Hội thảo lần 1: "Xây dựng Kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm<br />
nhẹ tác động do biến đổi khí hậu", Đồ Sơn, ngày 14-15/8/2008<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP VÀ<br />
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG<br />
ThS.Phạm Minh Thoa, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp<br />
TS. Phạm Mạnh Cường, Chuyên viên Cục Lâm nghiệp<br />
<br />
1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp<br />
1.1 Giới thiệu chung về lĩnh vực lâm nghiệp<br />
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù có vị trí kinh tế, xã hội và<br />
môi trường rất quan trọng, là một phần không thể tách rời khỏi nông nghiệp, nông<br />
thôn và nông dân Việt Nam. Hiện tại ngành lâm nghiệp quản lý sử dụng hơn một<br />
nửa lãnh thổ đất nước, liên quan trực tiếp đến đời sống của khoảng 25 triệu đồng<br />
bào, trong đó có 7 triệu đồng bào dân tộc thiểu số. Nói đến lâm nghiệp là nói đến<br />
rừng và nghề rừng. Lâm nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các khâu,<br />
từ trồng, chăm sóc, bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên đến khai thác, bảo quản, chế<br />
biến và tiêu thụ sản phẩm, vv…Rừng là yếu tố cơ bản của môi trường tự nhiên, góp<br />
phần quan trọng vào phát triển bền vững đất nước, vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn<br />
định xã hội và an ninh quốc phòng. Rừng đóng một vai trò không thể thiếu trong<br />
việc cung cấp các sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và xã hội, bảo vệ<br />
môi trường sống, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bền vững cảnh quan và góp<br />
phần bảo vệ an ninh quốc gia, tạo việc làm cho nhân dân, nhất là người dân miền<br />
núi, góp phần xoá đói giảm nghèo. Nếu như trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, rừng<br />
là căn cứ địa kháng chiến, là vành đai bảo vệ biên giới, thì trong công cuộc xây<br />
dựng đất nước, rừng là vành đai phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, là tư liệu<br />
sản xuất chính trong lâm nghiệp, là công cụ chống ô nhiễm, bảo vệ môi sinh, là<br />
nguồn sinh thủy cho sản xuất và phục vụ đời sống.<br />
Tài nguyên rừng ở Việt Nam rất phong phú đa dạng. Việt Nam có 11.373 loài<br />
thực vật thuộc 2.524 chi và 378 họ (30% trong số này là loài đặc hữu), 224 loài thú,<br />
838 loài chim và 258 loài bò sát. Các hệ sinh thái rừng của Việt Nam rất đa dạng<br />
với nhiều kiểu rừng, đầm lầy và sông suối, vv…tạo nên môi trường sống cho<br />
khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên toàn cầu. Nhiều loài động, thực vật độc<br />
đáo chỉ tìm thấy ở Việt Nam. Việt Nam là quê hương của 3% các loài hoang dã<br />
có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu. Do đó, Việt Nam là một trong các quốc gia<br />
có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, được công nhận là một quốc gia cần<br />
được ưu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Tính đến tháng 12 năm 2006, sau hơn 8 năm<br />
thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã trồng mới được 1,64 triệu ha, khoanh<br />
nuôi xúc tiến tái sinh và trồng bổ sung 1,04 ha, khoán chăm sóc bảo vệ trung bình<br />
