intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biến đổi khí hậu và các khu vực đô thị ở Đông Nam Á: Thực trạng và các vấn đề trong tiếp cận thích ứng

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm làm rõ một số dạng tác động chủ yếu của biến đổi khí hậu đến các đô thị Đông Nam Á như nước biển dâng, bão và áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, nguy cơ khan hiếm nước, các hiện tượng thời tiết cực đoan, vấn đề an ninh lương thực và hiện tượng tị nạn môi trường. Bài viết cũng bàn về một số vấn đề và thách thức liên quan đến thích ứng về công nghệ, về hành vi của xã hội, của các cơ chế quản lý, các chính sách thích ứng, năng lực và quan điểm của các quốc gia Đông Nam Á trong thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở so sánh với bối cảnh của Đông Nam Á, bài viết cũng chỉ ra một số hạn chế/khó khăn và hàm ý đối với chính sách thích ứng biến đổi khí hậu ở đô thị Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biến đổi khí hậu và các khu vực đô thị ở Đông Nam Á: Thực trạng và các vấn đề trong tiếp cận thích ứng

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC KHU VỰC ĐÔ THỊ Ở ĐÔNG NAM Á:<br /> THỰC TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG TIẾP CẬN THÍCH ỨNG<br /> Trần Thọ Đạt và Lê Thu Hoa<br /> Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br /> Tóm tắt<br /> <br /> Các khu vực đô thị là nơi tập trung dân cư và các hoạt động kinh tế, là nguồn quan trọng<br /> phát sinh khí nhà kính gây biến đổi khí hậu (BĐKH), đồng thời cũng là nơi chịu tác động<br /> mạnh của BĐKH và là nơi khởi nguồn của nhiều hoạt động ứng phó với BĐKH. Đông<br /> Nam Á (ĐNA) là khu vực đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, cũng là khu vực cực kỳ dễ<br /> bị tổn thương bởi BĐKH. Bài viết này nhằm làm rõ một số dạng tác động chủ yếu của<br /> BĐKH đến các đô thị ĐNA như nước biển dâng, bão và áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, nguy<br /> cơ khan hiếm nước, các hiện tượng thời tiết cực đoan, vấn đề an ninh lương thực và hiện<br /> tượng tị nạn môi trường. Bài viết cũng bàn về một số vấn đề và thách thức liên quan đến<br /> thích ứng về công nghệ, về hành vi của xã hội, của các cơ chế quản lý, các chính sách<br /> thích ứng, năng lực và quan điểm của các quốc gia ĐNA trong thích ứng với BĐKH. Trên<br /> cơ sở so sánh với bối cảnh của ĐNA, bài viết cũng chỉ ra một số hạn chế/khó khăn và hàm<br /> ý đối với chính sách thích ứng BĐKH ở đô thị Việt Nam.<br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Gia tăng đô thị hóa và biến đổi khí hậu (BĐKH) là hai hiện tượng phổ biến trên toàn cầu trong<br /> thế kỷ XXI. Hai hiện tượng này liên quan chặt chẽ với nhau, đã và đang tạo ra nhiều tác động<br /> đến đời sống kinh tế-xã hội trên thế giới nói chung, Đông Nam Á (ĐNA) và Việt Nam nói riêng.<br /> Vị trí địa lý đặc biệt của nhiều đô thị ĐNA khiến khu vực này đã và sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ<br /> bởi các hiện tượng liên quan đến BĐKH như: nước biển dâng, bão và áp thấp nhiệt đới, ngập lụt,<br /> nguy cơ khan hiếm nước, các hiện tượng thời tiết cực đoan, vấn đề an ninh lương thực và tị nạn<br /> môi trường...