BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐÔNG BẮC Á: MỘT SỐ HỆ LỤY<br />
TRẦN QUANG MINH*<br />
<br />
Biến đổi khí hậu, một trong những hệ<br />
quả nghiêm trọng của quá trình công<br />
nghiệp hóa, đã và đang gây ra những tác<br />
động tiêu cực hết sức nghiêm trọng đe dọa<br />
sự tồn vong của sự sống trên trái đất. Sự<br />
gia tăng nhanh chóng nồng độ các loại khí<br />
nhà kính, đặc biệt là Co2, trong bầu khí<br />
quyển do sử dụng nhiên liệu hóa thạch<br />
trong quá trình công nghiệp hóa của các<br />
nước trong mấy thập kỷ gần đây, được coi<br />
là nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí<br />
hậu hiện nay. Theo Báo cáo đánh giá số 4<br />
(AR4) của Tổ chức liên chính phủ về biến<br />
đổi khí hậu (IPCC), trong thế kỷ XXI con<br />
người sẽ phải đối mặt với những ảnh<br />
hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu,<br />
như: giảm nguồn nước ngọt, sự tuyệt<br />
chủng của một số loài, bão lũ và ngập lụt<br />
do ảnh hưởng của mực nước biển dâng,<br />
khủng hoảng lương thực và sức khỏe. Bốn<br />
khu vực được xác định đặc biệt dễ bị tổn<br />
thương với biến đổi khí hậu là Bắc Cực;<br />
Châu Phi; các quốc gia đảo nhỏ; và các khu<br />
vực đồng bằng châu thổ lớn ở Châu Á, nơi<br />
có nguy cơ cao về nước biển dâng, bão và<br />
lũ sông. Tại Đông Bắc Á, biến đổi khí hậu<br />
được dự báo sẽ tiếp tục gây ra những hệ lụy<br />
nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ tới, với<br />
một số biểu hiện chủ yếu dưới đây:*<br />
Thứ nhất, gây ra các hiện tượng thời tiết<br />
cực đoan. Theo dự báo của IPCC, nhiệt độ<br />
trung bình hàng năm đối với toàn bộ khu<br />
vực Đông Bắc Á sẽ tăng khoảng 3°C vào<br />
Tiến sỹ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông<br />
Bắc Á.<br />
*<br />
<br />
năm 2050 và 5°C vào năm 2080. Tỷ lệ<br />
nóng lên được dự báo thay đổi theo mùa và<br />
thời gian trong ngày, với sự ấm lên trong<br />
mùa đông tăng nhanh hơn trong mùa hè và<br />
sự ấm lên vào buổi đêm tăng nhanh hơn<br />
vào ban ngày. Tần suất, thời gian, cường<br />
độ của các đợt nóng và số lượng những<br />
ngày nóng vào mùa hè, cũng như lượng<br />
mưa, tần suất và cường độ của các trận<br />
mưa cũng được dự báo sẽ tăng lên. Lượng<br />
mưa trung bình tại Nhật Bản, Hàn Quốc,<br />
Đài Loan được dự báo sẽ tăng hơn 10%<br />
trong thế kỷ XXI, đặc biệt là trong những<br />
mùa ấm áp. Sự khác biệt giữa các khu vực<br />
và các mùa về tần suất và cường độ mưa sẽ<br />
tiếp tục gia tăng. Lượng mưa trong mùa hè<br />
(từ tháng 6 đến tháng 9) ở Đông Bắc Á<br />
được dự báo sẽ tăng 17 đến 19%, trong khi<br />
lượng mưa trong mùa đông được dự báo<br />
hoặc không thay đổi hoặc giảm nhẹ.<br />
Đi liền với các hiện tượng thời tiết cực<br />
đoan là nước biển dâng. Dọc theo bờ biển<br />
của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản,<br />
Hàn Quốc, mực nước biển đã tăng lên với<br />
tốc độ nhanh chóng 3,3 mm mỗi năm kể từ<br />
giữa những năm 1980 và với tốc độ 5,0<br />
mm mỗi năm từ năm 1993. Tốc độ mực<br />
nước biển dâng tối đa đã được ghi nhận tại<br />