mỗi năm là 2,471 ha, trồng được tổng số 1,6 tỷ cây phân tán, giải quyết việc làm<br />
cho 470.874 hộ gia đình. Trong giai đoạn 1996-2007, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ<br />
của Việt Nam đã liên tục tăng từ 61 triệu USD năm 1996 lên gần 2,5 tỷ USD năm<br />
2007.<br />
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br />
thì độ che phủ của rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng từ 43,7 % (14,3 triệu ha) năm<br />
1943 xuống còn 28 % (9,3 triệu ha) vào năm 1993. Sau nhiều nỗ lực, tính đến thời<br />
1<br />
<br />
Hội thảo lần 1: "Xây dựng Kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm<br />
nhẹ tác động do biến đổi khí hậu", Đồ Sơn, ngày 14-15/8/2008<br />
<br />
điểm 31/12/2007, độ che phủ của rừng đạt 38,2% (tương ứng với diện tích rừng là<br />
12,87 triệu ha) trong đó có 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,55 triệu ha rừng trồng<br />
(Bộ NN và PTNT, 2008). Diện tích rừng bình quân trên đầu người ở Việt Nam hiện<br />
là 0,15 ha/người. Mặc dù diện tích rừng tăng lên từ năm 1995 đến 2007 về số lượng<br />
nhưng trữ lượng và chất lượng rừng nhìn chung giảm, nhiều cánh rừng tự nhiên trở<br />
thành rừng nghèo. Theo số liệu báo cáo của Chương trình Điều tra, theo dõi diễn<br />
biến tài nguyên rừng toàn quốc chu kỳ III (2001-2005) thì hiện nay rừng tự nhiên<br />
chỉ có 9% là rừng giàu (trữ lượng trên 150 m3/ha), 33% rừng trung bình (trữ lượng<br />
80-150 m3/ha) và khoảng 58% rừng nghèo (trữ lượng dưới 80 m3/ha). Rừng tự<br />
nhiên giàu và trung bình chủ yếu chỉ còn ở vùng núi cao, địa hình hiểm trở, giáp<br />
biên giới Việt - Lào thuộc vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung Bộ. Đa dạng<br />
sinh học và các chức năng dịch vụ môi trường của rừng bị đe dọa. Mặc dù số lượng<br />
loài còn tương đối cao, nhưng tổng số cá thể của nhiều loài lại rất thấp, thậm<br />
chí có nguy cơ bị tuyệt chủng. Rừng và nghề rừng chưa thực sự phát huy hết vai<br />
trò quan trọng vốn có của nó, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất và<br />
đời sống. Theo thống kê, hiện nay 80% nguyên liệu gỗ phục vụ cho công nghiệp<br />
chế biến lâm sản vẫn còn phải nhập từ nước ngoài. Hệ thống chính sách tuy đã khá<br />
đủ nhưng còn nhiều bất cập, mâu thuẫn, chưa phù hợp với thực tiễn rất đa dạng ở<br />
các vùng miền, chưa thật sự tạo động lực để toàn dân tích cực tham gia quản lý bảo<br />
vệ và phát triển rừng bền vững.<br />
Địa bàn lâm nghiệp chủ yếu là địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa, tập<br />
trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, cơ sở hạ tầng thấp kém thiếu đồng bộ với<br />
lực lượng lao động tương đối đông nhưng đại đa số còn rất nghèo, trình độ dân trí<br />
chưa cao. Chính vì vậy, mọi tác động xấu đối với lâm nghiệp sẽ ảnh hưởng rất<br />
lớn đến đời sống của đại đa số đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và<br />
tác động mạnh đến phát triển kinh tế, ổn định xã hội và an ninh lương thực của<br />
quốc gia. Có rất nhiều yếu tố tác động xấu đến lâm nghiệp và một trong những<br />
yếu tố đó là biến đổi khí hậu.<br />