<br /> Trong thời gian gần đây, chiến lược thích ứng với BĐKH tại các đô thị ĐNA, trong đó có Việt<br /> Nam, đang thay đổi theo chiều hướng tăng cường áp dụng các kịch bản khí hậu ở quy mô vùng<br /> và các phương pháp dự báo bằng mô hình có phạm vi không gian lớn hơn, phạm vi thời gian dài<br /> hơn; từ đó, nhiều biện pháp thích ứng về công nghệ, kinh tế, hành vi xã hội, cơ chế quản lý và<br /> chính sách đã và đang được áp dụng.<br /> Đánh giá các tác động của BĐKH, phân tích những cách tiếp cận thích ứng với BĐKH để làm rõ<br /> những vấn đề hạn chế/khó khăn của các đô thị ĐNA, trên cơ sở đó đề xuất những gợi ý liên quan<br /> đến việc xây dựng và thực thi chính sách thích ứng với BĐKH của các đô thị Việt Nam sẽ góp<br /> phần cung cấp thông tin hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và quản lý đô thị trong quá trình ra<br /> quyết định nhằm chống chịu tốt hơn với những nguy cơ của BĐKH tại Việt Nam.<br /> <br /> 85<br /> <br /> 2. ĐÔ THỊ HÓA TRONG MỐI LIÊN QUAN TỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: TÁC ĐỘNG VÀ TIÊU<br /> CHÍ ĐÁNH GIÁ<br /> <br /> Đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố<br /> trí dân cư, hình thành và phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị, đồng thời<br /> phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu, trên cơ sở hiện đại hóa hệ thống hạ tầng và tăng quy mô<br /> dân số. Trong những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, đô thị hóa nhanh đã khiến các<br /> thành phố trở thành nơi sinh sống “chuẩn mực” của nhiều người trên toàn cầu. Phần lớn dân cư<br /> đô thị của thế giới hiện sống tại 408 thành phố có số dân trên 1 triệu người và 20 siêu đô thị với<br /> số dân trên 10 triệu người. Trong số 408 “thành phố trên 1 triệu dân”, có tới 377 thành phố thuộc<br /> các nước đang phát triển. Châu Á chiếm 67% trong số 377 thành phố đó. Thực tế là, tuy chỉ<br /> chiếm chưa đầy 1% diện tích bề mặt Trái đất, các thành phố là nơi sinh sống của trên 50% dân số<br /> thế giới, tiêu thụ 75% nguồn năng lượng, phát thải 78% lượng cacbon và tạo ra 75% lượng khí<br /> gây hiệu ứng nhà kính (WWF, 2009).<br /> Liên quan đến BĐKH, một trong những hiểm họa nghiêm trọng nhất đe dọa con người trong thế<br /> kỷ XXI, các khu vực đô thị: (i) là nơi tập trung dân cư, các hoạt động công nghiệp, giao thông và<br /> các nguồn thải khí gây hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhân gây ra BĐKH; (ii) là nơi bị tác động<br /> mạnh bởi BĐKH, đặc biệt là các tác động đến môi trường và hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội; và<br /> (iii) là khởi nguồn quan trọng của các hoạt động ứng phó với BĐKH thông qua các sáng kiến,<br /> chính sách và hành động nhằm giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.<br /> Theo Savage (2010), tác động của BĐKH tới các khu vực đô thị cần được xem xét từ hai khía<br /> cạnh: (i) tác động trực tiếp tới môi trường đô thị do các hiện tượng như bão và áp thấp nhiệt đới,<br /> nước biển dâng, mưa lớn và kéo dài; và (ii) tác động gián tiếp làm thay đổi các quá trình và hoạt<br /> động kinh tế-xã hội trong lòng các đô thị.