intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biến đổi khí hậu tác động đến môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

47
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp những thông tin cần thiết để các nhà hoạch định chính sách của Phú Yên đưa ra những giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu vào chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biến đổi khí hậu tác động đến môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên

  1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÖ YÊN. Th.S Nguyễn Hoài Sơn Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Phú Yên I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Việt Nam đang là 1 trong 5 nƣớc chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi sự biến đổi khí hậu. Sự biến đổi khí hậu trong nhiều năm vừa qua đã tác động không nhỏ đến nền nhiệt độ và những vấn đề môi trƣờng của Việt Nam. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng lũ quét, mƣa rất nhiều, giá trị cực thị của bão thay đổi, số ngày nóng thay đổi, bão đang dịch chuyển dần từ phía Bắc vào phía Nam, thiên tai năm sau nhiều hơn năm trƣớc. Trong một công trình nghiên cứu về “Tác động của biến đổi khí hậu với vùng ven biển” – Tiến sỹ Nguyễn Thế Tƣờng, Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam đã đƣa ra những số liệu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam khiến chúng ta không thể thờ ơ. Theo đó: - Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,30C. - Xu thế biến đổi của lƣợng mƣa trên phần lãnh thổ Việt Nam, lƣợng mƣa giảm đi trong tháng 7,8 và tăng lên trong các tháng 9,10,11, hiện tƣợng mƣa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc và Bắc Trung Bộ. - Trong những thập kỷ gần đây, hiện tƣợng ENSO ngày càng có tác động mạnh mẽ đến khí hậu đã đang xảy ra trong khu vực trong đó có Việt Nam. - Mực nƣớc biển dâng lên trung bình 0,435cm đến 0,635cm năm. Từ nghiên cứu thực tế sự biến đổi khí hậu trong nhiều thập niên qua, Tiến sỹ Nguyễn Thế Tƣờng đã đƣa ra dự báo sự biến đổi khí hậu đến năm 2070 nhƣ sau: - Nhiệt độ vùng duyên hải tăng 1,50C và vùng nội địa là 2,50C. - Trên các khu vực, mƣa trong gió mùa đông bắc tăng 0-5% vào mùa khô và 0- 10% vào mùa mƣa. - Nƣớc biển dân cao 45cm. Cùng với những biểu hiện cụ thể về sự biến đổi khí hậu nhƣ đề cập trên. Vấn đề băng tan ở vùng Bắc cực thêm một bằng chứng về sự tác động của biến đổi khí hậu lầm ảnh hƣớng xấu đến cuộc sống của con ngƣời trên hành tinh. Vấn đề này, ông Hendra, điều phối viên Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, khẳng định trƣớc mắt, băng tan sẽ đe dọa hơn 40% dân số toàn thế giới. Mặt khác, biến đổi khí hậu sẽ làm cho năng suất nông nghiệp giảm, thời tiết cực đoan tăng, thiếu nƣớc ngọt trầm trọng trên toàn thế giới, hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng... Chỉ cần dẫn ra một vài thông số nhƣ trên đã cho thấy sự biến đổi khí hậu sẽ tác động và để lại những hậu quả khôn lƣờng cho nhiều hệ tự nhiên đến sự sinh tồn của con ngƣời ở tất cả các quốc gia, dân tộc. Trong đó có Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng cũng không là ngoại lệ. Trên thực tế đây là vấn đề rất lớn của toàn dân, xã hội. Ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết để các nhà hoạch định chính sách của Phú Yên đƣa ra những giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu vào chiến lƣợc tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, 99
