intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

bài viết trình bày thực trạng phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên; Lựa chọn và xây dựng nội dung các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên; Kết quả đánh giá hiệu quả của các nhóm biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam cho sinh viên các trường thuộc Đại học Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên

  1. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN MÔN VOVINAM TẠI CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TS. Võ Xuân Thủy1, TS. Đào Thị Thanh Hà2 1 Trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên 2 Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Phong trào tập luyện môn Vovinam học đường hiện nay tại tỉnh Thái Nguyên đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phong trào tập luyện của sinh viên những trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên chiếm tỉ lệ thấp hơn so với các đơn vị khác. Qua quá trình khảo sát, đánh giá thực trạng, tìm ra những nguyên nhân hạn chế sự phát triển phong trào tập luyện, đề tài đã tiến hành lựa chọn ra 05 nhóm biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam cho sinh viên các trường thuộc Đại học Thái Nguyên. Trên cơ sở kiểm chứng khoa học, các nhóm biện pháp mà đề tài lựa chọn bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả với mức tăng trưởng rõ rệt của các thông số đánh giá cụ thể. Từ khóa: Vovinam, Đại học Thái Nguyên, phong trào, biện pháp, câu lạc bộ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại tỉnh Thái Nguyên, phong trào tập luyện môn võ Vovinam được bắt đầu từ tháng 10 năm 2010 tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Trải qua 10 năm phát triển, Bộ môn Vovinam tỉnh Thái Nguyên đã có 42 câu lạc bộ trải đều trên tất cả các địa bàn khác nhau, thu hút khoảng 6300 lượt người tham gia tập luyện trong năm 2020. Đây là một con số thật sự ấn tượng đối với sự phát triển của phong trào thể thao một tỉnh trung du miền núi với nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất. Phong trào tập luyện chủ yếu phát triển mạnh trong trường học, với sự tham gia của đông đảo học sinh, sinh viên. Số lượng câu lạc bộ (CLB) so sánh theo đơn vị cấp học cho thấy, đông nhất là khối các trường mầm non với 18 CLB (chủ yếu là những trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Thái Nguyên); khối các trường phổ thông có 14 CLB; các cơ sở khác có 10 CLB; trong khi đó, khối các trường Đại học, Cao đẳng chiếm số lượng thấp nhất với 04 CLB và 06 huấn luyện viên (HLV), trợ giảng viên (TGV), cùng 250 thành viên đang tham gia tập luyện. Điều đó cho thấy, so với quy mô hiện nay của Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) – một đại học vùng với hơn 10 trường và đơn vị trực thuộc thì những thống kê trên là rất khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Do vậy, việc đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam cho sinh viên là rất cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Những phương pháp phổ biến được sử dụng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm: Tổng hợp và phân tích tài liệu liên quan; phỏng vấn, tọa đàm; quan sát sư phạm; kiểm chứng giải pháp; toán học thống kê. 662