Kushiro, Hokkaido, tăng 9,3 mm mỗi năm<br />
từ 1970 đến năm 2003. Theo các dự báo về<br />
biến đổi khí hậu, mực nước biển toàn cầu<br />
sẽ tăng thêm từ 0,18 m đến 0,59 m vào<br />
năm 2100. Ở Đông Bắc Á, tốc độ mực<br />
nước biển dâng hàng năm được dự báo sẽ<br />
tăng lên 5 mm mỗi năm trong thế kỷ này.<br />
<br />
52<br />
<br />
Sự gia tăng nhanh của mực nước biển như<br />
vậy đã và đang đe dọa nghiêm trọng khu<br />
vực bờ biển của các nước trong khu vực,<br />
nơi có một bộ phận lớn dân cư sinh sống<br />
và nhiều hoạt động kinh tế quan trọng, đặc<br />
biệt tại Nhật Bản. So với các nước khác,<br />
Nhật Bản có số lượng dân lớn thứ sáu (hơn<br />
30 triệu người) sống trong phạm vi 10 km<br />
tính từ bờ biển. Các thành phố ven biển<br />
của Nhật Bản chiếm khoảng 32% tổng diện<br />
tích, 46% tổng dân số, sản xuất khoảng<br />
47% sản lượng công nghiệp của cả nước.<br />
Nước biển dâng cũng làm trầm trọng thêm<br />
các cơn bão biển, sóng thần, xói mòn bờ<br />
biển... Đây chính là những mối đe dọa lớn<br />
đối với cộng đồng dân cư ven biển và các<br />
hoạt động kinh tế. Trận sóng thần kinh<br />
hoàng tàn phá gần như toàn bộ khu vực<br />
Đông Bắc của Nhật Bản ngày 11/3/2011 là<br />
một trong những ví dụ điển hình về tai họa<br />
thảm khốc do thiên nhiên gây ra.<br />
Tại Hàn Quốc, dấu hiệu rõ nhất của biến<br />
đổi khí hậu là rét đậm vào mùa đông, mưa<br />
kéo dài và số lượng những ngày nắng nóng<br />
gia tăng vào mùa hè. Tuyết dày gần 100<br />
cm đã xảy ra ở tỉnh Gangwon trong tháng 2<br />
năm 2010 (110 cm ở Samcheok và 100 cm<br />
ở Donghae). Tuyết dày nhất trong vòng 80<br />
năm qua cũng đã xảy ra Ulsan làm tê liệt<br />
thành phố này và buộc hãng Motors<br />
Hyundai phải ngừng sản xuất xe hơi (ngày<br />
4 tháng 2). Mật độ tuyết dày nhất 52 cm<br />
trong vòng 60 năm qua cũng đã xảy ra ở<br />
Pohang vào tháng 1 năm 2010. Tuyết dày<br />
25,8 cm đã xảy ra ở Seoul. Đây là trận mưa<br />
tuyết dày nhất kể từ năm 1937. Tháng 2<br />
năm 2010, tại Hàn Quốc đã xảy ra một đợt<br />
rét lạnh kỷ lục nhất (nhiệt độ thấp nhất<br />
xuống dưới âm 20 độ C) đã gây thiệt hại<br />
lớn chưa từng có đối với Thủ đô Seoul<br />
<br />
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2013<br />
<br />
trong vòng 10 năm và thành phố Busan<br />
trong vòng 96 năm. Mưa lớn bất thường<br />
cũng đã xảy ra ở Hàn Quốc trong mùa mưa<br />
năm 2010. Tại Thủ đô Seoul, mưa đã kéo<br />
dài trong suốt 24 ngày trong tháng 8/2010,<br />
dài nhất kể từ khi hệ thống dự báo thời tiết<br />
hiện đại lần đầu tiên được giới thiệu ở đây<br />
vào năm 1908.<br />
Tại Trung Quốc, mùa đông khắc nghiệt<br />
năm 2010 (từ tháng 9 năm 2010 đến tháng<br />
2 năm 2011) đã gây tổn thất lớn chưa từng<br />
thấy cho các tỉnh phía Đông của vùng Sơn<br />
Đông trong vòng 60 năm qua (240.000 cư<br />
dân phải gánh chịu việc thiếu nước và 4<br />
triệu hecta đất có nhu cầu cấp nước). Hạn<br />
hán cũng làm xáo trộn cuộc sống của<br />
người dân và gây thiệt hại cho nhiều ngành<br />
công nghiệp do tình trạng thiếu nước.<br />