1.2 Tác động của biến đổi khí hậu tới lâm nghiệp<br />
Theo số liệu quan trắc, trong những năm vừa qua thời tiết nước ta đã có những<br />
biến động bất thường và có mối quan hệ chặt chẽ với những thay đổi lớn của khí<br />
hậu toàn cầu. Sự biến động phức tạp của thời tiết có thể gây ra nhiều hậu quả khác<br />
nhau. Có thể nêu ra đây hai nhóm hiện tượng thời tiết cực hạn quan trọng nhất.<br />
Trước hết đó là khả năng tăng tần suất và mức độ gây hại của các hiện tượng thiên<br />
tai như bão, lũ lụt. Mưa, lũ tăng lên đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ ngập lụt ở các<br />
vùng trũng vốn thường xuyên bị ngập, gây chua úng, xói lở đất, trượt lở đất trên<br />
diện rộng, làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đến tài nguyên thiên nhiên và cuộc<br />
sống của con người. Hiện tượng thời tiết cực hạn quan trọng thứ hai chính là hạn<br />
hán. Hạn hán đã gây nhiễm mặn, nhiễm phèn ở vùng đồng bằng ven biển đe dọa<br />
trực tiếp tới sự phát triển và tính đa dạng sinh học của rừng ngập mặn và rừng tràm<br />
đồng thời làm tăng nguy cơ cháy rừng. Đối với sản xuất lâm nghiệp, đây là loại<br />
thiên tai tồi tệ nhất, xảy ra ngày càng nghiêm trọng với tần suất và quy mô ngày<br />
càng lớn gây nhiều thiệt hại và kéo dài dai dẳng . Như vậy, hai yếu tố liên quan chặt<br />
chẽ tới biểu hiện của biến đổi khí hậu là nhiệt độ và lượng mưa.<br />
2<br />
<br />
Hội thảo lần 1: "Xây dựng Kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm<br />
nhẹ tác động do biến đổi khí hậu", Đồ Sơn, ngày 14-15/8/2008<br />
<br />
Theo báo cáo về Biến đổi khí hậu và Phát triển con người ở Việt Nam của<br />
Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP, 2007,), từ năm 1900 đến năm<br />
2000, mỗi thập kỷ, nhiệt độ trung bình ở Viêt Nam tăng 0,1 0C. Mùa hè trở nên<br />
nóng hơn, với nhiệt động trung bình tăng 0,1-0,3 0C/thập kỷ. So với năm 1990,<br />
nhiệt độ trung bình năm 2050 sẽ tăng 1,4-1,5 0C và nhiệt độ trung bình năm 2100 sẽ<br />
tăng 2,5-2,8 0C. Đất liền sẽ là nơi có nhiệt độ cao nhất. So với năm 1990, lượng<br />
mưa trung bình hàng năm sẽ tăng 2,5-4,8 % vào năm 2050 và 4,7-8,8% vào năm<br />
2100. Lượng mưa tăng cao nhất ở phía Bắc Việt Nam và thấp nhất ở đồng bằng<br />
Nam bộ. Lượng mưa sẽ tập trung hơn vào các tháng mùa mưa, hạn hán sẽ nghiêm<br />
trọng hơn vào mùa khô. Biến đổi khí hậu đã và đang làm cho lượng mưa thay đổi<br />
bất thường và rất khác nhau theo mùa và theo vùng (Schaefer, 2003). Lượng mưa<br />
hàng tháng đã giảm ở hầu hết các vùng trong cả nước vào tháng 7 và 8, tăng lên vào<br />
tháng 9, 10 và 11 (Bộ TN và MT, 2003).<br />
Sự biến động của thời tiết Việt Nam có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến<br />
rừng và nghề rừng. Có thể nêu ra hai khía cạnh quan trọng nói lên mối tương tác<br />
giữa biến đổi khí hậu và lâm nghiệp.<br />
Thứ nhất<br />
Sự phát triển chưa bền vững của rừng và nghề rừng lại đã và đang góp phần<br />
làm tăng thêm tính cực đoan của khí hậu thời tiết Việt Nam.<br />
Mất rừng làm tăng 15% phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Mất rừng,<br />
suy thoái rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp ước tính làm<br />