  2. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Thực trạng phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên 3.1.1 Thực trạng số lượng câu lạc bộ, HLV và học viên môn Vovinam tỉnh Thái Nguyên Bảng 1: Thống kê số lượng CLB, thành viên, HLV môn Vovinam tỉnh Thái Nguyên (tháng 6 năm 2020) Số lượng Số lượng thành Số lượng TT Thông số thống kê CLB viên đang tập luyện HLV, TGV 1 Khối trường ĐH, cao đẳng 04 250 06 2 Khối các trường Phổ thông 14 600 16 3 Khối trường mầm non 18 750 18 4 Khác 06 600 06 Tổng 42 2200 46 - Căn cứ vào số liệu thống kê từ Bộ môn Vovinam tỉnh Thái Nguyên cho thấy: + Phong trào tập luyện môn Vovinam ở thời điểm khảo sát (tháng 6/2020) rất phát triển với tổng số 42 CLB trên toàn tỉnh, số người tham gia tập luyện thường xuyên là 2200 môn sinh, số lượng HLV và TGV trực tiếp đứng lớp có 46 người. + Số lượng CLB so sánh theo đơn vị cấp học cho thấy, đông nhất là khối các trường mầm non với 18 CLB (chủ yếu là những trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Thái Nguyên); Trong khi đó, khối các trường Đại học, Cao đẳng chiếm số lượng thấp nhất với 04 CLB/ 09 trường thành viên. 3.1.2 Thực trạng phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên Thông qua các phương pháp nghiên cứu thống kê, đề tài đi đến kết luận về thực trạng phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên như sau: - Phong trào tập luyện môn Vovinam của tỉnh Thái Nguyên ở thời điểm khảo sát rất phát triển. Tuy vậy, phong trào tại các trường trực thuộc ĐHTN chưa thực sự phát triển mạnh: Tại 09 đơn vị thành viên mới có 04 CLB/42 CLB toàn tỉnh; 06 HLV, TGV; 250 sinh viên thường xuyên tham gia tập luyện – chủ yếu là sinh viên năm thứ nhất và 06 HLV, TGV; 03/04 CLB tập luyện ngoài trời, không có mái che và dụng cụ tập luyện còn ít so với số lượng thành viên đang tham gia. - Mức độ hiểu biết về môn Vovinam của sinh viên các trường thành viên chưa cao (56,8% số người được hỏi trả lời là đã biết đến CLB Vovinam của trường); tuy vậy, nhu cầu được tham gia tập luyện tại các CLB là rất lớn (87,6% số sinh viên được hỏi có nhu cầu tham gia tập luyện môn Vovinam). - Những yếu tố hạn chế và mức độ ảnh hưởng đến việc tham gia tập luyện Vovinam của sinh viên các trường trực thuộc ĐHTN được xác định chủ yếu là: lo ngại về điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất không đảm bảo có thể dẫn đến chấn thương khi tham gia (82,0%); Chưa có nhiều thông tin về CLB Vovinam của trường (78,0%); Lo 663
  3. ngại kinh phí dành cho tập luyện cao (64,0%); Chưa hiểu rõ về ý nghĩa và tác dụng của môn Vovinam (63,0%). Còn lại các yếu tố hạn chế thứ yếu khác chiếm tỷ lệ thấp như: Lịch học quá dày, không có thời gian dành cho tập luyện ngoại khóa (19,4%); Lo ngại không có HLV hướng dẫn, chương trình tập luyện không phù hợp (14,6%); Bản thân không ham thích võ thuật, tinh thần tự giác chưa cao (12,0%). - Công tác truyền thông, quảng bá về CLB và môn Vovinam tại các đơn vị chưa thật sự hiệu quả (thể hiện ở tỉ lệ sinh viên biết đến những hoạt động của CLB trong trường; công tác tuyên truyền, xã hội hóa chưa hiệu quả,…). Những kết quả thu được thấy so với quy mô và tiềm năng của các trường trực thuộc ĐHTN thì những thống kê trên là khiêm tốn và chưa tương xứng. Do vậy, việc đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc ĐHTN là cần thiết. 3.2 Lựa chọn và xây dựng nội dung các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên 3.2.1 Cơ sở đề xuất biện pháp Việc đề xuất các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên, trước hết phải dựa trên quan điểm đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về công tác Thể dục thể thao và chiến lược phát triển con người toàn diện, đã được quán triệt trong các văn kiện Đại hội Đảng, Chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng và của Thủ tướng Chính phủ về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới; Mặt