên máy tính<br /> bằng phần mềm Software Version 5.02.<br /> <br /> - HFnorm = (HF/(total power - VLF)) x 100.<br /> (đơn vị n.u).<br /> <br /> * Chỉ số BTNT theo phân tích phổ tần:<br /> - LF (low frequency, từ 0,03 - 0,15 Hz):<br /> giá trị vùng tần số thấp (đơn vị ms2).<br /> - HF (hight frequency, từ 0,15 - 0,40<br /> Hz): giá trị vùng tần số cao, chỉ biểu thị<br /> hoạt động của thần kinh phó giao cảm<br /> (đơn vị ms2).<br /> - Total power = VLF + LF + HF.<br /> <br /> - LF/HF.<br /> Trong các giá trị trên, giá trị LF, LFnorm<br /> phản ánh hoạt động của thần kinh giao<br /> cảm, khi trị số này tăng thường quan sát<br /> thấy kết quả của hoạt động thần kinh giao<br /> cảm.<br /> Các giá trị HF và LFnorm biểu thị hoạt<br /> động thần kinh phó giao cảm.<br /> <br /> Trong đó, VLF (very low frequency):<br /> giá trị vùng tần số rất thấp từ 0 - 0,03 Hz.<br /> <br /> Giá trị LF/HF biểu thị sự cân bằng giữa<br /> thần kinh giao cảm và phó giao cảm.<br /> <br /> - LFnorm = (LF/(total power - VLF)) x<br /> 100 (đơn vị n.u).<br /> <br /> * Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống<br /> kê y sinh học SPSS 12.0 và Prism 5.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu được ghi điện tim Holter 24 giờ trong một ngày làm việc ca<br /> ngày và một ngày làm việc ca đêm (từ 0 - 3 giờ). Phân tích các giá trị LFnorm và HFnorm<br /> theo từng giờ trong ngày. Đồ thị biến thiên các giá trị LFnorm và HFnorm theo thời gian<br /> trong ngày được trình bày trên hình 1 và hình 2.<br /> A<br /> <br /> AB<br /> <br /> Hình 1: Biểu đồ biến thiên giá trị LFnorm trên Holter điện tim ở bộ đội TSKT theo thời<br /> gian trong ngày khi đối tượng làm việc ca ngày (A) và ca đêm (B).<br /> 50<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> Đối với cả hai ca lao động (ca ngày và ca đêm), giá trị LFnorm trên điện tim Holter của<br /> bộ đội TSKT trong thời gian làm việc và thời gian ngoài ca lao động tăng cao hơn so<br /> với thời gian ngủ.<br /> C<br /> <br /> D<br /> <br /> Hình 2: Biểu đồ biến thiên giá trị HFnorm trên Holter điện tim ở bộ đội TSKT theo thời<br /> gian trong ngày khi đối tượng làm việc ca ngày (C) và ca đêm (D).<br /> Đối với cả hai ca lao động, giá trị HFnorm trên Holter điện tim ở bộ đội TSKT trong khi<br /> ngủ tăng cao hơn so với thời gian làm việc và thời gian ngoài ca lao động.<br /> Như vậy, đối với cả hai ca lao động, cho dù là ca ngày hay ca đêm thì giá trị LFnorm<br /> giảm thấp khi ngủ và tăng cao khi thức và làm việc, đồng thời giá trị HFnorm biến thiên<br /> ngược lại, tăng cao khi ngủ và giảm thấp khi thức và làm việc.<br /> 51<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> Bảng 1: Biến đổi một số chỉ số BTNT của bộ đội trong thời gian làm việc và thời<br /> gian ngủ, khi làm việc ca ngày và khi làm việc ca đêm (X ± SD).