Theo các chuyên gia thời tiết, thời tiết<br />
gần đây ở các nước và vùng lãnh thổ Đông<br />
Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan<br />
đã chịu ảnh hưởng của sự nóng lên toàn<br />
cầu. Mưa kéo dài hàng tuần, nhiệt độ mùa<br />
hè nóng bỏng và tuyết rơi kỷ lục trong mùa<br />
đông đều liên quan đến hiện tượng này và<br />
sự ấm lên hơn mức bình thường của Thái<br />
Bình Dương. Trong những năm gần đây,<br />
các quốc gia và vùng lãnh thổ này đã trải<br />
qua những trận mưa cực lớn. Dường như<br />
có những thời kỳ trong năm cả một khu<br />
vực rộng lớn đã bị chìm trong mưa lớn<br />
trong suốt cả tháng và những thiệt hại liên<br />
quan được báo cáo gia tăng hàng ngày.<br />
Thứ hai, đe doạ sức khỏe của con người.<br />
Sức khỏe con người là một trong những<br />
lĩnh vực bị tác động nhiều nhất của biến<br />
đổi khí hậu. Sự thay đổi của khí hậu sẽ kéo<br />
theo những dịch bệnh đối với con người:<br />
bệnh sốt rét, sốt xuất huyết tăng cao đột<br />
biến. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),<br />
<br />
Biến đổi khí hậu ở Đông Bắc Á…<br />
<br />
mỗi năm có khoảng 150.000 người tử vong<br />
do các bệnh như sốt rét, tiêu chảy..., đáng<br />
chú ý một nửa trong số này tập trung ở khu<br />
vực Châu Á - Thái Bình Dương. Biến đổi<br />
khí hậu cũng làm gia tăng nguy cơ mắc<br />
bệnh ở người già, trẻ em. Nhiều dịch bệnh<br />
nguy hiểm mới đã xuất hiện như SARS,<br />
H5N1... Trước sự thay đổi của khí hậu,<br />
việc tìm hiểu về các loại bệnh mới là rất<br />
cần thiết để có những cách phòng chống.<br />
Chết vì nóng, vì bệnh dịch, vì ô nhiễm<br />
không khí - trong tương lai sẽ có thêm<br />
nhiều nạn nhân của biến đổi khí hậu toàn<br />
cầu. Đó là kết luận của một nghiên cứu do<br />
Bộ Môi trường Mỹ thực hiện. Bản báo cáo<br />
này gồm 149 trang vừa được công bố tại<br />
Washington là một trong nhiều phân tích<br />
khoa học mới đây tìm giải đáp cho câu hỏi<br />
sự ấm nóng toàn cầu sẽ tác động đến sức<br />
khỏe của người dân như thế nào. Các nhà<br />
khoa học đã khẳng định rằng những nguy<br />
hại cho sức khỏe con người sẽ tăng lên<br />
cùng với quy mô và tiến độ của biến đổi<br />
khí hậu. Sẽ có thêm nhiều người bị dị<br />
ứng vì mùa đông ấm áp hơn sẽ càng làm<br />
cho phấn hoa bay sớm hơn và lâu hơn. Ô<br />
nhiễm không khí, nguyên nhân chính cho<br />
những bệnh phổi và đường hô hấp, sẽ<br />
tăng thêm.<br />
Biến đổi khí hậu còn tác động đến con<br />
người bằng nhiều cách khác, từ trực tiếp<br />
như nắng nóng, giá rét, lũ lụt và bão đến<br />
gián tiếp như thay đổi chất lượng không<br />
khí, chất lượng nước, mất cân bằng hệ sinh<br />
thái và phá vỡ hệ thống kinh tế xã hội.<br />
Sóng nhiệt và đêm đen nhiệt đới cũng là<br />
nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh cho<br />
con người, nhất là các bệnh truyền nhiễm.<br />
Tại Nhật Bản, theo các mô hình khí<br />
hậu khu vực được dự báo, cường độ các<br />
<br />
53<br />
<br />
đợt nắng nóng đối với Nhật Bản sẽ gia<br />
tăng, và nhiệt độ tăng có thể làm cho tình<br />
