Biện pháp bảo đảm tiền vay và Hợp đồng tín dụng: Phần 2
lượt xem 52
download
Tài liệu Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay: Phần 2 sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức về biện pháp bảo đảm tiền vay như những vấn đề chung của bảo đảm tiền vay; hiệu lực của giao dịch bảo đảm; tài sản bảo đảm tiền vay; biện pháp bảo đảm tiền vay; bảo lãnh. Bên cạnh đó, Tài liệu cũng giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biện pháp bảo đảm tiền vay và Hợp đồng tín dụng: Phần 2
- ChươNq 2 BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIÊIN VAY 1. Những vấn đề chung về bảo đảm tiền vay Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định 07 biện pháp bảo đảm với mục đích cho phép các chủ thể lựa chọn để áp dụng tuỳ theo tính chất của nghTa vụ được bảo đảm, bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đật cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay không trả nợ tiền vay hoặc trả không đúng thời hạn hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng. Nhìn chung, ngân hàng thường quyết định cho vay khi thấy rủi ro tín dụng không xảy ra. Tuy nhiên, không một ngân hàng nào có thể dự đoán được chính xác những rủi ro sẽ xảy ra vì khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng vay có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, để tránh rủi ro tín dụng xảy ra, trừ những khách hàng có uy tín cao, tổ chức tín dụng cho 127
- ________ HỢP ĐỐNG TÍN DỤNG VÀ BIỆN PHÀP BÀO ĐÀM TIÉN VAY vay cần phải thông qua các biện pháp bảo đảm đê tạo ra nguồn thu thứ hai dự phòng cho những trường hợp khách hàng vay không thể trả nợ bằng khả năng tài chính của mình*được. Vì vậy, nhiều khách hàng phải có tài sản bảo đảm khi nhận tín dụng của ngân hàng. Trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà Bộ luật Dân sự đã quy định thì ba biện pháp thường được các bên lựa chọn để bảo đảm tiền vay là: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản và bảo lãnh. Theo đó, có thể đưa ra khái niệm về bảo đảm tiền vay như sau: Báo đảm tiền vay là sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụn^ cho vay với bên vay hoặc với người thứ ha vê việc thiết lập câc hợp đồng cầm cố, th ể chấp hoặc bảo lãnh, theo đó, hên cầm cố, th ế chấp hoặc bảo lãnh phải hằng tài sản của mình đ ể hảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay của bén vay. Nếu xét về tính chất đối vật và đối nhân trong ba biện pháp bảo đảm này thì nếu biện pháp cầm cố tài sản và thế chấp tài sản mang tính đối vật thì biện pháp bảo lãnh lại mang tính đối nhân. Tính đối vật trong cầm cố và thế chấp tài sán thể hiên ở chỗ, bên nhận bảo đảm có quyển xử lý tài sản báo đảm của bên cầm cố, thế chấp ngay khi bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ vay và khi xử lý tài sản đó, bên nhận bảo đảm được trực tiếp bằng hành vi của mình để định đoạt tài sản. Tính đối 128
- Chương 2. Biện pháp bảo đảm tiền vay nhân trong biện pháp bảo lãnh thể hiện ở chỗ, khi bên vay vi phạm nghĩa vụ vay Ihì bên cho vay không có quyền xử lý ngay tài sản cùa bên báo lãnh mà chỉ có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay bằng tài sản của bên bảo lãnh), khi bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải bằng tài sản của họ để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Như vậy, dù đối nhân hay đối vật thì đối tượng đè thực hiện nghĩa vụ trong cả ba biện pháp này đều luôn luôn là tài sản. 2. Hiệu lực của giao dịch bảo đảm Thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm được xác định theo quy định chung của Bộ luật Dàn sự và quy định cụ thể trong Nghị định sô' 163/2004/N Đ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (sau đây viết tắt là Nghị định số 163/2004/NĐ-CP). Theo đó, giao dịch bảo đảm có hiệu lực trontỉ những trường hợp sau: - Các bên có thoả thuận khác; - Cầm cô tài sán có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao lài sản cho bcn nhận cầm cố; - Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rìmg sản xuất là rừng trổng, tàu bay, tàu biển, 129