<br /> Mức độ tác động của BĐKH và khả năng thích ứng với tác động của BĐKH đến môi trường đô<br /> thị phụ thuộc vào các biến số như: (i) đặc điểm dân số và mức độ đô thị hóa của quốc gia; (ii)<br /> quy mô dân số của đô thị - có thể thay đổi từ 10.000 đến một triệu người, năm đến mười triệu<br /> hoặc hơn; (iii) tốc độ tăng dân số tại các đô thị và loại hình tăng trưởng dân số (tăng tự nhiên, di<br /> dân cơ học hay cả hai); (iv) chất lượng cuộc sống trong đô thị (thu nhập bình quân đầu người) và<br /> các mức nghèo đô thị; và (v) thực trạng của hệ thống hạ tầng đô thị và tỷ lệ dân số được hưởng<br /> lợi từ hệ thống này.<br /> Khi đánh giá tác động của BĐKH đến đô thị, một số tiêu chí thường được sử dụng như:<br /> + Khả năng bị tác động bởi BĐKH của đô thị (Climate Exposure - CE): là khả năng một đô thị<br /> bị tác động bởi BĐKH và các hiện tượng như nước biển dâng, bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán<br /> hay ngập lụt. Các thành phố có vị trí và điều kiện địa lý tự nhiên dễ bị tác động bởi thiên tai có<br /> hệ số CE cao hơn các thành phố khác.<br /> + Mức độ nhạy cảm với BĐKH của đô thị (Climate Sensitivity - CS): là biến số phụ thuộc vào<br /> các yếu tố dân số, GDP, tầm quan trọng của kinh tế đô thị đối với nền kinh tế quốc gia. Các<br /> thành phố có đông dân số, GDP cao và có tầm quan trọng đối với kinh tế quốc gia sẽ có chỉ số<br /> mức độ nhạy cảm cao hơn.<br /> <br /> 86<br /> <br /> + Tính dễ bị tổn thương do BĐKH của đô thị (Climate Vulnerability - CV): là mức độ mà một<br /> đô thị dễ bị tác động bởi/hoặc không có khả năng đối phó với các tác động bất lợi của BĐKH,<br /> bao gồm cả những thay đổi của điều kiện khí hậu và những hiện tượng cực đoan. CV phụ thuộc<br /> vào các biến số về đặc điểm, cường độ và tốc độ của BĐKH mà đô thị bị tác động, mức độ nhạy<br /> cảm (CV) và năng lực thích ứng (Adaptative Capacity - AC) của đô thị.<br /> Thích ứng với BĐKH bao gồm các cách ứng phó, điều chỉnh và hành động của con người và<br /> thiên nhiên, nhằm chống chịu và/hoặc giảm thiệt hại có thể xảy ra, giảm khả năng bị tổn thương<br /> trước những tác động của BĐKH. Nói cách khác, đó là “kiểm soát những điều không thể tránh<br /> khỏi”. Năng lực thích ứng với BĐKH của đô thị liên quan đến: (i) sự nhận thức về tầm quan<br /> trọng, quy mô, phạm vi và tốc độ của BĐKH; (ii) sự thay đổi phong cách sống, chất lượng sống<br /> và cách tạo lập sinh kế; (iii) thay đổi về kinh tế và tiến bộ công nghệ; và (iv) điều chỉnh hệ thống<br /> hạ tầng trong thiết kế các đô thị sinh thái và các vấn đề quan hệ giữa đô thị với vùng ảnh hưởng<br /> và “dấu chân sinh thái” (Eco-footprint) của đô thị. Năng lực thích ứng với BĐKH của đô thị<br /> khác nhau từ cách ứng xử của các chủ thể đơn lẻ tới các cơ chế và hoạt động điều tiết vĩ mô của<br /> chính phủ, là kết quả của cả những ứng phó tức thì cũng như những biện pháp ứng phó mang<br /> tính dài hạn và phòng ngừa.<br /> 3. ĐÔ THỊ HÓA VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI CÁC<br /> ĐÔ THỊ ĐÔNG NAM Á<br /> <br /> Đông Nam Á là khu vực đang trong quá trình đô thị hóa nhanh. Nếu năm 1950, chỉ có 15% dân<br /> số Đông Nam Á sinh sống tại các vùng đô thị, thì năm 2010, con số này là 41,8% (246,7 triệu<br /> người). Ước tính đến năm 2025, con số này sẽ là 49,7%, năm 2050 là 65,4% .