
BIẾN ĐỔI VỀ CẢM THỤ CỦA CƠ THỂ ĐỐI VỚI THUỐC
lượt xem 5
download

Kể được các yếu tố quyết định tác dụng của thuốc. Phân biệt sự dung nạp và không dung nạp thuốc. Phân biệt được hiện tượng quen thuốc và nghiện thuốc. Vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế hoạt động nghề nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BIẾN ĐỔI VỀ CẢM THỤ CỦA CƠ THỂ ĐỐI VỚI THUỐC
- BIẾN ĐỔI VỀ CẢM THỤ CỦA CƠ THỂ ĐỐI VỚI THUỐC Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ Khoa Dược Môn: Dược Lý Học 1
- Mục tiêu: Kể được các yếu tố quyết định tác dụng của thuốc. Phân biệt sự dung nạp và không dung nạp thuốc. Phân biệt được hiện tượng quen thuốc và nghiện thuốc. Vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế hoạt động nghề nghiệp. 2
- 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.1. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ THUỐC: DO ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA THUỐC: Cấu trúc hoá học của thuốc quyết định tính chất lý hoá của thuốc do đó ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc: Thay đổi về cấu trúc làm thay đổi dược lực học của thuốc. Thay đổi về cấu trúc làm thay đổi dược động học của thuốc. O H2N C APAB OH O R2 NH S O Sulfamid NH R1 3
- 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.1. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ THUỐC: DẠNG THUỐC: Trạng thái của dược chất. Tá dược phối hợp trong dạng thuốc. Kỹ thuật bào chế. Dung môi hòa tan các dược chất trong các dạng thuốc lỏng. CHẤT LƯỢNG THUỐC 4
- 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.1. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ THUỐC: LIỀU LƯỢNG DÙNG: Một số loại liều dùng thuốc thông dụng: Liều tối thiểu. Liều điều trị. Liều tối đa. Liều độc. Liều chết. Căn cứ vào thời gian dùng thuốc, còn có liều: Một lần (Liều dùng vào một lần). Một ngày (Liều dùng trong một ngày). Một đợt (Liều dùng cho cả một quá trình điều trị). 5
- 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.1. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ THUỐC: LIỀU LƯỢNG THUỐC C (µg/l) Noàng ñoä toái thieåu gaây ñoäc Thuoác A Khoaûng ñieàu trò Thuoác B Noàng ñoä toái thieåu coù hieäu quaû Thuoác C t (giôø) Đồ thị biểu diễn nồng độ thuốc trong máu theo thời gian 6
- 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.1. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ THUỐC: HẠN DÙNG CỦA THUỐC Chất lượng và tác dụng của thuốc sẽ giảm dần theo thời gian và không còn tác dụng, thậm chí gây nguy hại khi sử dụng. Ví dụ: Dưới tác dụng ánh sáng, vitamin D biến thành Toxisterin- là chất có độc tính. Ở dạng dung dịch, họat lực vitamin B12 giảm 87% sau 90 ngày. Vitamin C dễ bị oxi hóa, phá hủy nhanh ngoài không khí. Chú ý hạn dùng của từng loại thuốc. Không mua, bán, sử dụng thuốc quá hạn dùng. 7
- 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.1. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ THUỐC: TƯƠNG TÁC THUỐC Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng của thuốc khi dùng đồng thời hai hay nhiều thuốc hoặc có một thuốc khác đã dùng trước đó. Kết quả của quá trình tương tác có thể dẫn đến làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, thậm chí gây độc hoặc mất hiệu lực điều trị. Hiểu biết về tương tác thuốc để chủ động phối hợp thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị, hạn chế những tác dụng độc hại do thuốc gây ra. 8