- ________ HỢP ĐỐNG TÍN DỤNG VÃ BIỆN PHÁP BẢO ĐÀM TIỀN VAY thế chấp một tài sản để thực hiện nhiều nghĩa vụ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp; Ngoài ra, hiệu lực của giao dịch bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại được xác định như sau: - Bên bảo đảm là pháp nhân được lổ chức lại phải thông báo cho bên nhận bảo đảm về việc tổ chức lại pháp nhân trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi. Các bẽn thoả thuận về việc kế thừa, thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm và giao dịch bảo đảm trong quá trình tổ chức lại pháp nhân; nếu không thoả thuận được thì bên nhận bảo đảm có quvền lựa chọn một trong các phương án giải quyết như sau: + Yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn. Khi đó, giao dịch bảo đảm sẽ chấm dứt, nếu con nợ đã hoàn thành nghĩa vụ. Trong trường hợp con nợ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ trước hạn theo yêu cầu thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. + Không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn. Khi đổ, việc kế thừa nghĩa vụ được bảo đảm sẽ được xác (lịnh theo pháp luật (ví dụ như quy định tại các điều từ Điểu 150 đến Điều 155 của Luật Doanh nghiệp). Còn việc kế thừa giao dịch bảo đảm sẽ được xác định theo khoản 2 Điều 14 cùa Nghị 130
- Chương 2. Biện pháp bảo đảm tlển vay định số 163/2004/NĐ-CP. Giao dịch bảo đảm đã giao kết vẫn tiếp tục có hiệu lực mà không cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hay thay thế. - Trong trường hợp giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì phải đăng ký thay đổi bên bảo đảm trong thời hạn do pháp luật quy định. Việc đăng kv thay đổi bên bảo đảm trong thời hạn do pháp luật quy định không làm thay đổi thời điểm giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba. Để có hiệu lực. giao dịch bảo đảm phải tuân thủ các điều kiện được Bộ luật Dân sự quy định tại Điều 122, ngoài ra, cần xem xét mối quan hệ giữa hiệu lực của giao dịch bảo đảm và hiệu lực của hợp đồng tín dụng được bảo đảm bằng giao dịch bảo đảm đó. Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự (khoản 2 Điểu 410), Nghị định sô 163/2004/NĐ*CP quy định: hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu, bị huỷ bỏ hoặc đcm phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiộn hợp đồng đó thì giao dịch bảo đám châm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dirt, trừ trirrmg hợp cổ thoả thuận khác. Tuy nhiên, điểm cần liRi ý ở đây là sự chuyển hoá nghĩa vụ được bảo đảm từ những nghĩa vụ theo thoả thuận (ví dụ như nghĩa vụ trả tiền vav và lãi) thành nghĩa vụ hoàn trả (trả lại số tiền đã 131
- HỢP ĐỔNG TÍN DỤNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO DÂM TIẼN VAY nhận khi hợp đồng vay vô hiệu nhưng đã được thực hiện một phần) của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyển. Theo đó. liêu nghĩa vụ hoàn trả có phải là nghĩa vụ được bảo đám bằng giao dịch bảo đảm hay không là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Chúng tôi cho rằng, giao dịch bảo đảm kèm theo một hợp đổng nào đó (chẳng hạn kèm theo một hợp đồng tín dụng) thi giao dịch bảo đảm có chức năng là bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu hợp đồng đó có hiệu lực. Vì vậy, khi hợp đổng vô hiệu thì giao dịch bảo đảm cũng chấm dứt vì chức năng củ.a nổ chỉ là bảo đảm cho những hợp đồng có hiệu lực. Đối với các hợp đồng có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy bỏ hoặc đcfn phương chấm dứt sau khi đã thực hiện một phần thì giao .dịch bảo đảm kèm theo sẽ không bị chấm dứt và chức năng của nó là bảo đảm cho việc bên có nghĩa vụ phải hoàn trả lại nhữnig gì đã nhận. Để giao dịch bảo đảm có hiệu lực, trong một số trường hợp, giao dịch bảo đảm cần phải công chứng, chứng thực và đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, về nguyên lắc, việc công chứng hoặc chứng thực giao dịch bảo đảm do các bên thoả thuận, trừ các trưòfng hợp phải công chứng, chứng thực sau đây: - Thế chấp quyền sử dụng đất; - Thế chấp nhà ở; 132