  2. trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Phú Yên nói riêng là cần thiết, không thể chậm trễ; phải có những giải pháp cụ thể, đồng bộ; đây cũng là thông điệp mà ngƣời viết tham luận muốn gửi tới cộng đồng vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm. II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở PHÖ YÊN THỜI GIAN QUA 1- Khái quát địa lý tự nhiên Phú Yên nằm chính giữa phần đất Nam Trung Bộ, nên những yếu tố về tự nhiên của Phú Yên gắn chặt với những yếu tố tự nhiên của khu vực. Nhƣng Phú Yên cũng có những đặc điểm tự nhiên rất đáng chú ý. Với toạ độ địa lý từ 12039’10” đến 13045’20” vĩ độ Bắc và 108039’49” đến 109029’20” kinh độ Đông; phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên là: 5.045 km2. Toàn bộ thuộc địa hình khu vực núi cao và trung bình. Phần phía Tây thuộc sƣờn đông của dãy Trƣờng Sơn là núi cao và trung bình từ 500-800m, cá biệt có đỉnh cao 1200-1300m. Địa hình cắt mạch do cấu tạo địa chất và lịch sử phát triển địa chất rất phức tạp. Phần phía đông quốc lộ 1A tới biển Đông chủ yếu là địa hình núi thấp 200-300m và đồi thấp độ cao từ 15-50m. Ngoại trừ một số vùng ven sông Đà Rằng, Sông Cầu có thể coi là địa hình đồng bằng tích tụ với diện tích hạn hẹp. Đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình dốc mạnh từ tây sang đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh bởi nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đƣờng thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hƣởng của khí hậu đại dƣơng. Một năm đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa mƣa. Mùa mƣa từ tháng 9 đến 12 và mùa nắng từ tháng 01 đến 8. Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm 26,4oC, thấp nhất 200C (tháng 1), cao nhất 290C (tháng 6). Nhiệt độ giao động giữa ngày và đêm 7-100C. Số giờ nắng trung bình hằng năm quan trắc đƣợc tại Tuy Hoà là 2.450- 2600 giờ. Tháng có giờ nắng nhiều nhất là tháng 5, ít nhất là tháng 11. Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm khoảng: từ 1.100-1.700 mm/năm, cao nhất 2.497 mm và thấp nhất là 1.268 mm. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 9 kết thúc tháng 12 chiếm từ 70-80% lƣợng mƣa cả năm; từ tháng 01 đến tháng 8 thực tế là những tháng khô hạn. * Độ ẩm tƣơng đối trung bình lớn hơn 80%. Tháng có độ ẩm trung bình lớn nhất là tháng 11: 89%, tháng nhỏ nhất là tháng 5,6:74%; tổng lƣợng bốc hơi trung bình biến đổi từ 1.100-1.500 mm/năm. * Gió: có chế độ 2 mùa rõ rệt: - Gió mùa và gió tín phong, hƣớng gió thịnh hành từ Bắc đến Đông Bắc, Đông và Tây. Ít chịu ảnh hƣởng gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình 2m/s, tốc độ gió mạnh nhất 25-40m/s, tần suất tốc độ gió mạnh nhất 5% là 27÷ 35m/s. 100
  3. Bảng tổng hợp các yếu tố thời tiết tỉnh Phú Yên năm 2012 11 Tháng Nhiệt độ trung Tổng số giờ Tổng lƣợng Độ ẩm trung bình(0C) nắng(giờ) mƣa(mm) bình(%) 1 23,7 194 31,2 84 2 23,0 224 2,2 82 3 25,3 228 5,7 82 4 27,8 264 3,5 82 5 28,9 264 84,5 79 6 29,1 215 132,2 74 7 28,9 271 47,7 72 8 29,2 250 17,9 67 9 27,9 190 210,3 80 10 26,2 186 289,1 83 11 25,8 138 138 88 12 23,5 133 67,3 81 Cả năm 26,6 2557 1039,7 80 Phú Yên có bờ biển dài 189 km và mạng lƣới thuỷ văn dày đặc với trên 50 con sông suối lớn nhỏ; tiêu biểu là những hệ thống sông lớn nhƣ sau: * Sông Ba còn gọi là sông Eapa ở thƣợng nguồn và Sông Đà Rằng ở hạ lƣu. Sông Ba bắt nguồn từ núi Ngọc Rô cao trên 1500m ở tỉnh Kon Tum, sau đó chảy qua Gia Lai, chảy về Phú Yên rồi đổ ra cửa biển Đà Diễn. Sông Ba là con sông lớn của miền Trung, diện tích lƣu vực 13.220km2, vào địa phận Phú Yên chỉ còn 2.420 km2 chiếm 18,3% diện tích lƣu vực. Toàn sông có chiều dài 360 km, phần chảy qua địa phận Phú Yên có chiều dài 90 km, ảnh hƣởng lớn đến khí hậu trong vùng và cung cấp lƣợng phù sa lớn bồi đắp nên vùng đồng bằng Tuy Hoà màu mỡ. Lƣu lƣợng mùa lũ đạt tới 1860 m3/s, mùa kiệt 12,5m3/s. Biên độ giao động mực nƣớc là 4,71m, cao nhất tháng 11/1986 là 7,24m, thấp nhất là tháng 5/1978 là 2,63m. Phần cửa sông luôn luôn bị ảnh hƣởng của