- 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.2. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ NGƯỜI BỆNH: 1.2.1. Đặc điểm về tuổi: a. TRẺ EM Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh có những đặc điểm khác người lớn: Chức năng gan, thận chưa hoàn chỉnh. Khả năng liên kết thuốc với protein huyết tương kém. Hàng rào máu não chưa hoàn ch ỉnh. Thuốc lọc và thải trừ qua thận còn kém. Do vậy trẻ em dễ bị ngộ độc thuốc hơn người lớn. 9
- 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.2. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ NGƯỜI BỆNH: 1.2.1. Đặc điểm về tuổi: b. NGƯỜI CAO TUỔI Người già: Các chức năng cơ thể giảm. Khả năng thích nghi của cơ thể dều kém. Sức đề kháng giảm. Do vậy phải thận trọng khi dùng thuốc cho người già, phải điều chỉnh chế độ và liều lượng thuốc. 10
- 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.2. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ NGƯỜI BỆNH: 1.2.2. Giới tính: Với phụ nữ, ngoài đặc điểm khác biệt về trọng lượng cơ thể so với nam giới, còn có những thời kỳ sinh lý cần được lưu ý. Chú ý thận trọng ở 3 thời kỳ sau: Thời kỳ kinh nguyệt Thời kỳ thai nghén Thời kỳ cho con bú 11
- 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.2. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ NGƯỜI BỆNH: 1.2.3. Cân nặng. Cần chú ý những thuốc tan trong lipid, thuốc tích trữ ở mỡ. 1.2.4. Trạng thái sinh lý và bệnh lý. Một số thuốc chỉ có tác dụng đối với trạng thái bệnh lý. Ví dụ: Paracetamol chỉ có tác dụng hạ nhiệt ở người đang sốt. Một số bệnh gây ảnh hưởng đến tỷ lệ thuốc tự do trong máu. Ví dụ: bệnh xơ gan, chấn thương, phỏng,… Một số thuốc dễ gây tai biến khi dùng trong trường hợp đang mắc một số bệnh..Ví dụ: Suy tim không dùng các thuốc làm tăng huyết áp; Suy thận không dùng các kháng sinh họ Aminosid, Sulfamid kháng khuẩn. 12
- 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.2. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ NGƯỜI BỆNH: 1.2.5. Giống nòi. 1.2.6. Trạng thái cá thể. Quá nhạy cảm với thuốc do bẩm sinh hay do thâu nhận. 1.2.7. Cách dùng thuốc. Dùng thuốc liên tiếp trong thời gian dài, cơ thể trở nên quen thuốc. 1.2.8. Chế độ ăn uống. 13
- 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN TỚI TÁC DỤNG CỦA THUỐC : Nhìn chung thuốc được hấp thu tốt nhất ở đường tiêu hóa khi đói. Một số thuốc bị chậm hấp thu hay giảm tác dụng do thức ăn. Chế độ ăn thiếu protein, lipid sẽ làm chậm chuyển hóa một số thuốc ở gan. 1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC UỐNG VÀ CHẤT LỎNG TỚI TÁC DỤNG CỦA THUỐC : Nước: Lưu ý nước hoa quả, nước chua. Sữa (chứa nhiều calci caseinat, có pH khá cao). Cà phê, nước chè (có nhiều tanin), cacao: làm lợi niệu. Rượu: làm chậm sự làm trống dạ dày, kích thích ống tiêu hoá. Người nghiện rượu có protein huyết tương giảm. 14
- 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.5. THỜI ĐIỂM DÙNG THUỐC. 1.6. NHỮNG YẾU TỐ THUỘC VỀ NGOẠI GIỚI : Nhiệt độ môi trường. Ánh sáng, tia cực tím. Sự tập hợp của loài vật. Mùa và chu kỳ ngày đêm. 15