phát thải 19,38 triệu tấn CO2, chiếm 18,7 % tổng lượng khí phát thải ở Việt<br />
Nam (Vietnam Initial NatCom, 2003). Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy<br />
trong mùa khô độ ẩm của đất ở các vùng không có cây che phủ chỉ bằng 1/3 so<br />
với độ ẩm của đất ở những nơi có rừng che phủ. Tại một số nơi không có rừng<br />
che phủ, nhiệt độ trên mặt đất có thể lên tới 50 – 600 C vào buổi trưa hè. Những<br />
đặc điểm cơ lý của đất như độ tơi xốp, độ liên kết, độ thấm, hàm lượng các chất<br />
dinh dưỡng và hàm lượng vi sinh bị giảm đi đáng kể, đất trở nên khô, cứng, bị<br />
nén chặt, không thích hợp cho trồng trọt. Hàng triệu ha đất trống, đồi trọc đã<br />
mất rừng lâu năm, đất mặt bị biến đổi cấu tượng và lý hoá tính, trở nên dễ bị<br />
xói mòn, rửa trôi, tích tụ sắt nhôm gây nên hiện tượng kết von và đá ong hóa,<br />
khả năng sản xuất nông lâm nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng.<br />
Thứ hai<br />
Sự biến động phức tạp của thời tiết đang và sẽ gây ra nhiều tác hại tới rừng<br />
và nghề rừng. Biến đổi khí hậu đe dọa tới đa dạng sinh học rừng, làm tăng nguy<br />
cơ mất rừng, nguy cơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp và do đó<br />
làm tăng nguy cơ phát thải khí nhà kính. Nhiệt độ tăng, lượng mưa giảm sẽ làm<br />
tăng nguy cơ cháy rừng, tăng dịch bệnh và làm giảm khả năng chống chọi của<br />
các hệ sinh thái rừng trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu sẽ<br />
làm thay đổi tổ thành và cấu trúc của một số hệ sinh thái rừng, buộc các loài<br />
phải di cư và tìm cách thích ứng với điều kiện sống mới. Biến đổi khí hậu sẽ<br />
làm tăng nguy cơ tuyệt chủng một số loài động thực vật, gây khó khăn cho<br />
công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Một số loài nếu không thích nghi được với<br />
môi trường sống mới thì mãi mãi sẽ biến mất khỏi hành tinh. Theo dự báo, năm<br />
3<br />
<br />
Hội thảo lần 1: "Xây dựng Kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm<br />
nhẹ tác động do biến đổi khí hậu", Đồ Sơn, ngày 14-15/8/2008<br />
<br />
2070, các loài cây nhiệt đới vùng núi cao sẽ có thể sống được ở độ cao 100-550<br />
m và dịch lên phía bắc 100-200 km (Vietnam Initial NatCom, 2003). Tuy<br />
nhiên, điều này phải được quan tâm nghiên cứu kỹ hơn, vì theo tự nhiên, một<br />
loài thực vật phải mất ít nhất 100 năm mới có thể sống và phát triển thành quần<br />
thể ở một nơi cách quê hương của nó chỉ có 1 km.<br />
Sự biến động phức tạp của thời tiết có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau,<br />
liên quan rất mật thiết đến hiện trạng tài nguyên rừng và có ảnh hưởng tới các<br />
vùng với những mức độ khác nhau.<br />
Đối với vùng núi và trung du phía Bắc: Độ che phủ trung bình của rừng ở<br />
khu vực này hiện nay khoảng 44,2% (Cục Kiểm Lâm, 31/12/2006). Tuy nhiên,<br />
độ che phủ này không đồng đều, thấp nhất là Hà Tây (7,4%), cao nhất là Tuyên<br />
Quang (61,8%). Mặc dù đã có nhiều dự án trữ nước được thực hiện, song do<br />
độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt mạnh nên phần lớn các hồ chứa nước đều có<br />