khác, xây dựng các biện pháp phát triển phong trào phải căn cứ vào điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ của Đại học Thái Nguyên; Đặc biệt là phải căn cứ vào những kết luận, đánh giá thực trạng việc tập luyện cũng như các yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới việc phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên. 3.2.2 Xác định yêu cầu đề xuất giải pháp và đề xuất giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên: - Khi lựa chọn các biện pháp để ứng dụng vào thực tiễn, nghiên cứu đã dựa vào các cơ sở đã trình bày ở phần 3.2.1 từ đó xác định các yêu cầu cần phải đảm bảo của các biện pháp được lựa chọn: + Biện pháp phải mang tính thực tiễn: Tức là biện pháp phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và đi vào giải quyết vấn đề của thực tiễn. + Biện pháp phải có tính khả thi cao: Phải có khả năng áp dụng vào thực tế và đem lại hiệu quả cao. + Biện pháp phải mang tính hợp lý: Là phải phù hợp với điều kiện con người và cơ sở vật chất của Trường Đại học. + Biện pháp phải mang tính đồng bộ để tạo ra hiệu ứng tổng thể của các biện pháp. + Biện pháp phải phù hợp với cơ sở lý luận của khoa học quản lý. - Để xây dựng được nội dung cụ thể cho từng nhóm biện pháp, đề tài đã tiến hành phỏng vấn, tọa đàm, trao đổi trực tiếp với các giảng viên, nhà quản lý, huấn luyện viên nhiều kinh nghiệm của các trường thuộc ĐHTN và Liên đoàn võ thuật tỉnh 664
  4. Thái Nguyên. Từ đó thống nhất và hoàn thiện nội dung cụ thể của từng nhóm biện pháp để triển khai áp dụng vào thực tế. Cụ thể 5 nhóm biện pháp như sau: 1/ Nhóm biện pháp về truyền thông - Mục đích: Tăng cường quảng bá hình ảnh, nội dung hoạt động của CLB Vovinam nhà trường; Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hoá của môn võ Vovinam cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên; - Nội dung và cách làm: + Phối hợp với các phòng ban chức năng, đặc biệt là Hội sinh viên và Đoàn thanh niên nhà trường quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT trong trường học. + Tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của nhà trường; thông qua hệ thống pano, apphic, khẩu hiệu; các trang mạng xã hội, truyền thông của đơn vị để thông báo về tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của công tác GDTC trong Nhà trường – đặc biệt là đối với môn Vovinam. + Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, những chương trình biểu diễn, thi đấu môn Vovinam trong đơn vị - đặc biệt là ở khu kí túc xá nhà trường nhằm thu hút sự quan tâm của đông đảo của sinh viên. - Tổ chức thực hiện: Ban Giám hiệu, các khoa/ Bộ môn GDTC phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan truyền thông địa phương, đơn vị tuyên truyền đến sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên. - Các tiêu chí đánh giá: + Số lượng CLB mở mới tại các đơn vị, mức độ tham gia tập luyện môn Vovinam của sinh viên trong nhà trường; + Số lượng các băng rôn, phóng sự, bài viết đưa tin, những chương trình biểu diễn, thi đấu môn Vovinam. 2/ Nhóm biện pháp về giảng viên (GV), HLV - Mục đích: Nâng cao chất lượng giảng dạy, huấn luyện và công tác tổ chức thi đấu, trọng tài môn Vovinam. - Nội dung và cách làm: + Chú trọng công tác đào tạo, hợp tác xây dựng đội ngũ GV, HLV, HDV, trọng tài môn Vovinam về chất lượng và số lượng thông qua những lớp tập huấn của Liên đoàn võ thuật tỉnh Thái Nguyên, của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh, … + GV các đơn vị (đặc biệt là GV TDTT) có những định hướng, ưu tiên, khuyến khích cho sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa tại CLB Vovinam của nhà trường. + Mời những chuyên gia, HLV có trình độ về môn Vovinam đến đơn vị tập huấn và phổ biến kiến thức, luật thi đấu cho đội ngũ GV, HLV, HDV. + Thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thức tập luyện, kiểm tra, đánh giá giúp sinh viên có động lực, quyết tâm để duy trì việc tập luyện lâu dài thông qua các hoạt động tập luyện ngoại khóa. 665