- Chưang 2. Biện pháp bảo aảm tỉển vay - Các irường hợp khác nếu pháp luật có quy định giao dịch bảo đảm phái được công chứng hoặc chứng thực. - Đối với hợp đồng được bảo đảm mà luật quy định phải công chứng hoặc chứng thực nhưng các bên không tuân theo dẫn đến vỏ hiệu ihì giao dịch bảo đảm cũng vô hiệu. Trong trường hợp này. người nào có lỗi làm cho hợp đổng được bảo đảm vô hiệu phái bổi thường thiệt hại cho bên kia. Về đãng ký 2 Ìao dịch bảo đảm, Nghị định số 163/2004/NĐ-CP quy định rõ các giao dịch bảo đảm bắt buộc phải được đăng kv bao gồm; thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp quyén sứ dụns rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trổng; thế chấp tàu bav. tàu biển và thê chấp một tài sản để bảo đám thực hiện nhiều nghĩa vụ hoặc các trường hợp khác theo quv định của pháp luật. Các trường hợp còn lại sẽ được đăng ký giao dịch báo đảm khi có yêu cầu. Trình tự, thủ tục và thấm quyổn đăng kv giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định cúa pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đãng ký giao dịch bảo đảm có hai giá trị pháp lý cơ bản sau đây: - Đối vứi viẹc ihồ chấp bằng quyền sử dụng đâì, quyền sử dụng rừng, quyền sứ hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển thì các bên phải đăng ký để giao dịch bảo đảm đó có hiệu lực. Nói cách khác, các giao dịch bảo đảm trong các 133
- ________ HỢP BỒNG TÍN ĐỤNG VÀ BIỆN PHÀP BÀO ĐÀM TIỀN VAY trường hợp này chỉ có hiệu lực khi được đăng ký và chỉ có hiệu lực vào thời điểm đăng ký. - Trừ những giao dịch bảo đảm nêu trên, nếu thê chấp tài sản, kê cả tài sản hình thành trong tưcmg lai hoặc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì các bên phải đăng ký để giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba. Như vậy, trong trường hợp này, nếu các bên không đăng ký thì tuy giao dịch bảo đảm không bị vô hiệu, nhưng các bên sẽ không được hưởng những ưu tiên do việc giao dịch báo đảm có giá trị pháp lý đôi với người thứ ba mang lại. 3. Tài sản bảo đảm tiền vay 3.1. Khái quát chung về tài sản Khi quy định về tài sản, các Bộ luật Dân sự của các nước đều xác định theo dạng liệt kê hoặc phân loại. Chẳng hạn, Bộ luật Dân sự Liên bang Nga nãm 1994 đã xác định tài sản tại Điều 128 như sau: Thuộc về đối tượng của các quyển dân sự phải được nhắc đến là vật, trong số đó bao gồm tiền và giấy tờ có giá và cũng bao gồm các loại tài sản khác, như các quyền tài sản, công việc và dịch vụ, thông tin, kết quả của hoạt động trí tuệ, bao gồm quyền loại trừ đối vói chúng (quyền sở hữu trí tuệ); những giá trị phi vật chất; Bộ luật Dân sự Québec (Canada) xác định tài sản tại Điều 899: Tài sản dù hữu hình 134
- Chuang 2. Biện pháp bảo đảm tiền vay hay vô hình đéu được phân chia thành bất động sản và động sản; Bộ luật Dân sự của Tiểu bang Louisana (Hoa Kỳ) đã xác về định tài sán tại Điều 448 như sau: Tài sản được phân chia thành tài sán chung, tài sản công và tài sản tư, lài sản hữu hình và tài sản vô hình, động sản và bất động sản; ở Việt Nam, tài sản được quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau: ‘T à / sàn bao íỊồm vật, tiên, giấy tờ có giá và cá c quyền tài sảìì Cho đến thời điểm này, chưa có một Bộ luật nào định nghĩa về lài sản ở dạng khái niệm. Vì thế, về học thuật, hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về tài sản. Chúng tôi thấy rằng, dù hiện có nhiều quan điểm khác nhau về tài sản nhưng về cơ bản, chỉ có thế xây dựng được một khái niệm về tài sản sau khi đã xem xét các loại tài sản và cách phân loại tài sản trong quy định của luật thực định. Nói cách khác, nếu không có sự liệt kê về tài sản và phân loại tài sản sẽ không có khái niệm về tài sản. Bằng quy định trong Bộ luật Dân sự và trong các văn bản pháp luật chuyên ngành của nhà nước ta thì tài sản bao gồm các loại sau đây; - Tài sàn là vật: Đây là loại tài sản tồn tại ở dạng vật thể, con người có thể nhìn thấy, sờ nấm và khai thác công dụng của nó để thỏa mãn các nhu cầu của mình về tiêu dùng như 135