- 2. NHỮNG TRẠNG THÁI TÁC DỤNG ĐẶC BIỆT CỦA THUỐC 2.1. PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADVERSE DRUG REACTION-ADR): ADR của thuốc là một phản ứng độc hại , không định trước và xuất hiện ở liều lượng thông thường. Tai biến do thuốc có thể nhẹ, có thể nặng; có thể biểu hiện ngay sau khi dùng thuốc hoặc xuất hiện sau một thời gian, có khi rất lâu. Các biểu hiện có thể là: sốc quá mẫn, gây tổn thương da và niêm mạc, tổn thương nhẹ trên các hệ cơ qua như hô hấp, thần kinh, ti ết niệu, tim mạch, nội tiết, tiêu hóa,…. Thông thường các thuốc được dùng rộng rãi lại hay gây tai bi ến nh ư: kháng sinh, sulfamid, thuốc chống lao, thuốc chống sốt rét, thuốc tim mạch, thuốc ngủ và thần kinh, thuốc chống viên, giảm đau, hạ sốt….. 16
- 2. NHỮNG TRẠNG THÁI TÁC DỤNG ĐẶC BIỆT CỦA THUỐC 2.1. PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADVERSE DRUG REACTION-ADR): 17
- 2. NHỮNG TRẠNG THÁI TÁC DỤNG ĐẶC BIỆT CỦA THUỐC 2.2. PHẢN ỨNG DỊ ỨNG: Dị ứng thuốc cũng là một AR. Đây là phản ứng kiểu kháng nguyên-kháng thể. Do thuốc là một protein lạ, có phân tử lượng cao. Cũng có trường hợp do sản phẩm chuyển hóa của thuốc gây dị ứng. Các phản ứng dị ứng thuốc không liên quan đến liều lượng thuốc dùng, số lần dùng và thường có dị ứng chéo. 2.3. TAI BIẾN THUỐC DO RỐI LOẠN DI TRUYỀN: Thường do thiếu enzym bẩm sinh, mang tính di truyền trong gia đình hay chủng tộc. Ví dụ: Thiếu men G6PD hoặc Glutathion reductase sẽ d ễ b ị thiếu máu tan huyết khi dùng primaquin, quinin, sulfamid ,.. 18
- 2. NHỮNG TRẠNG THÁI TÁC DỤNG ĐẶC BIỆT CỦA THUỐC 2.4. TAI BIẾN CỦA THUỐC Nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng, thuốc phải được sử dụng : Đúng bệnh. Đúng liều. Đúng cách. Sử dụng không đúng sẽ gây hậu quả xấu cho người dùng, gọi là tai biến của thuốc, nhất là đối với thuốc có độc tính cao. 19
- TAI BIẾN CỦA THUỐC Nhức đầu Chóng mặt Viêm da dị ứng Mề Dị ứng đay thuốc 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đột biến gen mã hóa các protein cảm thụ ánh sáng và thị lực
17 p |
312 |
47
-
Tâm lý người mẹ sau sinh
5 p |
173 |
35
-
Bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh
5 p |
138 |
18
-
Siêu âm thai tam cá nguyệt thứ nhất
35 p |
170 |
17
-
Khi trẻ thứ hai xuất hiện: bố mẹ cần chuẩn bị và hỗ trợ tâm lý cho trẻ thứ nhất
9 p |
72 |
7
-
Trẻ em lớn lên trong giấc ngủ
1 p |
59 |
6
-
Mặt nạ cho đôi môi căng mọng
5 p |
64 |
5
-
Những điều thú vị về “núi đôi”
5 p |
73 |
5
-
BỊNH TRẦM CẢM
6 p |
57 |
5
-
Thời điểm khám phụ khoa tốt nhất
4 p |
86 |
4
-
DÉCAPEPTYL 0,1 mg
10 p |
68 |
4
-
NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ CẢM THỤ CỦA CƠ THỂ ĐỐI VỚI THUỐC
23 p |
91 |
4
-
Cần giúp trẻ phát triển tính hài hước.Thu hút sự chú ý của con bạn vào một bộ phim hài có thể giúp trẻ có cảm giác hạnh phúc hơn. Các chuyên gia trong lĩnh vực hài hước tin chắc rằng: Cười có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển niềm
4 p |
100 |
4
-
BỊNH TRẦM CẢM LÀ BỊNH TÂM THẦN?
11 p |
87 |
3
-
Ốm yếu vì quá lo lắng
3 p |
72 |
2
-
Báo cáo trường hợp: Ung thư vú trên bệnh nhân có tiền sử bơm silicon lỏng để nâng ngực
6 p |
4 |
2
-
Thứ type cúm A/H7N9 khả năng gây bệnh và biện pháp phòng chống
6 p |
3 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