trạng già hóa dân số diễn ra nhanh hơn do<br />
sự gia tăng căng thẳng do nóng bức. Nhiệt<br />
độ tăng cũng có thể khuyến khích sự lây<br />
lan của một số bệnh truyền qua vật chủ<br />
trung gian và qua đường nước. Theo một<br />
khảo sát của Viện nghiên cứu bệnh truyền<br />
nhiễm quốc gia Nhật Bản, môi trường sống<br />
của các loại muỗi ở Nhật Bản đang được<br />
mở rộng. Chúng có thể mang theo bệnh sốt<br />
xuất huyết đến tận Hokkaido. Nhiệt độ<br />
tăng cũng có thể mang đến những điều<br />
kiện sinh trưởng tốt hơn cho các loại sinh<br />
vật và ký sinh trùng gây bệnh. Theo một<br />
nghiên cứu y tế quốc gia tập trung vào<br />
tác động của biến đổi khí hậu, Nhật<br />
Bản đã trải qua mức độ cao của các trường<br />
hợp khẩn cấp liên quan đến sự nóng bức.<br />
Các bệnh dị ứng gia tăng cũng như các<br />
bệnh liện quan đến dị ứng phấn hoa cây<br />
Tuyết tùng của Nhật Bản ngày càng trở<br />
nên phổ biến.<br />
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp<br />
tác và Phát triển Kinh tế (OECD), những<br />
thay đổi khí hậu đã không những làm tăng<br />
xác xuất của các trường hợp lũ lụt, đặc biệt<br />
là ngập lụt ở đô thị, mà còn làm tăng tính<br />
chất dễ bị tổn thương từ lũ lụt do mật độ<br />
dân số tăng và tập trung tài sản kinh tế ở<br />
Đông Bắc Á. Kết quả là, xác suất các<br />
trường hợp lũ lụt phát triển thành thảm<br />
họa đã tăng lên và các quốc gia trong khu<br />
vực này sẽ phải đối mặt với chi phí cuộc<br />
sống gia tăng và sự cần thiết phải gia tăng<br />
chi phí bảo hiểm từ các thảm họa "tự nhiên".<br />
Theo ước tính của ABI, thiệt hại liên<br />
quan đến gió được bảo hiểm từ những<br />
cơn bão khắc nghiệt ở Nhật Bản có thể<br />
tăng thua lỗ hàng ngày hiện tại từ 10-14 tỷ<br />
<br />
54<br />
<br />
USD lên 15-20 tỷ USD, tăng 67-70%, nhiều<br />
hơn gấp hai lần các chi phí của mùa bão năm<br />
2004, chi phí đắt đỏ nhất trong vòng 100 năm<br />
qua. Bão là một trong những thảm họa<br />
thiên nhiên chủ yếu ảnh hưởng đến thị<br />
trường bảo hiểm ở Nhật Bản, thị trường<br />
lớn thứ ba trên thế giới. Tính trung<br />
bình, tổng thiệt hại trong ngành công<br />
nghiệp do những cơn bão được bảo hiểm<br />
gây ra ở Nhật Bản lên tới 4 tỷ USD. Tại<br />
Hàn Quốc, số ngày sóng nhiệt (hơn 330C)<br />
trong những năm gần đây là trên 10<br />
ngày/năm, tăng hơn 2 ngày so với mức<br />
trung bình trước đó. Nhu cầu điện lớn nhất<br />
trong mùa hè năm 2010 đã tăng 11,8% lên<br />
70,7 triệu kw so với mức trung bình năm.<br />
Giá rau, thực phẩm đã tăng mạnh do sóng<br />
nhiệt, nóng cháy và mưa lớn trong mùa<br />
thu xảy ra ở các khu vực canh tác nông<br />
nghiệp vùng cao ở Daegwallyeong trong<br />
năm 2010. Giá rau Baechu (hay bắp cải<br />
Trung Quốc) tăng tới hơn 15.000 won<br />
mỗi cái.<br />
Thứ ba, tác động tiêu cực đến sản xuất<br />
nông nghiệp. Theo Chủ tịch Viện Chính<br />
sách Trái Đất, ông Lester Brown, nước dành<br />
cho việc sản xuất lương thực ở Trung Quốc<br />
và Ấn Độ có nguy cơ cạn kiệt khi hiện tượng<br />
ấm lên toàn cầu khiến cho các sông băng tan<br />