thuỷ triều, ranh giới nƣớc mặn xâm nhập thay đổi theo mùa và lấn sâu thƣờng từ 3-4km. Phần thƣợng lƣu chứa nƣớc nhạt là nguồn cung cấp thƣờng xuyên đáng kể cho các phức hệ địa chất thuỷ văn trong lƣu vực. Hệ thống sông Ba ngoài sông chính còn có một số phụ lƣu quan trọng khác là sông Hinh, sông Cà Lúi, sông Krông Năng, sông Con. * Sông Kỳ lộ còn gọi là sông La Hiên ở thƣợng nguồn và sông Cái ở hạ lƣu. Sông Kỳ Lộ bắt nguồn trên dãy núi cao giáp giới giữa Bình Định và Gia Rai. Đây là con sông (11) Nguồn: Cục thống kê Phú Yên. Niên giám thống kê năm 2012 101
  4. lớn thứ hai trong tỉnh, có chiều dài 120 km và lƣu vực là 1.590 km2 . Riêng phần trong tỉnh có chiều dài 76 km và diện tích lƣu vực là 1.560 km2.. Sông phát triển trên diện tích địa hình bị phân cách mạnh mẽ, phần thƣợng nguồn đang bị xâm thực lòng sông hẹp và dốc. Phần hạ lƣu bằng phẳng hơn nhƣng do địa hình dốc nên vẫn bị xói mòn xâm thực. Mùa mƣa sông thƣờng bị ngập, nƣớc chảy mạnh và lƣu lƣợng lớn. Mùa khô lƣu lƣợng nƣớc chảy qua hạn chế và các nhánh suối hầu nhƣ khô nƣớc. * Sông Bàn Thạch còn gọi là sông Bánh lái ở thƣợng nguồn và sông Đà Nông ở hạ lƣu, chiều dài của dòng sông này là 68 km. Sông Bánh Lái bắt nguồn từ dãy núi cao phía tây huyện Tây Hoà, do ba nhánh hợp thành là suối Đá Đen, sông Trong và sông Mới. Diện tích lƣu vực sông là 590 km2. * Sông Cầu là con sông nhỏ hoàn toàn nằm trong địa phận tỉnh nhà, có chiều dài 28 km, sông này bắt nguồn từ dãy núi cao giáp giới giữa Bình Định và Phú Yên rồi đổ ra biển ở Vùng Chào. Ngoài những hệ thống sông chính nêu trên còn có các sông nhỏ; các nhánh suối trực tiếp đổ ra biển Đông. Các suối nhỏ chỉ hoạt động vào mùa mƣa, là một trong những miền thoát nƣớc trực tiếp của các lƣu vực. Hết mùa mƣa hoặc giữa mùa khô nƣớc ở đây hầu nhƣ không còn. Nhìn chung mạng sông suối khu vực tỉnh Phú Yên phát triển khá dày đặc, mùa mƣa các suối hoạt động mạnh mẽ, mùa khô kéo dài nên phần lớn suối nhỏ khô cạn. 2. Biến đổi khí hậu tác động đến môi trƣờng Là tỉnh có sự đa dạng về địa hình, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, các thành phần tài nguyên thiên nhiên tạo nên môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, những năm gây đây tác động của biến đổi khí hậu đã làm cho môi trƣờng sinh thái ở Phú Yên trở nên khắc nghiệt hơn. Biểu hiện rõ nhất là thƣờng bị ảnh hƣởng do thiên tai nhƣ lũ, lụt, hạn hán, dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng và cả đối với con ngƣời cũng có xu hƣớng tăng lên. Cùng với đó, nhiều hiện tƣợng thiên nhiên bất thƣờng khác nhƣ thời tiết nóng dài ngày hoặc lạnh cũng thƣờng xảy ra ở Phú Yên những năm gần đây. Nguyên nhân chính là do những tác động của biến đổi khí hậu gây nên. Bên cạnh đó, các hoạt động thiếu ý thức của con ngƣời nhƣ chặt phá rừng bừa bãi, khai thác cát sạn, đất đá “vô tội vạ”; trong đánh bắt, thuỷ hải sản sử dụng nhiều ngƣ cụ, hoá chất làm cạn kiệt tài nguyên và huỷ diệt sự đa dạng sinh học. Hậu quả nặng nề do nạn lũ lớn tháng 11/2009 làm chết nhiều ngƣời, thiệt hại nhiều tài sản của nhà nƣớc và nhân dân ở huyện Đồng Xuân; dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra ở hai vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh là huyện Đông Hoà và thị xã Sông Cầu; sự giảm sút về đa dạng sinh học ở Đầm Ô Loan; sự vi phạm về việc chôn hoá chất độc hại ở Nhà máy chế tạo và sản xuất ô tô ở Tuy An, ô nhiễm môi trƣờng ở khu công nghiệp Hoà An…, đều có nguyên nhân từ sự thiếu ý thức bảo vệ môi trƣờng; sự quản lý, xử lý vi phạm chƣa kịp thời, nghiêm minh của ngành chức năng đã làm cho môi trƣờng ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái, ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của các tầng lớp nhân dân. Những năm gần đây cùng với tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá. Với sự ra đời của hàng loạt khu công nghiệp nhƣ: Bắc Sông Cầu, Nhà máy chế tạo và sản xuất ô tô ở Tuy An, nhà máy sản xuất ximăng, khu công nghiệp An Phú, nhà máy đóng tàu ở Đông Tác, khu công nghiệp Hoà Hiệp; kho xăng dầu và cảng biển Vũng Rô; các nhà máy chế biến mía đƣờng, chế biến tinh bột săn đƣợc xây 102