quy mô nhỏ. Thêm vào đó, do độ che phủ của rừng không đồng đều và chất<br />
lượng rừng không cao nên trong những năm có lượng mưa nhỏ, việc phòng<br />
chống hạn không có mấy hiệu quả.<br />
Đối với vùng ven biển Trung Bộ: Độ che phủ của rừng trung bình tại vùng<br />
này khoảng 44,4 %. Do địa hình phức tạp với các dãy núi cao chạy sát biển,<br />
xen kẽ với những đồng bằng nhỏ hẹp chịu ảnh hưởng nhiều của các đợt gió<br />
mùa nóng và khô , lượng mưa thấp nên điều kiện khí hậu của khu vực này khắc<br />
nghiệt nhất toàn quốc. Độ che phủ của rừng không đồng đều, lưu vực sông<br />
ngắn và dốc đã hạn chế khả năng điều tiết dòng chảy của hệ thống tưới tiêu và<br />
sông ngòi, dễ gây ra lũ lụt nhanh, bất ngờ và hạn hán kéo dài. Do vậy sản xuất<br />
lương thực gặp rất nhiều khó khăn và đời sống của nhân dân luôn ở trong tình trạng<br />
phải đối phó với thiên tai. Khu vực này cũng được coi là khu vực trọng điểm trong<br />
Chương trình hành động quốc gia chống hoang mạc hoá.<br />
Đối với vùng Tây Nguyên: Đây là vùng đất bazan rộng lớn nhất Việt Nam. Loại đất<br />
bazan thường dễ hấp thụ nước và do có độ che phủ trung bình của rừng cao nhất nước<br />
(54,5%) nên nguồn nước ngầm ở đây còn khá dồi dào. Tuy vậy, khí hậu bất thường trong<br />
các năm 1993, 1998, 2004 và sự khai thác quá mức nguồn nước cho trồng cây công<br />
nghiệp đã gây nên sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa nước mặt và nước ngầm, giữa khả<br />
năng cung cấp nước tưới và yêu cầu phát triển sản xuất. Nguy cơ cháy rừng, mất rừng do<br />
nạn khai thác lậu và lấy đất trồng cây ngắn ngày vẫn đang là vấn đề bức xúc đối với<br />
ngành lâm nghiệp ở địa bàn đầu nguồn các con sông lớn và còn diện tích rừng tự nhiên<br />
lớn nhất cả nước này.<br />
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long: Đây là vùng có độ che phủ trung<br />
bình thấp nhất cả nước (12,1%). Nhiều nơi vùng châu thổ sông Mê Công bị tác<br />
động của phèn hoá ngày càng nặng do các khu rừng tràm bị phá hoại nghiêm trọng<br />
để lấy đất sản xuất nông nghiệp. Nhiều khu rừng ngập mặn cũng đã bị phá huỷ để<br />
làm hồ nuôi tôm. Việc phá huỷ lớp phủ bề mặt đã làm giảm khả năng giữ nước của<br />
đất, tạo điều kiện để các tầng nhiễm mặn dưới sâu xâm nhập dần lên bề mặt đất, gây<br />
mặn hóa, phèn hoá toàn bộ tầng đất mặt, làm chết nhiều loại cây trồng và thuỷ sản.<br />
Trong vòng nửa thế kỷ qua, hầu như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đều trải<br />
qua những biến đổi lớn về khí hậu và thời tiết. Sự biến đổi khí hậu ngày càng<br />
4<br />
<br />
Hội thảo lần 1: "Xây dựng Kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm<br />
nhẹ tác động do biến đổi khí hậu", Đồ Sơn, ngày 14-15/8/2008<br />
<br />
phức tạp đã dẫn tới hậu quả là thiên tai ngày một thường xuyên và nghiêm<br />
trọng hơn. Có thể liệt kê mấy loại thiên tai có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất<br />
lâm nghiệp:<br />
Hạn hán: Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), châu Á là khu vực bị<br />
thiên tai nặng nề nhất trong vòng 50 năm qua, trong đó thiệt hại về tài sản do<br />
hạn hán gây ra đứng thứ ba sau lũ và bão. Có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau để<br />