chảy. Đây là mối đe dọa khủng khiếp nhất<br />
đối với nông nghiệp toàn cầu.<br />
Sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và<br />
sông Dương Tử ở Trung Quốc được cung<br />
cấp nước bởi những cơn mưa trong mùa<br />
mưa, nhưng trong mùa khô nguồn cung<br />
cấp nước chủ yếu cho chúng là băng ở dãy<br />
Himalaya. Chỉ riêng sông băng Gangotri ở<br />
Himalaya đã cung cấp tới 70% lượng nước<br />
cho sông Hằng trong mùa khô.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2013<br />
<br />
Mùa khô là giai đoạn mà nước trở nên<br />
cần thiết nhất đối với việc tưới tiêu các cánh<br />
đồng lúa gạo và lúa mì - hai loại ngũ cốc<br />
nuôi sống hàng tỷ người trên thế giới. Theo<br />
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu,<br />
nhiều sông băng ở dãy Himalaya có thể<br />
biến mất vào năm 2035. Các nhà khoa học<br />
Trung Quốc cũng ước tính khoảng hai phần<br />
ba sông băng ở vùng cao nguyên Tây Tạng<br />
- Thanh Hải có thể biến mất vào năm 2060.<br />
Sự suy giảm của lượng nước chảy ra từ<br />
sông băng có thể khiến dòng chảy của sông<br />
Hằng, sông Hoàng Hà và sông Dương Tử<br />
thay đổi theo mùa. Trung Quốc và Ấn Độ<br />
sản xuất hơn một nửa sản lượng lúa mì và<br />
gạo của thế giới. Trong khi đó, lưu vực của<br />
ba con sông lớn cung cấp phần lớn lượng<br />
lương thực này. Hàng năm, sông Dương<br />
Tử tưới nước cho khoảng một nửa diện<br />
tích trồng lúa tại Trung Quốc. Trong khi<br />
đó, những cánh đồng còn lại của Trung<br />
Quốc và Ấn Độ được tưới bởi nguồn nước<br />
lấy từ các tầng nước ngầm nước dưới lòng<br />
đất. Do tác động của hoạt động bơm hút,<br />
quá trình mất nước ở đây diễn ra nhanh hơn<br />
quá trình thay thế. Lượng nước dưới lòng<br />
đất ở hai khu vực trồng ngũ cốc chính - cao<br />
nguyên phía bắc của Trung Quốc và khu<br />
vực Punjab của Ấn Độ, đang giảm nhanh.<br />
Nếu mất cả hai nguồn cung cấp nước<br />
chủ yếu cho các kênh thủy lợi, hai quốc gia<br />
này có thể đối mặt với tình trạng thiếu<br />
lương thực, nhất là khi nhu cầu lương thực<br />
ngày càng tăng theo tốc độ phát triển của dân<br />
số. Tại Ấn Độ, nơi mà chỉ hơn 40% trẻ em<br />
dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, nạn đói sẽ gia<br />
tăng và tỷ lệ sống sót của trẻ em sẽ giảm.<br />
Hiểm họa lương thực từ hai nước sẽ<br />
nhanh chóng tác động tới thế giới. Lương<br />
thực được mua bán trên phạm vi toàn cầu<br />
<br />
Biến đổi khí hậu ở Đông Bắc Á…<br />
<br />
và giá lương thực đang leo thang chóng<br />
mặt do nhu cầu đối với chúng tăng không<br />
ngừng. Cách duy nhất để tránh hiểm họa là<br />
loại bỏ những chính sách năng lượng kém<br />
hiệu quả và cắt giảm 80% lượng khí thải<br />
carbon vào năm 2020. Cần phải chấm dứt<br />
việc xây dựng những nhà máy nhiệt điện<br />
sử dụng than đá. Nhưng có một nghịch lý<br />
là Trung Quốc và Ấn Độ lại là hai nước<br />
đang xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện<br />
dùng than đá nhất thế giới.<br />
Ngoài Ấn Độ và Trung Quốc, Pakistan<br />
cũng là nước chịu ảnh hưởng của tình trạng<br />