- ________ HỢP ĐỐNG TÌN DỊỊNS VÀ BIỆN PHÀP BÂO OÀM TlẩN VAY thực phẩm dùng để ăn uống, về sinh hoạt như nhà dùng đê’ ở, xe hơi dùng làm phương tiện đi lại. Tài sản có thể là vật được khai thác từ tự nhiên như khoáng sản, hải sản, thuý sản, có thể do con người tạo ra từ lao động như ngôi nhà, cỗ máy, xe hơi. Như vậy, khái niệm vật được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các đổ vật và sinh vật tổn tại ở dạng vật thể. - Tài sản là tiền: Trong lịch sử nhân loại, tiền tệ đã từng tồn tại theo nhiều hình thái khác nhau nhưng đều được coi là vật trung gian trong trao đổi hàng hóa. Thời La Mã, một cách tự phát, người ta lựa chọn một số loại hàng hóa làm vật trung gian trong trao đổi hàng hóa như cừu, dầu ôliu... Vì vậy, hình thái tiền tệ của thời kỳ này là hàng hóa (tiền hàng hóa). Giao lun trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển theo hướng đa dạng vể thể loại và mở rộng về phạm vi địa lý nên tiền hàng hóa ngày càng bộc lộ các hạn chế. Người ta thấy rằng, không thể dùng hàng hóa làm vật ngang giá để thực hiện việc trao đổi hàng hóa giữa các vùng xa xôi với nhau, không thể chia nhỏ hàng hóa để thực hiện việc trao đổi ngang giá. Mặt khác, bản thân hàng hóa đó lại luôn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nên không thể cất giữ lâu dài. Bởi thế, hình thái tiến tệ được thay đổi sang tiền vàng. Vàng được chấp nhận là vật ngang giá trong luu thông bởi những tiện ích vốn có của nó như dễ bảo quản, cất giữ, chia nhỏ, dễ di chuyển và có thê cất 136
- Chương 2. Bỉện pháp bảo đảm tiền vay giữ lâu dài vì không bị hư hỏng bởi môi trường tự nhiên. Dần dần, việc lưu thông bằng tiền vàng cũng cho thấy có nhiều bất tiện. Mặt khác, vàng cũng ngày một trở nên khan hiếm, đồng thời do giá trị, tính chất dễ cất trữ, không hư hỏng của vàng nên người ta đều hướng tới việc cất trữ vàng như là một thứ tài sản để dành, tích lũy. Theo đó, vai trò tiền tệ của vàng chấm dứt, dành cho sự ra đời của tiền giấy. Nếu như tiền hàng hóa và tiền vàng, tự bản thân chúng mang giá trị và con người có thể thỏa mãn nhu cầu nhất định thông qua việc khai thác công dụng vốn có của nó thì tiền giấy không mang đặc tính đó. Khi sử dụng tiền giấy thì “lợi ích của bản thân tiền tệ lại là cái ít quan trọng nhất của nó... Người ta muốn có tiền với danh nghĩa là tiền chứ không phải là hàng hóa, không phải vì bản thân nó mà vì những thứ mà dùng nó có thể mua được'”. Dù tồn tại dưới bất cứ hình thái nào thì tiền tệ cũng đều có các chức năng sau đày: + Là phương tiện thanh toán, trao đổi hàng hóa Trong nển kinh tế hàng hóa thị trường, tiền luôn đóng vai trò là vật ngang giá trong trao đổi hàng hóa. Nói cách khác, tiền luôn được dùng để mua bán hàng hóa, dịch vụ. Chức năng X e m : Samueison và Nordhaus - “ Kinh tế h ọ c", Quyển 1 137
- ________ HỢP DỐNG TÍN DỤNG VÃ BIỆN PHÁP BÀO BÂM TIẾN VAY này của tiền tệ như là huyết mạch của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển và tính hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh. + Là phương tiện tính toán giá trị Trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các bên luôn phải xác định giá trị của loại hàng hóa, dịch vụ đó thành một khoản tiền cụ thể. Tiền tệ biểu hiện giá trị của hàng hóa, vì thế, chức năng này của tiền tệ giúp cho việc so sánh các hàng hóa với nhau về mặt lượng. + Là phương tiện tích lũy giá trị Việc lích lũy tài sản của các chủ thể có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng phần nhiều, người ta quy đổi thành tiền để cất giữ. Lượng tiền tạm thời nhàn rỗi được giữ lại cho đến khi có nhu cầu chi tiêu, mua sắm. Trong thời gian đó, tiền có thể sinh lời nếu cho vay hoặc gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tiền tệ chỉ được công chúng sử dụng như là một phương tiện tích lũy nếu sự ổn định của đổng tiền cao thể hiện thông qua sức mua của nó. Có thể đi đến khái niêm về tiền như sau: Tiền là một phương tiện thanh toán đa năng do Nhà nước phát hành có giá trị lưu hành đỏi với ít nhất tại quốc gia đã phát hành. Tiền bao giờ cũng được xác định theo mệnh giá và 138