<br /> Ca ngày (n = 15)<br /> <br /> Các chỉ số<br /> <br /> RR trung bình<br /> LFnorm (n.u)<br /> HFnorm (n.u)<br /> <br /> LF/HF<br /> <br /> Ca đêm (n = 15)<br /> <br /> Trong ca (1)<br /> <br /> Ngủ (2)<br /> <br /> Trong ca (3)<br /> <br /> Ngủ (4)<br /> <br /> 675 ± 25<br /> <br /> 998 ± 24<br /> <br /> 715 ± 27<br /> <br /> 976 ± 24<br /> <br /> p1-2 < 0,001; p3-4 < 0,001; p1-3 > 0,05; p2-4 > 0,05<br /> 58,48 ± 2,87<br /> <br /> 20,62 ± 2,38<br /> <br /> 47,18 ± 2,93<br /> <br /> 17,72 ± 2,83<br /> <br /> p1-2 < 0,001; p3-4 < 0,001; p1-3 < 0,05; p2-4 > 0,05<br /> 60,18 ± 3,83<br /> <br /> 92,28 ± 3,35<br /> <br /> 66,40 ± 2,98<br /> <br /> 87,38 ± 3,75<br /> <br /> p1-2 < 0,001; p3-4 < 0,001; p1-3 < 0,05; p2-4 > 0,05<br /> 0,93 ± 0,08<br /> <br /> 0,24 ± 0,06<br /> <br /> 0,72 ± 0,07<br /> <br /> 0,20 ± 0,05<br /> <br /> p1-2 < 0,001; p3-4 < 0,001; p1-3 < 0,05; p2-4 > 0,05<br /> <br /> Đối với cả hai ca lao động (ca ngày và ca đêm) ở bộ đội TSKT, giá trị RR trung bình<br /> và HFnorm trong thời gian ngủ tăng cao hơn đáng kể so với thời gian trong ca làm việc;<br /> đồng thời giá trị LFnorm và LF/HF trong thời gian ngủ thấp hơn so với thời gian trong ca<br /> làm việc có ý nghĩa (p < 0,001).<br /> So sánh giữa hai ca lao động, giá trị LFnorm và LF/HF của bộ đội TSKT trong ca lao<br /> động khi làm việc ca đêm thấp hơn so với làm việc ca ngày; đồng thời giá trị HFnorm<br /> trong ca lao động khi làm việc ca đêm cao hơn so với làm việc ca ngày.<br /> BÀN LUẬN<br /> Lao động ca kíp là một đặc điểm đặc<br /> thù trong lao động của bộ đội TSKT.<br /> Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lao<br /> động ca kíp gây biến đổi nhịp sinh học<br /> ngày đêm và có liên quan đến một số<br /> bệnh lý như rối loạn chuyển hóa, bệnh lý<br /> tim mạch, tâm thần kinh [2, 4, 6].<br /> Hoạt động của hệ thần kinh tự động có<br /> mang tính chu kỳ ngày đêm rõ rệt. Do<br /> vậy, đánh giá chu kỳ hoạt động của hệ<br /> thần kinh tự động cho phép đánh giá<br /> được nhịp sinh học ngày đêm của cơ thể.<br /> Nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn 15<br /> đối tượng thuộc nhóm nghiên cứu trực<br /> tiếp và ghi điện tim Holter 24 giờ cho các<br /> đối tượng 2 lần, một lần khi đối tượng làm<br /> 52<br /> <br /> việc ca ngày và một lần làm việc ca đêm.<br /> Các chỉ số phân tích theo phổ tần bao<br /> gồm LFnorm và HFnorm được xác định theo<br /> từng giờ trong suốt 24 giờ ghi Holter. Kết<br /> quả nghiên cứu cho thấy giá trị LFnorm<br /> tăng cao trong thời gian làm việc và giảm<br /> thấp nhất khi ngủ, trong khi đó giá trị<br /> HFnorm biểu hiện ngược lại (tăng cao trong<br /> thời gian ngủ và giảm thấp khi làm việc).<br /> Như vậy, cho dù là làm việc ca ngày<br /> hay ca đêm thì quá trình làm việc và thời<br /> gian ngủ đóng vai trò chủ yếu chi phối giá<br /> trị lớn nhất và nhỏ nhất của LFnorm (đặc<br /> trưng cho thần kinh giao cảm) và HFnorm<br /> (đặc trưng cho thần kinh phó giao cảm),<br /> theo đó thần kinh giao cảm trội hơn khi<br /> làm việc và ngược lại thần kinh phó giao<br /> cảm trội hơn khi ngủ.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2