băng tan. Theo ông Amir Mohammad, cựu<br />
bộ trưởng Nông nghiệp Pakistan, 60%<br />
lương thực của Pakistan phụ thuộc vào<br />
sông Indus. Các sông băng ở Himalaya<br />
cũng cung cấp nước cho dòng sông này.<br />
Tình trạng tan chảy của các sông băng đã<br />
bắt đầu tác động tới dòng chảy của nó.<br />
Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, những thay<br />
đổi trong việc phân bố lượng mưa,<br />
lượng mưa và nhiệt độ gia tăng được dự<br />
báo sẽ có tác động đáng kể đến chất lượng<br />
nước và nguồn nước. Nhiệt độ ấm lên và<br />
sự giảm nguồn nước sẵn có cũng sẽ ảnh<br />
hưởng xấu đến một số hồ nước ngọt, đặc<br />
biệt chất lượng nước có thể sẽ xấu đi và<br />
việc gia tăng nồng độ các chất hóa học<br />
trong nước tăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến<br />
sản xuất và thu hoạch cây trồng, ảnh hưởng<br />
đáng kể đến ngành nông nghiệp của các<br />
quốc gia này.<br />
Trong thực tế, nhiệt độ tăng cao đã ảnh<br />
hưởng tiêu cực đến một số loại cây ăn<br />
quả và các sự cố trái cây bất thường đã<br />
xuất hiện như quả Nho không chuyển màu<br />
đỏ, cùi quả đào chuyển màu nâu... Theo dự<br />
báo của IPCC, năng suất lúa sẽ giảm đến<br />
40% trong các khu vực đồng bằng được<br />
<br />
55<br />
<br />
tưới tiêu ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài<br />
Loan dưới bầu khí quyển có nồng độ CO2<br />
tăng gấp 2 lần mức bình thường.<br />
Thứ tư, tác động tiêu cực đến hệ sinh<br />
thái. Bức ảnh chú gấu Bắc cực cố bám lấy<br />
tảng băng chìm đã trở nên lỗi thời với hiện<br />
tượng trái đất ấm lên. Hiện nay đã xuất<br />
hiện rất nhiều dấu hiệu khác cho thấy hệ<br />
sinh thái của trái đất đang bị suy thoái bởi<br />
sự can thiệp của con người. Theo một báo<br />
cáo được công bố tại Hội nghị quốc tế về<br />
đa dạng sinh học lần thứ 9 do Liên Hợp<br />
Quốc chủ trì tại Đức, sự tuyệt chủng của<br />
các loài động thực vật hàng năm đã làm<br />
mất đi 6% GDP của thế giới, tương đương<br />
với khoảng 2.000 tỉ Euro. Theo đó, nhà<br />
nghiên cứu Pavan Sukhdev, một quan chức<br />
cao cấp của ngân hàng Deutsche Bank, đã<br />
khẳng định sự mất mát của đa dạng sinh<br />
học đang chiếm đến 50% tài nguyên về<br />
kinh tế của các nước nghèo. Trong đó nạn<br />
phá rừng đã dẫn đến sự tuyệt diệt của nhiều<br />
loài động thực vật và là nguyên nhân làm<br />
gia tăng của 20% lượng khí CO2 thải vào<br />
bầu khí quyển.<br />
Các tổ chức quốc tế cũng khẳng định,<br />
tính đến ngày 12/9/2007 đã có 1/4 loài<br />
động vật có vú, 1/8 loài chim, 1/3 loài<br />
lưỡng cư và 70% loài thực vật đang bị đe<br />
dọa xóa sổ. Tại Nhật Bản, mỗi năm người<br />
ta lại nhận thấy sự ra hoa và nở hoa sớm<br />
hơn của cây Anh đào. Đây là một trong<br />
những ví dụ tiêu biểu cho một xu hướng<br />
lớn hơn đang tác động tiêu cực đối với con<br />
người và thiên nhiên ở Nhật Bản. Từ<br />
những loài quý hiếm cho đến cả hệ sinh<br />
thái và từ các hoạt động riêng lẻ cho đến<br />
tổng thể nền kinh tế của đất nước hoa Anh<br />
đào này đều đang chịu sự tác động của<br />
biến đổi khí hậu.<br />
<br />