intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp cấp thiết kiểm soát đường huyết

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

123
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dù đã có những hướng dẫn chặt chẽ trong thực hành lâm sàng về kiểm soát đường huyết, tuy nhiên sự thực hiện theo các khuyến cáo hiện có lại rất đáng thất vọng, với hơn 60% bệnh nhân không đạt được mục tiêu điều trị theo khuyến cáo. Nhu cầu về một hướng kiểm soát bệnh mới đang được đặt ra cấp thiết. Đái tháo đường týp 2 đang gia tăng mạnh mẽ Theo ước tính sẽ có trên 330 triệu người được dự báo bị ĐTĐ vào năm 2025. Tuy nhiên, những con số này không nói...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp cấp thiết kiểm soát đường huyết

  1. Biện pháp cấp thiết kiểm soát đường huyết Mặc dù đã có những hướng dẫn chặt chẽ trong thực hành lâm sàng về kiểm soát đường huyết, tuy nhiên sự thực hiện theo các khuyến cáo hiện có lại rất đáng thất vọng, với hơn 60% bệnh nhân không đạt được mục tiêu điều trị theo khuyến cáo. Nhu cầu về một hướng kiểm soát bệnh mới đang được đặt ra cấp thiết.
  2. Đái tháo đường týp 2 đang gia tăng mạnh mẽ Theo ước tính sẽ có trên 330 triệu người được dự báo bị ĐTĐ vào năm 2025. Tuy nhiên, những con số này không nói lên hết được mức độ trầm trọng của vấn đề, vì có tới 50% người bệnh bị ĐTĐ vẫn chưa được chẩn đoán nên vẫn chưa nhận được bất kỳ một liệu pháp điều trị nào. Do vậy hậu quả là sẽ làm tăng số bệnh nhân khi phát hiện ra ĐTĐ đã bị các biến chứng vi mạch hay biến chứng mạch máu lớn. Một nghiên cứu tiến cứu về ĐTĐ ở Vương quốc Anh (UKPDS) cho thấy, kiểm soát tích cực đường huyết có thể làm giảm được nguy cơ bị các biến chứng. Tuy nhiên, mặc dù có các hướng dẫn chặt chẽ, nhưng có khoảng 60% bệnh nhân không đạt được mục tiêu điều trị về nồng độ đường huyết, vì vậy cần có những hướng dẫn cụ thể hơn nhằm làm tăng tỷ lệ bệnh nhân đạt được nồng độ đường huyết theo mục tiêu điều trị. Biến chứng vi mạch và mạch máu lớn rất nặng nề Các biến chứng trầm trọng về vi mạch và mạch máu lớn của bệnh ĐTĐ týp 2 ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và là gánh nặng về kinh tế cho hệ thống y tế. Các biến chứng vi mạch và mạch máu lớn thường gặp ở mắt, não, động mạch chủ, động mạch thận, phổi... Hầu hết khi đã có biến chứng thì cơ hội phục hồi của người bệnh thường khó khăn và chi phí điều trị lớn. Tại châu Âu, các biến chứng liên quan đến ĐTĐ là nguyên nhân chủ yếu làm bệnh nhân phải nhập viện và chiếm tới 55% tổng chi phí cho điều trị bệnh ĐTĐ. Đáng
  3. lưu ý là trong nghiên cứu UKPDS, có tới 50% bệnh nhân ĐTĐ khi phát hiện ra bệnh thì đã có các biến chứng, điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc cần phải phát hiện và điều trị sớm bệnh ĐTĐ. Hơn nữa, ngay cả các bệnh nhân chưa có biểu hiện ĐTĐ trên lâm sàng nhưng có rối loạn dung nạp đường máu (tiền ĐTĐ) cũng có nguy cơ bị biến chứng tim mạch và tử vong cao hơn những người hoàn toàn bình thường. Các khuyến cáo điều trị ĐTĐ týp 2 phải đạt mục tiêu đưa HbA1C dưới 6%- 7%. Các hướng dẫn này nhấn mạnh đến vai trò của việc kiểm soát đường huyết tốt hơn nhằm làm giảm các biến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng mạch máu lớn. Các nhà chuyên môn cho rằng, nếu làm giảm HbA1C 1% sẽ làm giảm 21% nguy cơ bị bất cứ một biến chứng nào liên quan đến ĐTĐ, giảm 21% tử vong liên quan đến ĐTĐ, 14% nguy cơ nhồi máu cơ tim và 37% các biến chứng vi mạch. Nguy cơ bị biến chứng thấp nhất ở những bệnh nhân có HbA1C ở mức độ bình thường (dưới 6%), tuy nhiên chiến lược điều trị rất tích cực này sẽ làm tăng nguy cơ bị biến chứng hạ đường huyết ở một số bệnh nhân. Ngay cả ở những nước phát triển, có nền y học hiện đại thì các biện pháp điều trị như hiện nay cũng chỉ có khoảng 31-37% bệnh nhân ĐTĐ đạt được mục tiêu điều trị. Mặc dù các thầy thuốc không hài lòng với kết quả điều trị này nhưng họ cũng thường không sẵn sàng thay đổi cách thức điều trị. Người ta cho rằng khó khăn để thay đổi một quan niệm điều trị chẳng khác gì thay đổi một định luật trong cuộc sống. Ở Canada, hầu hết các bác sĩ đái tháo đường không hài lòng với
  4. HbA1C trên 7% nhưng lại đều ủng hộ phương thức điều trị bảo thủ để đạt được mục tiêu điều trị. Trong đó 68% lựa chọn cách thức tăng cường thay đổi lối sống, 27% tăng thuốc điều trị ĐTĐ loại uống và chỉ có 8% sử dụng insulin liệu pháp. Những quan điểm điều trị cũ đang cản trở hiệu quả điều trị Có một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị và nếu thay đổi, chúng ta có thể làm tăng tỷ lệ bệnh nhân đạt được mức đường huyết mục tiêu: Điều trị theo phương thức bảo thủ: Chế độ ăn kiêng không hiệu quả, tập luyện thể lực không đầy đủ; Làm chậm việc kiểm soát hiệu quả đường huyết do cách điều trị truyền thống tăng dần liều thuốc chậm; Hệ thống chăm sóc y tế không tối ưu làm cản trở việc đạt tới mục tiêu điều trị. Thiếu sự nhận biết về hiệu quả của việc điều trị: Thiếu sự trao đổi tư vấn cho bệnh nhân; Thiếu sự tôn trọng triệt để các chế độ ăn uống chống ĐTĐ. Thiếu sự hiểu biết về sinh lý bệnh học ĐTĐ: Việc kê toa thuốc không thích hợp với từng người bệnh.
  5. Tất cả những cản trở trên khiến các chuyên gia về ĐTĐ và chuyển hóa phải tìm ra những cách thức mới để có thể kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn và mở ra những cơ hội quan trọng cho những bệnh nhân này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2