  5. - Tổ chức thực hiện: GV, HLV, HDV; khoa/ Bộ môn GDTC phối hợp với phòng công tác học sinh, sinh viên; Đoàn thanh niên, Hội sinh viên các trường đại học, cao đẳng; Liên đoàn võ thuật tỉnh Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh phối hợp thực hiện. - Các tiêu chí đánh giá: + Số lượng các GV, HLV, HDV môn Vovinam mới, số lượt tham gia các lớp tập huấn chuyên môn. + Cơ chế ưu tiên, khuyến khích, số lượng sinh viên tham gia các hoạt động tập luyện ngoại khóa tại CLB Vovinam của Trường. + Hứng thú của sinh viên khi tham gia tập luyện tại CLB. 3/ Nhóm biện pháp về cơ sở vật chất - Mục đích: Sử dụng hiệu quả; tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tập luyện, thi đấu cho CLB Vovinam của đơn vị. - Nội dung và cách làm: + Đảm bảo hệ thống chiếu sáng; Tiến hành cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở tập luyện: sân bãi, nhà tập, phòng tập,... để có thể tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường phục vụ giảng dạy, tập luyện và thi đấu môn Vovinam trong giờ chính khoá cũng như hoạt động ngoại khoá của sinh viên. + Đối với trường đã đưa môn Vovinam vào giảng dạy chính khóa (ĐH Sư phạm): Các GV, Bộ môn, Khoa TDTT lập dự trù, kế hoạch mua mới, bổ sung thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị dụng cụ, đảm bảo cho việc phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam trình Ban giám hiệu phê duyệt. + Tăng cường công tác vận động, đóng góp từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài đơn vị về dụng cụ tập luyện, kinh phí,… - Tổ chức thực hiện: Ban giám hiệu, các khoa/ Bộ môn GDTC phối hợp với phòng công tác học sinh, sinh viên; Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, CLB Vovinam; các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan truyền thông địa phương và cơ sở phối hợp thực hiện. - Các tiêu chí đánh giá: + Số lượng sân bãi, nhà thi đấu, phòng tập; điều kiện chiếu sáng,... dành cho môn Vovinam. + Số lượng trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu môn Vovinam + Số lượng các dự án, kế hoạch đề xuất tăng cường về cơ sở vật chất, kinh phí dành cho môn Vovinam. 4/ Nhóm biện pháp về công tác tổ chức, thi đấu - Mục đích: Xây dựng và mở rộng các CLB Vovinam tại đơn vị; xây dựng được nội dung, chương trình giảng dạy phù hợp với sinh viên của trường; tạo môi trường hoạt động, thi đấu thường xuyên, phong phú và đa dạng; giúp sinh viên tiếp cận công tác tổ chức, điều hành, cũng như tuyển chọn sinh viên và đội tuyển của trường. 666
  6. - Nội dung và cách làm: + Bám sát kế hoạch giảng dạy, học tập trong và ngoài trường, kế hoạch năm học và sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thi đấu Vovinam hợp lý, hiệu quả. + Xây dựng và mở rộng các CLB Vovinam tại trường cho sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa; tổ chức giờ tập phù hợp với sinh viên từng đơn vị. + Đơn vị chủ quản (Hội Sinh viên, Đoàn trường) đề xuất lãnh đạo đơn vị, Liên đoàn Võ thuật tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để phát triển môn Vovinam + Xây dựng nội dung, chương trình tập luyện phù hợp với tình hình thực tế từng đơn vị - Tổ chức định kỳ những hoạt động ngoại khoá môn