<br /> Bảng 3.1. Tỷ lệ đô thị hóa ở các quốc gia Đông Nam Á qua các thời kỳ<br /> Quốc gia<br /> <br /> Năm 1950<br /> <br /> 1975<br /> <br /> 2000<br /> <br /> 2025<br /> <br /> 2050<br /> <br /> Brunây<br /> <br /> 26,8<br /> <br /> 62,0<br /> <br /> 71,1<br /> <br /> 80,9<br /> <br /> 87,2<br /> <br /> Campuchia<br /> <br /> 10,2<br /> <br /> 4,4<br /> <br /> 16,3<br /> <br /> 26,3<br /> <br /> 43,8<br /> <br /> Inđônexia<br /> <br /> 12,4<br /> <br /> 19,3<br /> <br /> 42,0<br /> <br /> 50,7<br /> <br /> 65,9<br /> <br /> 7,2<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> 22,0<br /> <br /> 49,0<br /> <br /> 68,0<br /> <br /> Malaixia<br /> <br /> 20,4<br /> <br /> 37,7<br /> <br /> 62,0<br /> <br /> 80,5<br /> <br /> 87,9<br /> <br /> Myanma<br /> <br /> 16,2<br /> <br /> 23,9<br /> <br /> 27,8<br /> <br /> 44,4<br /> <br /> 62,9<br /> <br /> Philipin<br /> <br /> 27,1<br /> <br /> 35,6<br /> <br /> 48,0<br /> <br /> 55,4<br /> <br /> 69,4<br /> <br /> Xingapo<br /> <br /> 99,4<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> Thái Lan<br /> <br /> 16,5<br /> <br /> 23,8<br /> <br /> 31,1<br /> <br /> 42,2<br /> <br /> 60,0<br /> <br /> Việt Nam<br /> <br /> 9,9<br /> <br /> 14,6<br /> <br /> 24,3<br /> <br /> 36,4<br /> <br /> 54,9<br /> <br /> Timo Leste<br /> <br /> 11,6<br /> <br /> 18,8<br /> <br /> 24,5<br /> <br /> 40,5<br /> <br /> 59,0<br /> <br /> Toàn Đông Nam Á<br /> <br /> 15,5<br /> <br /> 23,3<br /> <br /> 38,2<br /> <br /> 49,7<br /> <br /> 65,4<br /> <br /> Lào<br /> <br /> Nguồn: UNDP, 2010.<br /> <br /> 87<br /> <br /> Tỷ lệ đô thị hóa có sự khác biệt khá lớn giữa các quốc gia trong khu vực, thể hiện sự liên quan<br /> giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế. Các quốc gia trong khu vực có thể được chia thành 3 nhóm:<br /> Nhóm thứ nhất gồm các quốc gia có tỷ lệ đô thị hóa cao (trên 65%) và mức độ phát triển kinh tế<br /> cao (thể hiện qua GDP bình quân đầu người): Xingapo, Brunây và Malaixia; Nhóm thứ hai gồm<br /> các nước có kinh tế ít phát triển hơn và tỷ lệ đô thị hóa thấp (dưới 34%): Campuchia, Timo<br /> Leste, Việt Nam, Lào và Myanma; Nhóm ở giữa gồm các quốc gia: Thái Lan, Inđônêxia và<br /> Philipin.<br /> Đông Nam Á tạo ra 12% (5.187 triệu tấn CO2-eq) khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu<br /> (GHGs), chủ yếu do suy giảm trữ lượng sinh khối gây ra bởi việc chặt phá rừng. Trong số 5.187<br /> triệu tấn GHGs đó, 59% là từ Inđônêxia, 6% từ Thái Lan, 4% từ Philipin, 2% từ Việt Nam và 1%<br /> từ Xingapo. Lượng thải GHGs bình quân đầu người cao hơn so với mức trung bình toàn cầu,<br /> nhưng vẫn thấp hơn so với các nước phát triển (ADB, 2009).<br /> Biến đổi khí hậu là một thách thức rất lớn đối với các quốc gia Đông Nam Á trong thế kỷ XXI<br /> do đây là khu vực cực kỳ dễ bị tổn thương. Có thể thấy, BĐKH đã và đang tác động đến hầu như<br /> toàn bộ ĐNA, đặc biệt là các khu vực ven biển.<br /> Vị trí địa lý đặc biệt của ĐNA nói chung, các đô thị ven biển nói riêng, khiến khu vực này đã và<br /> sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các hiện tượng liên quan đến BĐKH như: nước biển dâng, bão<br /> và áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, nguy cơ khan hiếm nước, các hiện tượng thời tiết cực đoan, vấn đề<br /> an ninh lương thực và tị nạn môi trường... Các dạng tác động chủ yếu của BĐKH đến một số<br /> thành phố lớn của các quốc gia ĐNA được thể hiện trong Bảng 3.2.