  5. dựng ở Đồng Xuân, Sơn Hoà, Tây Hoà và Sông Hinh đã tạo những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế nhƣng cũng tiềm ẩn không ít những ảnh hƣởng xấu tác động đến môi trƣờng. Mặt khác, khi xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhƣ Sông Ba Hạ, Sông Hinh, thuỷ điện đập đá Đen (vực Phun), thuỷ điện ở đập Hàn và khai thác đất, đá để phục vụ các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng…, ngƣời ta đã chuyển dịch những khối lƣợng đất đá rất lớn làm biến dạng địa hình địa mạo; diện tích rừng tự nhiên, nhất là rừng đầu nguồn bị tàn phá nặng nề đã ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Hiện tại chƣa có đủ cơ sở khoa học để đánh giá đúng những hậu quả lâu dài về sau của sự tác động ấy… Môi trƣờng ở Phú Yên sẽ tiếp tục bị ô nhiễm, bị suy thoái nghiêm trọng do áp lực dân số tăng nhanh dẫn đến đô thị hoá và giãn dân. Mặt khác do xuất phát điểm kinh tế thấp nên việc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Phú Yên là một yêu cầu cấp bách. Chính việc này đã dẫn đến đất, biển, rừng sẽ đƣợc khai thác ngày càng nhiều hơn, nhu cầu về khoáng sản, năng lƣợng sẽ tăng nhanh khiến cho môi trƣờng thành thị, nông thôn ở Phú Yên sẽ ngày càng bị ô nhiễm. Và điều này đồng nghĩa với việc làm cho sự biến đổi khí hậu càng thêm nhanh và trầm trọng hơn. Đây là một thực tế không chỉ diễn ra ở Phú Yên mà ở nhiều tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trƣớc thực tế này cần có những giải pháp từ mỗi địa phƣơng trong khu vực, góp phần cùng cả nƣớc hạn chế thấp nhất sự tác động của biến đổi khí hậu. III. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MÔI TRƢỜNG Ở PHÖ YÊN Bảo vệ môi trƣờng trƣớc biến đổi khí hậu bao gồm nhiều nội dung từ việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn các tác động gây huỷ hoại và chống ô nhiễm môi trƣờng, phục hồi các tổn thất, không ngừng cải thiện tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và chất lƣợng môi trƣờng, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao tuổi thọ của nhân dân, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bảo vệ môi trƣờng trƣớc biến đổi khí hậu, trách nhiệm này không phải của riêng ai. Trong phạm vi một bài tham luận chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: 3.1- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận cho cộng đồng bắt đầu từ mỗi ngƣời dân về trách nhiệm và lợi ích trong xây dựng ý thức giữ gìn môi trƣờng, tích cực tham gia bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ sự đa dạng sinh học. Hạn chế thấp nhất việc tàn phá thiên nhiên và khí thải ra môi trƣờng. Sự tham gia bảo vệ môi trƣờng của cộng đồng sẽ góp phần giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống của con ngƣời. 3.2- Các cấp chính quyền và các ngành chức năng cần tăng cƣờng các hoạt động thiết thực để thực hiện triệt để Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 và các văn bản liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về quy chế bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý của nhà nƣớc đối với các hệ sinh thái. 3.3- Kịp thời sơ kết, tổng kết, nhân rộng điền hình tiên tiến gƣơng cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời có biện pháp chế tài đủ mạnh để xử lý, răn đe những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trƣờng. 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2