Vovinam (giao lưu, biểu diễn, tham gia công tác xã hội,…) + Xây dựng hệ thống giải đấu Vovinam truyền thống của đơn vị (cấp khoa, trường; cấp Đại học) + Liên kết hệ thống thi đấu giải mở rộng môn Vovinam với các đơn vị ngoài ĐHTN. + Ban hành quy chế khen thưởng, động viên khuyến khích cho những cá nhân và tập thể có thành tích trong công tác phát triển phong trào, tham gia thi đấu môn Vovinam. - Tổ chức thực hiện: Các khoa/ bộ môn GDTC, Công đoàn; phòng công tác học sinh, sinh viên; Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, CLB Vovinam; Liên đoàn võ thuật tỉnh Thái Nguyên, Sở VH, TT&DL Tỉnh phối hợp phối hợp tổ chức tổ chức các giải thi đấu Vovinam nhân dịp các ngày lễ lớn của nhà trường, của Ngành Giáo dục, Ngành TDTT và của đất nước... - Các tiêu chí đánh giá: + Số lượng các CLB được mở, số lượng sinh viên tham gia tập luyện tại CLB Vovinam của trường. + Số lượng các chương trình biểu diễn; các giải thi đấu nội bộ trong năm học dành cho sinh viên. + Số lượng các giải thi đấu, giao hữu tại các trường trực thuộc ĐHTN tham gia. + Quy mô của các giải thi đấu Vovinam dành cho sinh viên (số lượng các trường tham gia thi đấu, số lượng sinh viên tham gia thi đấu). 5/ Nhóm biện pháp về công tác xã hội hóa - Mục đích: thu hút sự tham gia của các thành phần khác (trong và ngoài trường) đóng góp cho CLB Vovinam về kinh tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện; cơ chế, chính sách,... - Nội dung và cách làm: Tích cực vận động, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong quá trình phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại đơn vị (miễn giảm lệ phí cho sinh viên khi tham gia CLB, kêu gọi tài trợ, liên kết,…từ các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp địa phương). 667
  7. - Các tiêu chí đánh giá: + Số tiền mà các nhà tài trợ đóng góp cho CLB + Địa điểm tập luyện, nhân lực (HLV, chuyên gia,..), cơ chế mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức tạo điều kiện cho CLB hoạt động. + Số lượng những trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện, thi đấu và tổ chức giải do các cá nhân, cơ quan, tổ chức tài trợ. + Mức kinh phí được miễn, giảm khi sinh viên tham gia tập luyện tại CLB. 3.3 Kết quả đánh giá hiệu quả của các nhóm biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam cho sinh viên các trường thuộc Đại học Thái Nguyên 3.3.1 Tổ chức tiến hành thực nghiệm Với mục đích xác định hiệu quả của các nhóm biện pháp đã lựa chọn nhằm phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam cho sinh viên các trường thuộc ĐHTN, đề tài tiến hành thực nghiệm trong thời gian 06 tháng tại 04 trường đã có sẵn CLB Vovinam đang hoạt động (ĐH Sư phạm, ĐH Y Dược, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH KT&QTKD) và 02 trường chưa thành lập CLB Vovinam (ĐH Nông Lâm, ĐH Khoa học) nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của các nhóm biện pháp này. 3.3.2 Kiểm tra sau thực nghiệm Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả các thông số thống kê về phong trào tập luyện môn Vovinam tại 06 trường thuộc ĐHTN trước và sau thực nghiệm Sau 06 tháng áp dụng 05 nhóm biện pháp tại 06 trường thuộc ĐHTN, kết quả về những thông số thống kê đều cho thấy có sự tăng trưởng đáng kể so với thời điểm khảo sát trước thực nghiệm: - Về số lượng CLB: Tăng 02 (từ 04 lên 06 CLB); - Về số lượng thành viên tham gia CLB: Tăng 225 người (từ 250 người lên 475 người); - Về số lượng HLV, TGV môn Vovinam: Tăng 08 người (từ 06 người lên 14 người). 668