<br /> Khoảng 173.251 km đường bờ biển và sự tập trung đông dân số cũng như các hoạt động kinh tế<br /> tại khu vực ven biển sẽ chịu ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng 0,6-2,0 mm hàng năm theo dự<br /> báo của ADB (ADB, 2009). Kịch bản “khiêm tốn” nhất cũng dự báo mực nước biển trong khu<br /> vực đến cuối thế kỷ XXI có thể tăng 40 cm so với hiện tại. Nhiều thành phố thủ đô của các quốc<br /> gia ĐNA nằm ở vị trí ven biển và phải đối mặt với tất cả các vấn đề của nước biển dâng.<br /> Các đô thị thuộc vùng đất thấp ven biển (LECZ) - những vùng đất trong phạm vi cách đường bờ<br /> biển 100 km, có độ cao nhỏ hơn hoặc bằng 10 m, chiếm 29,4% tổng diện tích các đô thị, là nơi<br /> sinh sống của 36% dân số toàn khu vực, tương đương 12,3% tổng dân số đô thị của vùng. Người<br /> nghèo (theo tiêu chí nghèo đa chiều - bao gồm sự thiếu thốn về thu nhập, giáo dục, nhà ở…) tại<br /> các đô thị này dường như chịu tỷ lệ ảnh hưởng cao hơn các nhóm người khác bởi họ thường<br /> sống ở các vùng đất rất thấp.<br /> Tại Xingapo, mực nước biển dâng 59 cm, có thể gây ra sự suy giảm đáng kể của rừng ngập mặn,<br /> xói mòn bờ biển, mất đất... Trong vài thập kỷ trở lại đây, Chính phủ Xingapo đã tiến hành mở<br /> diện tích quốc gia thông qua các biện pháp lấn biển khá tốn kém. Kết quả là trên 20% diện tích<br /> của đảo quốc này hiện nay là đất lấn biển. Với dự báo mực nước biển dâng từ 0,5 đến 1,5 m, các<br /> vùng đất lấn biển lại đang trong nguy cơ bị đe dọa. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chi phí<br /> để bảo vệ vùng ven bờ của Xingapo sẽ trong khoảng từ 0,3-5,7 tỷ USD vào năm 2050, từ 0,9 đến<br /> 16,8 tỷ USD vào năm 2010.<br /> <br /> 88<br /> <br /> Nguồn: Marwan Owaygen, 2010.<br /> Hình 3.1. Tính dễ bị tổn thương do các tác động của BĐKH ở khu vực Đông Nam Á<br /> Bảng 3.2. Các dạng tác động chủ yếu của biến đổi khí hậu tới một số thành phố Đông Nam Á<br /> Thành phố<br /> <br /> Diện tích<br /> đất bị ảnh<br /> hưởng<br /> <br /> Nước<br /> biển<br /> dâng<br /> <br /> Ngập<br /> lụt<br /> <br /> Khan<br /> hiếm<br /> nước<br /> <br /> Bandar Seri Begawan<br /> <br /> 100,36<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Băng Cốc<br /> <br /> 7.761,00<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TP Hồ Chí Minh<br /> <br /> 2.092,00<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Jakarta<br /> <br /> 740,28<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Kuala Lumpur<br /> <br /> 243,65<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Manila<br /> <br /> 638,55<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Phnôm Pênh<br /> <br /> 290,00<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Xingapo<br /> <br /> 710,00<br /> <br /> <br /> <br /> 598,00<br /> <br /> An ninh<br /> lương<br /> thực<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Viên Chăn<br /> Yangon<br /> <br /> Bão và<br /> áp thấp<br /> nhiệt đới<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: WWF, 2009.<br /> Nước biển dâng cùng với hiện tượng sạt lở đất do khai thác nước ngầm quá mức… sẽ làm đường<br /> bờ biển của Inđônêxia dịch chuyển vào trong và gia tăng nguy cơ ngập lụt. Đến năm 2050, nếu<br /> <br /> 89<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2