đánh giá hạn hán. Tuy nhiên, trên quan điểm nông nghiệp có thể thấy hạn hán<br />
thường xảy ra vào mùa khô, nắng nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa<br />
nhiều lần, đã làm cây trồng khô héo nhanh chóng, làm tăng nguy cơ cháy rừng<br />
và làm chết cây hàng loạt. Đối với sản xuất lâm nghiệp, đây là loại thiên tai tồi<br />
tệ nhất, xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn, với tần suất và quy mô ngày càng<br />
lớn hơn, gây nhiều thiệt hại và kéo dài dai dẳng nhất.<br />
Ở nước ta, hạn hán xảy ra ở rất nhiều nơi với những thiệt hại ngày càng<br />
lớn hơn. Hạn hán và nắng nóng đã gây ra cháy rừng. Có thể kế ra đây một số<br />
đợt hạn hán nghiêm trọng nhất. Đó là đợt hạn hán 1997-1998. Riêng 6 tháng<br />
đầu năm 1998 có 60 vụ cháy rừng ở Đồng Nai (làm mất 1.200 ha) và ở Đắc Lắc<br />
(làm mất 316 ha). Đợt khô hạn từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1998 đã làm 11.370<br />
ha rừng bị cháy. Theo ước tính, thiệt hại tổng cộng trong cả nước lên tới trên<br />
5.000 tỷ đồng.Cháy rừng đã làm huỷ hoại nhiều cánh rừng trên đất nước.<br />
Khoảng 5 triệu ha rừng bị liệt vào loại dễ cháy ở bất cứ mùa nào trong năm.<br />
Trong số diện tích rừng hiện có, 56% dễ bị cháy trong mùa khô. Mỗi đe doạ<br />
cháy rừng lớn nhất là rừng thông ở vùng cao nguyên Trung Bộ và rừng tràm ở<br />
châu thổ sông Mê Công. Trong mùa khô 1997-1998, do thời tiết khô nóng đã có<br />
1.681 vụ cháy rừng trên toàn quốc làm mất khoảng 19.819 ha, trong đó có<br />
6.293 ha rừng tự nhiên, 7.888 ha rừng trồng, 494 ha rừng tre nứa và 5.123 ha<br />
cỏ và cây bụi. Ở Quảng Ninh và Lâm Đồng, các vụ cháy rừng thông đã làm tê<br />
liệt nhiều nhà máy sản xuất nhựa thông (Cục Kiểm Lâm, 1999). Mực nước tại<br />
một số điểm đồng bằng sông Cửu Long trong đợt hạn này đã hạ thấp tới mức –<br />
0,3 tới – 0,4 m. Trong tất cả các vụ cháy rừng, vụ cháy rừng U Minh Thượng<br />
năm 2002 là vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất, đã phá huỷ trên 5.000 ha rừng<br />
ngập mặn có giá trị đa dạng sinh học cao, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Các<br />
loại rừng bị cháy thường là các loại rừng non mới tái sinh, rừng trồng từ 3-5<br />
tuổi, trảng cỏ và cây bụi. Gần đây nhất là đợt hán hán kéo dài 9 tháng liền năm<br />
2004-2005 đã gây tổn thất nhiều cho sản xuất lâm nghiệp ở miền Trung và Tây<br />
Nguyên.<br />
Bão: Không có sự gia tăng số lượng bão đổ bộ vào Việt Nam trong 10<br />
năm gần đây nhưng sự bất thường và phức tạp của các cơn bão có thể quan sát<br />
được một cách rõ ràng. Chẳng hạn cơn bão Linda được hình thành và đổ bộ vào<br />
miền Nam rất nhanh cuối năm 1997 là cơn bão thuộc loại này, xảy ra duy nhất<br />
chỉ một lần trong suốt một thế kỷ. Mặc dù về quy mô đổ bộ vào miền Nam<br />
trong thế kỷ 20, Lin da chỉ xếp hàng thứ hai, nhưng về cường độ lại là cơn bão<br />
mạnh hơn rất nhiều lần so với cơn bão hồi đầu thế kỷ, và gây ra nhiều thiệt hại<br />
nghiêm trọng. Các cơn bão liên tục đổ bộ vào miền Trung đã gây ra lụt lội, xói<br />
lở đất nghiêm trọng ở các tỉnh ven biển miền Trung, gây ra triều cường và hiện<br />
5<br />
<br />