- Chưang 2. Biện pháp bảo dảm tiền vay được thể hiện trên một chất liệu nhất định, Vì vậy, ở một góc độ nào đó thì liền cũng là loại tài sản “vật chất liệu” (theo cách phân loại của Luật La Mã). - Tài sán là giấy tờ có giá: Theo quy định trong Luật các công cụ chuyển nhượng thì; Giấy tờ có giá là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ. trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác. Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, giấy tờ có giá theo quy định trên được hiểu với một nội hàm khá rộng và ihưòmg tồn tại theo một trong hai dạng là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ. Trong đó, giấy tờ có giá tồn tại ở dạng chứng chỉ như; Séc, trái phiếu, công trái, ngân phiếu...; giấy tờ có giá tổn tại ở dạng bút toán ghi sổ như: Cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ chứng chỉ khác như: giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Từ sự phân tích trên, có thể thấy rằng, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì giấy tờ có giá bao gồm nhiều loại khác nhau, miễn là qua đó, “xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định” . Tuy nhiên, cần phân biệt sự khác nhau giữa giấy tờ có giá với tư cách là một tài sản và các giấy tờ có giá với tư cách là một 139
- HỢP ĐỔNe TÍN DỤNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIẾN VAY • « « _____ chứng thư đơn thuần, không trị giá được thành tiền và không trao đổi, mua bán được. Qiẳng hạn, cũng là giấy tờ có giá ở dạng chứng chỉ nhưng trái phiếu là tài sản (người ta có thể mua bán trái phiếu với tư cách là mua bán giấy tờ có giá) còn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại không phải là tài sản (không thể mua bán giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như là mua bán một giấy tờ có giá mà chỉ có thể mua bán quyền sử dụng đất được ghi nhận thông qua giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất đó). Tóm lại, một giấy tờ có giá muốn được coi là tài sản, cần phải có các thuộc tính sau đây: + Xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định; + Trị giá được thành tiển; + Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong các giao dịch dân sự như mua bán, cầm cố, thế chấp, chiết khấu. - Tài sản là quyền tài sản: Quyền tài sản hiểu theo nghĩa chung là quyền mà theo đó, chủ thể có được một lợi ích nhất định, bao gồm: Các quyền được thiết lập trên tài sản như quyền được dùng tài sản là các loại thực phẩm để thỏa mãn nhu cầu ăn uống, quyển sử dụng xe hơi làm phưcmg tiện đi lại, quyền thu hoa lợi từ một tài sản, quyền sử dụng đất; các quyền 140
- Chương 2. Biện pháp bảo đảm tiền vay đối với người khác như quyền đòi nợ; yêu cầu người khác thực hiện một công việc mà kết quả của công việc đó là một lợi ích vật chất; các quyền đối với kết quả của hoạt động sáng tạo (quyền đối với tác phẩm văn học nghệ thuật và quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng). Theo quy định lại Điều 181 Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước ta thì; ""Quyền tài sẩn là quyền trị giá được bằng tiểu và c ó thê chuyển giao trong giao dịch dân sự, k ể cả quyền s ở hữu trí tuệ'". Vì vậy, trong các quyển tài sản nói trên thì chi những quyền tài sản nào có đủ hai thuộc tính là trị giá được thành tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự mới là tài sản. Từ việc phân tích và đưa ra các ihuộc tính của các loại tài sản cụ thể, chúng tôi thấy rằng, tài sản nói chung phải bao hàm các thuộc tính sau đây: + Con người có thể chiếm hữu được: Thuộc tính này cho chúng ta thấy tất cả các sự vật dù đang tồn tại hữu hình hay vô hình nhưng sẽ không ai có thể chiếm hữu được nó nếu nó đang tổn tại trong trạng thái đó thì các sự vật đó không thể là tài sản mặc dù chúng rất có ích lợi cho cuộc sông. Tuy nhiên, khi chúng tồn tại trong trạng thái mà theo đó, con người có thé chiếm hữu được thì các sự vật đó 141