  8. - Về cơ sở vật chất, kinh phí cũng có sự thay đổi tích cực sau khi áp dụng các biện pháp về xã hội hóa. Cụ thể: + Thảm xốp: tăng từ 150m2 lên 650m2 (tăng thêm 500m2, tất cả các CLB đều được trang bị thảm tập luyện); 100% đều do các CLB, HLV, nhà tài trợ đầu tư. + Phòng tập: Tăng 01 phòng (CLB ĐH Nông Lâm). + Dụng cụ tập luyện (găng, giáp, binh khí): Tăng từ 10 lên 50 bộ (tăng thêm 40 bộ), chủ yếu do các CLB, HLV và nhà tài trợ đầu tư. - Về lệ phí tham gia CLB: Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, tài trợ nên lệ phí tham gia CLB của sinh viên được duy trì thống nhất ở mức phù hợp từ (150.000đ đến 170.000đ/ tháng 04 buổi tập). Lệ phí này chủ yếu được dùng cho việc tổ chức các hoạt động chung của CLB, đầu tư dụng cụ tập luyện,… Tiếp đó, đề tài tiến hành phỏng vấn lần 2 đối với 250 sinh viên năm thứ nhất các trường về hình thức và mức độ hiểu biết đối với môn Vovinam sau 03 tháng áp dụng các nhóm biện pháp nêu trên. Kết quả về hình thức và mức độ hiểu biết về môn Vovinam của 250 sinh viên các trường thuộc ĐHTN có tỉ lệ tăng trưởng đáng kể, dao động từ 38,0% đến 74,8%. Kết quả này cho thấy việc áp dụng những biện pháp đã lựa chọn vào thực tiễn là hiệu quả, phù hợp với các tiêu chí đưa ra. 3.3.3 Đánh giá thực hiện cụ thể từng nhóm biện pháp đã lựa chọn trong việc phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam cho sinh viên các trường thuộc Đại học Thái Nguyên 1/ Nhóm biện pháp về truyền thông: + Bộ môn Vovinam, phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các CLB, cá nhân,… đăng 469 bài viết về chuyên môn, hoạt động của môn Vovinam lên các trang website, fanpage, nhóm Facebook, báo Thái Nguyên; Kết hợp với Đài Truyền hình Tỉnh thực hiện 04 phóng sự về môn Vovinam; treo 20 băng rôn, pano, apphic. + Phát động 05 cuộc thi tìm hiểu về môn Vovinam cho các CLB; 01 cuộc thi ảnh đẹp Vovinam; thực hiện và tham gia 15 chương trình biểu diễn; tổ chức 01 cuộc thi hội diễn và 01 giải thi đấu môn Vovinam cho sinh viên các trường tham dự. 2/ Nhóm biện pháp về giảng viên, HLV: - Số lượng HLV, TGV môn Vovinam xây dựng mới: 08 người (một số là thành viên của CLB, GV TDTT các trường sau khi được tập huấn, thi khảo sát đạt yêu cầu; một số được tăng cường từ Bộ môn Vovinam tỉnh Thái Nguyên). - Số lớp tập huấn do các CLB tổ chức; Bộ môn Vovinam tỉnh Thái Nguyên, Liên đoàn võ thuật Tỉnh, Sở VH, TT&DL Tỉnh tổ chức là 05 lớp với 730 lượt võ sinh, GV, HLV tham gia. 3/ Nhóm biện pháp về cơ sở vật chất: - Số lượng phòng tập: Tăng 01 phòng (tổng số phòng tập hiện có là 02 phòng tại CLB Trường ĐHSP và Trường ĐH Nông Lâm; mỗi phòng rộng 140m2, có đầy đủ điều kiện đảm bảo về ánh sáng, thảm xốp, dụng cụ tập luyện). 669
  9. - Đối với 04 CLB tập ngoài trời: Điều kiện ánh sáng đảm bảo, tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. - Số lượng trang thiết bị, dụng cụ tập luyện đều tăng đáng kể. 4/ Nhóm biện pháp về công tác tổ chức, thi đấu: - Căn cứ vào nội dung và hướng dẫn của Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Bộ môn Vovinam tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với 06 CLB xây dựng được 01 chương trình huấn luyện và nội dung thi lên đai phù hợp với đối tượng tập luyện (sinh viên). - Số lượng các CLB và thành viên tăng rõ rệt sau thực nghiệm. Khung giờ tập của các CLB chủ yếu diễn ra trong khoảng thời gian từ 18h00 đến 21h00. + Các CLB đã phối hợp với Đoàn trường, Hội sinh viên, Bộ môn Vovinam tỉnh Thái Nguyên, Liên đoàn võ thuật Tỉnh, Sở VH, TT&DL Tỉnh tổ chức và tham gia 15 chương trình biểu diễn, 03 hoạt động từ thiện xã hội; tổ chức 01 cuộc thi hội diễn và 01 giải thi đấu môn Vovinam thu hút 218 sinh viên