- ________ HỢP ĐỔNG TÍN DỤNG VÀ BIỆN PHẤP BÀO ĐÀM TIỀN VAY lại là tài sản. Chẳng hạn, nước biển trong đại dưomg, không khí trong tự nhiên không phải là tài sản nhưng nước biển đã được đưa vào téc, thùng; không khí đã được đóng vào các bình khí lại trở thành tài sản. + Đáp ứng nhu cầu tinh thần hoặc vật chất cho chủ thể Một lôgic thông thường trong sở hữu là, nói đến sở hữu là nói đến tài sản, nói đến tài sản là nói đến sự sở hữu. Mặt khác, mục đích sở hữu tài sản của con người bao giờ cũng là việc bằng tài sản đó, con người có thể thỏa mãn các nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần cho mình. Vì vậy, đối với một sự vật vô lợi, sẽ không có khái niệm sở hữu và chúng không thể là tài sản. + Trị giá được thành tiển Với tư cách là vật ngang giá, tiền là thước đo giá trị của mọi tài sản. VI thế, tất cả các sự vật chỉ được coi là tài sản nếu chúng có thể trị giá thành một khoản tiền nhất định. + Khi chúng không còn tổn tại thì quyền sở hữu bị chấm dứt Quyẻn sở hữu chỉ tổn tại khi tài sản thuộc quyền sở hữu đó còn tồn tại và vì vậy, quyển sở hữu sẽ bị chấm dứt ngay khi tài sản thuộc quyền sở hữu đó chấm dứt sự tồn tại của nó. Thuộc tính này cho phép chúng ta phân biệt một giấy tờ có giá 142
- Chương 2. Biện pháp bảo đảm tiển vay là tài sản với mộl giấy tờ có giá không phải là tài sản. Chẳng hạn, một người có một tờ ngân phiếu mệnh giá 20 triệu đổng, nếu khống may. lừ ngân phiếu đó bị cháy thì ngay lập tức, người châm dứl quyển sớ hữu (mất đi) một khoản tài sản là 20 triệu đồng, vậv thố, bán thân tờ ngân phiếu này là một tài sản. Ngược lại. một người có quyền sử dụng một diện tích đất ở là 120 m2 đươc ghi nhận thông qua một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, khi Giấy chứng nhận quvển sứ dụng đất bị cháy, người đó vẫn không mất đi quyen sử dụng đất (vốn được coi là một loại tài sản), vì thế. bản thăn Giâv chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản ớ dang giấy tờ có giá. Hiện đã có nhiổu khái niệm khác nhau về tài sản. Để góp phần nhằm hoàn thiện hơn về khái niệm này. bằng liệt kê các loại tài sản theo quv định của pháp luật hiện hành cùng với việc phân lích và đưa ra các thuộc tính của các loại tài sản cụ thê, cũng như Ihuộc tính của tài sản nói chung, chúng tôi xin đưa ra một khái niệm về lài sản như sau: Tài sán hao I>ồni các sự vật tồn tại theo một hình thái nhất cỉịnh (hữu hình lĩoăc vô hình), có tlìê tri ẹiá cỉươc thành tiền mà con níỊiửri có th ể chiếm hữu được nhằm ứng các nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần, và chỉ có thể thuộc quyền sở hữu niu một chú th ể nhất định khi chúng còn tồn tại. 143
- ________ HỢP ĐỔNG TÍN DUN6 VÀ BIỆN PHÁP BÀO BÀM TIÊN VAY 3.2. Điều kiện đôi với tài sản bảo đảm tiền vay Tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm tất cả các loại tài sản đã được quy định trong Bộ luật Dân sự, không phân biệt động sản hay bất động sản, tài sản có sẩn hay tài sản hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai có thế là động sản, bất động sản chưa hình thành vào thời điểm giao dịch bảo đảm được xác lập. có thể là động sản, bất động sản đã có nhưng chưa thuộc sở hữu của bên bảo đảm vào thời điểm giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản nào được đưa vào để bảo đảm tiền vay là hoàn toàn do các bên thỏa thuận nhưng phải thuộc sở hữu của bèn bảo đảm tiền vay (có thế là bên có nghĩa vụ trong trường hợp bên vay đồng thời là bên bảo đảm tiền vay. có thể là người thứ ba trong trường hợp người thứ ba cam kết dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với bên có cho vay). Đê’ bảo đảm quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, pháp luật cho phép các doanh nghiệp này được dùng tài sản do nhà nước giao để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Quyền tài sản có thể dùng để bảo đảm tiền vay là các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm, bao gồm: quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ như quyền đôi với tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật; quyền đối với 144