đến từ các CLB tham gia; thành lập đội tuyển các trường để tham dự các giải đấu trong và ngoài đơn vị. + Xây dựng được hệ thống giải đấu Vovinam truyền thống do Hội sinh viên Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, ĐH Y Dược tổ chức 2 năm một lần. 5/ Nhóm biện pháp về công tác xã hội hóa: - Số tiền mà các nhà tài trợ đóng góp cho 06 CLB: 60.000.000đ (chủ yếu vận động từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức của địa phương). - Các HLV, TGV đã đầu tư cơ sở vật chất và thuê thêm 01 phòng tập với đầy đủ trang thiết bị cần thiết; số lượng trang thiết bị do các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tài trợ tăng thêm 40 bộ. - Quá trình tổ chức các lớp tập huấn và giải đấu, hội diễn đều nhận được sự giúp đỡ về nhân lực (trọng tài, chuyên gia,..), cơ sở vật chất từ Bộ môn Vovinam tỉnh Thái Nguyên. - Đơn vị chủ quản, phụ trách các CLB thường xuyên tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi trong quá trình tuyên truyền vận động sinh viên tham gia tập luyện; về điều kiện tập luyện; hỗ trợ kinh phí tổ chức và tham gia thi đấu cho sinh viên. - Lệ phí tham gia CLB của các đơn vị được duy trì từ 150.000đ đến 170.000đ, được đánh giá là phù hợp với điều kiện của sinh viên hiện nay. Bên cạnh đó các CLB xây dựng tiêu chí miễn giảm lệ phí cho thành viên tập luyện lâu năm, có nhiều thành tích và đóng góp cho sự phát triển phong trào Vovinam. 4. KẾT LUẬN Hiện nay phong trào tập luyện môn Vovinam trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên rất phát triển. Tuy nhiên, tại 09 trường thuộc ĐHTN (trước thực nghiệm) số lượng CLB và thành viên tham gia chiếm tỉ lệ khá thấp; cơ sở vật chất và dụng cụ tập luyện còn thiếu so với số lượng thành viên tham gia; lệ phí tham gia CLB còn cao; Mức độ hiểu biết về môn Vovinam tại các trường trực thuộc ĐHTN chưa cao; nhu cầu được tham gia tập luyện môn Vovinam của sinh viên là rất lớn. 670
  10. Qua nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 05 nhóm biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam cho sinh viên các trường thuộc Đại học Thái Nguyên, bao gồm: Nhóm biện pháp về truyền thông; Nhóm biện pháp về giảng viên, HLV; Nhóm biện pháp về cơ sở vật chất; Nhóm biện pháp về công tác tổ chức, thi đấu; Nhóm biện pháp về công tác xã hội hóa. Trên cơ sở kiểm chứng khoa học, các nhóm biện pháp mà đề tài lựa chọn bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả sau 06 tháng áp dụng với mức tăng trưởng rõ rệt của các thông số đánh giá cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư 25/2015, Quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học. 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), “CV Số 4267/BGDĐT-CTHSSV VV: Phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam trong nhà trường”. 3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư 25/2015, Quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học. 4 Đại học Thái Nguyên - Đại học Sư phạm (2019), Chương trình GDTC (Không chuyên TDTT). 5 Hà Quang Tiến, Phạm Thị Lệ Hằng, “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, (Tập 14, Số 10/2017), tr.141-152. 6 Trần Kim Tuyến, Lưu Văn Hùng, “Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Vovinam cho sinh viên trường Đại học FPT – Cơ sở Hà Nội”, Tạp chí khoa học Đào tạo và Huấn luyện Thể thao, (Số 2/2018), tr.65-68. 7 Vũ Thị Phúc (2019), Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn võ thuật cho sinh viên không chuyên Thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. 671
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2