- Chương 2. Biện pháp bảo đảm tiền vay sáng chế. kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bô' trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thưcrng mại, bí quyết kinh doanh; quyền đòi nợ; quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm; quyền đôi với phần vốn góp trong doanh nghiệp; các quyền lài sản phát sinh từ hợp đổng; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên. Theo quy định của Bộ luật Dân sự và Nghị định số 163/2004/N Đ-CP về giao địch bảo đảm thì các tài sản sau đây sẽ đương nhiên trở thành tài sản bảo đảm mà không cần được mô tả trong hợp đồng bảo đảm, trừ trưcmg hợp các bên có thỏa thuận khác: - Quyền được nhận số tiền bảo hiểm trong trường hợp thế chấp tài sản. Bèn nhận thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 346 của Bộ luật Dân sự; - Các vật phụ của tài sản bảo đảm trong trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản đó. Riêng trường hợp người sử dụng đấl thế chấp quyén sử dụng đất thì nhà, công trinh xây dựng khác, rừng trổng, vưòn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liển với đất chi thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận; - Tiền, quyền yêu cầu thanh toán, vật hoặc các lợi ích khác thu được từ việc bán tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh; 145
- ________ HỢP ĐỔNG TỈN DỤNG VÀ BIỆN PHÁP BÀO ĐÀM TIẾN VAY - Các khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác có được từ việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp ngoài ý chí của bên nhận thế chấp, khi bên nhận thế chấp không thực hiện quyền thu hổi tài sản đó theo khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 163/2004/NĐ-CP; - Tiền, lợi ích khác có được từ việc tài sản bảo đảm bị xử lý theo quy định của pháp luật; - Tài sản được ghi nhận tại vận đcfn, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm trong trường hợp những chứng từ nêu trên đã được dùng làm tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm tiền vay là đối tượng của một loại nghĩa vụ dân sự nên phải đáp ứng các điều kiện mà Bộ luật Dân sự đã quy định đối với đối tượng của nghĩa vụ. Theo quy định lại Điều 282, Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: "Đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải dược xác định cụ thể. Chỉ những tài sản có thể giao dịch được, những công việc có thê thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mm là dối tượng của nghĩa vụ dân si/\ Ngoài ra, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức tín dụng cho vay vốn, tài sản bảo đảm vốn vay còn phải đáp ứng một số điều kiện khác theo quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành và văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự. 146
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Biện pháp bảo đảm tiền vay và Hợp đồng tín dụng: Phần 1
124 p | 215 | 58
-
Tìn dụng Ngân Hàng: GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
7 p | 159 | 44
-
ĐỀ TÀI: 'KẾ TOÁN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HỒNG HƯNG HÀ-SỐ 46A-PHỐ HÀNG KHOAI-HOÀN KIẾM-HÀ NỘI'.
32 p | 199 | 41
-
PHÁP LUẬT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG – PHẦN 2
15 p | 152 | 41
-
Lý Thuyết Tín Dụng Ngân Hàng: GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
7 p | 123 | 22
-
Nới tín dụng: Thị trường bất động sản phản ứng thế nào?
3 p | 82 | 13
-
Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương - 6
19 p | 84 | 12
-
Nợ xấu, những mảng màu không dễ nhận diện
3 p | 106 | 11
-
Quá trình hình thành giáo trình giải ngân theo nguồn vốn vãng lai của ngân hàng p4
8 p | 60 | 6
-
Tài liệu Hỏi đáp Chính sách Pháp luật năm 2007 - Phùng Thi Thu Hương
29 p | 49 | 5
-
Những điều kiện và điều khoản chung cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp
35 p | 33 | 4
-
Quá trình hình thành giáo trình quản lý nguồn vốn và vốn chủ sở hữu của ngân hàng p4
8 p | 48 | 4
-
Nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank
5 p | 49 | 3
-
Bài giảng Bảo đảm tín dụng
7 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn